Ôn tập Tập làm văn Lớp 9 - Văn nghị luận

I, Nghị luận xã hội :

1) Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí :

- Nội dung cần có :

+ Giới thiệu, giải thích tư tưởng, đạo lí cần bàn luận.

+ Phân tích các mặt đúng, bác bỏ những biểu hiện sai lệch có liên quan đến vấn đề bàn luận.

+ Nêu dẫn chứng chứng minh

+ Nêu ý nghĩa, rút ra bài học nhận thức và hành động về tư tưởng đạo lí.

- Cách viết cần đạt :

+ Bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ trong từng phần và toàn bài.

+ Diễn đạt chính xác, trong sáng, mạch lạc.

+ Có thể sử dụng kết hợp các phương thức biểu đạt phù hợp và có chừng mức.

2) Nghị luận về một hiện tượng đời sống :

- Nội dung cần có :

+ Nêu rõ hiện tượng

+ Phân tích các mặt đúng-sai, lợi-hại,.

+ Trình bày nguyên nhân, giải pháp.

+ Bày tỏ thái độ, ý kiến của người viết về hiện tượng xã hội đó.

- Cách diễn đạt :

+ Như bài văn nghị luận về một tư tưởng, đạo lí về bố cục, lập luận, cách diễn đạt.

+ Phần nêu nhận xét của mình về hiện tượng đó cần nêu ngắn gọn, rõ ràng để làm nổi bật vấn đề.

 

docx 29 trang cucpham 02/08/2022 300
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Ôn tập Tập làm văn Lớp 9 - Văn nghị luận", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Ôn tập Tập làm văn Lớp 9 - Văn nghị luận

Ôn tập Tập làm văn Lớp 9 - Văn nghị luận
VĂN NGHỊ LUẬN
( Những kiến thức cơ bản cần nắm vững )
A.Các loại nghị luận và các dạng bài nghị luận :
Có hai loại nghị luận : nghị luận xã hội và nghị luận văn học. Ở từng loại, lại có các dạng bài khác nhau.
I, Nghị luận xã hội :
Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí :
- Nội dung cần có :
+ Giới thiệu, giải thích tư tưởng, đạo lí cần bàn luận.
+ Phân tích các mặt đúng, bác bỏ những biểu hiện sai lệch có liên quan đến vấn đề bàn luận.
+ Nêu dẫn chứng chứng minh
+ Nêu ý nghĩa, rút ra bài học nhận thức và hành động về tư tưởng đạo lí.
- Cách viết cần đạt :
+ Bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ trong từng phần và toàn bài.
+ Diễn đạt chính xác, trong sáng, mạch lạc.
+ Có thể sử dụng kết hợp các phương thức biểu đạt phù hợp và có chừng mức.
2) Nghị luận về một hiện tượng đời sống :
- Nội dung cần có :
+ Nêu rõ hiện tượng
+ Phân tích các mặt đúng-sai, lợi-hại,..
+ Trình bày nguyên nhân, giải pháp.
+ Bày tỏ thái độ, ý kiến của người viết về hiện tượng xã hội đó.
- Cách diễn đạt :
+ Như bài văn nghị luận về một tư tưởng, đạo lí về bố cục, lập luận, cách diễn đạt.
+ Phần nêu nhận xét của mình về hiện tượng đó cần nêu ngắn gọn, rõ ràng để làm nổi bật vấn đề.
 *CÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬN XÃ HỘI TRONG MỘT TÁC PHẨM VĂN HỌC
Lưu ý:
- Nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra từ tác phẩm văn học là kiểu bài nghị luận xã hội , không phải là kiểu bài nghị luận văn học. Cần tránh tình trạng làm lạc đề sang nghị luận văn học. 
- Vấn đề xã hội đặt ra từ tác phẩm văn học có thể là một tư tưởng, đạo lí hoặc một hiện tượng đời sống (thường là một tư tưởng, đạo lí) 
*Cách làm:
Dạng nghị luận về một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học: 
1.Loại: Thuộc loại bài nghị luận xã hội.
 2.Đề tài: Một vấn đề xã hội có ý nghĩa sâu sắc nào đó đặt ra trong tác phẩm văn học. Vấn đề xã hội có ý nghĩa có thể lấy từ hai nguồn: tác phẩm văn học đã học trong chương trình hoặc một câu chuyện nhỏ, một văn bản văn học ngắn gọn mà HS chưa được học.
 3.Về cấu trúc triển khai tổng quát: 
a/Phần một: Phân tích văn bản (hoặc nêu vắn tắt nội dung câu chuyện) để rút ra ý nghĩa của vấn đề (hoặc câu chuyện). 
b/Phần hai (trọng tâm): Nghị luận (phát biểu) về ý nghĩa của vấn đề xã hội rút ra từ tác phẩm văn học (câu chuyện).
* Dàn ý chung:
 a. Mở bài: 
- Dẫn dắt vào đề () 
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm và vấn đề xã hội mà tác phẩm nêu ở đề bài đặt ra () 
- Trích dẫn câu thơ, câu văn hoặc đoạn văn, đoạn thơ nếu đề bài có nêu ra () 
b. Thân bài: 
* Phần phụ: Giải thích và rút ra vấn đề xã hội đã được đặt ra từ tác phẩm () 
Lưu ý: Phần này chỉ giải thích, phân tích một cách khái quát và cuối cùng phải chốt lại thành một luận đề ngắn gọn. 
* Phần trọng tâm: Thực hiện trình tự các thao tác nghị luận tương tự như ở bài văn nghị luận về tư tưởng đạo lí hoặc nghị luận về hiện tượng đời sống như đã nêu ở trên () 
Lưu ý: Khi từ “phần phụ” chuyển sang “phần trọng tâm” cần phải có những câu văn “chuyển ý” thật ấn tượng và phù hợp để bài làm được logic, mạch lạc, chặt chẽ. 
c. Kết bài:
- Khẳng định chung về ý nghĩa xã hội mà tác phẩm văn học đã nêu ra ()
- Lời nhắn gửi đến tất cả mọi người ().
* Ví dụ đề bài:
 Đê 1: Từ tác phẩm “Số phận con người” của nhà văn Sô-lô-khốp, hãy bày tỏ suy nghĩ của mình về nghị lực của con người và tuổi trẻ của con người.
Đê 1: Tục ngữ Việt Nam có câu: “Không thầy đố mày làm nên”. Từ câu tục ngữ này, hãy trình bày suy nghĩ của mình về vai trò của người thầy trong xã hội hiện nay.
Đề 2: Bàn về Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga có ý kiến cho rằng: “Hình ảnh Lục Vân Tiên quả là một người anh hùng, là tấm gương nghĩa hiệp tuyệt vời nhưng chỉ là quá khứ, còn hiện nay không có những con người như vậy nữa!”. Từ nhận thức về xã hội hiện nay, em hãy viết bài trao đổi với các bạn học sinh cùng lứa tuổi về ý kiến trên.
II. Nghị luận văn học
1. Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học
a. Các dạng bài nghị luận về một ý kiến bàn về văn học và cách lập ý
- Nghị luận về văn học sử
- Nghị luận về lí luận văn học
- Nghị luận về một vấn đề trong tác phẩm văn học
b) Cách lập dàn ý
•	Mở bài: 
- Dẫn dắt vấn đề.
- Nêu xuất xứ và trích dẫn ý kiến.
- Giới hạn phạm vi tư liệu.
•	Thân bài: 
- Giải thích, làm rõ vấn đề:
- Bàn bạc, khẳng định vấn đề. Có thể lập luận theo cách sau: 
+ Khẳng định ý kiến đó đúng hay sai? Mức độ đúng sai như thế nào?
+ Lí giải tại sao lại nhận xét như thế? Căn cứ vào đâu để có thể khẳng định được như vậy?
+ Điều đó được thể hiện cụ thể như thế nào trong tác phẩm, trong văn học và trong cuộc sống?
- Mở rộng, nâng cao, đánh giá ý nghĩa của vấn đề đó với cuộc sống, với văn học.
•	Kết bài:
+ Khẳng định lại tính chất đúng đắn của vấn đề.
+ Rút ra những điều đáng ghi nhớ và tâm niệm cho bản thân từ vấn đề.
2. Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ
a. Các dạng bài nghị luận về bài thơ, đoạn thơ và cách lập ý
VD. Phân tích bài thơ “Cảnh khuya” của Hồ Chí Minh.	
Phân tích khổ thơ đầu tiên trong bài “ Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận.
b. Cách lập dàn ý
Đảm bảo bố cục: 3 phần
- Mở bài: Giới thiệu khái quát đoạn thơ, bài thơ và vấn đề cần nghị luận.
- Thân bài: Bàn về giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ.
- Kết bài: Đánh giá chung về đoạn thơ, bài thơ.
3. Nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi
a. Các dạng bài nghị luận về đoạn trích,tác phẩm văn xuôi và cách lập dàn ý
- Nghị luận về giá trị nội dung tác phẩm, đoạn trích
Ví dụ: Giá trị nhân đạo của truyện “Chuyện người con gái Nam Xương” (Nguyễn Dữ)
- Nghị luận về giá trị nghệ thuật
Ví dụ: . Phân tích tình huống truyện độc đáo trong tác phẩm “ Chiếc lược Ngà” để làm rõ vai trò của việc xây dựng tình huống trong truyện ngắn.
- Nghị luận về một nhân vật
VD. Phân tích nhân vật ông Hai trong truyện ngắn “ Làng” của nhà văn Kim Lân. 
- Nghị luận về một giá trị nội dung, nghệ thuật, một phương diện hay một khía cạnh của nhiều tác phẩm, đoạn trích khác nhau.
VD. So sánh vẻ đẹp hình tượng người lính trong hai bài thơ “Đồng chí” và “ Bài thơ về tiểu đội xe không kính” để thấy nét riêng trong phong cách nghệ thuật của Chính Hữu và Phạm Tiến Duật.
b. Cách lập dàn ý
Đảm bảo bố cục 3 phần: 
- Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm, đoạn trích và vấn đề cần nghị luận.
- Thân bài: Mỗi ý kiến nhận xét về đặc điểm nội dung và nghệ thuật của đoạn trích hay tác phẩm triển khai thành một luận điểm. Trong từng luận điểm sử dụng các luận cứ (lí lẽ và dẫn chứng) làm sáng tỏ.
- Kết bài: Đánh giá về ý nghĩa, vị trí, vai trò của tác phẩm trong sự nghiệp tác giả, trong giai đoạn văn học, đối với thời đại; vị trí, ý nghĩa của đoạn trich trong toàn tác phẩm, hoặc của vấn đề nghị luận.
B. BÀI TẬP VẬN DỤNG
I. NGHỊ LUẬN XÃ HỘI
1.Em có suy nghĩ gì về ý thức giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc của thế hệ trẻ Việt Nam ?
 Giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc là một tư tưởng luôn được đề cao trong lịch sử xây dựng và phát triển đất nước của nhân dân Việt Nam. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế sôi động hiện nay, đây lại càng là vấn đề quan trọng, ý thức giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc của thế hệ trẻ, một lực lượng đông đảo và hùng hậu đang là điều được quan tâm đặc biệt của xã hội.
 Hơn bất kì ai, thanh niên, thiếu niên là những đối tượng bén nhạy nhất với các yếu tố văn hoá. Nhìn vào thế hệ trẻ hôm nay, đặc biệt là thành viên của thế hệ 8X, 9X người ta thấy biểu hiện một ý thức đối với bản sắc văn hoá dân tộc. Thế hệ trẻ bây giờ nhanh nhạy hơn, năng động hơn, hiện đại hơn, đó là dấu hiệu đáng mừng, bởi nó chứng tỏ tuổi trẻ Việt Nam luôn nắm bắt và theo kịp những yêu cầu của thời đại. Thế nhưng, hãy quan sát kĩ một chút, chúng ta sẽ thấy trong cái năng động, hiện đại đó còn có rất nhiều điều đáng suy ngẫm.
Đầu tiên là từ những cái dễ thấy nhất như đi đứng, nói năng, ăn mặc, phục trang. Xu hướng chung của giới trẻ là bắt chước, học theo phim nước ngoài, theo các diễn viên, các ca sĩ nổi tiếng. Những mái tóc nhuộm nhiều màu, những bộ quần áo cộc cỡn, lạ mắt, những cử chỉ đầy kiểu cách, những câu nói lẫn lộn Tiếng Anh, Tiếng Việt... đó là biểu hiện của một thứ văn hoá đua đòi phù phiếm. Sự chân phương, giản dị mà lịch lãm, trang nhã vốn là biểu hiện truyền thống của người Việt Nam đã không được nhiều bạn trẻ quan tâm, để ý. Chạy theo những hình thức như vậy cũng là biểu hiện của việc quay lưng lại với bản sắc văn hoá dân tộc. ở một chiều sâu khó thấy hơn là quan niệm, cách nghĩ, lối sống. Rất nhiều thanh, thiếu niên Việt Nam không nắm được lịch sử dân tộc dù đã được học rất nhiều, trong khi đó lại thuộc lòng vanh vách tiểu sử, đời tư của các diễn viên, ca sĩ ; không biết, không hiểu và không quan tâm tới các lễ hội dân gian vốn là sinh hoạt văn hoá truyền thống lâu đời của nhân dân trong khi rất sành về "chát", về ca nhạc, cà phê. Ngày lễ, tết họ đến nhà thờ hoặc vào chùa hái lộc nhưng không biết bàn thờ gia tiên đã có những gì. Họ coi sự cần cù, chăm chỉ là biểu hiện của sự cũ kĩ, lạc hậu... Tất cả đều là biểu hiện của một sự thiếu ý thức trong giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc. Tiếp xúc với nhiều công dân trẻ tuổi, người ta thấy dấu ấn của bản sắc văn hoá Việt Nam là rất mờ nhạt, mà đậm nét lại là một thứ văn hoá ngoại lai hỗn tạp. Đó là một thực trạng đang khá phổ biến hiện nay.
Có hai nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng trên : nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan. Về phía khách quan, đó chính là tác động của môi trường sống, của bối cảnh thời đại. Thời đại đất nước mở cửa giao lưu, hội nhập với thế giới cho nên văn hoá bên ngoài theo đó mà tràn vào Việt Nam. Đâu đâu cũng có thể dễ dàng bắt gặp hình ảnh của một thứ văn hoá mới, hiện đại và đầy quyến rũ. Trong một không gian chung như vậy, những nét văn hoá cổ truyền của người Việt dường như đang có nguy cơ trở nên yếu thế. 
Về chủ quan, thế hệ trẻ ngày nay ít quan tâm để ý đến vấn đề bản sắc văn hoá. Họ thiếu ý thức giữ gìn, bởi thực chất là họ không hiểu được bản sắc văn hoá dân tộc là gì và cũng không cần hiểu.
Những công dân trẻ Việt Nam sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Việt Nam nhưng lại không giống một người dân nước Việt. Họ có bề rộng nhưng thiếu chiều sâu, chiều sâu của một tâm h ... ơng. Cha mẹ ,ông bà người thân đã sinh ra ta ,nuôi dưỡng ta khôn lớn, thầy cô dạy dỗ ta học hành trở nên người có ích cho xã hộiTất cả đều là “nguồn”để ta phải nhớ,phải tri ân.
Lòng biết ơn là cở sở của đạo làm người.Một xã hội chỉ thực sự tốt đẹp khi được xây dựng vững vàng trên nền tảng đạo lý .Trên khắp đất nước Việt Nam lòng biết ơn thể hiện ở việc xây dựng các đền,miếu,chùa chiền phụng thờ, tôn vinh các bậc anh hùng có công với nước.Trong mỗi gia đình,bàn thờ tổ tiên được đặt ở nơi trang trọng.Nhiều năm nay, cả nước dấy lên phong trào đền ơn đáp nghĩa đối với những thương binh,liệt sĩ,bà mẹ Việt Nam anh hùng và những gia đình có công với cách mạngĐến bất kỳ nơi nào cũng có thể tìm thấy những biểu hiện sinh động phong phú của đạo lý “uống nước nhớ nguồn ”trên đất nước ta .
Nhớ nguồn không chỉ là biết ơn, giữ gìn ,bảo vệ thành quả đã có mà bản thân mỗi người cần cố gắng cống hiến, bổ sung thêm những thành quả mới cho “nguồn nước” dân tộc luôn tràn đầy và bất diệt.Có như vậy mới phát huy được tinh hoa truyền thống tốt đẹp của tổ tiên , làm cho xã hội ngày một phát triển .Đó mới là nhớ nguồn một cách thiết thực.Ở lứa tuổi học sinh, chúng ta chưa làm ra của cải vất chất, tinh thần cho xã hội , do đó hãy bày tỏ lòng biết ơn chân thành với cha mẹ, thầy cô bằng lời nói, việc làm cụ thể của mình:phấn đấu học tập,rèn luyện và tu dưỡng thành con ngoan,trò giỏi để trở thành những công dân có ích cho xã hội sau này .
Câu tục ngữ không chỉ là lời khuyên dạy ,nó còn là lời nhắc nhở sâu sắc, thấm thía đối với những kẻ vô ơn,“khỏi vòng cong đuôi”,“qua cầu rút ván”,“khỏi rên quên thầy”Mạch nguồn trong trẻo của truyền thồng ân nghĩa thuỷ chung sẽ có một ngày làm cho những trái tim lầm đường thức tỉnh !
 Lòng biết ơn thực sự là một nét truyền thống đạo lý tốt đẹp của dân tộc song nó không tự nhiên mà có .Nó là kết quả của quá trình rèn luyện , tu dưỡng lâu dài của con người.Có lẽ bởi vậy mà tự thủơ ấu thơ, lời ru thấm đượm ân tình của bà của mẹ đã gieo mầm ân nghĩa :
“Công cha nghĩa mẹ ơn thầy
Nghĩ sao cho bõ những ngày ước ao”
II. NGHỊ LUẬN VĂN HỌC
1.Suy nghĩ của em về bài thơ “Sang thu”của Hữu Thỉnh.	
 Khoảnh khắc giao mùa có lẽ là khoảnh khắc đẹp đẽ nhất của tự nhiên ,nó gieo vào lòng người những rung động nhẹ nhàng khiến ta như giao hoà, đồng điệu .Khi chúng ta chưa hết ngỡ ngàng bởi một Xuân Diệu “tựa cửa nhìn xa nghĩ ngợi gì ” thì đã gặp một Hữu Thỉnh tinh tế ,sâu sắc đến vô cùng qua một thoáng “Sang Thu” 
 Bài thơ là những cảm nhận ,những rung động man mác, bâng khuâng của tác giả trước vẻ đẹp và sự biến đổi kỳ diệu của thiên nhiên trong buổi giao mùa .Không phải là sắc “mơ phai” hay hình ảnh “con nai vàng ngơ ngác” mà là hương ổi thân quen nơi vườn mẹ đã đánh thức những giác quan tinh tế nhất của nhà thơ :
Bỗng nhận ra hương ổi
 Phả vào trong gió se,
Câu thơ có hương vị ấm nồng của chớm thu ở một miền quê nhỏ .Tín hiệu đầu tiên để tác giả nhận ra mùa thu là “hương ổi”. Mùi hương quê nhà mộc mạc “phả” trong gió thoảng bay trong không gian .Cảm giác bất chợt đến với nhà thơ : “bỗng nhận ra” -một sự bất ngờ mà như đã chờ đợi sẵn từ lâu lắm .Câu thơ không chỉ tả mà còn gợi liên tưởng đến màu vàng ươm , hương thơm lựng , vị giòn, ngọt, chua chua nơi đầu lưỡi của trái ổi vườn quê .Và không chỉ có thế ,cả sương thu như cũng chứa đầy tâm trạng,thong thả, chùng chình giăng mắc trên khắp nẻo đường thôn :
Sương chùng chình qua ngõ
 Hình như thu đã về .
Sương thu đã được nhân hoá ,hai chữ “chùng chình” diễn tả rất thơ bước đi chầm chậm của mùa thu . Nếu ở câu thơ đầu tiên nhà thơ “bỗng nhận ra” thu về khá bất ngờ và đột ngột thì sau khi cảm nhận sương thu ,gió thu, thi sỹ vẫn ngỡ ngàng thốt lên lời thầm thì như tự hỏi :Hình như thu đã về!? Tâm hồn thi sỹ nắm bắt những biến chuyển nhẹ nhàng, mong manh của tạo vật trong phút giao mùa cũng êm đềm, bâng khuâng như bước đi nhỏ nhẹ của mùa thu .
Không gian nghệ thuật của bức tranh thu được mở rộng hơn ,cái bỡ ngỡ ban đầu vụt tan biến đi nhường chỗ cho những rung cảm mãnh liệt trước không gian thu vời vợi :
Sông được lúc dềnh dàng
 Chim bắt đầu vội vã
Sông nước đầy nên mới “dềnh dàng” nhẹ trôi như cố tình chậm lại ,những đàn chim vội vã bay về phương nam Không gian thu thư thái , hữu tình và chứa chan thi vị , đặc biệt là hình ảnh :
 Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu .
Câu thơ giúp ta hình dung về đám mây mỏng nhẹ ,trắng xốp ,kéo dài như tấm khăn voan duyên dáng của người thiếu nữ thảnh thơi , nhẹ nhàng “ vắt nửa mình sang thu”.Câu thơ có tính tạo hình không gian những lại có ý nghĩa diễn tả sự vận động của thời gian : thu bắt đầu sang , hạ chưa qua hết , mùa thu vừa chớm , rất nhẹ , rất dịu , rất êm , mơ hồ như cả đất trời đang rùng mình thay áo mới 
Khổ thơ thứ ba diễn tả rất rõ sự biến chuyển của không gian và cũng là một thoáng suy tư của nhà thơ trước cảnh vật, đất trời :
Vẫn còn bao nhiêu nắng
Đã vơi dần cơn mưa
Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi .
Vẫn là nắng, mưa, sấm, chớp của mùa hạ vương lại đâu đây , song chỉ là “vẫn còn” , “đã vơi dần”, “ cũng bớt bất ngờ” bởi mùa thu đã đến .Ý thơ còn gợi liên tưởng đến con người khi đã lớn tuổi và từng trải thì những giông gió, thăng trầm của cuộc đời ít làm con người ta bất ngờ, bị động .Những suy tư đó của tác giả có lẽ đã góp phần làm cho “Sang thu” trở nên giàu ý nghĩa . 
 Hình ảnh thơ đẹp , ngôn từ tinh tế , giọng thơ êm đềm và những rung động man mác ,bâng khuâng của tác giả trong buổi giao mùa đã tạo nên một dấu ấn không dễ phai mờ trong lòng bao độc giả . Có lẽ vì vậy mà sau khi đọc “Sang thu” của Hữu Thỉnh ta càng thấy yêu hơn mùa thu thiết tha, nồng hậu của quê nhà .
2. Suy nghĩ của em về bài thơ “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương 
	 Trong những bài thơ viết về Bác sau ngày Bác đi xa , “Viếng lăng Bác”của Viễn Phương là một bài thơ đắc sắc . Bài thơ diễn tả niềm kính yêu ,sự xót xa và lòng biết ơn vô hạn của nhà thơ đối với vị lãnh tụ bằng cảm xúc chân thành ,thiết tha, sâu lắng.
	Từ mảnh đất miền Nam mấy chục năm trời chiến đấu gian khổ ,tác giả làm cuộc hành hương về đất Bắc . Lòng bồi hồi xúc động ,anh tìm đến Ba Đình :
Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác.
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Ôi!hàng tre xanh xanh Việt Nam .
Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng .
Đoạn thơ mở đầu thiêng liêng thành kính nhưng vẫn gợi một không khí ấm áp gần gũi không chỉ ở cách xưng hô “con” mà còn ở cách dùng từ mang ý nghĩa giảm nhẹ . Nhà thơ không nói ra “viếng” mà là ra “thăm” ,như con về thăm cha ,thăm nơi Bác nghỉ . Nỗi đau như cố dấu mà giọng thơ vẫn chan chứa ngậm ngùi. Hình ảnh đầu tiên gây ấn tượng đậm nét với tác giả là hình ảnh hàng tre trong sương sớm, trải dài, bát ngát một màu xanh, khiến cho lăng Bác trang nghiêm bỗng trở nên thân thuộc, gần gụi như xóm làng Việt Nam . Hình ảnh hàng tre “đứng thẳng hàng” trong “bão táp mưa sa” đã trở thành biểu tượng cho sức sống bền bỉ ,kiên cường ,không bao giờ chịu khuất phục của nhân dân Việt Nam . Hình ảnh đó như khúc dạo đầu mở ra một loạt những suy tưởng mênh mông, sâu lắng:
	Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng 
	Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ .
	“Mặt trời trong lăng” là một ẩn dụ chỉ Bác Hồ , mặt trời thiên nhiên đem lại ánh sáng và sự sống .Còn mặt trời Bác cũng là ánh sáng soi đường đem lại cuộc sống hạnh phúc, ấm no .Mặt trời Bác toả sáng, ấm áp, sóng đôi và trường tồn cùng mặt trời thiên nhiên là một sáng tạo riêng của tác giả .Cách nói vừa ca ngợi sự vĩ đại , bất tử của Bác vừa thể hiện sự tôn kính , ngưỡng mộ và lòng biết ơn vô hạn đối với Bác Tất cả tình cảm đó dệt thành ý thơ tuyệt đẹp:
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân.
	Điệp ngữ “ngày ngày ”và hình ảnh “dòng người đi trong thương nhớ ”vừa gợi ấn tượng về cõi trường sinh vĩnh viễn vừa gợi tấm lòng nhân dân không nguôi nhớ Bác . Tình cảm đó kết thành tràng hoa đẹp dâng lên 79 mùa xuân của Bác kính yêu . Nhịp thơ chậm rãi , dàn trải ,cấu trúc câu và từ ngữ được lặp lại gợi liên tưởng đến những bước đi chầm chậm của dòng người vào lăng viếng Bác trong không khí thiêng liêng, thành kính và niềm cảm xúc thiết tha..
	Đứng trước di hài Bác ,bao tình cảm ấp ủ bấy lâu bỗng trào dâng thổn thức :
	Bác nằm trong giấc ngủ bình yên 
	Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền 
	Vẫn biết trời xanh là mãi mãi 
	Mà sao nghe nhói ở trong tim .
	“Trời xanh” , “vầng trăng” là những hình ảnh kỳ vĩ của thiên nhiên gợi suy ngẫm về cái cao cả ,vĩ đại , bất diệt , trường tồn . Bác vẫn còn mãi với non sông, người đã hoá thân vào thiên nhiên , đất nước . Sự nghiệp của người là bất tử .Dù tin như vậy nhưng trái tim vẫn nhói đau khi nghĩ rằng Bác không còn nữa .Nỗi đau được biểu hiện cụ thể , trực tiếp “mà sao nghe nhói ở trong tim! ”.Đó là nỗi đau ,là niềm thương vô hạn của đứa con về muộn bên di hài người cha yêu kính .
	Cuộc gặp gỡ nào rồi cũng đến lúc phải chia tay .Lòng nhớ thương ,đau xót kìm nén đến gìơ vỡ oà thành nước mắt :
	 Mai về miền Nam thương trào nước mắt 
	 Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác 
Muốn làm đoá hoa toả hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này .
	Ước nguyện được hoá thân thành con chim ,đoá hoa ,cây tre để canh giữ ,điểm tô cho nơi vị lãnh tụ kính yêu yên nghỉ . Hình ảnh cây tre lặp lại cuối bài tạo ấn tượng đậm nét thể hiện lòng kínhyêu và lòng biết ơn vô hạn đối với Bác .Điệp ngữ “muốn làm” , cấu trúc câu được lặp lại tạo thành nốt nhạc dồn dập ,tha thiết diễn tả tình cảm ,khát vọng trào dâng mãnh liệt . Bài thơ tưởng khép lại trong sự xa cách về không gian nhưng lại tạo được sự gần gũi trong tình cảm ,ý chí .Như vậy bước chân ra đi nhưng tấm lòng của người con miền Nam thì ở lại .Tiếng lòng đó , ước nguyện đó không chỉ là của riêng tác giả mà đã trở thành tiếng lòng chung của nhiều người .
	 “Viếng lăng Bác” là bài thơ giàu chất suy tưởng ,chất trữ tình đằm thắm với cách sử dụng nhiều luyến láy ngôn ngữ ,phong phú âm điệu khiến bài thơ mau chóng được đông đảo bạn đọc tiếp nhận .Chính vì vậy nó đã sớm được phổ nhạc và trở thành một bài ca sâu lắng ,giàu sức truyền cảm và quen thuộc với mỗi người Việt Nam . 

File đính kèm:

  • docxon_tap_tap_lam_van_lop_9_van_nghi_luan.docx