Ôn tập phần Tập làm văn Ngữ văn Lớp 8 - Chương trình học kì 2

Đặc điểm và yêu cầu của văn nghị luận

 Trong đời sống, người ta luôn phải bày tỏ ý kiến của mình về các hiện tượng tự nhiên về các hiện tượng tự nhiên, xã hội xảy ra xung quanh. Một cuộc thảo luận tổ, một cuộc họp, một vấn đề trong cuộc sống, một chính sách mới, một tác phẩm nghệ thuật, . đều đòi hỏi mọi người bày tỏ thái độ của mình. Khác với lối bày tỏ bằng cảm xúc trong văn biểu cảm, việc bày tỏ ý kiến trong văn nghị luận nhằm giải thích, chứng minh, thuyết phục người nghe, người đọc một tư tưởng, một quan điểm nào đó

Muốn cho người đọc người nghe cũng hiểu như mình, đồng tình và ủng hộ quan điểm của mình, người viết văn nghị luận phải có những luận điểm rõ ràng, có lí lẽ đúng đắn, chặt chẽ rút từ sách vở, từ đời sống và có những dẫn chứng đáng tin cậy, thuyết phục

Mỗi bài văn nghị luận đều phải có luận điểm, luận cứ và lập luận để dẫn đến luận điểm

Luận điểm là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm của bài văn được nêu ra dưới hình thức khẳng định (hay phủ định), được diễn đạt sáng tỏ, dễ hiểu, nhất quán. Luận điểm là linh hồn của bài viết. Luận điểm đúng đắn, chân thật, đáp ứng nhu cầu thực tế thì mới có sức thuyết thục. Ví dụ trong bài “Chống nạn thất học”, luận điểm của chủ tịch Hồ Chí Minh là: Phải nâng cao dân trí, muốn nâng cao dân trí thì phải chống nạn thất học, cụ thể là mỗi người Việt Nam phải biết đọc, biết viết. Trong bài Sự giàu đẹp của Tiếng Việt, luận điểm chính là: Tiếng Việt của chúng ta là một thứ tiếng vừa giàu, vừa đẹp. Đó là quan niệm, là cách đánh giá của nhà nghiên cứu Đặng Thai Mai

 

doc 81 trang cucpham 680
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Ôn tập phần Tập làm văn Ngữ văn Lớp 8 - Chương trình học kì 2", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Ôn tập phần Tập làm văn Ngữ văn Lớp 8 - Chương trình học kì 2

Ôn tập phần Tập làm văn Ngữ văn Lớp 8 - Chương trình học kì 2
ÔN TẬP PHẦN TẬP LÀM VĂN MÔN NGỮ VĂN 8 – KÌ II
I) LÍ THUYẾT VĂN NGHỊ LUẬN
A – Để làm tốt bài văn nghị luận
I – Đặc điểm và yêu cầu của văn nghị luận
 Trong đời sống, người ta luôn phải bày tỏ ý kiến của mình về các hiện tượng tự nhiên về các hiện tượng tự nhiên, xã hội xảy ra xung quanh. Một cuộc thảo luận tổ, một cuộc họp, một vấn đề trong cuộc sống, một chính sách mới, một tác phẩm nghệ thuật, ... đều đòi hỏi mọi người bày tỏ thái độ của mình. Khác với lối bày tỏ bằng cảm xúc trong văn biểu cảm, việc bày tỏ ý kiến trong văn nghị luận nhằm giải thích, chứng minh, thuyết phục người nghe, người đọc một tư tưởng, một quan điểm nào đó
Muốn cho người đọc người nghe cũng hiểu như mình, đồng tình và ủng hộ quan điểm của mình, người viết văn nghị luận phải có những luận điểm rõ ràng, có lí lẽ đúng đắn, chặt chẽ rút từ sách vở, từ đời sống và có những dẫn chứng đáng tin cậy, thuyết phục
Mỗi bài văn nghị luận đều phải có luận điểm, luận cứ và lập luận để dẫn đến luận điểm
Luận điểm là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm của bài văn được nêu ra dưới hình thức khẳng định (hay phủ định), được diễn đạt sáng tỏ, dễ hiểu, nhất quán. Luận điểm là linh hồn của bài viết. Luận điểm đúng đắn, chân thật, đáp ứng nhu cầu thực tế thì mới có sức thuyết thục. Ví dụ trong bài “Chống nạn thất học”, luận điểm của chủ tịch Hồ Chí Minh là: Phải nâng cao dân trí, muốn nâng cao dân trí thì phải chống nạn thất học, cụ thể là mỗi người Việt Nam phải biết đọc, biết viết. Trong bài Sự giàu đẹp của Tiếng Việt, luận điểm chính là: Tiếng Việt của chúng ta là một thứ tiếng vừa giàu, vừa đẹp. Đó là quan niệm, là cách đánh giá của nhà nghiên cứu Đặng Thai Mai
Luận điểm mà người viết nêu ra có tính thuyết phục phải có hai yếu tố quan trọng. Đó là phải được đảm bảo bẳng luận cứ chắc chắn và lập luận chặt chẽ.
Luận cứ là lí lẽ, dẫn chứng đưa ra làm cở sở cho luận điểm. Trong bài “Tinh thần yêu nước” của nhân dân ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu luận điểm: “Dân ta có một long nồng nàn yêu nước”. Luận điểm này được đảm bảo bằng luận cứ rút từ sự thực lịch sử từ các thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung,... được đảm bảo bởi lận cứ lấy từ cuộc kháng chiến chống Pháp ở mọi miền, mọi lứa tuổi, mọi tầng lớp
Lập luận là cách đưa ra lí lẽ, cách xếp đặt các luận cứ để dẫn đến kết luận nêu trong luận điểm. Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng trong bài “Đức tính giản dị của Bác Hồ” đã nêu lên luận điểm: “Bác là nhà cách mạng có sự nhất quán giữa đời hoạt động chính trị lay chuyển trời đất với đời sống vô cùng giản dị và khiêm tốn”. Để chứng minh cho luận điểm này, tác giả đã nêu các luận cứ và trình bày theo trình tự: Bác giản dị trong bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, lối sống. Mỗi luận cứ đều có các dẫn chứng cụ thể có thể kiểm chứng được dễ dàng
II – Cách làm bài văn nghị luận
1, Quy trình làm bài văn nghị luận
Bài văn nghị luận cũng được làm theo quy trình chung của một bài tập làm văn gồm bốn bước: tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý, tạo lập văn bản (viết bài và sửa bài). Muốn viết được bài văn nghị luận thành công thì phải tìm hiểu đề và tìm được các ý cho đề bài đó. Sau khi tìm được ý (theo cách lập ý thường gặp dưới đây) sẽ lập dàn ý và viết bài. Trong khi viết có thể bổ sung, thêm bớt ý cho dàn bài hoàn chỉnh. Bước cuối cùng là sửa lại bài viết, nhất là sửa các lỗi chính tả, lỗi ngữ pháp.
2, Cách lập ý cho bài văn nghị luận
Muốn lập ý cho bài văn nghị luận, đầu tiên cần phải đọc kĩ đề bài để xác định luận điểm. Người viết cần xác định đúng vấn đề, phạm vi, tính chất của nó. Luận điểm chính đòi hỏi cần bàn bạc, cho ý kiến là gì? Tùy theo đề bài thuộc loại nào (giải thích, ca ngợi, khuyên bảo, nhắn nhủ, suy nghĩ, bàn luận, tranh luận, phản bác, ...) mà xác định luận điểm chính cho phù hợp
Tiếp theo là tìm luận cứ cho luận điểm. Thông thường muốn tìm luận cứ phải đưa ra câu hỏi: Vấn đề cần bàn bạc là gì? Định nghĩa như thế nào? Vì sao có nhận xét như vậy? Điều đó có lợi hay có hại, lợi hại cụ thể như thế nào? Các lí lẽ và dẫn chứng nào có thể phục vụ cho việc thuyết phục mọi người?
Sau khi tìm các luận cứ, phải xây dựng lập luận, tức là phải tổ chức, sắp xếp các lí lẽ, luận cứ theo một trình tự nhất định để luận điểm của người viết có sức thuyết phục.
3. Trình bày luận điểm
a - Thế nào gọi là trình bày luận điểm?
Trình bày luận điểm chính là lập luận, là cách trình bày lí lẽ, trình bày luận chứng, cách nêu dẫn chứng. Có nhiều cách trình bày luận điểm.
b –Các cách trình bày luận điểm:
* Trình bày luận điểm theo phương pháp diễn dịch
Luận điểm chính là câu chủ đề, đứng đầu đoạn văn.
Ví dụ: a. “Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay”. Nói thế có nghĩa là nói rằng: tiếng Việt là một thứ tiếng hài hòa về mặt âm hưởng, thanh điệu mà cũng rất tế nhị, uyển chuyển trong cách đặt câu. Nói thế cũng có nghĩa là nói rằng: tiếng Việt có đầy đủ khả năng để diễn đạt tình cảm, tư tưởng của người Việt Nam và để thỏa mãn cho yêu cầu của đời sống văn hóa nước nhà qua các thời kì lịch sử”.
(Sự giàu đẹp của tiếng Việt - Đặng Thai Mai)
b. "Chúng ta nhất định thắng lợi vì chúng ta có lực lượng đoàn kết của toàn dân. Chúng ta nhất định thắng lợi vì cuộc đấu tranh của chúng ta là chính nghĩa".
(Gửi đồng bào Nam Bộ - Hồ Chí Minh)
c. "Phải biết hỏi trong khi học thì mới tích cực và sâu sắc. Hỏi để hiểu sâu hiểu rộng nội dung đang học, để đi tới cùng chân lí. Kiến thức về xã hội nhân văn. về tự nhiên, về khoa học và kĩ thuật là vô cùng rộng lớn bao la. Nhờ biết hỏi mà ta vươn lên không ngừng, mở rộng tầm mắt, tích luỹ được nhiều tri thức mới mẻ. Không thể học một cách thụ động, chỉ biết thầy đọc trò chép, mà phải biết hỏi, đào sâu suy nghĩ về mọi ngóc ngách của vấn đề đang học. Học đâu chỉ giới hạn ở lớp ở trường, trong mấy quyển sách giáo khoa? Hỏi để học ở thầy, ở bạn, ở trong cuộc sống. Biết hỏi mới tiến bộ, tránh giấu dốt!".(Học và hỏi - Lê Phan Quỳnh)
* Trình bày luận điểm theo phương pháp quy nạp
- Luận điểm là câu chủ đề đặt ở cuối đoạn văn
Ví dụ: Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn 80 năm nay, một dân tộc đã gan góc đứng về phe đồng minh chống phát xít mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do! Dân tộc đó phải được độc lập!( Tuyên ngôn độc lập- Hồ Chí Minh)
c. Các luận điểm, luận cứ trong một bài văn nghị luận phải được trình bày theo một trật tự, trình tự hợp lí; liên kết với nhau, hô ứng nhau một cách chặt chẽ.
Cách diễn đạt cần trong sáng, mạch lạc. Câu văn cần ngắn gọn, tránh dài dòng lê thê. Giọng văn là điều cần quan tâm đặc biệt. Hoa hoè hoa sói, ngụy biện, suy diễn một chiều, công thức cứng nhắc... sẽ làm cho bài nghị luận nhạt nhẽo. Hiện tượng nói dài, nói dai, nói nhảm, trống rỗng... ta luôn bắt gặp đó đây. Tính thuyết phục của văn nghị luận cần ghi nhớ và coi trọng.
Ví dụ: Về kinh tế, chúng bóc lột dân ta đến xương tủy, khiến cho dân ta nghèo nàn, thiếu thốn, nước ta xơ xác, tiêu điều.
Chúng cướp không ruộng đất, hầm mỏ, nguyên liệu.
Chúng giữ độc quyền in giấy bạc, xuất cảng và nhập cảng.
Chúng đặt hàng trăm thứ thuến vô lí, làm cho dân ta, nhất là dân cày và dân buôn trở nên bần cùng.
Chúng không cho các nhà tư sản ta ngóc đầu lên. Chúng bóc lột công nhân ta một cách vô cùng tàn nhẫn” ( Tuyên ngôn độc lập- Hồ Chí Minh)
Tội ác lớn nhất về kinh tế của thực dân Pháp đối với đất nước ta trong suốt 80 năm trời là luận điểm mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu lên.
Luận điểm được trình bày bằng 5 luận cứ (mỗi tội ác là một luận cứ) theo một hệ thống, một trật tự rất chặt chẽ. Lí lẽ đanh thép, giọng văn hùng hồn, gây ấn tượng mạnh mẽ, đầy sức thuyết phục.
Ví dụ: “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, nguyên khí vững thì thế nước mạnh và thịnh; nguyên khí kém thì thế nước yếu và suy. Vậy nên các đấng thánh đế, minh vương không ai không coi việc bồi dưỡng nhân tài, tin dùng kẻ sĩ, vun đắp nguyên khí là việc làm trước tiên...”
* Lần lượt nêu câu chủ đề đầu đoạn, rồi phát triển chủ đề, cuối đoạn khẳng định lại chủ đề, là trình bày theo phép tổng – phân – hợp.
4. Các nhiệm vụ chủ yếu của việc trình bày luận điểm là:
– Nêu luận điểm : Thường dưới dạng câu văn có tính chất giới thiệu (nếu là đoạn diễn dịch); hoặc câu văn có tính chất khẳng định (nếu là đoạn quy nạp).
– Trình bày luận cứ để làm rõ luận điểm (lập luận): sắp xếp các luận cứ thành hệ thống; các luận cứ phải liên kết chặt chẽ với nhau( lí lẽ trước gợi mở ra lí lẽ tiếp sau, lí lẽ sau kế thừa và phát triển lí lẽ trước). Lập luận tốt sẽ tăng sức thuyết phục.
– Phải biết dùng từ ngữ giàu hình ảnh, gợi cảm; dùng các biện pháp tu từ. Diễn đạt tốt sẽ tăng sức truyền cảm.
 B – Những kiểu bài thường gặp
Thật ra, đây là các thao tác lập luận chính khi làm bài văn nghị luận. Một bài văn nghị luận có tính thuyết phục thì người viết bao giờ cũng kết hợp các thao tác như giải thích, chứng minh, bình luận,... Tuy nhiên để phù hợp với việc rèn luyện các thao tác, chúng ta tạm quy ước thành các kiểu bài làm văn nghị luận. Trong chương trình Ngữ văn lớp 7 có ba kiểu bài phối hợp hai hình thức là lập luận giải thích kết hợp chứng minh 
I – Kiểu bài thứ nhất: Lập luận chứng minh
1, Lưu ý chung	
a, Chứng minh trong văn nghị luận là phép lập luận dùng các lí lẽ, chứng cứ xác thực, đáng tin cậy, được mọi người thừa nhận để chứng tỏ một luận điểm nào đó (một ý kiến, một nhận định, một đánh giá,...) là đúng hay sai, có lợi hay có hại, đáng tin hay không đáng tin
Các lí lẽ trong khi chứng minh được sắp xếp, trình bày theo một hệ thống nhất định. Có thể từ xưa đến nay , từ xa đến gần, từ rộng đến hẹp, từ khái quát đến cụ thể (và ngược lại, tùy theo dụng ý của người nói hoặc viết). Trong bài Đừng sợ vấp ngã (Ngữ văn 7, tập hai, trang 41), để thuyết phục người đọc không sợ vấp ngã, tác giả đã lập luận rằng ai cũng từng vấp ngã, vấp ngã nhiều lần đến nỗi không nhớ nữa. Nhưng có sao đâu. Để tăng tính thuyết phục về không sợ vấp ngã, người viết đã đưa ra năm dẫn chứng cụ thể về những người thành công, nổi tiếng ở các châu lục khác nhau, thuộc các lĩnh vực khoa học, nghệ thuật khác nhau. Vấp ngã không chỉ một lần, mà có khi còn “nhiều lần” (Oan Đi – xnay), tới năm ... n, nó gây hại trực tiếp cho người sử dụng. Sử dụng ma túy nhiều lần sẽ bị nghiện, hệ miễn dịch bị suy giảm, khả năng đề kháng kém đi khiến sức khỏe suy giảm và dễ mắc các bệnh khác.Cơ thể ngày càng gầy yếu đi, da dẻ xanh xao, vàng vọt, thần sắc lờ đờ mệt mỏi không tỉnh táo. Ma túy là con đường trực tiếp dẫn đến căn bệnh nguy hiểm của thời đại là HIV/AIDS. Theo thống kê vào tháng 5/2019 cả nước có gần 210.000 người nhiễm HIV còn sống và 90.882 trường hợp tử vong do HIV/AIDS tính từ đầu vụ dịch đến nay. ChỈ trong 5 tháng đầu năm số người nhiễm mới được phát hiện lên đến 3500. Nhiều người sử dụng ma túy đá bị ảo giác còn tự mình nhảy từ trên cao xuống. Ma túy khiến cho con người lâm vào u mê, tăm tối. Người nghiện từ khỏe mạnh bình thường trở thành người bệnh tật. Từ những đứa con ngoan, họ trở thành kẻ hư hỏng, bất hiếu. Xã hội vì thế cũng mất đi những công dân tốt khi người nghiện trở thành kẻ vi phạm pháp luật.
Đặc biệt là nỗi đau trong gia đình có người nghiện ma túy. Kinh tế gia đình suy sụp khi tiền bạc bị lấy đi dổ vào những cuộc tiêm chích, hút hít không có điểm dừng. Hạnh phúc gia đình tan vỡ khi con cái đau đớn trong cơn nghiện, cha mẹ dằn vặt, khổ tâm. Bao vụ án thương tâm trong gia đình có người nghiện hút đã khiến cả dư luận bàng hoàng. Dùng ma túy đá, ảo giác người thân thành con quái vật mà ra tay giết hại. Còn nỗi đau nào đau hơn khi bị chính con mình đoạt đi mạng sống do lên cơn nghiện.
Với cả xã hội, ma túy là nguyên nhân dẫn tới một loạt tệ nạn khác như trộm cắp, cướp giật, mại dâm... An ninh xã hội đi tới bất ổn. Tiền của quốc gia hao tốn khi phải xây dưng trại cai nghiện, thực hiện giải pháp phòng chống. Rồi khi không được gia điònh cháp nhận, kẻ nghiện lang thang vật vờ làm mất mĩ quan và gây hại cho những người khác. Kim tiêm dùng xong vứt bừa bãi và hành vi trả thù xã hội của nhiều kẻ nghiện đã gây cho người dân vô tội những nỗi đau khó nói. Bỗng nhiên họ bị nhiễm vào người căn bệnh vốn không phải tự mình gây ra. Người nghiện ma túy có thế chết đi vì bệnh tật và HIV/AIDS dày vò, nhưng gia đình, nhất là vợ con của họ phải đối mặt ra sao với xã hội, khi mà đó là căn bệnh mà nhiều người còn có tư tưởng xa lánh? Cuộc sống sẽ không thể tốt đẹp nếu ma túy còn tồn tại. Bởi vậy hãy nói “không” với tệ nạn ma túy.
Tuy nhiên, lời nói phải gắn liền với thái độ và hành động cụ thế. Trước hết, cần tìm hiểu và xây dựng cho mình nền tảng kiến thức về tác hại, cách phòng tránh ma túy từ đó tuyên truyền rộng rãi trong xã hội để mọi người cùng chung sức phòng tránh, bài trừ. Tự rèn luyện và giữ lập trường tư tưởng vững vàng, lối sống lành mạnh. Hãy tỉnh táo tránh xa ma túy và sự cám dỗ vui chơi xa hoa để không tạo cơ hội cho ma túy tiếp cận mình. Gia đình cũng cần quan tâm, chăm lo và bảo vệ con em mình khỏi ma túy. Bên cạnh đó nhà nước cũng cần có hình thức chế tài và pháp luật để xứ lý những hành vi tàng trữ, buôn bán vận chuyển trái phép ma túy để chặn con đường lưu thông cúa nó. Đối với những người mắc nghiện, cần tạo điều kiện cho họ cai nghiện, trao cho họ cơ hội lao động và tránh xa lánh khiến họ rơi vào tuyệt vọng, quay lại thù hận xã hội. Hãy giúp họ hòa nhập với cộng đồng để lấy lại niềm tin và khát vọng sống tốt hơn. Nói “không” với ma túy và với tất cả các tệ nạn xã hội khác để xã hội phát triển văn minh nhất.
 Vì một xã hội tiến bộ hơn, vì cuộc sống ngày mai tươi sáng tốt đẹp, hãy chung tay vì cuộc sống của chính chúng ta và mọi người xung quanh. Hãy nói “không” với tệ nạn ma túy.
* Bài viết tham khảo về tệ nạn cờ bạc: Xã hội đang không ngừng đổi mới, phát triển. Cuộc sống ngày càng thoải mái hơn, tiện nghi hơn. Nhưng xã hội nào cũng có mặt trái của nó. Vẫn còn đây những hạt sạn của xã hội như ma túy, cờ bạc, văn hóa phẩm không lành mạnh. Tệ nạn cờ bạc không làm hại tới sức khỏe như ma túy, không 
Đề 20: Trong các nhà trường hiện nay, có hiện tượng học sinh ăn mặc đua đòi, thiếu văn hóa. Em hãy gọi tên cho sự việc trên và viết bài văn suy nghĩ về hiện tượng này
a, Gọi tên sự việc: Trang phục và văn hóa
b, Kiểu bài: Nghị luận xã hội
Vấn đề cần nghị luận: hiện tượng học sinh ăn mặc đua đòi, thiếu văn hóa
Lập dàn bài:
a. Mở bài:
-Vai trò của trang phục và văn hoá, vai trò của mốt trang phục đối với xã hội và con người có văn hoá nói chung, đối với tuổi trẻ học đường nói riêng.
- Đưa nhận định : "Hiện nay... gia đình".
Mở bài tham khảo: Ngày nay Xã hội càng phát triển thì vấn đề trang phục được rất nhiều người quan tâm. Tuy nhiên, trong một số nhà trường hiện nay có một số học sinh ăn mặc đua đòi thiếu văn hóa. Đây là một hiện tượng xấu, một hiện tượng vô cùng nhức nhối đối với xã hội.
2. Thân bài
a. Thực trạng học sinh ăn mặc như thế nào?
Đại đa số học sinh ăn mặc đẹp, đúng quy định của nhà trường
Nhưng bên cạnh đó vẫn còn một số bạn ăn mặc đua đòi, thậm chí là thiếu đúng đứng đắn với những bộ quần áo có hình thù kỳ quái hay có những lời lẽ bằng tiếng anh thô lỗ
Nhiều bạn nữ mặc áo quá ngắn, những chiếc quần cũng cỡn, các bạn nam mặc quần bò thùng cả đầu gối, rách lung tung
Nhiều bạn học sinh mặc quần áo kiểu áo không phù hợp, lòe loẹt và luôn Chạy theo mốt:
Một số học sinh đi giày cao gót, phấn son lòe loẹt nhuộm tóc xanh đỏ, Cắt tóc theo mốt hoặc sơn móng chân, móng tay
Một số bạn luôn chạy theo những bộ quần áo kệch cỡm nhưng vẫn lầm tưởng là đẹp; coi lớp học là nơi mình thể hiện giống như một sàn trình diễn thời trang
b, Nguyên nhân:
+ Chủ quan: do những học sinh đó thích thể hiện mình, muốn chứng tỏ mình là người sành điệu, thích phong cách khác người mà không ý thức được đâu là trang phục đẹp
+ Khách quan: - do bị bạn bè xấu lôi kéo rủ rê
Do một số gia đình quá nuông chiều con nhưng chưa thực sự quan tâm đến con, chưa biết cách quản lý, cách ăn mặc của con
Do xã hội ngày càng phát triển nên cách ăn mặc cũng phát triển theo, các loại trang phục bán trên thị trường
Do nhà trường chưa xử lý nghiêm những trường hợp học sinh ăn mặc không đúng quy định, có quá ít buổi tuyên truyền ngoại khóa về vấn đề trang phục học sinh
c, Tác hại:
 - Học sinh ăn mặc đua đòi sẽ làm mất thời gian, ảnh hưởng đến kết quả học tập tốn kém tiền bạc của bố mẹ
Thậm chí để có tiền ăn mặc sành điệu, nhiều bạn đã nói dối bố mẹ, thậm chí ăn trộm tiền của bố mẹ hoặc những người xung quanh dẫn đến vi phạm đạo đức, pháp luật
Ăn mặc đua đòi sẽ làm mất đi vẻ hồn nhiên của tuổi học trò, ảnh hưởng đến thuần Phong Mỹ tục của dân tộc ảnh hưởng đến nề nếp của trường lớp
Ăn mặc đua đòi, thiếu văn hóa sẽ làm thay đổi nhân cách của người học sinh dễ dàng trở thành đối tượng gây sự chú ý của các đối tượng xấu
d, Giải pháp:
Học sinh phải nhận thức được đẹp là sự giản dị, không cầu kỳ, không ăn chơi xa xỉ. Một trang phục đẹp là một trang phục phù hợp với môi trường xung quanh. Vẻ đẹp của người học sinh là những bộ đồng phục gọn gàng, thực sự. Ngay cả khi đi chơi cũng cần phải ăn mặc lịch sự, kín đáo và thuận tiện. Đó là một cách thể hiện mình là người có văn hóa cũng là một cách thể hiện sự tôn trọng của mình đối với người xung quanh. Trang phục cũng cần phù hợp với vóc dáng và lứa tuổi để tạo ra sự khỏe mạnh, trẻ trung mà không lòe loẹt, lố bịch, thiếu văn hóa
- Gia đình và nhà trường cần quan tâm nhắc nhở con em mình biết cách ăn mặc theo lứa tuổi, không nuông chiều con.
3. Kết bài: 
- Bản thân cần mặc những trang phục phù hợp với lứa tuổi, với môi trường.
- Cần góp ý cho các bạn ăn mặc gọn gàng phù hợp với môi trường hoàn cảnh.
Tham khảo kết bài: Trang phục là nét đẹp của mỗi người góp phần làm đẹp cho xã hội. Một trang phục đẹp là trang phục phù hợp với văn hóa và môi trường. Bản thân cần mặc những trang phục phù hợp với lứa tuổi, với môi trường. Mỗi học sinh cần biết ăn mặc đẹp, phù hợp với lứa tuổi cũng chính là làm đẹp cho mình và cho mọi người.
Đề 21: Trò chơi điện tử là một món tiêu khiển hấp dẫn như một số bạn học sinh do mải mê mà sao nhãng việc học hành. Hãy viết bài văn nêu suy nghĩ của em về hiện tượng này?
Dàn bài: 
1. Mở bài: Công nghệ thông tin ngày càng phát triển và trong đó điện tử là 1 món tiêu khiển hấp dẫn mọi người đặc biệt là giới trẻ. Nhiều bạn mải chơi mà sao nhãng việc học tập cần phải phê phán. Đây là một hiện tượng xấu đáng phê phán và lên án.
2. Thân bài:
a, Thực trạng:
Trò chơi điện tử phát triển mạnh, có mặt mọi nơi, từ thành thị đến nông thôn.
Số hàng dịch vụ điện tử rất nhiều.
Một số học sinh ham chơi điện tử đến mức ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, bỏ học, kết quả học tập giảm sút.
Khoa học sinh mải chơi bị bạn xấu rủ rê, mắc vào những tệ nạn xã hội.
b, Nguyên nhân:
Tính hấp dẫn của trò chơi điện tử.
Không ngoại trừ mặt tích cực của người sáng tạo và nội dung trò chơi.
Ý thức tự giác của mỗi học sinh chưa cao.
Một số gia đình chưa có sự quan tâm con đúng mực.
c, Tác hại:
Ngồi quá gần so với màn hình máy tính trong một thời gian dài sẽ làm cho mắt bị mỏi, nặng hơn là bị cận, sức khỏe giảm sút nhanh chóng.
Tiêu tốn tiền bạc của bố mẹ có khi làm thay đổi nhân cách của con người dẫn đến ăn cắp, ăn trộm để có tiền chơi điện tử hơn thế nữa là lừa lọc thậm chí kinh khủng hơn là giết người.
Không những thế ham mê trò chơi điện tử học sinh sẽ sao nhãng việc học, bỏ học, trốn học, không làm bài tập dẫn đến học tập sút kém.
Trò chơi điện tử khiến tâm hồn con người bị nhiễm vào những trò chơi đó, dễ rơi vào thế giới ảo.
d, Biện pháp:
Mỗi chúng ta phải xác định được nhiệm vụ chính là học tập, rèn luyện, tu dưỡng đạo đức, nhân cách, không lãng phí thời gian với những trò vô bổ đó.
Cần phải có sự quan tâm thường xuyên của gia đình, sự quản lý của nhà trường và xã hội để giúp cho con em mình tránh xa những đam mê tai hại đó.
Nhà trường cần giáo dục, phối hợp thế hệ trẻ tạo ra những sân chơi bổ ích cho trí tuệ để tất cả các bạn đều tham gia.
3. Kết bài: Bài học nhận thức và hành động bản thân.
 Ham chơi điện tử là những tác hại vô cùng to lớn, chúng ta đừng để bản thân mắc vào những trò chơi tai hại đó. Bản thân em, em sẽ tránh xa những tệ nạn đó. Em sẽ khuyên các bạn cần học hành chăm chỉ và không nên sa ngã vào tệ nạ xấu đó sẽ ảnh hưởng đến tương lai sau này.

File đính kèm:

  • docon_tap_phan_tap_lam_van_ngu_van_lop_8_chuong_trinh_hoc_ki_2.doc