Ôn tập Ngữ văn Lớp 9 - Văn bản "Phong cách Hồ Chí Minh"

I. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN

1. Sự tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại để làm nên phong cách Hồ Chí Minh

a. Cơ sở của sự tiếp thu

- Xuất phát từ ý thức ham học hỏi: “Đi đến đâu, Người cũng học hỏi, tìm hiểu văn hóa nghệ thuật đến một mức khá uyên thâm”

- Xuất phát từ mục đích phục vụ cho sự nghiệp cách mạng.

b. Điều kiện thuận lợi

- Đi nhiều nơi, tiếp xúc với nhiều nền văn hóa : Trong cuộc đời đầy truân chuyên của mình, chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiếp xúc với nền văn hóa của nhiều nước, nhiều vùng trên thế giới, cả phương Đông và phương Tây.

- Làm nhiều nghề, thông qua thực tiễn lao động để tìm được các tri thức văn hóa.

- Nói và viết được nhiều thứ tiếng ngoại quốc: Anh, Pháp, Hoa, Nga,  biến ngôn ngữ thành chìa khóa vạn năng để mở ra kho tàng tri thức văn hóa của nhân loại.

c. Cách tiếp thu

- Tiếp thu một cách chủ động: “Đi đến đâu, Người cũng học hỏi, tìm hiểu văn hóa nghệ thuật đến một mức khá uyên thâm”.

- Tiếp thu một cách có chọn lọc: “Người chịu ảnh hưởng của tất cả các nền văn hóa . phê phán những tiêu cực của chủ nghĩa tư bản”.

- Tiếp thu trên cơ sở lấy văn hóa dân tộc làm nền tảng: “Nhưng điều kì lạ là tất những ảnh hưởng văn hóa ấy . rất mới, rất hiện đại.”

 

docx 12 trang cucpham 01/08/2022 640
Bạn đang xem tài liệu "Ôn tập Ngữ văn Lớp 9 - Văn bản "Phong cách Hồ Chí Minh"", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Ôn tập Ngữ văn Lớp 9 - Văn bản "Phong cách Hồ Chí Minh"

Ôn tập Ngữ văn Lớp 9 - Văn bản "Phong cách Hồ Chí Minh"
PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH
Lê Anh Trà
Tìm hiểu chung
Tác giả
Lê Anh Trà (1927 - 1999)
Quê ở xã Phổ Minh, huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi
Là một nhà quân sự, sau đó chuyển sang viết báo.
Chuyên nghiên cứu về chủ tịch Hồ Chí Minh
Tác phẩm
Xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác
Năm 1990, thế giới đã long trọng tổ chức lễ kỉ niệm 100 năm ngày sinh của Bác. Người đã được vinh danh là Danh nhân văn hóa thế giới.
Trong nước cũng tổ chức nhiều cuộc hội thảo về Hồ Chí Minh và cũng có nhiều bài viết về Người. “Phong cách Hồ Chí Minh ” là một phần trong bài viết “Phong cách Hồ Chí Minh, cái vĩ đại gắn với cái giản dị” của tác giả Lê Anh Trà. Tác phẩm được in trong cuốn “Hồ Chí Minh và văn hóa Việt Nam” (1990)
Kiểu văn bản: văn bản nhật dụng
Là kiểu văn bản đi sâu miêu tả, đánh giá, bàn luận những vấn đề, những hiện tượng gần gũi, bức thiết đối với cuộc sống trước mắt của con người và cộng đồng. 
Phương thức biểu đạt : nghị luận, thuyết minh
Bố cục: 
Phần 1: từ đầu è rất mới, rất hiện đại: sự tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại để làm nên phong cách Hồ Chí Minh
Phần 2: còn lại: Vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh
ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN
Sự tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại để làm nên phong cách Hồ Chí Minh
Cơ sở của sự tiếp thu
Xuất phát từ ý thức ham học hỏi: “Đi đến đâu, Người cũng học hỏi, tìm hiểu văn hóa nghệ thuật đến một mức khá uyên thâm”
Xuất phát từ mục đích phục vụ cho sự nghiệp cách mạng.
Điều kiện thuận lợi
Đi nhiều nơi, tiếp xúc với nhiều nền văn hóa : Trong cuộc đời đầy truân chuyên của mình, chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiếp xúc với nền văn hóa của nhiều nước, nhiều vùng trên thế giới, cả phương Đông và phương Tây. 
Làm nhiều nghề, thông qua thực tiễn lao động để tìm được các tri thức văn hóa.
Nói và viết được nhiều thứ tiếng ngoại quốc: Anh, Pháp, Hoa, Nga,è biến ngôn ngữ thành chìa khóa vạn năng để mở ra kho tàng tri thức văn hóa của nhân loại.
Cách tiếp thu
Tiếp thu một cách chủ động: “Đi đến đâu, Người cũng học hỏi, tìm hiểu văn hóa nghệ thuật đến một mức khá uyên thâm”.
Tiếp thu một cách có chọn lọc: “Người chịu ảnh hưởng của tất cả các nền văn hóa .. phê phán những tiêu cực của chủ nghĩa tư bản”.
Tiếp thu trên cơ sở lấy văn hóa dân tộc làm nền tảng: “Nhưng điều kì lạ là tất những ảnh hưởng văn hóa ấy .. rất mới, rất hiện đại.”
Kết quả
Am hiểu nhiều, tìm hiểu tới mức uyên thâm, tiếp thu mọi cái đẹp cái hay của các nền văn hóa, văn minh trên thế giới.
Nhận xét:
Với nghệ thuật điệp ngữ, liệt kê è tác giả đã khiến câu văn, đoạn văn trở nên nhịp nhàng, cân đối đồng thời nhấn mạnh cảm xúc tự hào của tác giả đối với sự vĩ đại của Bác.
Vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh
Được thể hiện trên nhiều phương diện:
Phương diện 1: Nơi ở cũng là nơi làm việc của Người: 
+ Chiếc nhà sàn đơn sơ với vài phòng tiếp khách, họp Bộ chính trị, làm việc và ngủ.
+ Đồ đạc trong phòng rất mộc mạc
Quen thuộc, gần gũi như bất cứ ngôi nhà nào trong thôn bản.
Phương diện 2: Tư trang
+ Tư trang ít ỏi, một chiếc va li con với vài bộ quần áo
+ Trang phục giản dị: bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp
Trang phục, tư trang rất bình thường mà ai cũng có thể có được.
Phương diện 3: bữa ăn
+ đạm bạc, bình dân, không cầu kì
+ cá kho, rau luộc, cà muối, cháo hoa,.
Bữa ăn bình dân như tất các các bữa ăn của nhân dân nghèo. 
è Là chủ tịch nước, gánh trên vai nhiều trọng trách lớn lao nhưng Bác lại chọn cho mình lối sống giản dị thanh cao đến vô cùng. Cuộc sống ấy đã phản chiếu chiều sâu văn hóa trong lối sống của Người, bắt nguồn từ một quan niệm thẩm mĩ của người Việt: cái đẹp nằm trong cái giản dị, gần gũi với đời thường.
Từ lối sống thanh đạm của Bác, tác giả đã liên hệ với các vị danh nho xưa. Có điều, nếu như các vị hiền triết xưa lựa chọn cuộc sống thanh bần khi đã cáo quan về ở ẩn thì Bác lại chọn lối sống ấy khi vẫn đang trên cương vị của chủ tịch nước è phong cách sống của Bác lại càng cao quý hơn. 
Lối sống của Bác giản dị và thanh cao một cách tự nhiên
Lối sống giản dị mà không hề kham khổ
Đó không phải là một cách tự thần thánh hóa, tự làm cho hơn đời, khác đời mà xuất phát từ trong cốt cách, trong quan niệm thẩm mĩ của chủ tich HCM.
TỔNG KẾT
Nội dung:
Bài viết cho thấy vẻ đẹp phong cách Hồ Chớ Minh là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại, giữa dân tộc và nhân loại, giữa vĩ đại và bình dị.
Nghệ thuật:
Luận điểm rõ ràng
Lập luận chặt chẽ
Dẫn chứng chọn lọc
ĐỀ LUYỆN
Câu 1. (2,0 đểm) 
“Trong cuộc đời đầy truân chuyên của mình, chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiếp xúc với 
văn hóa nhiều nước, nhiều vùng trên thế giới, cả phương Đông và phương Tây. Trên những con tàu vượt trùng dương, Người đã ghé lại nhiều hải cảng, đã thăm các nước châu Phi, châu Á, châu Mĩ. Người đã sống dài ngày ở Pháp, ở Anh. Người nói và viết thạo nhiều thứ tiếng ngoại quốc: Pháp, Anh, Hoa, Nga và Người đã làm nhiều nghề. Có thể nói, ít có vị lãnh tụ nào lại am hiểu nhiều về các dân tộc và nhân dân thế giới, văn hóa thế giới sâu sắc như chủ tịch Hồ Chí Minh. Đến đâu, Người cũng học hỏi và tìm hiểu văn hóa, nghệ thuật đến một mức khá uyên thâm. Người cũng chịu ảnh hưởng tất cả các nền văn hóa, đã tiếp thu mọi cái đẹp và cái hay đồng thời với việc phê phán những tiêu cực của chủ nghĩa tư bản Nhưng điều kì lạ là tất cả những ảnh hưởng quốc tế đó đã nhào nặn với cái gốc văn hóa không gì lay chuyển được ở Người, để trở thành một nhân cách rất Việt Nam, một lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông, nhưng đồng thời cũng rất mới, rất hiện đại”.
 (“Phong cách Hồ Chí Minh” – Lê Anh Trà – in trong cuốn “Hồ Chí Minh và 
văn hóa Việt Nam” - 1990). 
a. Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt chính nào? 
b. Chỉ ra các phép liên kết câu được sử dụng trong đoạn văn? 
c. Đoạn văn sau tác giả đó sử dụng biện phỏp tu từ gì: Trên những con tàu vượt 
trùng dương, Người đã ghé lại nhiều hải cảng, đã thăm các nước châu Phi, châu Á, châu Mĩ. Người đã sống dài ngày ở Pháp, ở Anh. Người nói và viết thạo nhiều thứ tiếng ngoại quốc: Pháp, Anh, Hoa, Nga Và người đã làm nhiều nghề”. 
d. Cụm từ “Có thể nói” là thành phần gì của câu: “Có thể nói, ít có vị lãnh tụ nào 
lại am hiểu nhiều về các dân tộc và nhân dân thế giới, văn hóa thế giới sâu sắc như chủ tịch Hồ Chí Minh” 
e. Theo quan điểm của tác giả đoạn trích, nét phong cách nổi bật của Hồ Chí Minh là gì? 
f. Qua đoạn trích trên, em học tập được những gì từ cách tiếp thu văn hóa các 
nước của Bác?
Gợi ý
Câu 1 (2đ): 
a, Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt chính: Tự sự (0,25đ) 
b, Các phép liên kết câu được sử dụng trong đoạn văn (0,5đ): 
- Phép thế: Chủ tịch Hồ Chí Minh – Người; tất cả những ảnh hưởng quốc tế đó 
- Phép nối: Có thể nói; Và; Nhưng 
- Phép lặp: Người; Chủ tịch Hồ Chí Minh 
c, Đoạn văn tác giả đó sử dụng biện phỏp tu từ: liệt kê (0,25đ) 
d, Cụm từ “Có thể nói” là thành phần: biệt lập tình thái (0,25đ). 
e, Theo quan điểm của tác giả đoạn trích, nét phong cách nổi bật của Hồ Chí Minh là:  “Một nhân cách rất Việt Nam, một lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông, nhưng đồng thời cũng rất mới, rất hiện đại” (0,25đ) 
f, Học tập được cách tiếp thu văn hóa các nước của Bác (0,5đ): 
- Đến đâu Người cũng học hỏi và tìm hiểu văn hóa, nghệ thuật đến một mức khá uyên  thâm ‘
- Tiếp thu mọi cái đẹp và cái hay đồng thời với việc phê phán những tiêu cực
 Câu 2: Ấn tượng của em về một nét đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh( Viết một đoạn văn nghị luận khoảng 10 theo cách lập luận tổng hợp – phân tích- tổng hợp)
Ấn tượng của em về một nét đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là Phong cách văn hóa của Người được giới thiệu chú trọng vào phong cách sinh hoạt rất bình dị, rất phương Đông, rất Việt Nam , nhưng cũng rất hiện đại.
Nét độc đáo nhất trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hòa những phẩm chất rất khác nhau ,thống nhất trong một con người. Đó là truyền thống và hiện đại, phương Đông và phương Tây , xưa và nay, dân tộc và quốc tế , vĩ đại và bình dị, đó là sự kết hợp và thống nhất hài hòa bậc nhất trong lịch sử dân tộc Việt Nam từ xưa đến nay , một mặt là tinh hoa con Lạc cháu hồng đúc nên Người , mặt khác tinh hoa nhân loại cũng góp phần làm nên phong cách Hồ Chí Minh.
Cuối cùng, khẳng định ý nghĩa của phong cach Hồ Chí Minh.
Câu 3: (4 điểm) : Cho đoạn văn sau :
" Nếp sống giản dị và thanh đạm của Bác Hồ, cũng như các vị danh nho xưa, hoàn toàn không phải là một cách tự thần thánh hóa, tự làm khác đời, mà đây là lối sống thanh cao , một cách di dưỡng tinh thần, một quan niệm thẩm mĩ về cuộc sống, có khả năng mang lại hạnh phúc thanh cao cho tâm hồn và thể xác."
a) Đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào ? Của ai ?
b) Từ văn bản trên và sự hiểu biết của bản thân, hãy làm sỏng tỏ nếp sống giản dị và thanh đạm của Bác Hồ trong đời sống và sinh hoạt hàng ngày bằng 1 đoạn văn diễn dịch (khoảng 10 câu). Trong đoạn văn có sử dụng 1 câu cảm thán. Gạch dưới câu cảm thán ấy.
 Gợi ý và đáp án:1:
a.
- Đoạn văn trên trích trong văn bản “Phong cách Hồ Chớ Minh” của Lê Anh Trà.
b.
* Yêu cầu về hình thức:
- Viết đúng hình thức đoạn văn diễn dịch, đủ số câu, không mắc lỗi về văn phạm.
- Có sử dụng một câu cảm thán và gạch chân dưới câu cảm thán đó.
* Yêu cầu về nội dung: Cú thể trình bày theo các ý sau:
+Ở cương vị lãnh đạo cao nhất của Đảng và Nhà nước nhưng nơi ở và làm việc của Người là chiếc nhà sàn nhỏ bằng gỗ bên cạnh chiếc ao cá như cảnh làng quê quen thuộc. Chiếc nhà sàn cũng chỉ vẻn vẹn có vài phòng tiếp khác, là nơi họp của Bộ Chính trị, 
+ Trang phục của Bác cũng hết sức giản dị: bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp thô sơ, tư trang ít ỏi, chiếc va li con với vài bộ áo quần. 
+ Việc ăn uống của Người cũng rất đạm bạc: cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa. Nhà thơ Việt Phương từng ghi lại vẻ đẹp giản dị, đạm bạc trong cách sống của Hồ Chí Minh: “Bác thường để lại đĩa thịt gà mà ăn trọn quả cà xứ Nghệ - Không thích nói to và đi rất khẽ cả trong vườn”.
+ Cách sống giản dị, đạm bạc của Hồ Chớ Minh lại vô cùng thanh cao. Đây không phải là cách sống khắc khổ của những người tự vui trong cảnh nghèo khó. Đây cũng “hoàn toàn không phải là một cách tự thần thánh hóa, tự làm cho khác đời, hơn đời mà đây là lối sống thanh cao, một cách di dưỡng tinh thần, một quan niệm thẩm mĩ về cuộc sống”.
Câu 4. Đọc kĩ phần trích sau đây và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
 Lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam và có lẽ cả thế giới, có một vị Chủ tịch nước lấy chiếc nhà sàn nhỏ bằng gỗ bên cạnh chiếc ao làm “cung điện” của mình. Quả như một câu chuyên thần thoại, như câu chuyện về một vị tiên, một con người siêu phàm nào đó trong cổ tích. Chiếc nhà sàn đó cũng chỉ vẻn vẹn có vài phòng tiếp khách, họp Bộ Chính trị, làm việc và ngủ, với những đồ đạc rất mộc mạc đơn sơ. Và chủ nhân chiếc nhà sàn này cũng trang phục hết sức giản dị, với bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp thô sơ như của các chiến sĩ Trường Sơn đã được một tác giả phương Tây ca ngợi như một vật thần kì. Hằng ngày, việc ăn uống của Người cũng rất đạm bạc, với những món ăn dân tộc không chút cầu kì, như cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa.
Câu hỏi
1. Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt chính nào?
2. Tìm dẫn chứng cụ thể để chứng tỏ lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất Phương Đông của Hồ Chí Minh?
3. Nêu và phân tích các biện pháp nghệ thuật đã được tác giả sử dụng thành công để làm nổi bật vẻ đẹp phong cách Hồ Chí Minh trong phần trích nói trên.
4. Từ nội dung đoạn văn gợi ra hãy nêu suy nghĩ của em về lối sống giản dị bằng 10 câu ?
Gợi ý:
1. Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt chính: Nghị luận
2. Đoạn văn đưa ra những dẫn chứng cụ thể cho lối sống giản dị mà thanh cao của Chủ tịch Hồ Chí Minh: cách chọn nơi làm việc; sự giản dị trong trang phục; sự giản dị, đạm bạc trong ăn uống.
3. - Nghệ thuật đối lập (vĩ nhân mà hết sức giản dị gần gũi)
- Kết hợp giữa kể và bình luận
- Chọn lọc những chi tiết tiêu biểu
- Đan xen thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm, cách dùng từ Hán Việt gợi cho người đọc thấy sự gần gũi giữa Hồ Chí Minh với các bậc hiền triết của dân tộc.
Mỗi biện pháp nghệ thuật phải được làm rõ qua việc chọn và phân tích các dẫn chứng tiêu biểu.
4) HS viết đoạn văn đảm bảo nội dung sau:
 Giản dị là một đức tính tốt đẹp của nhân dân ta (1). Giản dị là đơn giản không xa hoa, lãng phí, không quá cầu kỳ, phức tạp, cũng như không bao giờ khoa trương (2). Lối sống giản dị không phải chỉ thể hiện qua lời nói, cách ăn mặc, việc làm mà còn thể hiện qua suy nghĩ và hành động của mọi người trong cuộc sống cũng như trong các hoàn cảnh(3). Chúng ta phải sống giản dị vì ta sẽ được mọi người yêu quý, kính trọng (4). Bác Hồ là tiêu biểu của con người giản dị. Bác ăn bữa cơm chỉ có vài ba món(5).Sau khi ăn Bác luôn dọn sạch và khi ăn không để rơi hạt cơm nào (6).Hiện nay đã có nhiều người biết sống giản dị, đơn giản(7).Trong đó cũng có nhiều người vẫn chưa biết sống giản dị mà lại sống quá lãng phí, xa hoa (8). Mọi người ơi (9). Chúng nên noi theo gương Bác phải sống thật giản dị và đơn giản (10). 
Câu 5 : Trong bài « phong cách Hồ Chí Minh », sau khi nhắc lại việc chủ tịch Hồ Chí Minh  đã tiếp xúc với nhiều nước, nhiều vùng trên thế giới , tác giả Lê Anh Trà viết :
«  .. Nhưng điều kì lạ là tất cả những ảnh hưởng quốc tế đó đã nhào nặn với cái gốc văn hóa dân tộc không gì lay chuyển được ở Người, để trở thành một nhân cách rất Việt Nam, một lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông, nhưng cũng đồng thời rất mới, rất hiện đại” 
 (Trích Ngữ Văn 9, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015)
Câu hỏi
1. ở phần trích trên, tác gỉa đã cho ta thấy vẻ đẹp của phong cách HCM được kết hợp hài hòa bởi những yếu tố nào ? Em hiểu được điều gì về tình cảm của tác giả dành cho Người ?
2. Xác định hai danh từ được sử dụng như tính từ trong phần trích dẫn, cho biết hiệu quả nghệ thuật của cách dùng từ ấy ?
3. Em hãy suy nghĩ (khoảng 2/3 trang giấy thi) về trách nhiệm của thế hệ trẻ đối với việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong thời kì hội nhập và phát triển. 
GỢI Ý :
 1. Vẻ đẹp phong cách Hồ Chí Minh được kết hợp hài hòa giữa những ảnh hưởng văn hóa Quốc tế và gốc văn hóa dân tộc. 
– Qua đó tác giả Lê Anh Trà thể hiện tình cảm kính trọng, ca ngợi Bác Hồ, tự hào về Người như một đại diện của một con người ưu tú Việt Nam. 
2. Hai danh từ được sử dụng như tính từ: Việt Nam, Phương Tây. Cách dùng từ ấy có hiệu quả nghệ thuật cao Tác giả nhấn mạnh bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam, bản sắc Phương Đông trong con người Bác. 
3. Trách nhiệm thế hệ trẻ đối với việc giữ gìn văn hóa dân tộc trong thời kỳ hội nhập: 
– Giải thích: thời kỳ hội nhập: các nền kinh tế thế giới mở cửa, hội nhập dẫn đến sự giao lưu, ảnh hưởng văn hóa giữa các nước. 
– Trách nhiệm thế hệ trẻ: 
+ Gìn giữ và phát huy những bản sắc văn hóa tốt đẹp của dân tộc; + Nêu cao tinh thần tự tôn dân tộc, niềm tự hào vễ những truyền thống văn hóa tốt đẹp: truyền thống yêu nước; Uống nước nhớ nguồn; văn hóa lễ hội truyền thống; phong tục tập quán; di sản, di tích lịch sử, 
+ Tiếp tục những ảnh hưởng tích cực từ văn hóa nước ngoài đồng thời gạn lọc những ảnh hưởng tiêu cực từ văn hóa ngoại lai.
 – Đánh giá: đây là vấn đề quan trọng đòi hỏi ý thức và nhận thức của thế hệ trẻ cùng đồng lòng, chung tay góp sức.

File đính kèm:

  • docxon_tap_ngu_van_lop_9_van_ban_phong_cach_ho_chi_minh.docx