Ôn tập Ngữ văn Lớp 9 - Văn bản "Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga"

Về tác gia Nguyễn Đình Chiểu.

- Tiểu sử: Nguyễn Đình Chiểu (1822-1888), tự là Mạnh Trạch, hiệu Trọng Phủ

+ Sinh tại quê mẹ, làng Tân Thới, huyện Bình Dương, phủ Tân Bình, nay thuộc thành phố Hồ Chí Minh

+ Cha người gốc Huế, vào Gia Định làm quan thư lại, lấy vợ hai là Trương Thị Thiệt, sinh ra Nguyễn Đình Chiểu.

+ Nguyễn Đình Chiểu sau khi mù lòa, sống ở quê mẹ, còn lấy một tên hiệu khác là Hối Trai, nghĩa là cái nhà tối.

- Cuộc đời: một cuộc đời nêu cao khí tiết của kẻ sĩ với một nhân cách thanh cao, đáng trọng

+ Năm 21 tuổi đỗ tú tài

+ Năm 24 tuổi vào Huế dự thi Hội thì nghe tin mẹ mất, ông quay về nhà chịu tang mẹ

+ Trên đường về quê, ông thương mẹ, khóc nhiều nên bị mù cả hai mắt

+ Bị hối hôn, Nguyễn Đình Chiểu về nhà mở trường dạy học, bốc thuốc trị bệnh cứu người và sáng tác thơ văn.

+ Khi thực dân Pháp đánh chiếm nước ta, chiếm dần 3 tỉnh miền Đông, rồi 3 tỉnh miền Tây Nam bộ, Nguyễn Đình Chiểu về sống ở Bến Tre. Tuy thực dân Pháp tìm mọi cách lôi kéo người chí sĩ yêu nước nhưng ông vẫn nêu cao tấm gương bất khuất, không hợp tác với giặc. Ngày ông mất đi, nhân dân vùng Ba Tri tự nguyện để tang ông trong nỗi tiếc thương, kính trọng một nhà văn có nhân cách lớn.

Cuộc đời ông là tấm gương lớn vê nghị lực sống. Tuy bị mù nhưng ông vẫn làm được nhiều việc có ích: dạy học, làm thuốc, sáng tác thơ văn. Là thầy giáo, ông xem việc dạy người quý hơn dạy chữ. Là thầy thuốc, ông lấy việc cứu người làm trọng. Là nhà thơ, ông dùng văn chương để hướng con người đến với cái thiện, dùng ngòi bút của mình đấu tranh chống lại cái xấu, cái ác.

Nguyễn Đình Chiểu là tấm gương sáng ngời về lòng yêu nước chống ngoại xâm. Ông dùng thơ văn để khích lệ tinh thần chiến đấu cho các nghĩa sĩ. Nguyễn Đình Chiểu nêu cao khí tiết, từ chối mọi cám dỗ của chính quyền thực dân Pháp.

 

docx 12 trang cucpham 01/08/2022 880
Bạn đang xem tài liệu "Ôn tập Ngữ văn Lớp 9 - Văn bản "Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga"", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Ôn tập Ngữ văn Lớp 9 - Văn bản "Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga"

Ôn tập Ngữ văn Lớp 9 - Văn bản "Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga"
LỤC VÂN TIÊN CỨU KIỀU NGUYỆT NGA
(Trích LỤC VÂN TIÊN - Nguyễn Đình Chiểu)
I. KIẾN THỨC CHUNG:
1.Về tác gia Nguyễn Đình Chiểu. 
- Tiểu sử: Nguyễn Đình Chiểu (1822-1888), tự là Mạnh Trạch, hiệu Trọng Phủ
+ Sinh tại quê mẹ, làng Tân Thới, huyện Bình Dương, phủ Tân Bình, nay thuộc thành phố Hồ Chí Minh
+ Cha người gốc Huế, vào Gia Định làm quan thư lại, lấy vợ hai là Trương Thị Thiệt, sinh ra Nguyễn Đình Chiểu.
+ Nguyễn Đình Chiểu sau khi mù lòa, sống ở quê mẹ, còn lấy một tên hiệu khác là Hối Trai, nghĩa là cái nhà tối.
- Cuộc đời: một cuộc đời nêu cao khí tiết của kẻ sĩ với một nhân cách thanh cao, đáng trọng
+ Năm 21 tuổi đỗ tú tài
+ Năm 24 tuổi vào Huế dự thi Hội thì nghe tin mẹ mất, ông quay về nhà chịu tang mẹ
+ Trên đường về quê, ông thương mẹ, khóc nhiều nên bị mù cả hai mắt
+ Bị hối hôn, Nguyễn Đình Chiểu về nhà mở trường dạy học, bốc thuốc trị bệnh cứu người và sáng tác thơ văn.
+ Khi thực dân Pháp đánh chiếm nước ta, chiếm dần 3 tỉnh miền Đông, rồi 3 tỉnh miền Tây Nam bộ, Nguyễn Đình Chiểu về sống ở Bến Tre. Tuy thực dân Pháp tìm mọi cách lôi kéo người chí sĩ yêu nước nhưng ông vẫn nêu cao tấm gương bất khuất, không hợp tác với giặc. Ngày ông mất đi, nhân dân vùng Ba Tri tự nguyện để tang ông trong nỗi tiếc thương, kính trọng một nhà văn có nhân cách lớn.
Cuộc đời ông là tấm gương lớn vê nghị lực sống. Tuy bị mù nhưng ông vẫn làm được nhiều việc có ích: dạy học, làm thuốc, sáng tác thơ văn. Là thầy giáo, ông xem việc dạy người quý hơn dạy chữ. Là thầy thuốc, ông lấy việc cứu người làm trọng. Là nhà thơ, ông dùng văn chương để hướng con người đến với cái thiện, dùng ngòi bút của mình đấu tranh chống lại cái xấu, cái ác.
Nguyễn Đình Chiểu là tấm gương sáng ngời về lòng yêu nước chống ngoại xâm. Ông dùng thơ văn để khích lệ tinh thần chiến đấu cho các nghĩa sĩ. Nguyễn Đình Chiểu nêu cao khí tiết, từ chối mọi cám dỗ của chính quyền thực dân Pháp.
GV GIẢNG:
- NĐC là một người con hết mực hiếu thảo. Khi đang thi ở Huế, nghe tin mẹ mất, ông đã bỏ thi, đi bộ ròng rã 3 tháng trời mới về đến Gia Định (SG), trên đường đi, vì thương nhớ mẹ, ông đã khóc đến mù cả hai mắt. Sau đó, ông bị từ hôn. Vượt qua hoàn cảnh, ông đã thành 1 thầy thuốc giỏi, một nhà giáo và một nhà thơ.
- Khí chất con người Nam Bộ của Nguyễn Đình Chiểu được thể hiện ở tính cách: yêu ghét rạch ròi. Điều đó thể hiện qua nhân vật ông quán
 “Quán rằng ghét việc tầm phào
 Ghét cay, ghét đắng ghét vào tận tâm”
Khi TD Pháp sang xâm chiếm VN, chúng lôi kéo những nhân sĩ được nhân dân tin yêu nhằm mục đích chính trị. Nhưng NĐC là một người yêu nước, ông căm ghét thực dân Pháp: không tiếp xúc với quan Pháp, không dùng sản phẩm của Tây, VD như xà bông của Pháp, chỉ dùng sản phẩm của VN, phản đối giặc đến cùng.
-Đám tang của NĐC: cánh đồng Ba Tri của Bến Tre rợp màu tang trắng, hàng ngàn người tham dự và để tang khóc thương cụ đồ Chiểu (3000 người)
=> Cuộc đời của Nguyễn Đình Chiểu là tấm gương sống đầy nghị lực, sống bằng khí phách luôn vượt lên bất hạnh và đau khổ để làm những việc có ích cho dân, cho nước, sống có đạo đức cao cả, yêu thương nhân dân, chống lại kẻ xâm lược.
2. Về sự nghiệp văn học của Nguyễn Đình Chiểu.
Quá trình sáng tác văn học của Nguyễn Đình Chiểu chia làm 2 thời kì:
- Trước khi thực dân Pháp xâm lược (trước 1858): đây là thời kì Nguyễn Đình Chiểu dùng thơ văn để truyền bá đạo lý, theo quan niệm lấy văn chương làm con thuyền chở đạo, mỗi tác phẩm của ông và nhân vật trong thơ ông, đều tiêu biểu cho một phẩm chất của con người, với sự phân biệt rạch ròi giữa tốt- xấu, yêu- ghét.
+ Tác phẩm tiêu biểu: hai truyện thơ dài "Lục Vân Tiên" và "Dương Từ- Hà Mậu". Trong đó, truyện thơ "Lục Vân Tiên" được nhân dân Nam bộ xem như là một "Truyện Kiều" thứ hai.
- Thời kỳ Pháp sang xâm lược (sau 1858): ở thời kỳ này, ngòi bút của Nguyễn Đình Chiểu đã tăng cường thêm tính chiến đấu. Thơ văn là nơi ông thể hiện lòng yêu nước, căm thù giặc, ngợi ca những con người chiến đấu anh dũng vì đất nước
+ Tác phẩm chính: Ngư tiều y thuật vấn đáp, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Văn tế Trương Định, Chạy giặc, Xúc cảnhĐáng chú ý là tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, lần đầu tiên trong lịch sử văn học Việt Nam người nông dân đã chính thức bước lên vũ đài văn học thành một hình tượng hoành tráng, với tầm vóc lớn lao, kỳ vĩ.
3. Truyện thơ “Lục Vân Tiên”
a. Tóm tắt tác phẩm: 
- Truyện Lục Vân Tiên được viết bằng thể lục bát, vì được in nhiều lần nên có nhiều văn bản khác nhau, có khi thêm bớt cả trăm câu thơ. Theo văn bản thường dùng hiện nay, truyện có 2082 câu thơ lục bát.
- Ra đời đầu những năm 50 của thế kỷ XIX. Gồm 4 phần:
1) Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga khỏi tay bọn cướp.
2) Lục Vân Tiên gặp nạn được thần và dân cứu giúp.
3) Kiều Nguyệt Nga gặp nạn vẫn chung thuỷ với Lục Vân Tiên.
4) Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga gặp lại nhau.
Lục Vân Tiên quê ở quận Đông Thành, khôi ngô tuấn tú, tài kiêm văn võ. Nghe tin triều đình mở khoa thi, Vân Tiên từ giã thầy xuống núi đua tài, giữa đường chàng đã đánh tan bọn cướp Phong Lai, cứu được Kiều Nguyệt Nga. Cảm ân đức ấy, Nguyệt Nga tự nguyện gắn bó suốt đời với Vân Tiên và tự hoạ bức chân dung chàng giữ luôn bên mình. Còn Vân Tiên tiếp tục cuộc hành trình, gặp và kết bạn với Hớn Minh, một sĩ tử khác.
Sau khi về nhà thăm cha mẹ, Vân Tiên cùng tiểu đồng lên đường đi thi, ghé thăm Võ Công, người đã hứa gả con gái là Võ Thể Loan cho chàng. Từ đây, Vân Tiên có thêm người bạn đồng hành là Vương Tử Trực, tới kinh đô lại gặp Trịnh Hâm, Bùi Kiệm. Thấy Vân Tiên tài cao, Hâm, Kiệm sinh lòng đố kị, ghen ghét. Lúc sắp vào trường thi, Vân Tiên nhận được tin mẹ mất, liền bỏ thi trở về quê chịu tang. Dọc đường về, Vân Tiên đau mắt nặng, rồi bị mù cả hai mắt, lại bị Trịnh Hâm lừa đẩy xuống sông. Nhờ giao long dìu đỡ đưa vào bãi, Vân Tiên được gia đình ông ngư cứu mạng. Sau đó chàng lại bị cha con Võ Công hãm hại đem bỏ vào hang núi Thương Tòng. Được Du thần và ông tiều cứu ra, Vân Tiên may mắn gặp lại Hớn Minh (vì trừng trị công tử Đặng Sinh ỷ thế làm càn mà Hớn Minh phải bỏ thi, sống lẩn lút trong rừng). Hớn Minh đón Vân Tiên về am dưỡng bệnh. Khoa thi năm ấy Tử Trực đỗ thủ khoa, trở lại nhà họ Võ hỏi thăm tin tức Vân Tiên. Võ Công ngỏ ý muốn gả Thể Loan, bị Tử Trực cự tuyệt và mắng thẳng vào mặt, Võ Công hổ thẹn ốm chết.
Nghe tin Lục Vân Tiên đã chết, Kiều Nguyệt Nga thề sẽ thủ tiết suốt đời. Thái sư đương triều hỏi nàng cho con trai không được, đem lòng thù oán, tâu vua bắt Nguyệt Nga đi cống giặc Ô Qua. Thuyền đi tới biên giới, nàng mang theo bức hình Vân Tiên nhảy xuống sông tự tử. Phật Bà Quan Âm đưa nàng dạt vào vườn hoa nhà họ Bùi. Bùi Công nhận nàng làm con nuôi, nhưng Bùi Kiệm lại nằng nặc đòi lấy nàng làm vợ. Nguyệt Nga phải trốn khỏi nhà họ Bùi, vào rừng nương tựa một bà lão dệt vải.
Lục Vân Tiên ở với Hớn Minh, được tiên cho thuốc, mắt lại sáng, liền trở về nhà thăm cha, viếng mộ mẹ, thăm cha của Kiều Nguyệt Nga. Đến khoa thi, chàng đỗ Trạng nguyên và được nhà vua cử đi dẹp giặc Ô Qua. Hớn Minh được tiến cử làm phó tướng. Đánh tan giặc, Vân Tiên một mình lạc trong rừng và gặp lại Nguyệt Nga. Chàng về triều tâu hết sự tình, kẻ gian ác bị trừng trị, người nhân nghĩa được đền đáp, Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga sum vầy hạnh phúc.
TÓM TẮT NGẮN GỌN:
Lục Vân Tiên là một chàng trai văn võ song toàn. Trên đường về quê thăm cha mẹ thì gặp bọn cướp Phong Lai đang hoành hành. Chàng một mình đánh tan bọn cướp, cứu được Kiều Nguyệt Nga. Cảm tạ ân đức ấy, Nguyệt Nga tự nguyện gắn bó suốt đời với Vân Tiên.
Trên đường đi thi, Vân Tiên nghe tin mẹ mất thì bỏ thi trở về chịu tang. Dọc đường về bị đau mắt nặng, rồi mù cả hai mắt lại bị kẻ xấu lừa đẩy xuống sông. Vân Tiên được gia đình Ngư ông cưu mang. Sau đó chàng lại bị cha con Võ Công hãm hại đem chàng vào rừng. Nhưng chàng may mắn gặp lại người bạn là Hớn Minh.
Nghe tin Lục Vân Tiên chết, Kiều Nguyệt Nga thề sẽ thủ tiết suốt đời. Nàng bị quan thái sư đương triều thù oán vì không chịu gả cho con trai của hắn. Quan thái sư tâu với vua bắt nàng đi cống giặc Ô Qua. Thuyền đi tới biên giới thì Kiều Nguyệt Nga nhảy xuống sông tự tử. Phật Bà Quan Âm đưa nàng vào vườn hoa nhà họ Bùi. Bùi Công nhận nàng làm con nuôi nhưng trớ trêu thay Bùi Kiệm lại đòi lấy nàng làm vợ. Nàng tìm cách trốn khỏi nhà họ Bùi.
Vân Tiên được tiên giúp đỡ cho thuốc, mắt sáng lại. Chàng thi đỗ Trạng nguyên vào khoa thi năm ấy, được cử đi đánh giặc. Lục Vân Tiên đánh thắng giặc, tình cờ gặp lại Kiều Nguyệt Nga. Hai người được sum vầy hạnh phúc.
GV GIẢNG:
-TP Lục Vân Tiên được chuyển thể thành phim Lục Vân Tiên do diễn viên Chi Bảo và Hồng Ánh đóng vai chính
-Chuyển thể thành cải lương, tuồng, chèo
-Chuyển thể thành nhạc kịch Tiên Nga do NSUT Thành Lộc dàn dựng ở sân khấu kịch Ideacaf SG.(Có sự sáng tạo độc đáo, tì nữ Kim Liên thay Kiều Nguyệt Nga cống giặc Ô Qua)
b. Giá trị nội dung
- Nêu cao lý tưởng đạo đức nhân nghĩa: Truyện Lục Vân Tiên là tác phẩm cho con người về đạo đức chân chính, mang tinh thần nhân nghĩa của Nho gia và tư tưởng đạo đức truyền thống dân tộc (thể hiện qua những nhân vật Lục Vân Tiên, Kiều Nguyệt Nga, Vương Tử Trực, Hớn Minh)
- Coi trọng tình nghĩa giữa người với người: tình cha con, mẹ con, tình nghĩa vợ chồng, bè bạn, tình yêu thương, cưu mang, đùm bọc những người gặp khó khăn, hoạn nạn.
- Đề cao tinh thần nghĩa hiệp, sẵn sàng cứu khốn phò nguy (Vân Tiên đánh cướp, Hớn Minh bẻ giò Đặng Sinh). Thể hiện khát vọng của nhân dân hướng tới lẽ công bằng và những điều tốt đẹp trong cuốc đời thông qua kết thúc có hậu của tác phẩm là thiện thắng ác, chính nghĩa thắng gian tà.
- Phê phán, lên án những kẻ bất nhân, phi nghĩa (Võ Công, Võ Thể Loan, Trịnh Hâm, Bùi Kiệm).
→Tác phẩm có tính chất tự truyện, trùng hợp với cuộc đời của Nguyễn Đình Chiểu. Những gì Nguyễn Đình Chiểu chưa làm được đều gởi gắm vào nhân vật Lục Vân Tiên.
c. Giá trị nghệ thuật 
- Thơ văn Nguyễn Đình Chiểu mộc mạc, giản dị mà có sức chinh phục lòng người
+ cảm xúc chân thật, ít dùng những lời văn trau chuốt, bóng bẩy, thậm chí nhiều khi nôm na, bình dị như lời nói ngày thường
+ s ... g để bộc lộ tính cách nhân vật
+ ngôn ngữ mang đậm tính địa phương giản dị, dễ hiểu
4. Nhận xét về NĐC
"Thơ văn thầy đồ Chiểu không phải là vẻ đẹp của cây lúa xanh uốn mình trước làn gió nhẹ mà là vẻ đẹp của đống thóc mẩy vàng. Nó không phải là quả vải thiều Hải Hưng ai ăn cũng thấy ngọt, mà là trái sầu riêng Nam bộ hồ dễ mấy ai quen" (Nguyễn Đình Chú)
"Cái ưu ái đối với người lao động, sự kính mến họ là một đặc điểm của tâm hồn đồ Chiểu" (Xuân Diệu)
Phải hiểu đúng Lục Vân Tiên thì mới thấy hết giá trị của bản trường ca này. Đúng, đây là một bản trường ca ca ngợi chính nghĩa, những đạo đức đáng quý trọng ở đời, ca ngợi những người trung nghĩa! (Phạm Văn Đồng)
5. Bố cục đoạn trích “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga”:
Đoạn trích nằm ở phần đầu của truyện “Lục Vân Tiên”
14 câu đầu: Cuộc chiến đấu giữa Lục Vân Tiên và đảng cướp Phong Lai
Còn lại: Cuộc đối thoại giữa người anh hùng Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga
II. LUYỆN TÂP
ĐỀ: Phân tích nhân vật Lục Vân Tiên
Nguyễn Đình Chiểu là nhà thơ tiêu biểu thời kỳ đất nước ta bị thực dân Pháp xâm lược.
Thơ văn của ông ca ngợi đạo lý làm người, lối sống nghĩa hiệp trọng nghĩa khinh tài. 
“Lục Vân Tiên” là tác phẩm tiêu biểu của ông, tác phẩm được người dân Nam Bộ xem như “Truyện Kiều thứ hai”. Trong đoạn trích, nhân vật Lục Vân Tiên tiêu biểu cho nét đẹp lí tưởng của người anh hùng, vẻ đẹp của tinh thần hào hiệp vì nghĩa quên thân.
Hình ảnh chàng trai nghĩa hiệp sẵn sàng cứu người gặp hoạn nạn đã để lại cho người đọc ấn tượng đẹp sâu sắc khó quên. 
TB:
 a.Lục Vân Tiên đánh cướp cứu Kiều Nguyệt Nga
 -Nếu em là LVT đang trên đường đi thi, thực hiện giấc mộng của đời mình, trong khi lũ cướp rất đông, có vũ khí, hung hãn khét tiếng, trương trường hợp không thắng được bọn chúng không những tiền đồ bị hủy hoại mà tính mạng còn gặp nguy hiểm, em có quyết định sẽ xông vào đánh nhau với chúng để cứu giúp người bị nạn không? Trong hoàn cảnh bọn chúng được tổ chức thành bè đảng như thế, em có tự tin là mình sẽ đánh lai được cả một “lũ kiến, chòm ong” đang bủa vây bịt bùng như thế không?
-Bằng lời kể của em, hãy hình dung trận đánh của LVT với lũ cướp diễn ra như thế nào? Thế trận của trận đánh đó ra sao? Em thử hình dung không khí của trận đánh, thế lực của hai bên? Em hãy tưởng tưởng trong cái thế “tả đột hữu xông”, cây gậy trong tay của LVT có tác dụng như thế nào?
-Trước khi đánh cướp, Lục Vân Tiên được giới thiệu là chàng trai trẻ vừa mới từ giã thầy xuống núi, lên kinh để dự thi.
-Việc Lục Vân Tiên đánh cướp cứu Kiều Nguyệt Nga diễn ra bất ngờ, ở thế không cân bằng: 
 +Vân Tiên chỉ có một mình còn lũ cước thì rất đông: “lâu la”. 
 +Vân Tiên không có gì trong tay chỉ “bẻ cây làm gậy” còn bọn cướp thì được trang bị vũ khí gươm giáo đầy đủ.
 +Vân Tiên là học trò mới xuống núi đơn thân độc mã còn bọn cướp được tổ chức thành bè Đảng nổi tiếng “hung đồ”, hung hăng, tàn ác chuyên nghiệp trong việc cưới bóc “quen thói hồ đồ hại dân”
-Trong thế không cân bằng, không khí trận đánh diễn ra hào hùng, bừng bừng khí thế, hình ảnh Lục Vân Tiên được miêu tả rất đẹp: chàng chủ động tìm đánh bọn cướp: “tả đột, hữu xông”, đánh bên trái đánh bên phải, vừa quan sát, vừa thủ thế, giữ thế chủ động, tấn công liên tục.
-Hình ảnh Lục Vân Tiên một mình giữa một đám cướp hung hăng, Nguyễn Đình Chiểu đã so sánh “Khác nào triệu tử phá vòng Đương Dang”. Triệu Tử là một anh hùng trong tác phẩm “Tam quốc chí” một mình cứu ấu chúa thoát khỏi sự buả vây của Tào Tháo. Với cách so sánh đó, Nguyễn Đình Chiểu đã làm nổi bật vẻ đẹp, sự gan dạ, anh dũng, sự hào hùng của Lục Vân Tiên
═˃Vân Tiên là chàng trai văn võ song toàn, tài đức sẵn sàng ra tay cứu giúp người bị nạn không nghĩ đến sự hiểm nguy đang rình rập, một người anh hùng vì nghĩa quên thân.
b.Lục Vân Tiên trò chuyện với Kiều Nguyệt Nga
GV GIẢNG
-Nếu em là LVT, khi đã cứu được Kiều Nguyệt Nga, em có từ chối khi một người con gái đẹp như KKN lạy tạ ơn không? Hành động của Vân Tiên cho thấy điều gì?
-Khi “bẻ cây làm làm gậy nhằm làm xông vô”, Lục Vân Tiên chỉ hành động với tinh thần nghĩa hiệp của một trang nam nhi hảo hán. Chàng là một người có học, một người quân tử “Giữa đường thấy chuyện bất bình chẳng tha”, người anh hùng không thể khoanh tay đứng nhìn người lương thiện bị hãm hại. Vì vậy Lục Vân Tiên đã ra tay đánh cướp, cứu giúp dân làng. Chàng không hề biết mình đang cứu những cô gái đẹp. 
-Thông thường khi người ta lập được công lao, nhất là cứu được những cô gái đẹp họ thường dễ sinh lòng tự mãn, thích được tán dương. Riêng Vân Tiên, sau khi đánh cướp lại thể hiện mình là một người có tư cách đạo đức tốt đẹp:
 +Biết quan tâm lo lắng cho người bị nạn: “Hỏi ai than khóc ở trong xe này?”
 +Khi biết người bị nạn là thân gái dặm trường, đang rất lo sợ, Vân Tiên động lòng thương xót, liền tìm lời an ủi:
 “Vân tiên nghe nói động lòng
 Đáp rằng ta đã trừ dòng lâu la”
 +Thấy Kiều Nguyệt Nga muốn tạ ơn cứu mạng, chàng vội nói:
 “ Khoan khoan ngồi đó chớ ra
 Nàng là phận gái, ta là phận trai”
→Câu nói bộc lộ tấm lòng nhân hậu, tư cách đạo đức tốt đẹp của Lục Vân Tiên. Chàng muốn giữ gìn khuôn phép, giữ gìn danh dự cho Kiều Nguyệt Nga. 
Chàng coi việc đánh cướp cứu người là lẽ tự nhiên, là việc nên làm của một người làm trai, không cần Kiều Nguyệt Nga phải lạy và tạ ơn.
-Với Kiều Nguyệt Nga, Lục Vân Tiên có ơn cứu mạng, cứu danh dự, cứu cả cuộc đời trong trắng của nàng, ơn nghĩa ấy lớn như trời bể . Nhưng khi Kiều Nguyệt Nga mời chàng về nhà để tạ ơn, Lục Vân Tiên đã khẳng khái từ chối:
 “Vân Tiên nghe nói liền cười
 Làm ơn há dễ trông người trả ơn..
 Nhớ câu kiến nghĩa bất vi (thấy việc nghĩa k làm)
 Làm người thế ấy cũng phi anh hùng”
Đó là nụ cười dễ mến, hào sảng, ngạo nghễ trước vòng danh lợi, thể hiện quan điểm, suy nghĩ về người anh hùng. Nụ cười và câu nói của chàng đã thể hiện phẩm chất đạo đức sáng ngời của một trang nghĩa hiệp. Với chàng, làm việc nghĩa được xem là bổn phận, là lẽ tự nhiên.
-Đó là hành động của đấng trượng phu, của người anh hùng hảo hán trọng nghĩa khinh tài, không màng danh lợi, không ham vinh hoa phú quý không cần phải được đền đáp.
═˃Qua nhân vật Lục Vân Tiên tác giả muốn gửi gắm đến chúng ta một bài học đạo lý nhân nghĩa sẵn sàng giúp người trong cảnh hoạn nạn khó khăn. Đó chính là vẻ đẹp tinh thần nghĩa hiệp của con người Nam Bộ. 
Như vậy, ta thấy đằng sau sau hình ảnh LVT là giấc mơ của Nguyễn Đình Chiểu về một người anh hùng hành đạo giúp đời, giúp người. Nhân cách và khí phách của tác giả NĐC đã ảnh hưởng sâu đậm đến nhân vật LVT: rạch ròi giữa cho và nhận.
III.KB
Đoạn thơ có giá trị đạo lí cao quý, khuyên con người sống nhân nghĩa, lương thiện, ca ngợi người anh hùng trọng nghĩa khinh tài. Trong đoạn trích, nổi bật là hình tượng nhân vật người anh hùng Lục Vân Tiên. Chàng là người anh hùng tài giỏi, có tư cách đạo đức tốt đẹp, hào hiệp trượng nghĩa, sẵn sàng cứu giúp người gặp cảnh hoạn nạn không cần sự trả ơn. Tác giả đã thành công khi sử dụng ngôn ngữ mộc mạc, mang đậm màu sắc Nam Bộ, nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật độc đáo vừa gần gũi vừa cao quý, rất gần với tính cách phóng khoáng của con người Nam Bộ. Vì vậy. hình tượng đẹp đẽ của nhân vật Lục Vân Tiên có sức sống mạnh mẽ trong trái tim của nhân dân Nam Bộ nói riêng và cả nước nói chung.
Chân dung nhân vật Lục Vân Tiên trong đoạn trích:
1. Hành động nhanh, dứt khoát, mạnh mẽ
2. Lời nói cương trực, khẳng khái
3. Động tác mạnh mẽ, linh hoạt khi chiến đấu với đảng cướp
4. Sự gan dạ, dũng cảm, tài năng (được so sánh với Triệu Tử Long)
5. Thái độ quan tâm, hỏi han, tấm lòng nhân hậu
6. Quan niệm sống đẹp, chính trực.
- Lục Vân Tiên là giấc mơ cả nhà văn Nguyễn Đình Chiểu về những người anh hùng dám xả thân vì việc nghĩa.
- Và đó cũng là giấc mơ của mỗi người dân Việt Nam.
III.Mở rộng: (kết nối nv LVT với đời sống)
 1.Lục Vân Tiên thời nay
 a. Họ là ai (tên, nghề nghiệp)
 b Họ ở đâu (ghi ngắn gọn tỉnh hoặc thành phố)
 c.Họ có hành động gì giúp đỡ người khác (ghi vắn tắt)
 d.Định nghĩa (cách hiểu) về “Lục Vân Tiên thời nay”
2.Người anh hùng trong lòng em :
 -Người ấy là ai (tên, nghề nghiệp)
 -Người ấy ở đâu, mối quan hệ với em, tình cảm em dành cho người ấy và ngược lại
 -Người ấy có hành động gì giúp đỡ người khác (Lời nói, việc làm)
 -Nhận xét tính cách, vẻ đẹp phẩm chất?
 -Em học tập được điều gì từ người ấy?
-Cảm nghĩ của em về người ấy, việc làm đẹp của người ấy?
3.HS xây dựng chân dung người anh hùng trong XH hiện đại
Có gì giống và khác so với người anh hùng trong giấc mơ của cụ đồ Chiểu?
4. Quan điểm cá nhân, cách xử sự của em khi gặp tình huống cần giúp đỡ mọi người?
GV GIẢNG
Rất nhiều người sẵn sàng giúp đỡ người khác, giúp người gặp khó khăn hoạn nạn. Trong cuộc sống của XH hiện đại, nhịp sống phố thị trôi đi rất nhanh, con người bị cuốn vào vòng xoáy của cuộc đời nên họ dễ vô cảm trước nỗi đau, trước hoạn nạn của người khác. Vì vậy những hành động đẹp, tinh thần nghĩa hiệp sẵn sàng cứu giúp người gặp nạn, giúp người trong hoàn cảnh khó khăn sẽ tiếp thêm cho mỗi chúng ta niềm tin, niềm hạnh phúc về lẽ sống yêu thương, nhân ái.
-Nghĩ cho cùng thì tất cả đều do sự lựa chọn: chọn làm LVT sẵn sàng cứu giúp người trong cảnh hoạn nạn hay chọn không làm LVT, đó đều là sự chọn lựa của mỗi người.Lựa chọn đó nói cho chúng ta biết mình là ai và nhân cách của chúng ta sẽ hình thành như thế nào trong quá trình sống của mình.
Vẫn có những câu chuyện có rất nhiều người sẵn sàng chọn làm LVT, sẵn sàng giúp đỡ người khác. Và đã có trường hợp nhờ đó mà số phận của họ đã thay đổi. Đó là câu chuyện vè cậu bé bán vé số. Một hôm câu xem các bạn nhỏ ở trường mầm non chơi đùa. Cậu bé xếp dép cho các em rất gọn gàng. Hành động đẹp của cậu bé được lan tỏa.Sau đó, cậu bé được công ty sữa Vinamilk tài trợ để được đi học như bao bạn nhỏ khác. Và có biết bao trường hợp những người sẵn sàng cứu giúp người trong cảnh hoạn nạn: các chiến sĩ áo trắng trong cuộc chiến chống covid, các chiến sĩ công an, bộ đội cứu người dân trong bão lũ
═˃Như vậy, ta thấy vẫn còn có rất nhiều người chọn làm LVT giữa đời thường.

File đính kèm:

  • docxon_tap_ngu_van_lop_9_van_ban_luc_van_tien_cuu_kieu_nguyet_ng.docx