Ôn tập Ngữ văn Lớp 9 - Văn bản "Kiều ở lầu Ngưng Bích"

I.Đọc-tìm hiểu chung:

1.Tác giả-tác phẩm:

Nguyễn Du là một đại thi hào của nền văn học Việt Nam. Sở dĩ nhà thơ đạt được niềm vinh quang đó vì ông đã sáng tác được một tác phẩm có giá trị, trở thành tác phẩm xuất sắc nhất của văn học trung đại Việt Nam «Truyện Kiều». Cảm hứng nhân đạo và vẻ đẹp ngôn từ của truyện thơ này đã chinh phục trái tim bao thế hệ bạn đọc. Đọc đọan trích «Kiều ở lầu Ngưng Bích» chúng ta càng càng cảm phục bút pháp miêu tả tâm trạng nhân vật độc đáo của thi hào Nguyễn Du.

 2. Vị trí đoạn trích+bố cục

* Vị trí đoạn trích:

-Đoạn trích nằm ở phần thứ hai :Gia biến và lưu lạc.

-Gia đình gặp tai biến, Kiều phải bán mình cứu cha và em. Tưởng là bán mình làm vợ lẽ, không ngờ bị Mã Giám Sinh lừa gạt, làm nhục và đưa về lầu xanh, lại còn bị Tú Bà mắng nhiếc, đánh đập. Kiều nhất quyết không chịu tiếp khách làng chơi, không chịu chấp nhận cuộc sống lầu xanh. Đau đớn, phẫn uất, tủi nhục, nàng định tự vẫn. Tú Bà sợ mất vốn bèn lựa lời khuyên giải, dụ dỗ Kiều. Mụ đưa Kiều ra sống riêng ở lầu Ngưng Bích, thực chất là giam lỏng nàng để chuẩn bị một âm mưu đê tiện hơn.

3/ Bố cục: 3 phần

-Sáu câu thơ đầu: Hoàn cảnh cô đơn của Kiều.

-Tám câu thơ tiếp theo: Kiều nhớ Kim Trọng và thương nhớ cha mẹ

-Tám câu thơ cuối: Tâm trạng đau buồn, âu lo của Kiều.

 

docx 10 trang cucpham 01/08/2022 2320
Bạn đang xem tài liệu "Ôn tập Ngữ văn Lớp 9 - Văn bản "Kiều ở lầu Ngưng Bích"", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Ôn tập Ngữ văn Lớp 9 - Văn bản "Kiều ở lầu Ngưng Bích"

Ôn tập Ngữ văn Lớp 9 - Văn bản "Kiều ở lầu Ngưng Bích"
 KIỀU Ở LẦU NGƯNG BÍCH
 (Trích TRUYỆN KIỀU-NGUYỄN DU)
I.Đọc-tìm hiểu chung:
1.Tác giả-tác phẩm:
Nguyễn Du là một đại thi hào của nền văn học Việt Nam. Sở dĩ nhà thơ đạt được niềm vinh quang đó vì ông đã sáng tác được một tác phẩm có giá trị, trở thành tác phẩm xuất sắc nhất của văn học trung đại Việt Nam «Truyện Kiều». Cảm hứng nhân đạo và vẻ đẹp ngôn từ của truyện thơ này đã chinh phục trái tim bao thế hệ bạn đọc. Đọc đọan trích «Kiều ở lầu Ngưng Bích» chúng ta càng càng cảm phục bút pháp miêu tả tâm trạng nhân vật độc đáo của thi hào Nguyễn Du.
 2. Vị trí đoạn trích+bố cục
* Vị trí đoạn trích:
-Đoạn trích nằm ở phần thứ hai :Gia biến và lưu lạc.
-Gia đình gặp tai biến, Kiều phải bán mình cứu cha và em. Tưởng là bán mình làm vợ lẽ, không ngờ bị Mã Giám Sinh lừa gạt, làm nhục và đưa về lầu xanh, lại còn bị Tú Bà mắng nhiếc, đánh đập. Kiều nhất quyết không chịu tiếp khách làng chơi, không chịu chấp nhận cuộc sống lầu xanh. Đau đớn, phẫn uất, tủi nhục, nàng định tự vẫn. Tú Bà sợ mất vốn bèn lựa lời khuyên giải, dụ dỗ Kiều. Mụ đưa Kiều ra sống riêng ở lầu Ngưng Bích, thực chất là giam lỏng nàng để chuẩn bị một âm mưu đê tiện hơn.
3/ Bố cục: 3 phần
-Sáu câu thơ đầu: Hoàn cảnh cô đơn của Kiều.
-Tám câu thơ tiếp theo: Kiều nhớ Kim Trọng và thương nhớ cha mẹ
-Tám câu thơ cuối: Tâm trạng đau buồn, âu lo của Kiều.
II. Đọc -hiểu văn bản:
1.Hoàn cảnh cô đơn của Kiều
 “Trước lầu Ngưng Bích khóa xuân
 Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung
 Bốn bề bát ngát xa trông
 Cát vàng cồn nọ bụi hồng dặm kia”
Tình cảnh:
 -Điển tích “khóa xuân”: khóa kín tuổi xuân, Kiều bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích, cách biệt hoàn toàn với thế giới bên ngoài.
 -Hình ảnh này gợi tình cảnh đáng thương của Kiều.
Khung cảnh lầu NB
-Từ đối lập: Non xa-trăng gần 
 +Hai sự vật xa cách lại ở chung trong một bức tranh
 +Chỉ có Kiều+vầng trăng+ bóng núi→nhấn mạnh hoàn cảnh, tâm trạng cô đơn của Kiều
-Từ láy “bát ngát” + “bốn bề” như tô đậm cái vô cùng, vô tận của không gian.
Nghệ thuật liệt kê ,“cát vàng, bụi hồng” và phép tiểu đối “cồn nọ -dặm kia” như mở rộng không gian về nhiều phía. Không gian vô cùng trống trải, hoang vắng, không có dấu hiệu của sự sống
-Thời gian: “trăng”: chiều tối, thời gian tâm trạng nhấn mạnh nỗi cô đơn
→Kiều cô đơn, trơ trọi chỉ biết là bạn với vầng trăng, bóng núi.
Nỗi niềm của Kiều
 “Bẽ bàng mây sớm đèn khuya
 Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng”
- Phép đảo ngữ và từ láy “bẽ bàng” gợi lên sự xấu hổ và tủi thẹn của Kiều, bị Mã Giám Sinh làm nhục, bị ép làm gái lầu xanh, nàng tủi thẹn khi nghĩ đến thân phận của mình từ một cô gái khuê các rơi vào chốn lầu xanh nhơ nhớp, nhân phẩm bị chà đạp
- Cặp tiểu đối, từ ngữ đối lập “mây sớm” và “đèn khuya” gợi thời gian tuần hoàn, khép kín, hết ngày này sang ngày khác Kiều phải sống trong nỗi cô đơn, tâm trạng buồn tủi, chán ngán.
-Nàng chỉ biết làm bạn với áng mây buổi sớm, ngọn đèn canh khuya, dồn tới nàng là lớp lớp những nỗi niềm chua xót, đau thương khiến tấm lòng như bị chia ra làm hai, nửa giành cho cảnh, nửa giành cho tình (nghệ thuật so sánh) “Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng”
Bức tranh trước lầu Ngưng Bích không còn đơn thuần là bức tranh thiên nhiên mà là bức tranh "tâm cảnh" . Trong cảnh có tình, trong tình có cảnh. Cảnh và tình như hòa hợp làm một. Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đã được tác giả sử dụng thật tài tình. Chính Nguyễn Du đã từng nói:"Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu,/ Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ?".
═˃Bằng bút pháp tả cảnh ngụ tình, kết hợp với với nghệ thuật đối, ước lệ, từ láy, tác giả đã khắc họa thành công hoàn cảnh của Kiều khi ở lầu NB và nỗi cô đơn, tủi hổ, chán ngán của nàng.
Qua đó nhà thơ bộc lộ tấm lòng đồng cảm, yêu thương sâu sắc.
2.Kiều nhớ Kim Trọng và cha mẹ
 a.Nhớ Kim Trọng:
Trong cảnh ngộ cô đơn nơi chân trời góc bể, Kiều đau đớn nhớ tới chàng Kim, mối tình đầu mãnh liệt mà trong sáng của nàng:
 “Tưởng người dưới nguyệt chén đồng,
 Tin sương luống những rày trông mai chờ”
-“Tưởng” là nỗi nhớ da diết, thường trực, khắc sâu vào tiềm thức, có thể hình dung ra bóng hình người yêu (nhãn tự của đoạn thơ)
-Đồng=cùng (đồng lòng), nàng nhớ đến đêm trăng thề nguyền, nhớ kỉ niệm tình yêu
-“Rày trông mai chờ”: nghệ thuật tách từ: rày mai/trông chờ: Kiều thương xót, day dứt vì nghĩ Kim Trọng vẫn chưa hay tin nàng rơi vào hiểm cảnh vẫn ngày đêm trông ngóng tin nàng.
 “Bên trời góc bể bơ vơ
 Tấm son gột rửa bao giờ cho phai”
-Từ láy “bơ vơ” và cách sáng tạo thành ngữ “bên trời góc bể”: nhấn mạnh khoảng cách xa xôi về không gian và thời gian, hoàn cảnh, tâm trạng bơ vơ lưu lạc nơi góc bể chân trời của Kiều
-Câu hỏi tu từ, hình ảnh ẩn dụ:” tấm son”: tấm lòng son sắt
 +Tấm lòng, tình yêu dành cho Kim Trọng luôn son sắt, thủy chung, không phai
 +Tình yêu dành cho Kim Trọng đã bị hoen ố, dập vùi (nàng không giữ được tấm thân trinh trắng)-một cách tự trách, tự thấy mình không xứng đáng.
═˃Kiều chung thủy, trọn tình, không thể quên mối tình sâu nặng với chàng Kim
 b.Nhớ cha mẹ:
Tâm trạng đau đớn, thương nhớ người yêu hẳn chưa nguôi, Kiều lại chồng chất thêm nỗi nhớ thương cha mẹ:
“Xót người tựa cửa hôm mai
Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ?
Sân Lai cách mấy nắng mưa
Có khi gốc tử đã vừa người ôm”
Nếu như khi diễn tả nỗi nhớ chàng Kim của Kiều, Nguyễn Du dùng động từ "tưởng" thì khi diễn tả tấm lòng hiếu lễ với cha mẹ của Kiều, tác giả lại sử dụng tính từ “xót”. “Xót” nghĩa là thương, thương đến mức xót xa trong lòng. 
- Chữ “xót” và câu hỏi tu từ diễn tả một cách chính xác tấm lòng của Kiều dành cho cha mẹ. 
- Nàng xót xa khi hình dung ra chốn quê nhà cha mẹ vẫn ngày đêm tựa cửa ngóng trông, lo lắng cho nàng
- Nàng tự trách bản thân mình vì chưa làm tròn chữ hiếu:
+ Thành ngữ “quạt nồng ấp lạnh” cho thấy sự day dứt khôn nguôi vì không thể tự hầu hạ, chăm sóc, nâng giấc cho cha mẹ. Nàng lo lắng không biết giờ đây ai là người chăm sóc cha mẹ khi thời tiết đổi thay.
+ Các điển tích: “sân Lai, gốc tử” nhấn mạnh tấm lòng hiếu thảo, sự lo lắng cho song thân của Kiều. Nàng tưởng tượng nơi quê nhà đã đổi thay, “gốc tử đã vừa người ôm”, thời gian trôi đi, cha mẹ càng ngày càng già yếu mà mình thì không thể phụng dưỡng.
- Cụm từ “cách mấy nắng mưa” vừa nói được sự xa cách bao mùa mưa nắng, vừa gợi sự tàn phá của thời gian đối với cảnh vật và con người, làm cho cha mẹ ngày càng già yếu, và cần bàn tay chăm sóc của nàng.
- Nỗi nhớ được bộc lộ qua ngôn ngữ độc thoại nội tâm nên càng chân thực, cảm động.
→Nỗi nhớ thương ấy của Kiều đã nói lên nhân cách đáng trân trọng của nàng. Hoàn cảnh của Kiều lúc này thật xót xa, đau đớn nhưng nàng đã quên đi để hướng yêu thương vào những người thân yêu nhất. Trái tim nàng thật rộng lớn, giàu đức hi sinh. Nàng thật sự là một người tình thủy chung, một người con hiếu thảo, một người có tấm lòng vị tha đáng quý. Qua đây, tác giả thể hiện thái độ trân trọng trước vẻ đẹp về nhân cách của Kiều.
3/ Tám câu còn lại: 
Cảnh được cảm nhận qua tâm trạng đau buồn, lo âu của Thúy Kiều.
Tám câu thơ, bốn cặp lục bát đều bắt đầu bằng điệp ngữ: “buồn trông”, và ngôn ngữ độc thoại nội tâm, cùng một nỗi buồn nhưng mỗi câu thơ lại mang nét nghĩa khác nhau. “Buồn trông” nghĩa là nỗi buồn đã có sẵn tự trong lòng nên khi ngắm cảnh, càng ngắm càng buồn. 
Bức tranh thứ nhất:
 “Buồn trông cửa bể chiều hôm
 Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?”
+ Là bức tranh của cảnh chiều hôm nhớ nhà. Thời gian “chiều hôm” (thời gian tâm trạng), không gian mênh mông của “cửa bể” khiến cho nỗi buồn thân phận trở nên thấm thía
+Đại từ phiếm chỉ “ai”và câu hỏi tu từ: “Thuyền aixa xa?” , đảo ngữ “thấp thoáng”, khắc họa nỗi niềm hoài vọng, trông ngóng
+Từ láy “thấp thoáng, xa xa” vừa gợi hình ảnh cánh buồm lênh đênh trên mặt biển nhưng thuyền còn có đi, có về, còn đời Kiều không biết sẽ về đâu?
+ Hình ảnh ẩn dụ “cánh buồm” là hình ảnh rất đắt để thể hiện ngoại cảnh và nội tâm nhân vật. Cánh buồm nhỏ nhoi đơn độc giữa sóng nước mênh mông trong ánh sáng le lói cuối cùng của mặt trời sắp tắt. Con thuyền mỗi lúc một xa, rồi gần như mất hút, biết bao giờ mới tìm được bến bờ neo đậu; cũng như Kiều còn lênh đênh giữa dòng đời, biết bao giờ mới được trở về sum họp, đoàn tụ với những người thân yêu.
-> Cảnh ấy gợi trong lòng người lưu lạc nỗi buồn nhớ da diết về quê nhà xa cách.
Bức tranh thứ hai:
Như để tìm một chút lãng quên, Kiều ngoảnh mặt sang hướng khác, nàng lại bắt gặp hình ảnh một cánh hoa trôi: 
 “Buồn trông ngọn nước mới sa
Hoa trôi man mác biết là về đâu ?”
Từ láy “man mác”, hình ảnh ẩn dụ ‘hoa trôi”: nhìn cánh hoa trôi nổi trên dòng nước, Kiều liên tưởng đến thân phận mình chẳng khác nào cánh hoa kia. “Ngọn nước mới sa ấy”, cánh hoa trôi ấy có khác chi đời Kiều cũng đơn độc, mong manh trên dòng đời vô định, nhiều cạm bẫy. Câu hỏi tu từ: “Hoa trôi man mác biết là về đâu ?” cũng là câu hỏi Kiều đạng tự hỏi về số phận của chính mình. Câu thơ bộc lộ trạng thái hoang mang, lo lắng cho số kiếp lênh đênh chìm nổi của Kiều như cánh hoa mỏng manh, cô độc giữa dòng nước xoáy. Bông hoa kia biết trôi về đâu hay cuộc đời nàng giữa gió dập sóng vùi biết sẽ ra sao?
Bức tranh thứ ba:
Nỗi buồn thấm đượm tâm can, bàng bạc khắp cỏ cây nên Kiều thấy cảnh vật cũng nhuốm một màu sắc úa tàn:
 “Buồn trông nội cỏ rầu rầu
 Chân mây, mặt đất một màu xanh xanh”
Lại một cảnh mênh mông, hoang vắng: một đồng cỏ phẳng lặng, kéo dài mãi đến cuối tầm nhìn. Cả một không gian rộng lớn lại vắng vẻ vô cùng, chỉ có đồng cỏ trải dài vô tận nhưng cỏ ở đây không xanh ngắt hay tràn đầy sức sống mà lại “rầu rầu”. 
+Từ láy “rầu rầu” biểu hiện một cách rõ nét sự úa tàn của cảnh vật. Từ chân mây đến mặt đất, đâu đâu cũng là sự ảm đạm. 
+ Phép ẩn dụ “chân mây, mặt đất”, nét vẽ không gian: “nội cỏ”, chân mây”, “mặt đất” gợi một không gian vô cùng rộng lớn càng nhấn mạnh sự cô đơn, trống trải và nỗi buồn choáng ngợp cõi lòng nàng.
Cảnh vật dường như cũng nhuốm màu tâm trạng, bút pháp tả cảnh ngụ tình được sử dụng tài tình, bởi : “Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ?” 
→Cảnh mờ mịt như tương lai mờ mịt, Thúy Kiều cảm nhận rõ sự cô đơn, nhỏ nhoi của thân phận.
Bức tranh cuối:
Nỗi buồn như vây phủ lấy tâm trạng Kiều, nàng hướng đôi mắt ra biển cả, lại đối mặt với cơn phong ba dữ dội của tiếng sóng:
 “Buồn trông gió cuốn mặt duềnh
 Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi”
Bức tranh thật dữ dội: một vũng biển ăn sâu vào đất liền, gió biển hun hút, gió cuốn ào ào khiến mặt biển nổi đầy sóng lớn, trắng xóa một màu. Tiếng sóng thét gào cuồng nộ xô đập vào bờ, xô đập vào nhau, chưa hết lớp này đã đến lớp khác, liên tục bất tận. Tiếng sóng lớn quá, Kiều tưởng như mình không còn ngồi ở lầu Ngưng Bích nữa, mà như ngồi giữa duềnh biển mênh mông ấy. 
 +Từ láy “ầm ầm” như dự báo một cơn phong ba bão táp sắp ập đến cuộc đời Kiều. 
+ Thiên nhiên là một ẩn dụ cho những biến cố kinh hoàng sắp sửa ập xuống cuộc đời nàng; ẩn dụ cho những con sóng số phận sắp sửa chôn vùi nàng; ẩn dụ cho một tương lai đầy sóng gió.
-> Thiên nhiên hiện lên chân thực, sinh động nhưng cũng rất ảo. Đó là cảnh được nhình qua tâm trạng theo quy luật: “Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu/ Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”
-Cảnh được nhìn từ xa đến gần, màu sắc từ nhạt đến đậm, âm thanh từ tĩnh đến động để diễn tả nỗi buồn từ man mác, mông lung đến lo âu, kinh sợ, dồn đến bão táp của nội tâm.
→Tám câu cuối là đoạn thơ tiêu biểu cho bút pháp tả cảnh ngụ tình của Nguyễn Du. Đó là cách biểu hiện “tình trong cảnh ấy, cảnh trong tình này”, là thực cảnh mà cũng là tâm cảnh.
=>Đằng sau nỗi buồn và tâm trạng bi thương của Kiều là lời tố cáo đanh thép của Nguyễn Du đối với xã hội phong kiến thối nát đã xô đẩy một người con gái trong trắng, ngây thơ, lương thiện đến bước đường cùng không lối thoát. Đoạn thơ cho thấy Nguyễn Du thật là bậc thầy trong việc miêu tả tâm lí nhân vật. Ông đã tái hiện bức tranh tâm trạng đầy xúc cảm của Kiều một cách hết sức tinh tế. Qua đó, ta cảm nhận được tình yêu thương sâu sắc, sự cảm thông của ông đối với số phận của một người con gái bất hạnh.
III. Kết bài:
Đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” đã thể hiện chân thực cảnh ngộ cô đơn, buồn tủi đáng thương của Kiều. Đồng thời nói lên nỗi nhớ người thân da diết và tấm lòng thủy chung, hiếu thảo, vị tha của nàng khi bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích. Đoạn thơ cho thấy Nguyễn Du thật tài tình trong việc sử dụng ngôn ngữ. Với cách sử dụng ngôn ngữ cô đọng, hàm súc, hình ảnh giàu sức biểu cảm, kết hợp với thể thơ lục bát uyển chuyển, Nguyễn Du đã để lại cho đời một bức tranh tâm trạng làm xúc động lòng người. Qua đó, tác giả thể hiện được thái độ cảm thương sâu sắc với nỗi đau mà Kiều phải trải qua, ca ngợi phẩm chất đẹp đẽ của nàng. Nỗi đau của thi nhân trước số phận đáng thương của Kiều cũng là hồi chuông cảnh tỉnh đối với con người: xin đừng ngoảnh mặt, quay lưng trước những số phận bất hạnh.

File đính kèm:

  • docxon_tap_ngu_van_lop_9_van_ban_kieu_o_lau_ngung_bich.docx