Ôn tập Ngữ văn Lớp 9 - Đoạn trích "Chị em Thúy Kiều" của tác giả Nguyễn Du
1. Vị trí đoạn trích
o “Chị em Thúy Kiều” nằm ở phần đầu tác phẩm, giới thiệu cho người đọc về gia thế và chân dung, vẻ đẹp của 2 người con gái Thúy Vân, Thúy Kiều.
2. Một số khái niệm cần thiết
o Bút pháp lí tưởng hóa (dùng để xây dựng nhân vật chính diện):
nhà văn luôn chú trọng phát hiện vẻ đẹp nhân vật, nâng hình ảnh nhân vật lên đến mức lí tưởng, hoàn mĩ.
nhà văn dành cho nhân vật tình cảm yêu quý, sự ngưỡng mộ.
hình ảnh miêu tả nhân vật thường đặt trong mỗi liên hệ, so sánh với thế giới tự nhiên, mang tính chất ước lệ, tượng trưng.
o Ước lệ, tượng trưng
ước lệ: những quy ước, hình ảnh quen dùng đã trở nên phổ biến. luôn lấy thiên nhiên làm chuẩn để so sánh với vẻ đẹp của con người
tượng trưng: hình ảnh phải với ý nghĩa tả thực mà là biểu trưng, ẩn dụ.
3. Bố cục đoạn trích: 4 phần
o Bốn câu đầu: Giới thiệu chung về 2 chị em Thúy Kiều
o Bốn câu tiếp theo: Vẻ đẹp của Thuý Vân.
o Mười hai câu tiếp: Vẻ đẹp và tài năng của Thuý Kiều.
o Bốn câu cuối: Cuộc sống êm đềm của hai chị em Thúy Kiều
Tóm tắt nội dung tài liệu: Ôn tập Ngữ văn Lớp 9 - Đoạn trích "Chị em Thúy Kiều" của tác giả Nguyễn Du
CHỊ EM THÚY KIỀU - Trích “Truyện Kiều” - Nguyễn Du - MỤC TIÊU BÀI HỌC 1/ Phân tích được: vẻ đẹp chân dung Thúy Vân vẻ đẹp chân dung Thúy Kiều những dự cảm của Nguyễn Du về số phận nhân vật đặc sắc nghệ thuật miêu tả chân dung nhân vật của Nguyễn Du 2/Vẽ sơ đồ tư duy về chân dung 2 chị em Thúy Kiều để tóm tắt nội dung bài học (bài tập về nhà) I/ Tìm hiểu chung 1. Vị trí đoạn trích “Chị em Thúy Kiều” nằm ở phần đầu tác phẩm, giới thiệu cho người đọc về gia thế và chân dung, vẻ đẹp của 2 người con gái Thúy Vân, Thúy Kiều. 2. Một số khái niệm cần thiết Bút pháp lí tưởng hóa (dùng để xây dựng nhân vật chính diện): nhà văn luôn chú trọng phát hiện vẻ đẹp nhân vật, nâng hình ảnh nhân vật lên đến mức lí tưởng, hoàn mĩ. nhà văn dành cho nhân vật tình cảm yêu quý, sự ngưỡng mộ. hình ảnh miêu tả nhân vật thường đặt trong mỗi liên hệ, so sánh với thế giới tự nhiên, mang tính chất ước lệ, tượng trưng. Ước lệ, tượng trưng ước lệ: những quy ước, hình ảnh quen dùng đã trở nên phổ biến. luôn lấy thiên nhiên làm chuẩn để so sánh với vẻ đẹp của con người tượng trưng: hình ảnh phải với ý nghĩa tả thực mà là biểu trưng, ẩn dụ. 3. Bố cục đoạn trích: 4 phần Bốn câu đầu: Giới thiệu chung về 2 chị em Thúy Kiều Bốn câu tiếp theo: Vẻ đẹp của Thuý Vân. Mười hai câu tiếp: Vẻ đẹp và tài năng của Thuý Kiều. Bốn câu cuối: Cuộc sống êm đềm của hai chị em Thúy Kiều II. Tìm hiểu chi tiết Giới thiệu chung về 2 chị em Thúy Kiều Lời giới thiệu về 2 chị em Thúy Kiều: Sử dụng cụm từ: hai ả tố nga Sự kết hợp giữa từ thuần Việt với từ Hán Việt khiến cho lời giới thiệu tự nhiên nhưng cũng không kém phần trang trọng. Tạo cho người đọc ấn tượng, tình cảm với 2 người con gái xinh đẹp. Xác định thứ bậc của 2 chị em trong gia đình: Kiều là chị, Vân là em. Khái quát vẻ đẹp của Thúy Vân, Thúy Kiều: Mai cốt cách: vóc dáng mảnh mai, thanh cao như hoa mai Tuyết tinh thần: tâm hồn trong sáng, thánh thiện, thuần khiết như tuyết Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười Sử dụng nghệ thuật tiểu đối: mỗi người con gái đều có một vẻ đẹp riêng, giá trị riêng nhưng nhìn chung, cả 2 bức chân dung Thúy Kiều, Thúy Vân đều đạt đến vẻ đẹp tuyệt mĩ, toàn vẹn 2/ Nhân vật Thúy Vân Nội dung thể hiện (Đặc điểm được miêu tả) Nghệ thuật Nhận xét, đánh giá Tác giả: 3/ Nhân vật Thúy Kiều Câu thơ Nội dung thể hiện Nghệ thuật Nhận xét, đánh giá a/Khái quát: Kiều càngphần hơn b/ Cụ thể *Sắc “Làn ...hai” *Tài+Tình Đánh giá chung 4. Cuộc sống êm đềm của hai chị em Thúy Kiều Phong lưu rất mực hồng quần..Tường đông ong bướm đi về mặc ai. Cuộc sống rất mực phong lưu, sung sướng của những tiểu thư khuê các Cuộc sống được chở che, bao bọc, chưa biết đến những bất trắc trong cuộc đời Cuộc sống bình yên, chưa biết đến tình yêu, không để tâm tới những người con trai thương thầm, trộm nhớ. III. Tổng kết 1. Về nghệ thuật Nghệ thuật tả người từ khái quát đến tả chi tiết; tả ngoại hình mà bộc lộ tính cách, dự báo số phận. Ngôn ngữ gợi tả, sử dụng hình ảnh ước lệ, các biện pháp ẩn dụ, nhân hoá, liệt kê, so sánh, dùng điển cố. 2. Về nội dung Ca ngợi vẻ đẹp chuẩn mực, lý tưởng của người phụ nữ phong kiến Dự báo số phận tương lai của họ. Bộc lộ tư tưởng nhân đạo, quan điểm thẩm mỹ tiến bộ, triết lý vì con người: trân trọng yêu thương, quan tâm lo lắng cho số phận con người. CHỊ EM THÚY KIỀU - Trích “Truyện Kiều” - Nguyễn Du - MỤC TIÊU BÀI HỌC 1/ Phân tích được: vẻ đẹp chân dung Thúy Vân vẻ đẹp chân dung Thúy Kiều những dự cảm của Nguyễn Du về số phận nhân vật đặc sắc nghệ thuật miêu tả chân dung nhân vật của Nguyễn Du 2/Vẽ sơ đồ tư duy về chân dung 2 chị em Thúy Kiều để tóm tắt nội dung bài học (bài tập về nhà) I/ Tìm hiểu chung 1. Vị trí đoạn trích “Chị em Thúy Kiều” nằm ở phần đầu tác phẩm, giới thiệu cho người đọc về gia thế và chân dung, vẻ đẹp của 2 người con gái Thúy Vân, Thúy Kiều. 2. Một số khái niệm cần thiết Bút pháp lí tưởng hóa (dùng để xây dựng nhân vật chính diện): nhà văn luôn chú trọng phát hiện vẻ đẹp nhân vật, nâng hình ảnh nhân vật lên đến mức lí tưởng, hoàn mĩ. nhà văn dành cho nhân vật tình cảm yêu quý, sự ngưỡng mộ. hình ảnh miêu tả nhân vật thường đặt trong mỗi liên hệ, so sánh với thế giới tự nhiên, mang tính chất ước lệ, tượng trưng. Ước lệ, tượng trưng ước lệ: những quy ước, hình ảnh quen dùng đã trở nên phổ biến. luôn lấy thiên nhiên làm chuẩn để so sánh với vẻ đẹp của con người tượng trưng: hình ảnh phải với ý nghĩa tả thực mà là biểu trưng, ẩn dụ. 3. Bố cục đoạn trích: 4 phần Bốn câu đầu: Giới thiệu chung về 2 chị em Thúy Kiều Bốn câu tiếp theo: Vẻ đẹp của Thuý Vân. Mười hai câu tiếp: Vẻ đẹp và tài năng của Thuý Kiều. Bốn câu cuối: Cuộc sống êm đềm của hai chị em Thúy Kiều II. Tìm hiểu chi tiết Giới thiệu chung về 2 chị em Thúy Kiều Lời giới thiệu về 2 chị em Thúy Kiều: Sử dụng cụm từ: hai ả tố nga Sự kết hợp giữa từ thuần Việt với từ Hán Việt khiến cho lời giới thiệu tự nhiên nhưng cũng không kém phần trang trọng. Tạo cho người đọc ấn tượng, tình cảm với 2 người con gái xinh đẹp. Xác định thứ bậc của 2 chị em trong gia đình: Kiều là chị, Vân là em. Khái quát vẻ đẹp của Thúy Vân, Thúy Kiều: Mai cốt cách: vóc dáng mảnh mai, thanh cao như hoa mai Tuyết tinh thần: tâm hồn trong sáng, thánh thiện, thuần khiết như tuyết Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười Sử dụng nghệ thuật tiểu đối: mỗi người con gái đều có một vẻ đẹp riêng, giá trị riêng nhưng nhìn chung, cả 2 bức chân dung Thúy Kiều, Thúy Vân đều đạt đến vẻ đẹp tuyệt mĩ, toàn vẹn 2/ Nhân vật Thúy Vân Nội dung thể hiện (miêu tả nét đẹp của TV) Nghệ thuật thể hiện Nhận xét, đánh giá *Khái quát: trang trọng-> cao sang, quý phái *Cụ thể: - Khuôn mặt: tròn trịa, đầy đặn, tươi sáng như trăng - Đôi lông mày: đậm sắc nét - nụ cười tươi như hoa - lời nói trong như ngọc, thốt ra những lời đẹp đẽ - Tóc nàng mềm mại, óng ả, bồng bềnh hơn cả mây -Làn da, trắng trẻo mịn màng hơn cả tuyết -Ước lệ, tượng trưng - Bút pháp lí tưởng hóa - Từ láy: đầy đặn, nở nang+ từ Hán Việt - So sánh, nhân hóa, tiểu đối - Nói quá - Ẩn dụ ->Khắc họa được vẻ đẹp tươi tắn, trẻ trung, kiều diễm của một cô gái đang độ trăng tròn -> Dự báo về số phận, tương lai của Thúy Vân: nàng sẽ sống một cuộc đời suôn sẻ, bình lặng, êm đềm Tác giả: tài năng, có tấm lòng yêu thương, trân trọng, ngợi ca 3/ Nhân vật Thúy Kiều Câu thơ Nội dung thể hiện Nghệ thuật Nhận xét, đánh giá a/Khái quát: Kiều càngphần hơn - Vân đã đẹp, Kiều còn đẹp hơn- sắc sảo, mặn mà. Nàng còn có tài - Nghệ thuật đòn bẩy (vẽ mây nảy trăng, tá khách hình chủ): TVân là điểm tựa để cho TK được nỏi bật - Không đi vào chỉ tiết mà chỉ tập trung miêu tả đôi mắt - Từ láy: Sắc sảo, mặn mà - Phó từ: càng - Từ có ý so sánh: so bề, phần hơn ->Tất cả đã nâng nhân vật chính lên 1 bậc cao hẳn cả tài lẫn sắc trước mắt người đọc. ->Kiều không chỉ sắc sảo mặn mà trong nhan sắc mà còn sắc sảo về trí tuệ và “ mặn mà” trong tình cảm. b/ Cụ thể *Sắc “Làn ...hai” - Đôi mắt Kiều đẹp, trong sáng, long lanh như làn nước mùa thu - Đôi lông mày tươi trẻ như dáng núi mùa xuân - Nàng đẹp đến độ thiên nhiên cũng phải ghen tức, đố kị - Nàng đẹp đến độ nước nghiêng thành đổ - Ước lệ, tượng trưng - Bút pháp lí tưởng hóa - So sánh, ẩn dụ, nhân hóa, tiểu đối, điển tích, nói quá ->Miêu tả được vẻ đẹp tuyệt sắc giai nhân/ tuyệt mĩ của Thúy Kiều ->Dự báo được số phận tương lai: lành ít, dữ nhiều *Tài+Tình - Kiều không chỉ đẹp mà còn thông minh và rất mực tài hoa -Nàng giỏi cả cầm, kì, thi, họa (tài đàn, cờ, thơ, vẽ). -Trong đó giỏi hơn cả là tài đàn-> giỏi đến mức tự soạn cho mình 1 bản có tên là Bạc mệnh mà ai nghe cũng sầu thảm - Hệ thống từ ngữ giàu giá trị biểu cảm, tính từ, động từ mạnh cực tả tài năng của Thúy Kiều: vốn sẵn, đủ mùi, làu bậc, ăn đứt, tay lựa, thiên Bạc mệnh càng não nhân -> Cho thấy tài năng của nàng đã đạt đến mức lí tưởng -> hé lộ nàng một người có trái tim đa sầu đa cảm, có nội tâm sâu sắc. -> Bản nhạc của Kiều vừa chứng tỏ cái tài, vừa thể hiện cái tình của nàng với cuộc đời Đánh giá chung Kết hợp nhiều biện pháp nghệ thuật đặc sắc không chỉ miêu tả được vẻ đẹp và tài năng của Thúy Kiều mà còn dự báo trước tương lai của nàng không những truyền cho người đọc tình cảm yêu mến nhân vật mà còn truyền cả nối lo âu phấp phỏng về tương lai nhân vật. 4. Cuộc sống êm đềm của hai chị em Thúy Kiều Phong lưu rất mực hồng quần..Tường đông ong bướm đi về mặc ai. Cuộc sống rất mực phong lưu, sung sướng của những tiểu thư khuê các Cuộc sống được chở che, bao bọc, chưa biết đến những bất trắc trong cuộc đời Cuộc sống bình yên, chưa biết đến tình yêu, không để tâm tới những người con trai thương thầm, trộm nhớ. III. Tổng kết 1. Về nghệ thuật Nghệ thuật tả người từ khái quát đến tả chi tiết; tả ngoại hình mà bộc lộ tính cách, dự báo số phận. Ngôn ngữ gợi tả, sử dụng hình ảnh ước lệ, các biện pháp ẩn dụ, nhân hoá, liệt kê, so sánh, dùng điển cố. 2. Về nội dung Ca ngợi vẻ đẹp chuẩn mực, lý tưởng của người phụ nữ phong kiến Dự báo số phận tương lai của họ. Bộc lộ tư tưởng nhân đạo, quan điểm thẩm mỹ tiến bộ, triết lý vì con người: trân trọng yêu thương, quan tâm lo lắng cho số phận con người.
File đính kèm:
- on_tap_ngu_van_lop_9_doan_trich_chi_em_thuy_kieu_cua_tac_gia.docx