Ôn tập Ngữ văn Lớp 8 - Văn tự sự
yếu tố của văn tự sự
Nhân vật, thời gian, địa điểm, nguyên nhân, diễn biến, kết quả
Mô hình bàn tay
-Setting: when, where (k gian, th gian nghệ thuật)
-Character: who? Nhân vật chính, nhân vật phụ (chọn ngôi kể)
-Problem : What went wrong? -Vấn đề? Có chuyện gì xảy ra?
Cần dựa vào đề bài.
-Events: Beginning, Middle, End
(sự kiện: bắt đầu, giữa, kết thúc)
(Bổ sung: sự việc bắt đầu, sự việc phát triển, sự việc cao trào, sự việc kết thúc)
-Solution: How was the problem solved?
(Vấn đề giải quyết như thế nào?)
-Sử sụng kết hợp: kể+tả+bộc lộ cảm xúc
Đưa yếu tố nghị luận vào văn tự sự
VD:
-Bộc lộ cảm xúc: sử dụng các từ ngữ cảm thán: chao ôi, xiết bao, biết bao, biết chừng nào, biết bao nhiêu
-Đưa yếu tố nghị luận:
VD: Lòng nhân ái: Tất cả rồi cũng sẽ trở về với cát bụi, chỉ có tình yêu thương là còn mãi. Đến bây giờ tôi mới hiểu tại sao mẹ luôn nhắc nhở tôi phải luôn biết sống yêu thương nhân ái, quan tâm đến mọi người xung quanh và mẹ luôn nói “Cho đi là còn mãi”
2.Kết hợp: +đối thoại (hai nhân vật trò chuyện cùng nhau-dẫn trực tiếp)
VD: Lan hỏi tôi:
-Sao cậu đến lớp muộn thế?
Tôi trả lời:
-Tớ vừa chứng kiến một câu chuyện rất cảm động, một câu chuyện về lòng hiếu thảo và tớ phải giúp một cô bé đáng thương cậu ạ! Vì vậy mà tớ đã đến lớp muộn.
+độc thoại nội tâm (nhân vật tự nói với chính mình, bày tỏ suy nghĩ, nhận xét, cảm nghĩ, nội tâm của mình như: thầm nghĩ, tự hỏi lòng mình, tự nhủ, tự hứa, tự nói với chính mình, tự dặn lòng .)
Tóm tắt nội dung tài liệu: Ôn tập Ngữ văn Lớp 8 - Văn tự sự
VĂN TỰ SỰ I.LƯU Ý: 1.6 yếu tố của văn tự sự Nhân vật, thời gian, địa điểm, nguyên nhân, diễn biến, kết quả Mô hình bàn tay -Setting: when, where (k gian, th gian nghệ thuật) -Character: who? Nhân vật chính, nhân vật phụ (chọn ngôi kể) -Problem : What went wrong? -Vấn đề? Có chuyện gì xảy ra? Cần dựa vào đề bài. -Events: Beginning, Middle, End (sự kiện: bắt đầu, giữa, kết thúc) (Bổ sung: sự việc bắt đầu, sự việc phát triển, sự việc cao trào, sự việc kết thúc) -Solution: How was the problem solved? (Vấn đề giải quyết như thế nào?) -Sử sụng kết hợp: kể+tả+bộc lộ cảm xúc Đưa yếu tố nghị luận vào văn tự sự VD: -Bộc lộ cảm xúc: sử dụng các từ ngữ cảm thán: chao ôi, xiết bao, biết bao, biết chừng nào, biết bao nhiêu -Đưa yếu tố nghị luận: VD: Lòng nhân ái: Tất cả rồi cũng sẽ trở về với cát bụi, chỉ có tình yêu thương là còn mãi. Đến bây giờ tôi mới hiểu tại sao mẹ luôn nhắc nhở tôi phải luôn biết sống yêu thương nhân ái, quan tâm đến mọi người xung quanh và mẹ luôn nói “Cho đi là còn mãi” 2.Kết hợp: +đối thoại (hai nhân vật trò chuyện cùng nhau-dẫn trực tiếp) VD: Lan hỏi tôi: -Sao cậu đến lớp muộn thế? Tôi trả lời: -Tớ vừa chứng kiến một câu chuyện rất cảm động, một câu chuyện về lòng hiếu thảo và tớ phải giúp một cô bé đáng thương cậu ạ! Vì vậy mà tớ đã đến lớp muộn. +độc thoại nội tâm (nhân vật tự nói với chính mình, bày tỏ suy nghĩ, nhận xét, cảm nghĩ, nội tâm của mình như: thầm nghĩ, tự hỏi lòng mình, tự nhủ, tự hứa, tự nói với chính mình, tự dặn lòng.) VD: Tôi thầm nghĩ cô bé đáng thương quá, mình cần giúp đỡ cho cô bé 3. Chú ý yêu cầu: -Chứng kiến: Sử dụng ngôi kể thứ 3, kể lại câu chuyện 1 cách khách quan, có thể đưa bình luận, nhận xét, suy nghĩ về nhâ vật, sự việc, gọi nhân vật bằng tên. -Tham gia vào câu chuyện: Sử dụng ngôi kể thứ nhất, mình là một nhân vật trong câu chuyện, kể lại sự việc mình từng trải qua, thể hiện cảm xúc chân thật của chính mình, người kể xưng “tôi” 4.Cách mở bài, kết bài: a.Mở bài -Mở bài bằng một âm thanh: VD: Chiều nay, nghe cô Tư hàng hàng xóm cất tiếng hát ru con: “Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa/Miệng nhai cơm búng lưỡi lừa cá xương? em lại hình dung ra bóng dáng người mẹ dịu hiền của em. Mẹ em đó, người đã mang nặng đẻ đau, đã chịu bao vất vả để nuôi em khôn lớn. Và em chợt nhớ đến một kỉ niệm về mẹ, một kỉ niệm đã để lại trong em bao cảm xúc khó quên. -Mở bài bằng một lời nói VD: Mai ơi đi học không? Đó là câu nói quen thuộc của Hằng, người bạn thân của em. Ngày nào cô ấy cũng sang gọi em đi học. Và chúng em đã có những kỉ niệm tình bạn không thể nào quên. -Mở bài bằng một câu thơ/ ca dao/một câu hát VD: “Có gì đẹp trên đời hơn thế Người với người sống để yêu nhau” Câu thơ đưa tôi vào những dòng suy nghĩ về lẽ sống của đời người khiến tôi chợt nhớ về một câu chuyện xúc động. Đó là câu chuyện về tình người giữa cuộc sống với bao bộn bề lo toan. b.Kết bài: -Cảm nghĩ của em về câu chuyện/về người được kể/ về cách sống, ứng xử -Lời hứa. -Ước mong. 4.Đề bài: (1) Kể về một việc tốt (2) Kể về một lần em mắc lỗi (3) Kể về một kỉ niệm/câu chuyện đáng nhớ II.Luyện tập: Dàn ý chung: 1.Mở bài: -Giới thiệu khái quát về câu chuyện -Cảm nhận suy nghĩ của em về câu chuyện. 2.Thân bài: -Sự việc bắt đầu: Câu chuyện xảy ra vào thời gian nào? Cảnh vật ra sao? Em đã làm gì? Miêu tả cảnh vật và sự việc bộc lộ cảm xúc suy nghĩ của em? -Sự việc phát triển: Em đã nghe gì, thấy gì? Có sử dụng yếu tố miêu tả, bộc lộ cảm xúc. Kể diễn biến của sự việc mà em đã nhìn thấy? Nhìn thấy cảnh tượng ấy em có suy nghĩ gì và em đã làm gì? -Sự việc cao trào: Sự việc phát triển tiếp tục như thế nào? Đưa yếu tố biểu cảm miêu tả và bộc lộ nội tâm. -Sự việc kết thúc: Câu chuyện được giải quyết như thế nào? Kết quả ra sao? Suy nghĩ và cảm xúc của em về sự việc ấy? 3.Kết bài: -Cảm nghĩ của em về câu chuyện - Lời hứa, ước mong. 2.Bài tham khảo: Đề 1: Kể về một việc tốt VD: 1.Người (biết mình sắp mất) hiến tặng bộ phận cơ thể cho người khác 2.Giúp đỡ cho đồng bão lũ lụt, gia đình neo đơn, hoàn cảnh khó khăn, hoạn nạn 3.Giúp người ăn xin, em bé đi lạc, người bị nạn giữa đường 4.Giúp bạn có hoàn cảnh khó khăn: quyên góp tiền giúp bạn khi gia đình bạn gặp nạn, tặng áo ấm, tặng sách vở, đồ dùng học tập, giảng bài cho bạn học yếu EM CHỨNG KIẾN: “Có gì đẹp trên đời hơn thế Người với người sống để yêu nhau” Câu thơ đưa tôi vào những dòng suy nghĩ về lẽ sống của đời người khiến tôi chợt nhớ về một câu chuyện xúc động. Đó là câu chuyện về tình người giữa cuộc sống với bao bộn bề lo toan. Tôi nhớ rất rõ cách đây một năm rồi vào một buổi sáng chủ nhật, một ngày như mọi ngày. Thời gian vẫn nhịp nhàng đều đặn chảy, tôi đạp xe đạp xe xuống bệnh viện để thăm một người bạn. Chưa đầy nửa tiếng đồng hồ tôi đã có mặt tại bệnh viện. Sau một hồi vòng vèo qua từng dãy hành lang, tôi đã đến được khoa Nội nơi bạn của tôi đang dần hồi phục sau một ca mổ. Đang đi tôi bỗng nghe thấy tiếng ồn ào chộn rộn của một số bện nhân và người nhà bệnh nhân ở phòng ở bệnh 307 .Tính tò mò thôi thúc tôi bước vào. Tôi nhìn thấy một anh thanh niên đang nằm trên giường bệnh đọc lời trăng trối cuối cùng của mình cho người nhà viết vào giấy trắng với ước nguyện muốn được hiến một quả tim và hai quả thận cho những người đang còn sống nhưng bất hạnh bị mắc bệnh suy tim và suy thận. Anh có dáng người tầm trung, nước da màu bánh mật, sống mũi cao nhưng một bên mắt bị thâm tím. Khắp người anh chằng chịt những dụng cụ y tế như dây truyền máu, nẹp chân, trên tay là ổ kim tiêm và những dây băng keo y tế trắng. Tôi vô cùng ngỡ ngàng, xúc động trước nghĩa cử cao đẹp của anh thanh niên. Mọi người xung quanh cho tôi biết rõ hơn về câu chuyện. Anh là thợ xây trèo giàn cao để lắp ghép cửa sổ. Chẳng may rủi ro, anh bị tai nạn nghề nghiệp rơi từ trên giàn cao xuống đất dẫn đến gãy cột sống và dập luôn hai lá phổi. Anh được đưa vào bện viện trong hoàn cảnh hết sức ngặt nghèo, tinh mạng như nghìn cân treo sợi tóc. Mặc dù được sự tận tình cứu chữa của đội ngũ y bác sĩ nhưng vì bị thương quá nặng, lại vào trúng vào chỗ hiểm nên anh khó giữ được tính mạng. Biết mình sẽ giã từ cuộc sống, trước khi nhắm mắt xuôi tay anh muốn hiến quả tim và hai quả thận mình cho những người thiếu may mắn khác đang chờ được thay tim, thay thận. Biết rõ sự việc, tôi thấy xót xa trong lòng, vừa khâm phục sự nhân hậu của anh vừa thương xót cho số phận không may của anh. Anh đã sống có ích cho gia đình, cho xã hội, đến khi anh mất đi giá trị của cuộc đời anh không hề mất đi, sự sống của anh vẫn tiếp tục dù là ở trong cơ thể của một người khác. Anh đã đem sự sống của mình trao cho những người đang cần sự sống. Hành động cao cả ấy của anh là biểu hiện của một trái tim vị tha, giàu lòng nhân ái. Anh đã cống hiến sự sống của mình cho những người thiếu may mắn đang cần một phép màu để tiếp tục được sống. Việc làm ấy của anh đẹp hơn vạn lời ca. Tôi bước ra khỏi phòng bệnh mà lòng nặng trĩu buồn thương xen cùng với cái cảm giác ấm áp khi thấy cuộc đời này vẫn còn đẹp biết bao bởi vẫn còn đó những con người có trái tim nhân hậu. Mắt tôi ngân ngấn lệ với bao niềm xúc cảm. Câu chuyện xúc động đầy tình người ấy đã để lại trong lòng tôi một dấu ấn khó phai mờ. Và cũng sau câu chuyện ấy, tôi lại càng thấm thía hơn lời dạy của người xưa: “Hạnh phúc lớn nhất trong cuộc đời của mỗi người là mang niềm hạnh phúc đến cho người khác”, bởi “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình” 2. EM CHỨNG KIẾN BẠN LÀM VIỆC TỐT Trong cuộc đời có những con người với những nghĩa cử cao đẹp khiến ta cảm thấy ngưỡng mộ. Những việc làm của họ tuy nhỏ bé thôi nhưng đã để lại trong trái tim những người chứng kến câu chuyện niềm tin vào sự tốt đẹp vẫn còn tồn tại trong cuộc đời. Người mà tôi muốn kể là Thủy, một người bạn của tôi. Trời chạng vạng tối. Thủy nhấn pê-đan, đạp xe nhanh qua đường Láng dày đặc bóng cây đang in đậm dần trên mặt đường. Mỗi buổi chiều đạp xe về qua đoạn đường này, cô luôn có cảm giác lo âu, hồi hộp. Những chiếc bóng đi lại vật vờ, lẩn lút của người nghiện, những kẻ lang thang luôn lẩn khuất sau gốc cây to. Đã có lần Thủy bị một tên nghiện nắm chặt ghi đông xe đòi xin tiền. Còn những tiếng trêu ghẹo đuổi theo thì vẫn thường xảy ra. Trong tiếng gió ù ù bên tai, Thủy bỗng thấy lọt vào một âm thanh rất khẽ: Chị ơi, cho mẹ con em đi nhờ với!. Không kịp suy nghĩ, Thủy phanh két xe dừng lại. Cô ngơ ngác ngó quanh. Cách chỗ Thủy dừng xe không xa, một bóng người đội nón, tay ôm tay xách hớt hải chạy về phía Thủy. - Chị cần gì? Thủy lạnh lùng hỏi. - Chị cho em đi nhờ xe một đoạn được không? Em không thể đi được nữa... Thủy nhìn kĩ, thấy người đàn bà ấy đang bế một đứa trẻ, tay xách chiếc túi cước đã sờn rách, đoán chừng đó là hai mẹ con người hành khất. Cô nghĩ, chắc họ đi lang thang cả ngày đã quá mệt, mình cho đi nhờ một chút cũng được. Đợi họ yên vị trên gác-ba-ga, cô mới gò lưng đạp tiếp. Hai mẹ con không nặng hơn bốn chục ký. Nhưng chiếc xe đạp cũ cũng phải cót két lăn từng vòng bánh. Hồi lâu, thấy mình không nói gì cũng vô duyên, Thủy hỏi: - Chị về đâu? - Dạ... chị cho em về chỗ nào có nhà trọ. Thủy ngạc nhiên. Người phụ nữ này không có chỗ ở cố định, nhưng cũng không phải là người lấy vỉa hè, gầm cầu làm nơi tá túc. Gặng hỏi tiếp, cô được biết đây không phải là mẹ con người hành khất. Quê chị ở tận Quảng Xương, Thanh Hóa. Chị có người chồng và ba đứa con thơ, đứa lớn nhất mới lên bảy, đứa nhỏ nhất mới một tuổi rưỡi, chị đang bế trên tay. Chồng chị làm công nhân của một công ty hút bùn Cầu đường. Hàng tháng, anh vẫn gửi tiền về giúp đỡ vợ con. Nhưng đã 6 tháng nay, anh không gửi tiền, cũng chẳng có tin tức gì cả. Ở quê nhà, chị lo điên người, tìm đủ mọi cách nhắn tin lên mà không thấy hồi âm. Chị lo anh gặp chuyện gì xấu, nên thường hay mơ thấy những điềm chẳng lành. Cách đây ba ngày, chị đã gửi hai đứa lớn cho ông bà nội chúng, rồi bế đứa nhỏ tìm lên Hà Nội. Toàn bộ số tiền chị mang theo là 41.000đ. Tiền vé ô tô hết ba chục ngàn. Còn 11 ngàn chị mua cháo cho con, trả tiền nhà trọ ở khu Cống Mọc. Bản thân chị chỉ gặm ... Mặt em đỏ cả lên vì xấu hổ, em giật bắn cả người và tưởng như tim mình ngừng đập. Nhưng rồi em đã nhanh trí nhét ngay quyển vở vào trong hộc bàn, chẳng may quyển vở rơi xuống. Mặc dù vẫn còn run lắm, trống ngực đánh thình thịnh nhưng em vội biện hộ, phủ nhận sai trái. Em nói: “Thưa cô, em lấy, cây thước mà tự nhiên quyển vở rơi ra đấy ạ!” Cô giáo nhìn em với ánh mắt thảng thốt như không tin vào sự thật. Có lẽ cô rất thất vọng vì em. Trong đôi mắt của cô giáo em thấy một dấu hỏi to tướng và một nỗi buồn tràn ngập. Cô không nói gì cả nhưng em thấy vẻ mặt cô buồn lắm. Tuy rất xấu hổ vì mình vừa làm chuyện sai trái lại còn phủ nhận, chối tội nhưng mọi chuyện đã lỡ nên em chỉ biết cúi đầu giấu đi sự xấu hổ. Cô giáo đi lên bàn giáo viên, giờ kiểm tra vẫn tiếp tục diễn ra như không có chuyện gì. Em thở phào nhẹ nhõm như trút được một gánh nặng nghìn cân và thầm nghĩ: “May quá, thế là mình đã thoát nạn rồi!” Thế nhưng mọi việc không như em nghĩ. Cuối giờ kiểm tra, cô giáo gọi em đến phòng giáo viên để cô trao đổi một số việc. Nghe cô nói, em đã biết đó là việc gì rồi nên vô cùng lo lắng. Em lê từng bước chân nặng nề trong lòng thắc thỏm không yên giống như không còn một chút sức lực nào. Cô nhìn em, ánh mắt trĩu nặng nỗi buồn, biểu lộ sự thất vọng. Lời cô nhẹ nhàng nhưng thật nghiêm khắc. Từng lời nói của cô như những mũi dao đâm vào tim em đau nhói. Sự việc kết thúc Hôm đó em về nhà với tâm trạng nặng trĩu nỗi buồn chẳng thiết ăn uống. Sao mấy đêm suy nghĩ, em thấy lòng áy náy hối hận day dứt. Ánh mắt, giọng nói của cô cứ ẩn hiện trong giấc mơ của em. Em nhận ra mình đã mắc một lỗi lầm khó tha thứ. Em quyết định đến gặp và nhận lỗi với cô. Nhìn vẻ mặt người ngùng xấu hổ của em, cô nhẹ nhàng xoa đầu em và nói: “Ai cũng có lần mắc lỗi nhưng quan trọng là em phải biết nhìn ra lỗi lầm của mình để khắc phục và đừng bao giờ tái phạm nữa nhé!” Sau chuyện đáng nhớ ấy em đã rút ra cho mình một bài học về giá trị của lòng trung thực. Em hiểu rằng sự chuẩn bị chu đáo chính là yếu tố giúp ta thành công. Bởi nếu không chuẩn bị thì ta sẽ thất bại cho dù đó chỉ là một việc nhỏ như làm một bài kiểm tra. Đây sẽ luôn là bài học quý của em. 3.KB: c1 Lời nói dịu dàng ánh mắt khích lệ, tấm lòng vị tha của cô giáo đã thức tỉnh em. Từ đó, em tự hứa với lòng sẽ cố gắng học tập để không phải mắc sai lầm một lần nào nữa.Lần mắc lỗi ấy đã trở thành một kỉ niệm em không thể nào quên trong quãng đời học sinh của mình. c2 Dù bây giờ em không còn học với cô nữa nhưng tấm lòng vị tha trái tim nhân hậu của cô em sẽ ghi nhớ mãi. Nhờ sự bao dung của cô mà em nhận ra giá trị của lòng trung thực và nhận ra những sai lầm của mình. Sau lần ấy, em học tập chăm chỉ hơn để mãi là cô học trò chăm ngoan đáng yêu luôn được thầy cô tin yêu quý mến. Đó sẽ là kỉ niệm đáng nhớ là hành trang theo em đến suốt cuộc đời. Đề 3 : Kể 1 kỉ niệm khiến em nhớ mãi. Đề (3) Kể về một kỉ niệm/câu chuyện đáng nhớ 1.Một chuyến về quê, trèo cây bị ngã/đi chơi bị lạc khiến người thân lo lắng đi tìm 2.Đi tắm sông/biển/suốigặp nguy hiểm 3.Một chuyến du lịch thú vị cùng gia đình, có kỉ niệm khó quên (gặp bạn mới/ phát hiện cảnh đẹp thú vị) 4. Chọn một trong các đề (2) và gọi đó là kỉ niệm khó quên. BÀI THAM KHẢO 1 1.MB Cách 1 : Ai mà chẳng có một quê hương để thương, để nhớ, để tìm về, em cũng vậy. Quê ngoại em là một vùng trung du, có những cánh đồng thẳng cánh cò bay, có tiếng sáo diều vi vút. Ở nơi đó, em có người bà thân yêu có những kỉ niệm tuổi thơ tươi đẹp. Kỉ niệm một lần cùng bạn đi tắm sông suýt bị chết đuối là một kỉ niệm tuổi thơ khiến em nhớ mãi. (Em không thể nào quên.) Cách 2. « Quê hương mỗi người chỉ một Như là chỉ một mẹ thôi Quê hương nếu ai không nhớ Sẽ không lớn nỗi thành người » Mỗi lần nghe bài hát này trong em lại hiện lên một vùng đất mới với những cánh đồng bát ngát, vùng đồi núi trập trùng. Quê hương em, nơi em yêu tha thiết và là nơi ghi dấu bao kỉ niệm đẹp đẽ thuở thơ ấu của em. Ở nơi đó, em đã có một kỉ niệm đáng nhớ trong một lần cùng bạn đi tắm sông (suối). Kỉ niệm ấy đến bây giờ em vẫn không thể nào quên. TB : - Kể hoàn cảnh trước khi xảy ra sự việc : + Tình cảm của em đối với quê hương.. + Mỗi khi những cánh phượng vĩ như những đốm lửa đỏ rực trên cành, em lại được về thăm quê ngoại. + Hai bên đường những cánh đồng lúa đang thì con gái xanh mơn mởn đang rì rào đón làn gió nhẹ. + Đường làng khúc khủy, quanh co uốn lượn.. + Đằng xa những dãy núi cao ngất, xanh rì đang hiện rõ dần vì làn sương mờ đang tan trong nắng sớm. + Từ đằng xa, em đã nhìn thấy hàng rào râm bụt nở hoa + Em vừa vào đến cổng, con Ruby đã chạy ra sủa inh ỏi. Từ sau vườn, ngoại lom khom đi vào “Ái chà bé Nguyên về rồi đấy à ?” . * Kỉ niệm những ngày ở quê + Những ngày ở quê em thật thú vị : kể chuyện, trèo cây hái ổi, xoài, những buổi chiều cùng lũ bạn ở quê thả diều, thổi sáo hái những chùm hoa dẻ thơm lừng. + Nhớ biết bao những buổi trưa hè đầy nắng em cùng nhỏ bạn thân rủ nhau lên đồi hái những chùm sim chín mọng. + Những buổi tối ở hè thật vui, mọi người cùng ngồi ăn đậu rang (kẹo đậu phộng, kẹo dừa, bánh tráng,) vừa uống nước chè trò chuyện, hỏi thăm nhau về công việc đồng áng. + Em nhớ biết bao những đêm trăng sáng em nằm trong vòng tay ấm áp của ngoại được nghe những câu chuyện cổ tích, những câu hò đưa em vào thế giới thần tiên. * Kỉ niệm đáng nhớ : Đó là một buổi trưa hè đầy nắng, gió thổi mát rượi + Sự việc bắt đầu : Em nghe lời rủ rê của nhỏ bạn hàng xóm, cùng nhau đi tắm sông. + Sự việc phát triển Chúng em đến nơi, lũ nhóc cùng xóm đã tụ tập đông đủ. Nhìn dòng sông xanh mướt, óng ả đang lững lờ trôi, em rất sợ. Lũ bạn động viên em « Xuống đi. Mát lắm » . Chúng nó đã chuẩn bị nhiều thân chuối đã chặt thành khúc, khuyến khích em « Mau lên Nguyên ơi, nhảy xuống đây. Tụi mình cùng nhau thi bơi, sông này cạn lắm » . * Nghe lời đảm bảo của nhỏ bạn thân, em yên tâm cùng các bạn xuống tắm. + Sự việc cao trào: * Nước sông mát rượi, dòng sông hiền hòa, nước trong vắt, em nhìn thấy cả đàn cá bơi lội trên sống, trên mặt nước. xa xa, đám lục bình tím ngắt đang lững lờ trôi. * Chúng em cùng nhau lăn những đoạn thân chuối xuống sông, vừa cười đùa inh ỏi vang cả một khúc sông vắng. + Vừa xuống mặt nước, tay ôm chặt đoạn cây chuối, em cảm nhận dòng nước mát lạnh hòa vào từng làn da sợ thịt, cảm giác thật tuyệt biết bao ! + Vừa vùng vẫy khua nước chúng em vừa la hét cười đùa, cười giỡn không biết chán. Lặn ngụp dưới dòng sông trong buổi trưa hè thật thích, chúng em quên cả thời gian. + Chẳng may, trong lúc phấn khích em bị tuột tay khỏi thân chuối. Em lo sợ, hoảng hốt Một ngụm, hai ngụm rồi ba ngụm nước sông tràn vào cổ hộng em chới với buông tay, vẫy vùng trong tuyệt vọng. + Sự việc kết thúc: + Thật may nhỏ bạn thân đã nhìn thấy, cô ấy vội vàng tìm 1 cây sào cho em bám lấy rồi dìu em vào bờ. Em bị sặc nước và trong cổ chỉ toàn là nước. + Thật hú hồn, may không em đã bị nước cuốn trôi. Chúng em rủ nhau ra về lúc chiều muộn. + Vừa về đến nhà, em đã nhìn thấy ánh mắt giận dữ lo lắng của ngoại. Đánh em 1 roi mà ngoại đã rưng nước mắt (đôi dòng lệ). Đó là lần đầu tiên em bị ngoại đánh và đó là một kỉ niệm khó quên. 3.Kết bài: Kỉ niệm thuở ấu thơ về lần tắm sông suýt chết đuối ấy đã thành kỉ niệm mà em nhớ mãi. Mỗi lần nhớ đến kỉ niệm ấy, em lại thấy lòng quá đỗi ngọt ngào vì những kỉ niệm ở quê ngoại vẫn luôn là kí ức đẹp trong tâm hồn em. BÀI 2: Mỗi chúng ta khi lớn lên, đều bỏ lại đằng sau mình một thời thơ ấu biết bao kỉ niệm buồn vui lẫn lộn. Tôi vẫn nhớ những lần ham chơi quên cả giờ về, hãy những lần mải đi chơi làm mất cả chìa khóa nhà. Nhưng kỉ niệm về người anh họ của em khiến em nhớ mãi không thể nào quên. Trong những dịp nghỉ hè, tôi thường được bố mẹ cho về quê. Tôi rất thích về quê bởi ở đó tôi có một người anh họ. Anh hơn tôi một tuổi và rất quý tôi. Mỗi lần về quê, anh thường dắt tôi đi chơi khắp nơi. Anh đi đằng trước, tôi lũn cũn chạy theo sau. Nhưng khi tôi mỏi chân, anh thường cõng tôi trên lưng. chạy nhong nhong. Ngồi trên lưng anh tôi thích chí cười khanh khách. Quê tôi có bờ lau trắng xóa. Nhưng lúc đang chơi đuổi bắt, không thấy anh đâu, tôi khóc thét lên, anh từ đâu chạy đến, rắc lên đầu tôi những cánh hoa khiến tôi tròn mắt ngạc nhiên. Đặc biệt, tôi rất thích mỗi khi anh và bạn anh thi thả diều, nhìn cánh diều bay lên bầu trời cao lồng lộng, tôi không bao giờ chán. Anh chìu tôi là thế nhưng tính nhõng nhẽo của tôi đã gây nên một tai nạn. Hôm đó, anh dắt tôi đi đến nhà một người bạn. Trên đường đi, tôi bỗng nhìn thấy một cây roi quả sai vô cùng. Những quả roi chín thành từng chùm trông thật thích mắt. Tôi dừng lại và chỉ lên những chùm quả đang lấp ló trong tán lá. Tôi muốn ăn roi. Anh định trèo lên hái cho tôi. Anh đứng ngước mắt lên và lắc đầu: "Cây cao quá, anh không trèo được. Thôi, đi cùng anh ra chợ, anh sẽ mua cho em". Tôi nhất quyết "Không, em thích ăn cả chùm cơ! Ở chợ không có roi giống thế này". Dù anh thuyết phục thế nào, tôi cũng không chịu. Anh càng dỗ, tôi càng bướng và tôi đã ngồi bệt xuống đất, nước mắt bắt đầu chảy dài, tay chân đạp loạn xạ. Tôi biết, anh nhất định sẽ hái cho tôi khi thấy tôi khóc. Và quả thật, tôi đã thắng. Anh kéo tôi đứng dậy, lau nước mắt và nói: "Em nín đi, anh sẽ hái cho em chùm quả đó". Anh dắt tôi đến cổng nhà bác có cây roi, gọi cửa và tôi thấy có một bác chạy ra, anh xin phép bác cho anh được hái một chùm roi. Bác đồng ý nhưng dặn anh tôi phải cẩn thận vì cành roi rất giòn. Anh trèo lên, trèo thật cao để hái được đùng chùm roi tôi thích. Nhưng khi đang hái thì anh trượt chân, ngã nhào từ trên cây xuống. Tôi thấy anh ngã thì chạy đến hỏi: "Anh có đau không?" anh gượng cười, nói: "Anh không sao đâu. Em cứ yên tâm". Nhưng không phải thế, anh bị gãy chân... Bố về quê, biết anh bị gãy chân vì tôi. Bố đã mắng tôi nhưng anh lại nói với bố: "Tất cả là tại cháu, chú đừng mắng em kẻo nó sợ". Dù tôi có gây ra chuyện gì, anh cũng luôn che chở cho tôi. Anh là người anh tuyệt vời của tôi. Kỷ niệm đó mỗi khi nghĩ lại, tôi lại thấy cay cay nơi sống mũi.
File đính kèm:
- on_tap_ngu_van_lop_8_van_tu_su.docx