Ôn tập Ngữ văn Lớp 8 - Văn bản "Tôi đi học"

Câu 1: “Tôi đi học” của Thanh Tịnh được viết theo thể loại nào?

A. Bút kí C. Tiểu thuyết

B. Truyện ngắn trữ tình D. Tuỳ bút

Câu 2: Nhân vật chính trong tác phẩm “Tôi đi học” của Thanh Tịnh là ai?

A. Người mẹ C. Ông Đốc

B. Thầy giáo D. Tôi

Câu 3: Theo em nhân vật chính trong tác phẩm “Tôi đi học” của Thanh Tịnh được thể hiện chủ yếu ở phương diện nào?

A. Lời nói C. Ngoại hình

B. Tâm trạng D. Cử chỉ

Câu 4: Trong tác phẩm “Tôi đi học” của Thanh Tịnh, tâm trạng chủ yếu của “tôi” trong ngày tựu trường như thế nào?

A. Vui vẻ, nô đùa. C. Mong chóng đến giờ vào lớp

B. Không có gì đặc biệt D. Ngập ngừng e sợ, đứng nép bên người thân.

Câu 5: Trong tác phẩm “Tôi đi học” của Thanh Tịnh, ông Đốc và thầy cô giáo đón các học sinh băng thái độ, cử chỉ:

A. Nghiêm khắc, lạnh lùng.

B. Không tỏ thái độ gì đặc biệt.

C. Rất ân cần, niềm nở.

D. Thái độ khác.

 

doc 9 trang cucpham 2420
Bạn đang xem tài liệu "Ôn tập Ngữ văn Lớp 8 - Văn bản "Tôi đi học"", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Ôn tập Ngữ văn Lớp 8 - Văn bản "Tôi đi học"

Ôn tập Ngữ văn Lớp 8 - Văn bản "Tôi đi học"
TÔI ĐI HỌC
Câu 1: “Tôi đi học” của Thanh Tịnh được viết theo thể loại nào?
A. Bút kí C. Tiểu thuyết
B. Truyện ngắn trữ tình D. Tuỳ bút
Câu 2: Nhân vật chính trong tác phẩm “Tôi đi học” của Thanh Tịnh là ai?
A. Người mẹ C. Ông Đốc
B. Thầy giáo D. Tôi
Câu 3: Theo em nhân vật chính trong tác phẩm “Tôi đi học” của Thanh Tịnh được thể hiện chủ yếu ở phương diện nào?
A. Lời nói C. Ngoại hình
B. Tâm trạng D. Cử chỉ
Câu 4: Trong tác phẩm “Tôi đi học” của Thanh Tịnh, tâm trạng chủ yếu của “tôi” trong ngày tựu trường như thế nào?
A. Vui vẻ, nô đùa. C. Mong chóng đến giờ vào lớp
B. Không có gì đặc biệt D. Ngập ngừng e sợ, đứng nép bên người thân.
Câu 5: Trong tác phẩm “Tôi đi học” của Thanh Tịnh, ông Đốc và thầy cô giáo đón các học sinh băng thái độ, cử chỉ:
A. Nghiêm khắc, lạnh lùng.
B. Không tỏ thái độ gì đặc biệt.
C. Rất ân cần, niềm nở.
D. Thái độ khác.
Câu 7:Câu văn "Tôi bặm tay ghi thật chặt, nhưng một quyển vở cũng xệch ra và chênh đầu chúi xuống đất" trong văn bản Tôi đi học của Thanh Tịnh cho ta hiểu điều gì?
Cậu bé chưa quen với việc cầm vở.
Cậu bé chưa tập trung vào việc.
Cậu bé quá hồi hộp.
Cậu bé thấy không đủ sức giữ vở.
Câu 8:Đọc đoạn văn sau:
"Cũng như tôi, mấy cậu học trò mới bỡ ngỡ đứng nép bên người thân, chỉ dám nhìn một nửa hay dám đi từng bước nhẹ. Họ như con chim non đứng bên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ. Họ thèm vụng và ao ước thầm được như những người học trò cũ, biết lớp, biết thầy để khỏi phải rụt rè trong cảnh lạ". (Tôi đi học, Thanh Tịnh)
Biện pháp tu từ nào được tác giả sử dụng trong đoạn văn trên?
A. Nhân hóa. B. So sánh.
C. Điệp ngữ. D. Ẩn dụ.
Câu 9:Ý nào nói đúng nhất tác dụng của biện pháp tu từ được tác giả Thanh Tịnh sử dụng trong đoạn văn:
"Cũng như tôi, mấy cậu học trò mới bỡ ngỡ đứng nép bên người thân, chỉ dám nhìn một nửa hay dám đi từng bước nhẹ. Họ như con chim non đứng bên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ. Họ thèm vụng và ao ước thầm được như những người học trò cũ, biết lớp, biết thầy để khỏi phải rụt rè trong cảnh lạ". (Tôi đi học, Thanh Tịnh)
Tô đậm tâm trạng, cảm giác của nhân vật "tôi" khi nhìn các bạn, thấy các bạn cũng sợ sệt, vụng về như mình. 
Tô đậm tâm trạng, cảm giác của mấy cậu học trò mới khi đứng bên người thân trước giờ vào lớp học. 
Tô đậm niềm mong ước được biết lớp, biết thầy để khỏi phải rụt rè trong khung cảnh trường lớp xa lạ của mấy cậu học trò mới.
Cả A, B, C đều đúng
Câu 10:Hai câu văn sau trong tác phẩm Tôi đi học đã thể hiện những đức tính gì của ông đốc và thầy giáo trẻ?
"Ông đốc tươi cười nhẫn nại chờ chúng tôi...Một thầy giáo trẻ tuổi gương mặt tươi cười, đang đón chúng tôi trước cửa lớp".
Rất vui vẻ.
Hết lòng săn sóc và thương yêu học sinh.
Rất hiền hậu. 
Cả 3 ý trên đều đúng
Câu 11:Trong tác phẩm Tôi đi học của Thanh Tịnh, câu văn nào sau đây không nói lên tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật "tôi" trong buổi tựu trường đầu tiên?
"Lần ấy trường đối với tôi là một nơi xa lạ".
"Cũng như tôi, mấy bạn học trò bỡ ngỡ đứng nép bên người thân, chỉ dám đi từng bước nhẹ".
"Trong lúc ông ta đọc tên từng người, tôi cảm thấy như quả tim tôi ngừng đập".
"Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên thấy lạ".
Câu 12:Câu văn nào sau đây trong văn bản Tôi đi học của Thanh Tịnh không sử dụng biện pháp so sánh để nói lên tâm trạng của nhân vật "tôi"?
"Họ như con chim non đứng bên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ".
"Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng".
"Ý nghĩ ấy thoáng qua trong tôi nhẹ nhàng như một làn mây lướt ngang trên ngọn núi".
"Trong lúc ông ta đọc tên từng người, tôi cảm thấy như quả tim tôi ngừng đập".
Câu 13: Truyện ngắn tôi đi học thuộc phương thức biểu đạt chính nào?
A-Tự sự B- Miêu tả
C- Biểu cảm D- Nghị luận
Câu 14: Nhận xét nào nói đúng nhất về những yếu tố góp phần làm nên chất thơ của tác phẩm?
Truyện được bố cục theo dòng hồi tưởng, cảm nghĩ của nhân vật “tôi”, theo trình tự thời gian của buổi tựu trường.
Có sự kết hợp hài hòa giữa các phương thức tạo lập văn bản như tự sự, miêu tả, biểu cảm.
Tình huống truyện chứa đựng chất thơ kết hợp với việc sử dụng các hình ảnh so sánh giàu chất trữ tình.
Cả A,B,C đều đúng.
Câu 15: Viết đoạn văn tóm tắt truyện: “Tôi đi học”.
Câu 16: Viết đoạn văn cảm nhận về một hình ảnh so sánh được sử dụng trong văn bản.
1.“ Họ như con chim con đứng bên bờ tổ nhìn quãng trời rộng muốn bay nhưng còn ngập ngừng, e sợ. ''
“Tôi đi học '' là một trong những truyện ngắn giàu chất thơ củaThanh Tịnh. Tác phẩm đã kể lại những rung động tinh tế của tuổi học trò nhất là buổi tựu trường. 
Trong tác phẩm này, khi đứng trong sân trường, nhân vật tôi lo sợ vẩn vơ. Cũng như nhân vật tôi, các cậu học trò mới bỡ ngỡ đứng nép bên người thân, chỉ dám nhìn một nửa hay dám đi từng bước nhẹ. Chính vì thế tác giả nghĩ “ Họ như con chim con đứng bên bờ tổ nhìn quãng trời rộng muốn bay nhưng còn ngập ngừng, e sợ. ''
Ở đây, tác giả đã sử dụng thành công nghệ thuật so sánh. Nhìn hình ảnh những cậu học trò lần đầu đến trường mà ông tưởng như những ”con chim non” đang ngập ngừng đứng bên bờ tổ. 
Mái trường như tổ ấm, mỗi cô cậu học trò ngày đầu tiên đi học như cánh chim non đầy ước mơ, khát vọng được khám phá chân trời kiến thức, nhưng cũng rất lo lắng khi nhìn bầu trời mênh mông, bao la bất tận ấy. Bởi thế mà những chú chim non ấy “muốn bay nhưng còn ngập ngừng, e sợ, lúng túng”.
Hình ảnh so sánh này đã giúp ta hiểu rõ hơn tâm trạng háo hức, hồi hộp, lo lắng của những em bé lần đầu tiên tới trường, làm tăng thêm màu sắc trữ tình cho tác phẩm.
 Qua đó, ta cảm nhận được khao khát học tập và tấm lòng yêu quý mái trường, thầy cô  bè bạn của nhà văn.
Hẳn phải là một ngòi bút tài hoa, phải có một tâm hồn nhạy cảm, tinh tế, Thanh Tịnh mới có được hình ảnh so sánh đẹp đến vậy.
2.Tôi  quên thể nào được những cảm giác  trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng.
Gợi ý:  Chú ý đây là cách phân tích một phép tu từ so sánh: A như B ( phân tích B để làm rõ A).
Hình ảnh cành hoa tươi biểu trưng cho cái đẹp, cái tinh hoa tinh tuý, cái đáng yêu, đáng nâng niu của tạo hoá ban cho con người. Dùng hình ảnh cành hoa tươi tác giải nhằm diễn tả những cảm giác, những rung động trong buổi đầu tiên thật đẹp đẽ, đáng yêu, đáng nâng niu vô cùng. Vẻ đẹp ấy không chỉ sống mãi trong tiềm thức, kí ức mà luôn tươi mói vẹn nguyên.
Phép nhân hoá mỉm cười diễn tả niềm vui, niềm hạnh phúc tràn ngập rạo rực và cả một tương lai đẹp đẽ đang chờ phía trước. Rõ ràng những cảm giác, cảm nhận đầu tiên ấy sống mãi trong lòng ''tôi'' với bao tràn ngập hy vọng về tương lai.
Cách diễn tả thật hay, thật đặc sắc và giàu chất thơ. Ta cảm nhận được tấm lòng mãi mãi biết ơn, yêu quý thầy cô, mái trường, bè bạn chủa nhà văn Thanh Tịnh.
3'' Ý nghĩ ấy thoáng qua trong trí tôi nhẹ nhàng như một làn mây lướt ngang trên ngọn núi''
Gợi ý:
   + Yêu cầu về hình thức phải viết thành một đoạn văn hoàn chỉnh
   + Yêu cầu về nội dung cần làm rõ các vấn đề sau:
      - Chỉ ra được vế  so sánh.
      - Hình ảnh làn mây diễn tả sự trong sáng, ngây thơ, dịu dàng đáng yêu của trẻ thơ. Chỉ một ý nghĩ thoáng qua thôi mà sống mãi, đọng mãi và lung linh trong kí ức. Khát vọng mãnh liệt vươn tới một đỉnh cao,..
- Qua đó thể hiện tâm hồn khát khao bay cao, bay xa, vươn tới những chân trời mới.
Viết thành đoạn văn:
     Trong truyện ngắn ''Tôi đi học'' của Thanh Tịnh có một so sánh rất hay đó là: ''ý nghĩ ấy thoáng qua trong trí tôi nhẹ nhàng như một làn mây lướt ngang trên ngọn núi''. Đây là phép so sánh  hay và rất đẹp. Hình ảnh làn mây diễn tả sự trong sáng, thơ ngây, dịu dàng và đáng yêu của trẻ thơ. Kỉ niệm về ngày khai trường đầu tiên sức sống thật kì diệu, thật mãnh liệt. Chỉ một ý nghĩ thoáng qua thôi má sống mãi, đọng mãi trong kí ức. Bao nhiêu năm tháng qua rồi vẫn sống dậy lung linh. Ta thấy như đâu đó ánh lên một khát vọng mãnh liệt vươn tới một đỉnh cao. Cách diễn tả thật hay, thật đặc sắc và thám đẫm chất trữ tình. Qua đó, ta  cảm nhận được một tâm hồn khát khao bay cao, bay xa, vươn tới những chân trời mới. Ước mơ, khát vọng ấy của nhà văn thật cao đẹp, đáng trân trọng biết những nào.
c.  Hãy phân tích giá trị biểu đạt của nghệ thuật so sánh sau bằng đoạn văn:
'' Họ như con chim con đứng bên bờ tổ nhìn quãng trời rông......... ''
Gợi ý:
  + Yêu cầu về hình thức phải viết thành một đoạn văn hoàn chỉnh
   + Yêu cầu về nội dung cần làm rõ các vấn đề sau:
      - Chỉ ra được vế  so sánh.
      - Hình ảnh chim con được để dùng để diễn tả  tâm trạng của ''tôi'' và các cô cậu lần dầu tiên đến trường. Mái trường như tổ ấm, mỗi cô cậu học trò như cánh chim non đang ước mơ được khám phá chân trời kiến thức, nhưng cũng rất lo lắng trước chân tròi kiến thức mênh mông, bao la bất tận ấy
- Qua đó, ta cảm nhận được tấm lòng mãi mãi biết ơn, yêu quý mái trường, thầy cô  bè bạn của nhà văn.
Viết thành đoạn văn:
    Trong truyện ngắn '' Tôi đi học '' Thanh Tịnh đã sử dụng 3 hình ảnh so sánh rất hay và đầy thú vị. Ba hình ảnh được xuất hiện ở ba thời điểm khác nhau. Khi nhớ về ngày đầu tiên đến trường nhà văn đã so sánh '' những cảm giác trong sáng ấy ... bầu trời quang đãng''. Lúc cùng mẹ trên đường tới trường, Thanh Tịnh lại so sánh '' ý  nghĩ ấy thoáng qua..... lướt ngang trên ngọn núi''  và khi đứng trên sân trường tác giả lại so sánh '' Họ như con chim .... ngập ngừng e sợ''. Những hình ảnh này đã diễn tả rất rõ sự vận động tâm trạng của tôi: từ nao nao nhớ về ngày đầu tiên đến trường đến nhớ những cảm giác, ý nghĩ non nớt thơ ngây và cuối cùng là những tâm trạng rụt rè, e sợ của tôi và các cô cậu học trò khác. Các hình ảnh so sánh này đã giúp ta hiểu rõ hơn tâm lí của những em bé lần đầu tiên tới trường. Những hình ảnh so sánh này thật tươi sáng, nhẹ nhàng làm tăng thêm màu sắc trữ tình cho tác phẩm. Hẳn phải là một ngòi bút tài hoa, phải có một tâm hồn nhạy cảm, Thanh ... dụng những hình ảnh so sánh mới mẻ, độc đáo giàu cảm xúc trữ tình.
Chính các đặc sắc nghệ thuật trên góp phần quan trọng tạo nên chất trữ tình của tác phẩm.
+ Sức cuốn hút của tác phẩm được tạo nên từ:
   - Bản thân tình huống truyện (buổi tựu trường đầu tiên trong đời đã chắ đựng cảm  xúc thiết tha, mang bao kỉ niệm mới lạ, '' mơn man'' của nhân vật ''tôi').
  - Tình cảm ấm ấp, triìu mến của những người lớn đối với các em nhỏ lần đầu tiên đến trường.
 - Hình ảnh thiên nhiên, ngôi trường và các so sánh giàu sức gợi cảm của tác giả.
 Toàn bộ truyện ngắn toát lên chất trữ tình thiết tha, êm dịu.
Bottom of Form
TÔI ĐI HỌC
KHÁI QUÁT CHUNG VỂ VĂN BẢN
Xuất xứ : Tôi đi học là truyện ngắn in trong tập Quê mẹ của Thanh Tịnh xuất bản năm 1941.
Thể loại: Truyện ngắn trữ tinh.
Bố cục : Truyện có thể chia làm 4 phần theo trình tự diễn tả những kỉ niệm của nhân vật tôi trong ngày tựu trường đầu tiên:
Từ hiện tại mà nhớ về dĩ vãng: biến chuyển của đất trời cuối thu và hình ảnh những em nhỏ lần đầu tiên đi đến trường gợi cho nhân vật tôi nhớ về kỉ niệm của mình.
Tâm trạng, cảm xúc của nhân vật tồi khi trên đường cùng mẹ tới trường.
Tâm trạng, cảm xúc của nhân vật tôi khi đứng trên sân trường Mĩ Lí và lúc nghe gọi tên vào lớp.
Tâm trạng, cảm xúc của nhân vật tôi khi ở trong lớp học.
Đặc điểm nội dung, nghệ thuật
Nội dung: Truyện ngắn thể hiên dòng cảm nghĩ trong trẻo của nhân vật tôi về những kỉ niệm ngày đầu tiên đi học.
Nghệ thuật: Đặc sắc nghệ thuật của truyện ngắn này chính là ở lối viết chan chứa tình cảm, cảm xúc với bố cục theo dòng hổi tưởng, cảm nghĩ của nhân vật; ngôn ngữ giàu hình ảnh ; giọng điệu nhẹ nhàng, êm dịu.
ĐỊNH HƯỚNG TIÊP CẬN VĂN BẢN
Tôi đi học là tác phẩm tiêu biểu cho một khuynh hướng văn xuôi độc đáo thời kì 1930 - 1945, đó là “truyện ngắn trữ tình”. Truyện ngắn này không đề cập đến vấn đề gì lớn lao nhưng đã khơi dậy những cảm xúc tinh tế của con người về cuộc sống xung quanh bình dị mà không thiếu chất thơ. Sức cuốn hút của truyện ngắn này không ở tình huống, sự việc mà được tạo nên bởi bố cục truyện theo tâm trạng, cảm xúc của nhân vật, khiến cho truyện trở nên giàu chất thơ - một chất thơ nhẹ nhàng, man mác mà xao xuyến, bâng khuâng.
1.Dòng cảm nghĩ của nhân vật tôi
Toàn truyện ngắn Tôi đi học là dòng cảm nghĩ lung linh, tha thiết của nhân vậí tôi về buổi tựu trường đầu tiên. Dòng cảm nghĩ được khơi nguồn từ hình ảnh thiên nhiên, hình ảnh con người trong hiện tại, Đó là cuối thu khi lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc và lúc mấy em nhỏ rụt rè núp dưới nón mẹ lẩn đầu tiên đì đến trường. Chi vậy thôi mà cảm xúc của nhân vật tôi về ngày khai trường đầu tiên với biết bao kỉ niệm êm đềm, trong sáng cứ dâng lên bồi hồi, xao xuyến.
Đầu tiên là tâm trạng hồi hộp, phấn khởi, vui mừng khi nhân vật tôi trên đường cùng mẹ tới trường. Vẫn đi trên con đường quen thuộc, vậy mà hôm nay bỗng nhiên cậu bé cảm nhận con đường tự nhiên thấy lạ, cảnh vật xung quanh đều có sự thay đổi lớn bởi hôm nay là ngày đầu tiên cậu đi học. Trong giờ phút quan trọng và đáng nhớ ấy, cậu cảm thấy mình trang trọng, đứng đắn với bộ quần áo mới và mấy quyển vở mái trên tay, thấy mình lớn hơn lên, nên muốn thử sức mình xin mẹ được tự cầm sách vở.
Vui mừng, háo hức được đến trường nhưng khi đã đến nơi, đứng trên sân trường, nhân vật tôi lại có cảm giác hồi hộp, lo sợ vẩn vơ, bởi cậu thấy ngôi trường vừa xinh xắn vừa oai nghiêm khác thường, khác vói ngôi trường mà cậu đã từng nhìn thấy khi đi choi qua và ghé thăm, và còn bởi hôm nay, ai cũng mặc quần áo sạch sẽ, gương mặt tươi vui, mấy cậu học trò nhỏ thì cũng vụng về như mình, Lúc xếp hàng vào lớp cậu bé có cảm giác chơ vơ, vụng về, lúng túng. Cảm giác ấy được diễn tả tinh tế qua các chi tiết: chờ nghe gọi tên như thấy quả tim ngừng đập, gọi đến tên thì giật mình lúng túng, sắp phải ròi xa bàn tay mẹ thì khóc nức nở bởi chưa bao giờ cậu cảm thấy xa mẹ như lần này.
Ở trong Lớp học, nhân vật tôi lại thấy vừa ngỡ ngàng vừa tự tin, vừa lạ lẫm vừa trang nghiêm. Cảm xúc đan xen như vậy bởi cậu thấy hình gì treo trên tường cũng lạ lạ và hay hay, người bạn ngồi bên thì vừa lạ vừa quyến luyến, cậu dõi mắt nhìn theo cánh chim ngoài cửa sổ, mơ màng về những kỉ niệm đỉ bẫy chim nhưng lại ngạy lập tức trở về với thực tại để trang nghiêm đón chờ giờ học đầu tiên, giờ viết tập : Tôi đi học.
Kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường đầu tiên được thể hiện qua dòng hồi tưởng thiết tha, trong trẻo của nhân vật tôi đã gieo vào lòng người đọc những ấn tượng khó quên.
2.Tình cảm ấm áp của người lớn dành cho con trẻ
Thạch Lam từng có một truyện ngắn rất giống truyện ngắn Tôi đi học của Thanh Tịnh ở lối viết nhẹ nhàng, man mác chất thơ, đó ỉà truyện Gió lạnh đẩu mùa. Ở truyện ngắn ấy, dẫu trong cái gió lạnh đầu mùa, người đọc vẫn cảm nhậnđược tình cảm ấm áp của những con người nơi xóm chợ.'Cũng như vậy, ấn tượng của truyện ngắn Tôi đi học không chỉ từ dòng cảm nghĩ của nhân vật tôi đã được diễn tả tinh tế. Đọc truyện, ta còn thấy xúc động trước tình cảm ấm áp mà người lớn (người mẹ, các bậc phụ huynh, ông đốc, thầy giáo trẻ) dành cho con txẻ.
Người mẹ đi cùng con đến trường, âu yếm nắm tay con, nhẹ vuốt mái tóc con, đẩy con tới trước bằng bàn tay dịu dàng. 
Các bậc phụ huynh khác cũng hết sức chăm ỉo cho các con, họ cùng dự buổi lễ khai giảng để chia sẻ vớicon bao cảm xúc hồi hộp, lo âu, xao xuyến. Và biết đâu, họ cũng đang sống lại những giờ phút thiêng liêng như thế trong tuổi thơ ngọt ngào.
 Ông đốc thì nhìn học trò bằr* ánh mắt hiền từ, cảm động. Đặc biệt ông an ủi, động viên học trò bằng sự thấu hiểu, nhân từ bao dung như tấm lòng một ngưòi cha: Các em đừng khóc, trưa nay các em được về nhà cơ mà. Và ngày mai lại được nghỉ cả ngày nữa. 
Còn thầy giáo trẻ dạy các em cũng đón chào các em bằng khuôn mặt tươi cười, thái độ trìu mến.
Những tình cảm ấm áp của người lớn dành cho con trẻ đã thể hiện sự quan tâm của gia đình và nhà trường dành cho thế hệ trẻ. Những vòng tay yêu thương ấy sẽ nâng đỡ các em, giúp các em vững bước vào đời
C. TÁC PHẨM - TỪNHIỂU GÓC NHÌN
1.‘Tôi đi học là một trang hồi ức của Thanh Tịnh. Nhân vật ‘Tôi” được thể hiện rất sống, rất đáng yêu. Được mẹ hiền dắt tay đưa đến trường trong ngày tựu trường, nhưng chú vẫn cảm thấy hồi hộp, lo sợ, lẻ loi trưóc cảnh trường mới, thầy giáo mới, bạn học mói... Chú và bạn bè tuổi thơ đang ngỡ ngàng trước một chân tròi mới, rất đẹp và mênh mông bao la.
Tôi đi học là trang văn đầy chất thơ. Chất thơ của kỉ niệm thời thơ ấu ngày tựu trường. Chất thơ ở giọng văn nhẹ nhàng truyền cảm. Chất thơ ở sự lắng đọng và khơi gọi tâm hồn kí ức thời cắp sách trong mỗi chúng ta. Tôi đi học là một tiếng lòng man mác, bâng khuâng của một thời để nhớ, một thời để yêu.”
(Theo Sổ tay Ngữ Văn 8, Nxb Hà Nội, 2004)
2.‘Tác giả đã thể hiện khả năng vận dụng khá nhuần nhuyễn các hình ảnh so sánh, khảo sát gần hai mưoi lần so sánh trực tiếp và so sánh ngầm xuất hiện trong truyện ngắn, dễ nhận thấy có những hình ảnh được so sánh rất sinh động. Chẳng hạn Tôi quên thế nào được những kỉ niệm trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cánh hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng, hoặc ý nghĩ ấy thoáng qua trong tâm trí tôi nhẹ nhàng như một làn mây lướt ngay trên ngọn núi. Nhũng hình ảnh so sánh độc đáo ấy góp phần làm cho câu vãn trở nên nhẹ nhàng, lãng mạn, phù hợp vói việc thể hiện một dòng cảm xúc thấm đẫm những kỉ niệm thơ ngây. Bên canh đó, tuy tính chất đặc trưng của hồi ức là sự tuôn trào những cảm xúc chủ quan, song tác giả đã đan cài được nhiều yếu tô' khách quan vào mạch truyện một cách khá hiệu quả. Hình ảnh một con chim non liệng đến đứng trên bờ cửa sổ, hót mẩy tiếng hót rụt rè rồi Vỡ cánh bay cao chẳng hạn, là hình ảnh khách quan vừa tả thực, vừa là hình ảnh so sánh ngầm có ý nghĩa tượng trưng. Con chim ấy hay chính người học trò ấy, trong một buổi mai đầy sương thu và gió ỉạnh đã ngập ngừng cất cánh vào bầu trời.
Là những biểu hiện của kí ức hồi quang cho nên thời gian và không gian trong truyện là thời gian và không gian tâm trạng. Đồng thời những kỉ niệm ngọt ngào về buổi đầu tiên đến lớp ấy cũng được chuyển hoá thành những cảm giác bay bổng, lãng mạn, lung linh và tươi tắn sắc màu, tha thiết gọi về một thòi quá vãng đầy kí ức tưng bừng, rộn rã và lấp lánh chất thơ. Khép lại trang văn của TT, dường như mỗi người còn bồi hồi, xao xuyến, dẫu đã đi qua những ngày đến lớp nhưng mỗi lần nghe hai ti tựu trường vẫn thấy lòng thổn thức khôn nguôi.”
(Nguyễn Trọng Hoàn, ‘Tôi đi học ” dòng cảm xúc lấp lánh chất i
Tạp chí Van học và Tuổi trẻ, 8 - 2CX
3.“Những truyện ngắn thành công nhất của Thanh Tịnh nhìn chung đều toát một tình cảm êm dịu, ừong trẻo. Văn ông nhẹ nhàng và thấm sâu, mang dư vị vừa ng ngùi, buồn thương vừa ngọt ngào, quyến luyến. Tình yêu lai láng, man mác đối với lè quê thơ mộng trong những đêm trăng trên sông nước, niềm đồng cảm với những t ngưcã có tâm hồn mộc mạc và đằm thắm đã làm nên sức hấp dẫn riêng của nhiều tra van Thanh Tịnh”.
(Lê Quang Hưng, Từ điển tác giả, tác phẩm văn học Việt Nam dùng trong n
trường, Nxb Đại học Sư phạm, 20C
D. LUYỆN TẬP
Truyện ngắn Tôi đi học được kể từ ngôi kể nào? Ngôi kể ấy tạo nên hiệu quả trong việc thể hiện dòng cảm nghĩ của nhân vật? Tình huống trong truyện này có đặc biệt? Từ truyện ngắn Tôi đi học, nhận xét ngắn gọn về đặc điểm nghệ thu truyện ngắn Thanh Tịnh.
Thủ p láp hồi tưởng đã được sử dụng khá hiệu quả trong truyện Tôi đi học. Bằng m đoạn văn diễn dịch khoảng 10 câu, hãy phân tích một ví dụ để thấy rõ điều đó.
Tìm ba hình ảnh so sánh được nhà văn sử dụng trong truyện ngắn và nhận xét vế ti dụng của các hình ảnh so sánh đó.
Phân tích ngắn gọn dòng cảm nghĩ của nhân vật tôi về ngày khai trường đầu tiê qua sự diễn tả tinh tế của ngòi bút Thanh Tịnh.
Có ý kiến cho rằng ‘Tôi đi học ” là một truyện ngắn giàu chất thơ. Em hiểu ý kiế đó như thế nào? Theo em, chất thơ trong truyện ngắn này được tạo nên từ nhữn yếu tố nào?
Truyện ngắn Tôi đi học gợi cho em nhớ đến văn bản nào ở sách Ngữ văn 7, tập 1 Hãy chỉ ra điểm giống và khác nhau ỏ hai văn bản.

File đính kèm:

  • docon_tap_ngu_van_lop_9_van_ban_toi_di_hoc.doc