Ôn tập Ngữ văn Lớp 8 - Trường từ vựng 2

1. Sắp xếp các từ vựng sau thành hai trường từ vựng và đặt tên cho mỗi trường từ vựng đó

Giản dị, bẩn thỉu, lười biếng, khiêm tốn, nhân ái, kiêu ngạo, chăm chỉ, đua đòi, sạch sẽ.

2. Đọc kĩ đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:

Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ

Màu nước xanh cá bạc, chiếc buồm vôi

Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi

Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá.

a.Tìm những từ ngữ thuộc một trường từ vựng

b.Chọn một nội dung trong những trường từ vựng vừa tìm được, hãy phát triển thành nhiều trường từ vựng khác nhau.

c.Hiệu quả trong cách sử dụng trường từ vựng của tác giả.

3.Có bao nhiêu trường từ vựng trong các từ được in đậm ở đoạn văn sau:

Vào đêm trước ngay khai trường của con, mẹ không ngủ được. Một ngày còn xa lắm, ngày đó con sẽ biết thế nào là không ngủ được. Còn bây giờ giấc ngủ đến với con dễ dàng như uống một li sữa, ăn một cái kẹo. Gương mặt thanh thoát của con tựa nghiêng trên gối mềm, đôi môi hé mở và thỉnh thoảng chúm lại như đang mút kẹo.

4. Từ “nghe” trong câu sau đây thuộc trường từ vựng nào?

Nhà ai vừa chín quả đầu

Đã nghe xóm trước vườn sau thơm lừng.

5. Các từ sau đây đều nằm trong trường từ vựng “động vật”, hãy xếp chúng vào những trường từ vựng nhỏ hơn.

Gà, trâu, vuốt, nanh, đực, cái, kêu, rống, xé, nhai, hót, gầm, đầu, mõm, sủa, gáy, lợn, mái, bò, đuôi, hí, rú, mổ, gấu, khỉ, gặm, cá, nhấm, chim, trống, cánh, vây, lông, nuốt.

6. Các từ in đậm dưới đây thuộc trường từ vựng nào?

Hết co một chân lên, các cậu lại duỗi mạnh như đá một quả ban tưởng tượng. Chính lúc này toàn thân các cậu cũng đang run run theo nhịp rộn rang trong các lớp.

 

doc 7 trang cucpham 1560
Bạn đang xem tài liệu "Ôn tập Ngữ văn Lớp 8 - Trường từ vựng 2", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Ôn tập Ngữ văn Lớp 8 - Trường từ vựng 2

Ôn tập Ngữ văn Lớp 8 - Trường từ vựng 2
TRƯỜNG TỪ VỰNG 2
1. Sắp xếp các từ vựng sau thành hai trường từ vựng và đặt tên cho mỗi trường từ vựng đó
Giản dị, bẩn thỉu, lười biếng, khiêm tốn, nhân ái, kiêu ngạo, chăm chỉ, đua đòi, sạch sẽ.
2. Đọc kĩ đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:
Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ
Màu nước xanh cá bạc, chiếc buồm vôi
Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi
Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá.
a.Tìm những từ ngữ thuộc một trường từ vựng
b.Chọn một nội dung trong những trường từ vựng vừa tìm được, hãy phát triển thành nhiều trường từ vựng khác nhau.
c.Hiệu quả trong cách sử dụng trường từ vựng của tác giả.
3.Có bao nhiêu trường từ vựng trong các từ được in đậm ở đoạn văn sau:
Vào đêm trước ngay khai trường của con, mẹ không ngủ được. Một ngày còn xa lắm, ngày đó con sẽ biết thế nào là không ngủ được. Còn bây giờ giấc ngủ đến với con dễ dàng như uống một li sữa, ăn một cái kẹo. Gương mặt thanh thoát của con tựa nghiêng trên gối mềm, đôi môi hé mở và thỉnh thoảng chúm lại như đang mút kẹo.
4. Từ “nghe” trong câu sau đây thuộc trường từ vựng nào?
Nhà ai vừa chín quả đầu
Đã nghe xóm trước vườn sau thơm lừng.
5. Các từ sau đây đều nằm trong trường từ vựng “động vật”, hãy xếp chúng vào những trường từ vựng nhỏ hơn.
Gà, trâu, vuốt, nanh, đực, cái, kêu, rống, xé, nhai, hót, gầm, đầu, mõm, sủa, gáy, lợn, mái, bò, đuôi, hí, rú, mổ, gấu, khỉ, gặm, cá, nhấm, chim, trống, cánh, vây, lông, nuốt.
6. Các từ in đậm dưới đây thuộc trường từ vựng nào?
Hết co một chân lên, các cậu lại duỗi mạnh như đá một quả ban tưởng tượng. Chính lúc này toàn thân các cậu cũng đang run run theo nhịp rộn rang trong các lớp. 
7. Hãy lập các trường từ vựng với mỗi các từ sau: cây, cá, mưa
8. Đọc các đoạn văn sau và tìm các từ ngữ cùng trường từ vựng
Nắng gửi thêm màu đẹp trên hoa. Màu hoa vàng càng xốp như những giọt nắng kết tinh. Chân bướm dính đầy những hạt phấn hoa hay là những hạt nắng? Hoa biến đi để cây tạo ra những chùm quả nõn chung màu với cây lá. (Ngô Văn Phú)
9. Tìm các từ ngữ cùng trường từ vựng:
-Người:
-Chim: 
-Trường học: 
Cũng như tôi, mấy cậu học trò mới bỡ ngỡ đứng nép bên người thân, chỉ dám nhìn một nửa hay dám bước đi nhẹ. Họ như con chim đứng bên bờ tổ nhìn quãng trời rộng muốn bay nhưng còn ngập ngừng e sợ. Họ thèm vụng và ước ao thầm được như những người học trò cũ, biết lớp, biết thầy để khỏi phải rụt rè trong cảnh lạ.
10.Hãy tìm những từ thuộc trường từ vựng “thiên nhiên” và trường từ vựng “cảm xúc” trong đoạn trích sau:
Hàng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường.
Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng.
.Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh. Mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường dài và hẹp. Con đường này tôi quen đi lại lắm lần nhưng lần này tự nhiên thấy lạ. Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học.
11. Trong đoạn văn sau, những trường từ vựng nào đã được dùng để giới thiệu về Ngô Tất Tố?
Ngô Tất Tố (1893 - 1954) quê ở làng Lộc Hà, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh (nay thuộc Đông Anh, ngoại thành Hà Nội); xuất thân là một nhà nho gốc nông dân. Ông là một học giả có nhiều công trình khảo cứu về triết học, văn học cổ có giá trị; một nhà báo nổi tiếng với rất nhiều bài báo mang khuynh hướng dân chủ tiến bộ và giàu tính chiến đấu; một nhà văn hiện thực xuất sắc chuyên viết về nông thôn trước Cách mạng. Sau Cách mạng, nhà văn tận tuỵ trong công tác tuyên truyền văn nghệ phục vụ kháng chiến chống Pháp. Ngô Tất Tố được Nhà nước truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (năm 1996). Tác phẩm chính của ông: các tiểu thuyết Tắt đèn (1939), Lều chõng (1940); các phóng sự Tập án cái đình (1939), Việc làng (1940), 
12. Tìm các từ thuộc trường từ vựng “cây đước”
Thuyền xuôi giữa dòng con sộng rộng hơn hai ngàn thước; trông hai bên bờ, rừng đước dựng lên cao ngất như hai hãy trường thành vô tận. Cây đước mọc dài theo bãi, theo từng lứa trái rụng, ngọn bằng tăm tấp, lớp lá này chồng lên lớp lá kia ôm lấy dòng song, đắp từng bậc màu xanh lá mạ, màu xanh rêu, màu xanh chai lọ.lòa nhòa, ẩn hiện trong sương mù và khói sóng ban mai.
13. Tìm các từ thuộc trường từ vựng “người” khi miêu tả nhân vật Dế Mèn trong đoạn văn sau:
Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm. Chẳng bao lâu tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. Ðôi càng tôi mẫm bóng. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt. Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ. Những ngọn cỏ gãy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua. Ðôi cánh tôi, trước kia ngắn hủn hoẳn bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi. Mỗi khi tôi vũ lên, đã nghe tiếng phành phạch giòn giã. Lúc tôi đi bách bộ thì cả người tôi rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được và rất ưa nhìn. Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc. Sợi râu tôi dài và uốn cong một vẻ rất đỗi hùng dũng. Tôi lấy làm hãnh diện với bà con vì cặp râu ấy lắm. Cứ chốc chốc tôi lại trịnh trọng và khoan thai đưa cả hai chân lên vuốt râu.
14: Gạch chân dưới trường từ vựng không chứa các từ in nghiêng
Mẫu: điếc Khứu giác, thính giác, vị giác
a.ngọt ngào vị giác, nói năng, thời tiết
b. đen tính cách, màu sắc, số phận
c.chàm thực vật, màu sắc, tình cảm
d. nguội tình cảm, thời gian, nhiệt độ
15: Cho đoạn văn sau:
a.Sau giây phút hoàn hồn, con chim quay đầu lại, giương đôi mắt đen tròn, trong veo như hai hạt cườm nhỏ lặng nhìn Vinh tha thiết. Những âm thanh trầm bổng, ríu ran hòa quyện nhau vừa quen than, vừa kì lạ. Con chim gật đầu chào Vinh rồi như một tia chớp tung cánh vụt về phía rừng xa thẳm. 
b.Thiên nga thật là một loài chim biết tự khoe vì vẻ đẹp và các động tác múa của mình. Nếu như bầy chim công múa rất dẻo, uyển chuyển, nhịp nhàng, xứng đáng là nghệ sĩ của rừng xanh, thì thiên nga còn được coi là giọng nữ cao tuyệt diệu, ngoài các đọng tác múa khỏe khắn của nó. ()
Chúng vừa múa vừa hát. Cặp chân vàng run rẩy tạo nên những đường nét khỏe khắn. Đôi cánh xòe trên mặt cỏ xanh quay tròn nom giống như một bong hoa ê- puy đẹp tuyệt vời, đến chim anh vũ bay qua cũng phải nghiêng đầu tìm chỗ đậu để thưởng thức.
a.Tìm các từ ngữ thuộc trường từ vựng chỉ“người”
b.Các từ tìm được đó được dùng theo phép tu từ nào? 
16: Xác định các trường từ vựng có trong bài thơ sau và phân tích tác dụng của chúng.
	Áo đỏ em đi giữa phố đông
	Cây xanh như cũng ánh đèn hồng
	Em đi lửa thắp trong bao mắt
	Anh đứng thành tro em biết không 
(Áo đỏ- Vũ Quần Phương)
17: Đọc đoạn thơ sau và xác định các trường từ vựng có trong đoạn thơ ?
 “ Nhưng mỗi năm mỗi vắng
 Người thuê viết nay đâu?
 Giấy đỏ buồn không thắm ;
 Mực đọng trong nghiên sầu .”
 (Ông đồ – Vũ Đình Liên)
GIÁO ÁN: TRƯỜNG TỪ VỰNG 2
1. Sắp xếp các từ vựng sau thành hai trường từ vựng và đặt tên cho mỗi trường từ vựng đó
Giản dị, bẩn thỉu, lười biếng, khiêm tốn, nhân ái, kiêu ngạo, chăm chỉ, đua đòi, sạch sẽ, độc ác.
2. Đọc kĩ đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:
Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ
Màu nước xanh cá bạc, chiếc buồm vôi
Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi
Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá.
a.Tìm những từ ngữ thuộc một trường từ vựng
b.Chọn một nội dung trong những trường từ vựng vừa tìm được, hãy phát triển thành nhiều trường từ vựng khác nhau.
c.Hiệu quả trong cách sử dụng trường từ vựng của tác giả.
Màu sắc: xanh, bạc
Hoạt động của con thuyền: rẽ, chạy
Biển: nước, cá, ssongs biển, khơi, mặn.
Có thể chọn 
Biển
Màu sắc của biển: xanh, bạc, trắng, đục, trong,,,
Trạng thái: gào thét, cuồn cuộn, mơn man, lăn tăn
Bộ phận của biển: bờ, song, nước, đáy
3.Có bao nhiêu trường từ vựng trong các từ được in đậm ở đoạn văn sau:
Vào đêm trước ngay khai trường của con, mẹ không ngủ được. Một ngày còn xa lắm, ngày đó con sẽ biết thế nào là không ngủ được. Còn bây giờ giấc ngủ đến với con dễ dàng như uống một li sữa, ăn một cái kẹo. Gương mặt thanh thoát của con tựa nghiêng trên gối mềm, đôi môi hé mở và thỉnh thoảng chúm lại như đang mút kẹo.
4. Từ “nghe” trong câu sau đây thuộc trường từ vựng nào?
Nhà ai vừa chin quả đầu
Đã nghe xóm trước vườn sau thơm lừng.
5. Các từ sau đây đều nằm trong trường từ vựng “động vật”, hãy xếp chúng vào những trường từ vựng nhỏ hơn.
Gà, trâu, vuốt, nanh, đực, cái, kêu, rống, xé, nhai, hót, gầm, đầu, mõm, sủa, gáy, lớn, mái, bò, đuôi, hí, rú, mổ, gấu, khỉ, gặm, cá, nhấm, chim, trống, cánh, vây, lông, nuốt.
- TTV giống loài:
-TTV giống:
_TTV bộ phận cơ thể đv
-TTV tiếng kêu của đv
-TTV hđ của đv
6. Các từ in đậm dưới đây thuộc trường từ vựng nào?
Hết co một chân lên, các cậu lại duỗi mạnh như đá một quả ban tưởng tượng. Chính lúc này toàn than các cậu cũng đang run run theo nhịp rộn rang trong các lớp. -> hoạt động của chân
7. Hãy lập các trường từ vựng với mỗi các từ sau: cây, cá, mưa
8. Đọc các đoạn văn sau và tìm các từ ngữ cùng trường từ vựng
Nắng gửi thêm màu đẹp trên hoa. Màu hoa vàng càng xốp như những giọt nắng kết tinh. Chân bướm dính đầy những hạt phấn hoa hay là những hạt nắng? Hoa biến đi để cây tạo ra những chum quả nõn chung màu với cây lá. (Ngô Văn Phú)
9. Tìm các từ ngữ cùng trường từ vựng:
Người: cậu, học trò, người than, thấy, bỡ ngỡ, đứng, nhìn..
Chim: tổ, bay, nhìn
Trường học: học trò, lớp, thầy.
Cũng như tôi, mấy cậu học trò mới bỡ ngỡ đứng nép bên người thân, chỉ dám nhìn một nửa hay dám bước đi nhẹ. Họ như con chim đứng bên bờ tổ nhìn quãng trời rộng muốn bay nhưng còn ngập ngừng e sợ. Họ thèm vụng và ước ao thầm được như những người học trò cũ, biết lớp, biết thầy để khỏi phải rụt rè rtrong cảnh lạ.
10.Hãy tìm những từ thuộc trường từ vựng “thiên nhiên” và trường từ vựng “cảm xúc” trong đoạn trích sau:
Hang năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường.
Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng.
.Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh. Mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường dài và hẹp. Con đường này tôi quen đi lại lắm lần nhưng lần này tự nhiên thấy lạ. Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học.
-TTV thiên nhiên: lá, mây, cành hoa, bầu trời, sương, giá, 
TTV cảm xúc: nao nức, mơn man, trong sáng
11. Trong đoạn văn sau, nhưng trường từ vựng nào đã được dung để giới thiệu về Ngô Tất Tố?
Xuất thân: quê, nhà nho
Lính vực hoạt động: học giả, nhà báo,, nhà văn
Công trình, thành tựu: khảo cứu, triết học, văn học cổ, tác phẩm, tiểu thuyết, phóng sự.
Thời gian hoạt động: trước cách mạng, sau cách mạng
Ngô Tất Tố (1893 - 1954) quê ở làng Lộc Hà, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh (nay thuộc Đông Anh, ngoại thành Hà Nội); xuất thân là một nhà nho gốc nông dân. Ông là một học giả có nhiều công trình khảo cứu về triết học, văn học cổ có giá trị; một nhà báo nổi tiếng với rất nhiều bài báo mang khuynh hướng dân chủ tiến bộ và giàu tính chiến đấu; một nhà văn hiện thực xuất sắc chuyên viết về nông thôn trước Cách mạng. Sau Cách mạng, nhà văn tận tuỵ trong công tác tuyên truyền văn nghệ phục vụ kháng chiến chống Pháp. Ngô Tất Tố được Nhà nước truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (năm 1996). Tác phẩm chính của ông: các tiểu thuyết Tắt đèn (1939), Lều chõng (1940); các phóng sự Tập án cái đình (1939), Việc làng (1940), 
12. Tìm các từ thuộc trường từ vựng “cây đước”
Thuyền xuôi giữa dòng con sộng rộng hơn hai ngàn thước; trông hai bên bờ, rừng đước dựng lên cao ngất như hai hãy trường thành vô tận. Cây đước mọc dài theo bãi, theo từng lứa trái rụng, ngọn bằng tăm tắp, lớp lá này chồng lên lớp lá kia ôm lấy dòng sông, đắp từng bậc màu xanh lá mạ, màu xanh rêu, màu xanh chai lọ.lòa nhòa, ẩn hiện trong sương mù và khói sóng ban mai.
Số lượng: cây đước, rừng đước
Dáng vẻ: cao ngất, tăm táp, lòa nhòa, ẩn hiện
Sự phát triển: mọc, rụng
Các bộ phận: trái, ngọn
Màu sắc: xanh lá mạ, xanh rêu, xanh chai lọ
13. Tìm các từ thuộc trường từ vựng “người” khi miêu tả nhân vật Dế Mèn trong đoạn văn sau:
Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm. Chẳng bao lâu tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. Ðôi càng tôi mẫm bóng. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt. Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ. Những ngọn cỏ gãy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua. Ðôi cánh tôi, trước kia ngắn hủn hoẳn bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi. Mỗi khi tôi vũ lên, đã nghe tiếng phành phạch giòn giã. Lúc tôi đi bách bộ thì cả người tôi rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được và rất ưa nhìn. Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc. Sợi râu tôi dài và uốn cong một vẻ rất đỗi hùng dũng. Tôi lấy làm hãnh diện với bà con vì cặp râu ấy lắm. Cứ chốc chốc tôi lại trịnh trọng và khoan thai đưa cả hai chân lên vuốt râu.
Bộ phận cơ thể: người, đầu, răng, chân, râu.
Trang phục: cái áo
Sức lực, tư thế: cường tráng, hùng dũng, hãnh diện, trịnh trọng, khoa thai
Hoạt động: thử sức, đạp, đi, nhai, vuốt râu
Xưng hô: chàng, tôi
Cách chuyển trường từ vựng trong đoạn trích trên có tác dụng gì? -> chuyển để nhân hóa Dế Mèn.
14: Gạch chân dưới trường từ vựng không chứa các từ in nghiêng
Mẫu: điếc Khứu giác, thính giác, vị giác
a.ngọt ngào vị giác, nói năng, thời tiết
b. đen tính cách, màu sắc, số phận
c.chàm thực vật, màu sắc, tình cảm
d. nguội tình cảm, thời gian, nhiệt độ
15: Cho đoạn văn sau:
a.Sau giây phút hoàn hồn, con chim quay đầu lại, giương đôi mắt đen tròn, trong veo như hai hạt cườm nhỏ lặng nhìn Vinh tha thiết. Những âm thanh trầm bổng, ríu ran hòa quyện nhau vừa quen thân, vừa kì lạ. Con chim gật đầu chào Vinh rồi như một tia chớp tung cánh vụt về phía rừng xa thẳm. 
b.Thiên nga thật là một loài chim biết tự khoe vì vẻ đẹp và các động tác múa của mình. Nếu như bầy chim công múa rất dẻo, uyển chuyển, nhịp nhàng, xứng đáng là nghệ sĩ của rừng xanh, thì thiên nga còn được coi là giọng nữ cao tuyệt diệu, ngoài các đọng tác múa khỏe khắn của nó. ()
Chúng vừa múa vừa hát. Cặp chân vàng run rẩy tạo nên những đường nét khỏe khắn. Đôi cánh xòe trên mặt cỏ xanh quay tròn nom giống như một bong hoa ê- puy đẹp tuyệt vời, đến chim anh vũ bay qua cũng phải nghiêng đầu tìm chỗ đậu để thưởng thức.
Tìm các từ ngữ thuộc trường từ vựng “người”.-> đoạn a: hoàn hồn, quay đầu lại, giương đôi mắt, lặng nhìn, tha thiết, gật đầu chào
Các từ tìm được đó được dùng theo phép tu từ nào? -> nhân hóa
16: Xác định các trường từ vựng có trong bài thơ sau và phân tích tác dụng của chúng.
	Áo đỏ em đi giữa phố đông
	Cây xanh như cũng ánh thêm hồng
	Em đi lửa cháy trong bao mắt
	Anh đứng thành tro em biết không 
(Áo đỏ- Vũ Quần Phương)
Từ áo đỏ, cây xanh, ánh(hồng), lửa cháy, tro
--> tạo thành 2 trg từ vựng : trg từ vựng chỉ màu sắc và lửa, các sự vật l;iên wan đến lửa
- Các từ thuộc 2 trg từ vựng có wan hệ chặt chẽ với nhau
--> nhấm mạnh tình yêu mãnh liệt của ng con trai dành cho ng con gái
 Gợi ý:
 Các từ (áo) đỏ, (cây) xanh, (ánh) hồng, lửa, cháy, tro tạo thành hai trường từ vựng: trường từ vựng chỉ màu sắc: xanh- đỏ- hồng và trường từ vựng chỉ lửa, những sự vậ,hiện tượngcó liên tưởng đến lửa: Lửa- cháy- tro. Các từ trong hai trường từ vựng này có quan hệ chặt chẽ với nhau. Màu áo đỏ của cô gái thắp lên trong mắt chàng trai (và bao người khác) ngọn lửa. Ngọn lửa ấy lan toả trong con người anh, làm anh say đắm, ngất ngây (đến mức có thể cháy thành “tro”) và lan toả ra cả không gian, làm không gian cũng biến sắc (Cây xanh như cũng ánh theo hồng)
Nhờ nghệ thuật dùng từ như trên, bài thơ đã xây dựng được những hình ảnh gây ấn tượng mạnh với người đọc. Qua đó thể hiện cách độc đáo một tình yêu mãnh liệt và cháy bỏng.
17: Đọc đoạn thơ sau và xác định các trường từ vựng có trong đoạn thơ ?
 “ Nhưng mỗi năm mỗi vắng
 Người thuê viết nay đâu?
 Giấy đỏ buồn không thắm ;
 Mực đọng trong nghiên sầu .”
 (Ông đồ – Vũ Đình Liên)
Gợi ý:
b, Các trường từ vựng : 
Vật dụng : giấy, mực , nghiên 
Tình cảm : buồn, sầu 
Màu sắc : đỏ, thắm 

File đính kèm:

  • docon_tap_ngu_van_lop_8_truong_tu_vung_2.doc