Ôn tập Ngữ văn Lớp 8 - Rèn kĩ năng viết đoạn văn (Tiếp theo)

Bài 1: Đọc các đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

a. Chỉ ra câu chủ đề ở mỗi đoạn văn. Và cho biết vị trí của nó trong đoạn.

b. Vẽ sơ đồ kết cấu mỗi đoạn văn

1/ (1) Dạy văn chương ở phổ thông có nhiều mục đích. (2) Trước hết, nó tạo điều kiện cho học sinh tiếp xúc với một loại sản phẩm đặc biệt của con người, kết quả của một thứ lao động đặc thù – lao động nghệ thuật. (3) Đồng thời, dạy văn chương chính là hình thức quan trọng giúp các em hiểu biết, nắm vững và sử dụng tiếng mẹ đẻ cho đúng, cho hay. (4) Dạy văn chương cũng là một trong những con đường của giáo dục thẩm mĩ.

2/ (1) Cây lan, cây huệ, cây hồng nói chuyện bằng hương, bằng hoa. (2)Cây mơ, cây cải nói chuyện bằng lá. (3)Cây bầu, cây bí nói chuyện bằng quả. (4)Cây khoai, cây dong nói bằng củ, bằng rễ. (5)Bao nhiêu loài hoa, bấy nhiêu tiếng nói.

3/ (1)Mọi người dân Việt Nam đều say mê “Truyện Kiều”. (2)Từ những nhà nho trước đây như Mộng Liên Đường, Chu Mạnh Trinh là những người học rộng biết cao đến những cụ già hiện nay trình độ văn hóa còn thấp kém, thế nhưng không ai không thuộc dăm ba câu Kiều, thậm chí có người thuộc cả quyển Kiều. (3) Từ những người chiến sĩ cách mạng bị vào tù ra tội mà vẫn luôn nhớ mang trong mình quyển Kiều, coi nó như là một người bạn tri âm đến các anh chiến sĩ hải đảo, biên phòng ngày nay bề bộn trăm công nghìn việc, thế mà cứ lúc nào rảnh rỗi lại ngồi ngâm nga đôi ba câu Kiều hoặc chơi trò “đố Kiều” thành thạo. (4)Rồi ngay cả đến những em bé mới tuổi đến trường, đã có em đòi ông bà, cha mẹ đọc Kiều cho nghe. (5) Nhiều người thích “Truyện Kiều”như vậy phải chăng do giá trị của nó “nói mãi không cùng”?

4/ (1)"Mùa thu câu cá là một bức tranh thanh đạm, đời xưa nói là theo kiểu thuỷ mặc. Cảnh vật đơn sơ, chỉ mấy nét.(2) Một cái ao, một khung trời, mấy lối đi vào xóm, chiếc thuyền câu và người câu. (3)Màu sắc thanh nhã : biếc nước, xanh trời và vàng lá hài hoà không gay gắt.(4) Cử động ít ỏi, tiết kiệm : sóng gợn tí, lá rơi vội, người tựa gối, cá đớp mồi, mây chỉ lơ lửng. Đặc biệt, cảnh vật đều như lắng vào mình : ao thì lạnh lẽo, nước thì trong veo, thuyền thì tẻo teo, sóng biếc, lá vàng, mây lửng lơ, trời thì xanh ngắt, ngõ thì quanh co, khách thì vắng teo, chờ thì lâu chẳng được, cá thì đớp dưới chân bèo. (5)Tất cả nhẹ đi, nhỏ đi một cách lạ lùng. (6)Khoảnh khắc mùa thu được con người cảm nhận bằng sự tinh nhạy của tâm hồn và vẽ bằng lời thơ hồn nhiên, tươi mát thành bức tranh giản dị, thanh tú, hết sức gần gũi, quen thuộc với đồng quê. (7)Cho nên, không lạ gì bài thơ đã có sức đi vào tâm hồn mọi người, mọi lứa tuổi một cách nhẹ nhàng".

 

doc 7 trang cucpham 02/08/2022 1140
Bạn đang xem tài liệu "Ôn tập Ngữ văn Lớp 8 - Rèn kĩ năng viết đoạn văn (Tiếp theo)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Ôn tập Ngữ văn Lớp 8 - Rèn kĩ năng viết đoạn văn (Tiếp theo)

Ôn tập Ngữ văn Lớp 8 - Rèn kĩ năng viết đoạn văn (Tiếp theo)
RÈN KĨ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN
Bài 1: Đọc các đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
Chỉ ra câu chủ đề ở mỗi đoạn văn. Và cho biết vị trí của nó trong đoạn.
Vẽ sơ đồ kết cấu mỗi đoạn văn 
1/	(1) Dạy văn chương ở phổ thông có nhiều mục đích. (2) Trước hết, nó tạo điều kiện cho học sinh tiếp xúc với một loại sản phẩm đặc biệt của con người, kết quả của một thứ lao động đặc thù – lao động nghệ thuật. (3) Đồng thời, dạy văn chương chính là hình thức quan trọng giúp các em hiểu biết, nắm vững và sử dụng tiếng mẹ đẻ cho đúng, cho hay. (4) Dạy văn chương cũng là một trong những con đường của giáo dục thẩm mĩ.
2/ (1) Cây lan, cây huệ, cây hồng nói chuyện bằng hương, bằng hoa. (2)Cây mơ, cây cải nói chuyện bằng lá. (3)Cây bầu, cây bí nói chuyện bằng quả. (4)Cây khoai, cây dong nói bằng củ, bằng rễ. (5)Bao nhiêu loài hoa, bấy nhiêu tiếng nói.
3/	(1)Mọi người dân Việt Nam đều say mê “Truyện Kiều”. (2)Từ những nhà nho trước đây như Mộng Liên Đường, Chu Mạnh Trinh là những người học rộng biết cao đến những cụ già hiện nay trình độ văn hóa còn thấp kém, thế nhưng không ai không thuộc dăm ba câu Kiều, thậm chí có người thuộc cả quyển Kiều. (3) Từ những người chiến sĩ cách mạng bị vào tù ra tội mà vẫn luôn nhớ mang trong mình quyển Kiều, coi nó như là một người bạn tri âm đến các anh chiến sĩ hải đảo, biên phòng ngày nay bề bộn trăm công nghìn việc, thế mà cứ lúc nào rảnh rỗi lại ngồi ngâm nga đôi ba câu Kiều hoặc chơi trò “đố Kiều” thành thạo. (4)Rồi ngay cả đến những em bé mới tuổi đến trường, đã có em đòi ông bà, cha mẹ đọc Kiều cho nghe. (5) Nhiều người thích “Truyện Kiều”như vậy phải chăng do giá trị của nó “nói mãi không cùng”?	
4/	(1)"Mùa thu câu cá là một bức tranh thanh đạm, đời xưa nói là theo kiểu thuỷ mặc. Cảnh vật đơn sơ, chỉ mấy nét.(2) Một cái ao, một khung trời, mấy lối đi vào xóm, chiếc thuyền câu và người câu. (3)Màu sắc thanh nhã : biếc nước, xanh trời và vàng lá hài hoà không gay gắt.(4) Cử động ít ỏi, tiết kiệm : sóng gợn tí, lá rơi vội, người tựa gối, cá đớp mồi, mây chỉ lơ lửng. Đặc biệt, cảnh vật đều như lắng vào mình : ao thì lạnh lẽo, nước thì trong veo, thuyền thì tẻo teo, sóng biếc, lá vàng, mây lửng lơ, trời thì xanh ngắt, ngõ thì quanh co, khách thì vắng teo, chờ thì lâu chẳng được, cá thì đớp dưới chân bèo. (5)Tất cả nhẹ đi, nhỏ đi một cách lạ lùng. (6)Khoảnh khắc mùa thu được con người cảm nhận bằng sự tinh nhạy của tâm hồn và vẽ bằng lời thơ hồn nhiên, tươi mát thành bức tranh giản dị, thanh tú, hết sức gần gũi, quen thuộc với đồng quê. (7)Cho nên, không lạ gì bài thơ đã có sức đi vào tâm hồn mọi người, mọi lứa tuổi một cách nhẹ nhàng".
5/	(1)"Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay. (2) Nói thế có nghĩa là nói rằng : Tiếng Việt là một thứ tiếng hài hoà về mặt âm hưởng, thanh điệu mà cũng rất uyển chuyển trong cách đặt câu.(3) Nói thế cũng có nghĩa là nói rằng : Tiếng Việt có đầy đủ khả năng để diễn đạt tình cảm, tư tưởng của người Việt Nam và để thoả mãn cho yêu cầu của đời sống văn hoá nước nhà qua các thời kì lịch sử".
6/	(1)“Người ta thường nói đến cái màu sắc trữ tình lãng mạn trong những tác phẩm của Nguyên Hồng. (2)Trong tập tiểu thuyết tự truyện rất xúc động này, Nguyên Hồng đã lắng nghe được những âm vang sâu lắng của tâm hồn, ghi nhận được những tình cảm tinh tế tự bên trong, miêu tả một thiên nhiên đầy thanh sắc và tất cả đều được thể hiện qua màu sắc chủ quan của cái Tôi trữ tình hồn nhiên, trong sáng. (3)Những nỗi cô đơn, buồn tủi của tuổi thơ đã ám ảnh tâm hồn cậu bé đa cảm suốt năm này qua năm khác, hiện lên trong sách thành ấn tượng buồn bã, u ám”.
7/	(1)Tôi đi học là trang văn đầy chất thơ. (2)Chất thơ của kỉ niệm thời thơ ấu ngày tựu trường. (3)Chất thơ ở giọng văn nhẹ nhàng truyền cảm. (4)Chất thơ ở sự lắng đọng và khơi gọi tâm hồn kí ức thời cắp sách trong mỗi chúng ta. (5)Vì chất thơ ấy mà Tôi đi học là một tiếng lòng man mác, bâng khuâng của một thời để nhớ, một thời để yêu.”
Bài 2: Sắp xếp những câu sau thành đoạn văn Tổng – Phân – Hợp
Rồi xa nữa, là "Nhà Bè nước chảy chia hai - Ai về Gia Định, Đồng Nai thì về".
Ca dao có nhiều câu ca ngợi cảnh đẹp đất nước.
Nếu Lạng Sơn - nơi biên giới phía Bắc - hấp dẫn người ta bởi "có phố Kì Lừa, có nàng Tô Thị, có chùa Tam Thanh" thì kinh thành Thăng Long - noi phồn hoa đô hội - lại có sức lôi cuốn bởi "phố giăng mắc cửi, đường quanh bàn cờ". 
Có thể nói đất nước ta hiện lên qua những vần ca dao thân thuộc, đâu đâu cũng đẹp, mỗi miền có một vẻ đẹp riêng biệt, kì thú.
Ca dao đưa chúng ta theo: "Đường vô xứ Nghệ quanh quanh - Non xanh nước biếc như tranh hoạ đồ" để đến với Huế đẹp và thơ, đắm mình trong đêm "Lờ đờ bóng ngả trảng chênh" với "Giọng hò xa vọng thắm tình nước non". 
RÈN KĨ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN
Bài 1: Đọc các đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
Chỉ ra câu chủ đề ở mỗi đoạn văn. Và cho biết vị trí của nó trong đoạn.
Vẽ sơ đồ kết cấu mỗi đoạn văn 
 (1)Đàn gà trông thật xinh xắn. (2)Đôi mắt chúng ngơ ngác nhìn quanh tỏ vẻ lạ lùng. (3)Chúng trông giống như những em bé mới cất tiếng khóc chào đời. (4)Đôi chân của mỗi chú gà nhỏ xíu như những chiếc tăm. (5)Cái mỏ của chúng giống như hai vỏ trấu chắp lại vậy, vàng óng.
 	 (1)Xóm ấy trú ngụ đủ các loại chuồn chuồn. (2)Chuồn chuồn chúa lúc nào cũng như dữ dội, hùng hổ, nhưng kì thực trông kĩ đôi mắt lại rất hiền. (3)Chuồn Chuồn Ngô nhanh thoăn thoắt, chao cánh một cái đã biến mất. (4)Chuồn Chuồn Ớt rực rỡ trong bộ quần áo đỏ chót giữa ngày hè chói lọi đi đằng xa đã thấy. (5)Chuồn Chuồn Tương có đôi cánh vàng đen thường bay lượn quanh bãi những hôm nắng to. (6)Lại có chú Kỉm Kìm Kim lẩy bẩy như mẹ đẻ thiếu tháng, chỉ có bốn mẩu cánh tí teo, cái đuôi bằng chiếc tăm dài nghêu, đôi mắt lồi to hơn đầu, cũng đậu ngụ cư vùng này. 
	 "Ham mê cờ bạc là một tính rất xấu, nó làm cho người ta gặp nhiều thiệt hại và mất cả phẩm giá. Người mắc phải tính xấu ấy khó tránh khỏi sự nghèo khó túng bấn, rồi sinh ra gian lận điên đảo vì cờ bạc là một cách ãn chơi tổn hại nhiều tiền. Hoạ là mới có khi được, mà được thì lại tiêu phí hết ngay, còn thua thì nhiều, mà thua mãi thì thành công nợ, dẫn đến phải đi ăn mày ăn xin, ăn trộm ăn cắp, làm những điều hèn hạ xấu xa. Đã chơi cờ bạc thì còn danh giá gì ! Dẫu ông gì bà gì mà đã ngồi vào đám bạc, thì cũng thành ra đê tiện. Ai cũng gọi là con bạc, đồ cờ bạc. Bởi thế cho nên ta phải giữ gìn, đừng có để lây thói xấu đó".
 (1)Anh thanh niên trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long là một người yêu nghề, say mê công việc. (2)Công việc của anh là làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu với nhiệm vụ cụ thể là đo gió, đo mưa, tính nắng, tính mây, đo sự chấn động của vỏ trái đất. (3)Anh làm việc một mình trên đỉnh núi Yên Sơn cao 2600m, nơi chỉ có cây cỏ và sương mù bao phủ quanh năm. (4)Công việc anh làm gian khổ, thầm lặng nhưng có ý nghĩa giúp dự báo thời tiết để nhân dân ta sản xuất và chiến đấu. (5)Có lẽ phải là người yêu nghề, say mê với công việc lắm, anh mới trụ vững ở đỉnh Yên Sơn, mới chiến thắng được sự cô đơn một mình. (6)Đam mê với công việc nên anh tìm thấy niềm vui trong công việc: “Khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao có thể gọi là một mình được”. (7)Thật là cảm động khi anh tâm sự với ông họa sĩ :“Công việc gian khổ thế đấy, nhưng cất nó đi, cháu buồn chết đi được”. (8)Suy nghĩ của anh thật đẹp biết bao!
 (1) „Không có kính .......trái tim” là khổ thơ cuối cùng của tác phẩm“Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật(2) Bốn dòng thơ dựng hai hình ảnh đối lập đầy bất ngờ thú vị. (3) Hai câu đầu, điệp ngữ “không có” lặp lại ba lần như nhân lên ba lần thử thách khốc liệt. (4) Nhưng bom đạn chỉ có thể làm biến dạng xe chứ không thể đè bẹp được ý chí của người chiến sĩ lái xe. (5) Toả sáng ngời cả đoạn thơ là hình ảnh hoán dụ “trái tim” - cội nguồn sức mạnh người lính. (6) Trái tim yêu thương, trái tim can trường đã trở thành nhãn tự toàn bài, cô đúc ý, hội tụ vẻ đẹp người lính và để lại cảm xúc sâu lắng trong lòng người đọc. (7) Trái tim ấy toả sáng mãi đến mai sau khiến ta không thể quên được một thế hệ thời chống Mĩ oanh liệt. Như vậy là chỉ có bốn câu thơ thôi, Phạm Tiến Duật đã hoàn thiện bức chân dung tuyệt vời về người chiến sĩ vận tải Trường Sơn trong những năm chống Mĩ. 
 (1)Ngay ở phần đầu truyện ngắn “Làng” của Kim Lân, tình yêu quê hương của ông Hai đã bộc lộ khá sâu sắc. (2)Ông Hai vốn là người gắn bó máu thịt với quê hương vậy mà giờ đây vì giặc ngoại xâm mà ông Hai phải rời quê hương đi tản cư. (3)Ở đó, ông luôn đau đáu nhớ quê, cứ “ nghĩ về những ngày làm việc cùng anh em”, ông nhớ làng quá. (4)Ông Hai luôn khoe và tự hào về cái làng Dầu không chỉ vì nó đẹp mà còn bởi nó tham gia vào cuộc chiến đấu chung của dân tộc. (5)Ngày nào, ông cũng tìm nghe tin tức về kháng chiến “chẳng sót một câu nào”. (6)Nghe được nhiều tin hay , những tin chiến thắng của quân ta, “ruột gan ông cứ múa cả lên”, náo nức, bao nhiêu ý nghĩ vui thích chen chúc trong đầu óc. (7)Đó là biểu hiện tình yêu làng của người nông dân trước thành quả của cách mạng, của quê hương.
 (1) Chị mèo mướp rất thích chuột. (2)Con chuột nào mà đã lọt vào tầm mắt chị thì khó mà có đường thoát thân. (3)Chị ta núp vào chỗ nào kín đáo nằm im như chết. (4)Chú chuột nào xấu số, chủ quan nghênh ngang đi lại thì sẽ bị chị ta vồ ngay không kịp trở tay. (5)Với những cái vuốt vừa sắc vừa dính như nhựa, chị ta quần cho chú chuột đến mềm ra không còn cựa quậy nữa, chị mới đưa vào một chỗ kín ngồi chén như sợ bọn các con cún tranh mất. (6)Nhờ có chị trong nhà mà lũ chuột không giám hoành hành nữa. Chị mèo mướp quả thật xứng đáng với danh hiệu “dũng sĩ diệt chuột”. 
 (1)Hoa cúc là một loài hoa đẹp và đẹp nhất là vào mùa thu.  (2)Bông cúc trắng nở khá to và có nhiều hoa nhỏ nằm trên cùng một đế hoa.(3) Những cánh hoa hình bầu dục nằm vươn dài ra bên ngoài cùng làm thành một vòng tròn bao quanh lấy nhị hoa vàng nằm ở giữa. (4)Cánh hoa cúc trắng xếp thành một lớp so le nhau rất cân đối nên nhìn đẹp như gương mặt chị Hằng mỗi đêm rằm. (5)Dưới ánh nắng vàng nhè nhẹ, tiết trời se lạnh, bông cúc trông càng e lệ, duyên dáng hơn. (6)Hương hoa cúc thơm, hơi hắc nhưng đậm đà và mạnh mẽ.
 	(1)Cái đẹp của Hạ Long trước hết là sự kì vĩ của thiên nhiên. (2)Trên một diện tích hẹp mọc lên hàng nghìn đảo nhấp nhô khuất khúc như rồng chầu phượng múa. (3)Đảo có chỗ sừng sững chạy dài như bức tường thành vững chãi, ngăn khơi với lộng, nối mặt biển với chân trời. (4)Có chỗ đảo dàn ra thưa thớt, hòn này với hòn kia biệt lập, xa trông như quân cờ bày chon von trên mặt biển. (5)Tuỳ theo sự phân bố của đảo, mặt vịnh Hạ Long lúc toả mênh mông, lúc thu hẹp lại thành ao, thành vũng, lúc bị kẹp giữa hai triền đảo như một dòng suối, lúc uốn quanh chân đảo như dải lụa xanh.
 (1) Cuộc sống quê tôi gắn bó với cây cọ. (2) Cha làm cho tôi chiếc chổi cọ để quét nhà, quét sân. (3)Mẹ đựng hạt giống đầy móm lá cọ, treo lên gác bếp, để gieo cấy mùa sau.(4)Chị tôi đan nón lá cọ lại biết đan cả mành cọ và làn cọ xuất khẩu. (5)Chiều chiều, chăn trâu, chúng tôi rủ nhau đi nhặt những trái cọ rơi đầy quanh gốc về om, ăn vừa béo vừa bùi. 
Bài 3: Viết đoạn văn trình bày cảm nhận của em về nhân vật chị Dậu trong văn bản “Tức nước vỡ bờ” trích “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố.
Bài 4: Viết câu chủ đề vào đầu và cuối đoạn văn sau để có đoạn văn tồng phân hợp.
a.	
Vợ lão chết sớm, lão phải gà trống nuôi con. Vì không có tiền cưới vợ nên con trai của lão đã phẫn chí đi đồn điền cao su biền biệt chưa về để lại lão thui thủi một mình. Rồi tai họa dồn dập kéo đến: lão bị ốm, trận bão, mất mùa, làm lão thất nghiệp túng thiếu cùng quẫn phải bán chó và tự tử. Hoàn cảnh khốn khó, đáng thương là thế nhưng người nông dân ấy lúc nào cũng giàu lòng tự trọng: Khi bán cậu Vàng đi, lão ân hận, day dứt vì cho rằng mình đã đánh lừa con chó.Thấy lão Hạc khó khăn, ông giáo giấu vợ, ngấm ngầm giúp đỡ lão nhưng lão từ chối gần như hách dịch bởi lão không muốn nhận sự thương hại của mọi người. Thậm chí, trước khi chết lão còn gửi tiền ông giáo lo hậu sự vì không muốn liên lụy đến làng xóm và chọn cái chết như một con chó để tự trừng phạt mình. Không chỉ tự trọng lão còn là người cha yêu con hết mực. Khi con lão vì không lấy được vợ mà bỏ đi đồn điền cao su, lão canh cánh bên lòng cảm giác tội lỗi vì làm cha mà không lo đươc hạnh phúc cho con. Ở nhà, lão ngày đêm thương nhớ, lo lắng mong ngóng con trở về. Mọi hành động của lão đều hướng về con. Dù đói kém dai dẳng, lão vẫn quyết không bán vườn mà gửi lại ông giáo để cho con . Đặc biệt, lão chọn cái chết, hi sinh sự sống của mình vì không muốn phạm vào mảnh vườn của con. Đây chính là tình phụ tử thiêng thiêng, cao quý thật đáng trân trọng biết chừng nào!..........................................................................................................
b.	
Vợ lão chết sớm, lão phải gà trống nuôi con. Vì không có tiền cưới vợ nên con trai của lão đã phẫn chí đi đồn điền cao su biền biệt chưa về để lại lão thui thủi một mình. Rồi tai họa dồn dập kéo đến: lão bị ốm, trận bão, mất mùa, làm lão thất nghiệp túng thiếu cùng quẫn phải bán chó và tự tử. Nghèo, bất hạnh, đáng thương vậy đấy nhưng lão vẫn rất tự trọng: Lão chăm sóc yêu thương, trò chuyện với “cậu Vàng” như một đứa con nhỏ. Vì thế, khi bán cậu Vàng đi, lão ân hận, day dứt, giằng xé vì cho rằng mình đã đánh lừa con chó.Thấy lão Hạc khó khăn, ông giáo giấu vợ, ngấm ngầm giúp đỡ lão nhưng lão từ chối gần như hách dịch bởi lão không muốn nhận sự thương hại của mọi người.Trước khi chết lão còn gửi tiền ông giáo lo hậu sự vì không muốn liên lụy đến làng xóm. Thậm chí lão tự vẫn bằng bả chó. Đó là cái chết đau đớn, dữ đội, vật vã như chính cái chết của một con chó để thanh minh, chuộc tội trước con chó vàng của lão và cũng là để tự trừng phạt mình. Trên đời này có rất nhiều cách chết nhưng lão chỉ chọn duy nhất cách chết ấy - đánh bả chính mình. Hành động đó càng chứng tỏ tính trung thực, lòng tự trọng đáng quý ở lão Hạc
	Vợ lão chết sớm, lão phải gà trống nuôi con. Vì không có tiền cưới vợ nên con trai của lão đã phẫn chí đi đồn điền cao su biền biệt chưa về để lại lão thui thủi một mình. Rồi tai họa dồn dập kéo đến: lão bị ốm, trận bão, mất mùa, làm lão thất nghiệp túng thiếu cùng quẫn phải bán chó và tự tử. Sống trong đau khổ bất hạnh nhưng lúc nào lão cũng yêu con hết mực. Khi con lão vì không lấy được vợ mà bỏ đi đồn điền cao su, lão canh cánh bên lòng cảm giác tội lỗi vì làm cha mà không lo đươc hạnh phúc cho con. Ở nhà, lão ngày đêm thương nhớ, lo lắng mong ngóng con trở về. Mọi hành động của lão đều đều hướng về con: sống tằn tiện, chăm chỉ làm việc cũng là để vun vén cho con, thậm chí lão bán cả “cậu Vàng” - điểm tựa tinh thần của lão, niềm vui tuổi già của lão để không phạm vào tiền dành dụm cho con. Dù đói kém dai dẳng, lão vẫn quyết không bán vườn mà gửi lại ông giáo để cho con bằng hình thức văn tự, để không ai dòm ngó được. Đặc biệt khi bị đặt vào tình thế phải lựa chọn : sống thì sẽ ăn vào mảnh vườn cho con hoặc chết thì sẽ giữ lại cho con tài sản ấy, lão đã âm thầm chọn cái chết để chấm dứt tình trạng sống mòn, để giữ trọn mảnh vườn cho con. Đó là một tình thương đầy lòng vị tha và đức hi sinh cao cả. Hành động của lão Hạc khiến ta bất ngờ nhưng cũng khiến ta ngỡ ngàng trước nhân cách sáng ngời của lão. Đây chính là tình phụ tử thiêng thiêng, cao quý thật đáng trân trọng biết chừng nào!...........................

File đính kèm:

  • docon_tap_ngu_van_lop_8_ren_ki_nang_viet_doan_van_tiep_theo.doc