Ôn tập Ngữ văn Lớp 8 - Phần: Văn bản
1. Tóm tắt văn bản “Tức nước vỡ bờ” trích “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố.
Vì thiếu suất sưu của người em đã chết, anh Dậu bị bọn tay sai lôi ra đình đánh trói cùm kẹp, vừa được tha về. Bà lão hàng xóm ái ngại cảnh nhà chị nhịn đói suốt từ hôm qua, cho vay ít gạo nấu cháo. Anh Dậu chưa kịp ăn miếng nào, bọn tay sai xộc vào định bắt trói anh mang đi. Chị Dậu đã hết lời van xin nhưng chúng vẫn không buông tha. Tên cai lệ chửi mắng rồi bịch luôn vào ngực chị Dậu. Lúc này, chị Dậu tức quá không chịu được liền cự lại bằng lí lẽ. Nhưng cai lệ vẫn không dừng lại, hắn tát vào mặt chị Dậu và nhảy vào trói anh Dậu. Không chịu đựng được nữa, chị Dậu đã vùng lên đánh ngã hai tên tay sai.
2. Tóm tắt truyện “Lão Hạc” của Nam Cao
Lão Hạc có một người con trai, một mảnh vườn và một con chó vàng. Vợ mất sớm, con trai lão vì không đủ tiền cưới vợ, phẫn chí bỏ đi làm đồn điền cao su. Con chó vàng là kỉ vật duy nhất con lão để lại. Vì muốn giữ lại mảnh vườn cho con, lão phải bán con chó dù rất buồn và đau xót. Lão gửi ông giáo ba mươi đồng, nếu lão có bề gì thì nhờ hàng xóm lo liệu và nhờ giữ hộ mảnh vườn cho con. Cuộc sống ngày càng khó khăn, lão Hạc từ chối mọi sự giúp đỡ của ông giáo. Một hôm lão xin Binh Tư một ít bã chó. Ông giáo biết chuyện rất buồn. Lão Hạc bỗng dưng chết, một cái chết dữ dội, thương tâm. Không ai hiểu vì sao lão chết trừ ông giáo và Binh Tư.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Ôn tập Ngữ văn Lớp 8 - Phần: Văn bản
ÔN TẬP VĂN BẢN 1. Tóm tắt văn bản “Tức nước vỡ bờ” trích “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố. Vì thiếu suất sưu của người em đã chết, anh Dậu bị bọn tay sai lôi ra đình đánh trói cùm kẹp, vừa được tha về. Bà lão hàng xóm ái ngại cảnh nhà chị nhịn đói suốt từ hôm qua, cho vay ít gạo nấu cháo. Anh Dậu chưa kịp ăn miếng nào, bọn tay sai xộc vào định bắt trói anh mang đi. Chị Dậu đã hết lời van xin nhưng chúng vẫn không buông tha. Tên cai lệ chửi mắng rồi bịch luôn vào ngực chị Dậu. Lúc này, chị Dậu tức quá không chịu được liền cự lại bằng lí lẽ. Nhưng cai lệ vẫn không dừng lại, hắn tát vào mặt chị Dậu và nhảy vào trói anh Dậu. Không chịu đựng được nữa, chị Dậu đã vùng lên đánh ngã hai tên tay sai. 2. Tóm tắt truyện “Lão Hạc” của Nam Cao Lão Hạc có một người con trai, một mảnh vườn và một con chó vàng. Vợ mất sớm, con trai lão vì không đủ tiền cưới vợ, phẫn chí bỏ đi làm đồn điền cao su. Con chó vàng là kỉ vật duy nhất con lão để lại. Vì muốn giữ lại mảnh vườn cho con, lão phải bán con chó dù rất buồn và đau xót. Lão gửi ông giáo ba mươi đồng, nếu lão có bề gì thì nhờ hàng xóm lo liệu và nhờ giữ hộ mảnh vườn cho con. Cuộc sống ngày càng khó khăn, lão Hạc từ chối mọi sự giúp đỡ của ông giáo. Một hôm lão xin Binh Tư một ít bã chó. Ông giáo biết chuyện rất buồn. Lão Hạc bỗng dưng chết, một cái chết dữ dội, thương tâm. Không ai hiểu vì sao lão chết trừ ông giáo và Binh Tư. 3. Tóm tắt truyện “ Cô bé bán diêm” Cách 1: Đêm giao thừa trời rét mướt, một cô bé bán diêm nhà nghèo, mồ côi mẹ, đầu trần chân đất bụng đói, đang dò dẫm trong bóng tối. Suốt cả ngày em không bán được bao diêm nào. Em không dám về nhà vì sợ bị bố đánh. Cửa sổ mọi nhà đều ánh sáng đèn chuẩn bị đón giao thừa. Em nhớ lại lúc bà nội hiền hậu của em còn sống em cũng được đón giao thừa trong hạnh phúc. Nhưng bà em mất, gia sản tiêu tán, gia đình em phải sống trong một xó tối tăm suốt ngày phải nghe những tiếng chửi rủa. Em ngồi nép vào một góc tường cho đỡ rét, bàn tay em cứng đờ vì lạnh. Em ước có một que diêm để sưởi cho đỡ rét. Em quẹt các que diêm và lần lượt hiện ra: lò sưởi ấm áp, bàn ăn thịnh soạn có cả ngỗng quay, cây thông noel và cả người bà hiền hậu. Nhưng khi các que diêm vụt tắt em phải đối mặt với bóng tối lạnh lẽo. Em đã quẹt tất cả các que diêm còn lại và mơ thấy được cùng bà bay lên trời đón niềm vui đầu năm mới. Sáng mùng Một, mọi người thản nhiên nhìn thấy em chết trong một xó tường với đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười. Cách 2:Truyện kể về một em bé mồ côi mẹ phải đi bán diêm trong đêm giao thừa rét buốt. Không bán được diêm em chẳng dám về nhà vì sợ bố đánh, đành ngồi nép vào góc tường, liên tục quẹt diêm để sưởi ấm. Quẹt các que diêm, em thấy hiện ra lò sưởi, bàn ăn có ngỗng quay thơm nức, cây thông nô-en sáng rực, người bà yêu thương em. Nhưng khi diêm tắt em phải đối diện với hiện thực tàn nhẫn. Hết một bao diêm thì em bé đã chết cóng trong giấc mơ cùng bà nội lên trời. Sáng hôm sau – ngày đầu năm, mọi người qua đường vẫn thản nhiên nhìn cảnh tượng thương tâm ấy. 4. Tóm tắt truyện “Chiếc lá cuối cùng”. Xiu và Giôn xi là hai nữ họa sĩ nghèo sống trong căn hộ gần công viên Oa-sinh-tơn. Cụ Bơ men cũng là họa sĩ nghèo thuê phòng ở tầng dưới. Bốn mươi năm nay, cụ ao ước vẽ một kiệt tác nhưng chưa thực hiện được. Cụ thường ngồi làm mẫu vẽ cho các họa sĩ để kiếm tiền. Mùa đông năm ấy, Giôn xi bị bệnh sưng phổi nặng. Bệnh tật và nghèo túng khiến cô tuyệt vọng không muốn sống nữa. Cô đếm từng chiếc lá còn lại trên dây thường xuân bám trên bức tường ở căn nhà đối diện. Cô chờ chiếc lá cuối cùng rụng xuống, cô cũng buông xuôi, lìa đời. Cụ Bơ men và Xiu lo lắng nhìn cây thường xuân. Một cơn mưa cùng với tuyết lạnh rơi. Giôn xi yêu cầu Xiu kéo tấm mành. Thật ngạc nhiên, sau một đêm mưa gió kéo dài, vẫn còn 1 chiếc lá cuối cùng bám trên cây. Giôn xi nói chắc chắn đêm nay nó sẽ rụng và cô sẽ chết. Lại một đêm mưa gió nữa, sáng hôm sau, Giôn xi ngạc nhiên khi thấy chiếc lá vẫn còn, nó đã chống chọi với mưa gió, bão tuyết. Giôn xi như được tiếp thêm sức mạnh, nghị lực, cô muốn được sống và vẽ vịnh Na – Plơ. Giôn xi đã vượt qua cái chết. Cô được Xiu cho biết, để cứu sống cô, cụ Bơ men đã bất chấp mưa gió và chiếc lá cuối cùng thay cho chiếc lá thường xuân đã rụng. Cụ đã chết vì bệnh sưng phổi. 5. Cảm nhận về nhân vật chị Dậu - “Tức nước vỡ bờ” trích “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố là đoạn trích hay. - Tác giả đã thành công khi xây dựng nhân vậtchị Dậu. - Gia đình chị Dậu ở trong tình thế vô cùng khó khăn, chị phải chạy vạy bán con, bán chó mới đủ tiền nộp thuế cho chồng.Vì vẫn còn thiếu một suất sưu của người em đã mất, anh Dậu bị bọn tay sai lôi ra đình đánh đập suýt chết vừa được tha về. + Bà lão hàng xóm ái ngại cảnh nhà chị nhịn đói suốt từ hôm qua, cho vay ít gạo nấu cháo. + Chị Dậu hết mực yêu thương chồng, nấu cháo, quạt cho chóng nguội, cố ép chồng ăn ít cho đỡ xót ruột. Với chồng, chị là người vợ đảm đang, hết mực yêu chồng, săn sóc chu đáo. Để bảo vệ chồng, chị sẵn sàng van xin, đối mặt với bọn tay sai mất nhân tính. +Với bọn tay sai, ban đầu với bản tính hiền lành, nhẫn nhịn, chịu đựng, chị Dậu đã cố van xin tha thiết. Nhưng trước sự hung hãn của tên cai lệ chị đã liều mạng cự lại. Chị đấu lí, xưng hô ngang hàng với hắn. Sau đó, lòng căm phẫn khiến chị phản kháng quyết liệt. Lúc này chị không thèm đấu lí với chúng mà chuyển sang đấu lực. Chị đã đánh ngã cả 2 tên tay sai vô lại. => Chị Dậu là người phụ nữ mộc mạc, hiền dịu, thương chồng, giàu đức hi sinh, biết nhẫn nhịn, chịu đựng nhưng không yếu đuối mà có sức sống mạnh mẽ, có tinh thần phản kháng mãnh liệt. Khi bị đẩy đến đường cùng, chị đã vùng dậy chống trả quyết liệt với thái độ bất khuất. Ngô Tất Tố đã rất thành công khi lựa chọn nghệ thuật kể chuyện sinh động, kể kết hợp miêu tả, biểu cảm và cách xây dựng tình huống độc đáo, xây dựng tâm lí nhân vật đặc sắc. 6. Cảm nhận sau khi học VB “Tức nước vỡ bờ” - “Tức nước vỡ bờ” trích “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố là đoạn trích hay. -Đoạn trích kể về hoàn cảnh khó khăn, cùng đường của gia đình chị Dậu. Chị đã phải chạy vạy bán chó bán con nhưng chồng chị vẫn bị bọn tay sai đánh trói vì thiếu suất sưu của người em chồng đã chết. -Thấy chồng được tha về như một xác chết, chị hoảng hốt lay gọi. Chị mượn gạo nấu cháo, quạt cho nguội rồi xem chồng chị ăn có ngon miệng không. Anh Dậu chưa kịp ăn miếng nào. Bọn tay sai đã xông vào quát mắng, định trói anh mang đi. Ban đầu, chị van xin tha thiết. Nhưng trước thái độ hung hăng mất nhân tính của bọn tay sai, chị đã đấu lí rồi đấu lực đánh ngã cả hai tên tay sai vô lại. -Truyện lên án xã hội thực dân phong kiến sưu cao thuế nặng khiến người dân chịu nỗi khổ cùng cực. -Truyện còn lên án bọn tay sai bất nhân, đẩy người nông dân đến đường cùng, phải vùng dậy đấu tranh như câu thành ngữ “Tức nước vỡ bờ”. Ngô Tất Tố đã rất thành công khi lựa chọn nghệ thuật kể chuyện sinh động, kể kết hợp miêu tả, biểu cảm và cách xây dựng tình huống độc đáo, xây dựng tâm lí nhân vật đặc sắc. 7. Cảm nhận về nhân vật Lão Hạc -“Lão Hạc” là truyện ngắn hay của Nam Cao. Tác giả đã thành công khi xây dựng nhân vật Lão Hạc. -Hoàn cảnh của Lão Hạc: rất khốn khổ, đáng thương sự cô đơn, túng quẫn đe dọa. Vợ lão mất sớm, con trai lão vì không đủ tiền cưới vợ nên bỏ đi làm đồn điền cao su. Lão bị một trận ốm kéo dài, không có việc làm, không muốn tiêu phạm vào tiền để dành cho con nên lão quyết định bán con chó Vàng, kỉ vật của con trai lão. -Vì nghèo túng nhưng thương con lão phải bán chó dù rất day dứt, ân hận. -Lão gửi ông giáo ba mươi đồng để lão có bề gì thì nhờ hàng xóm giúp và nhờ giữ mảnh vườn cho con. -Vì lòng tự trọng, lão thà ăn củ sung củ chuối nhưng vẫn từ chối tất cả sự giúp đỡ của ông giáo -Cùng đường, lão phải chọn cái chết đau đớn bằng cách ăn bả chó, nhịn ăn để tiền làm ma chay chứ không muốn làm phiền hàng xóm. -Qua các sự việc cho thấy lão Hạc là lão nông chất phác, hiền lành, nghèo nhưng nhân hậu, giàu tình yêu thương, hết mực thương con và giàu lòng tự trọng. -Để thể hiện được điều đó, Nam Cao đã lựa chọn nghệ thuật kể chuyện sinh động, kể kết hợp miêu tả, biểu cảm và cách lựa chọn tình huống độc đáo, xây dựng tâm lí nhân vật đặc sắc. 8. Cảm nhận sau khi học VB “Lão Hạc” -“Lão Hạc” là truyện ngắn hay của Nam Cao. Truyện kể về hoàn cảnh cô đơn, nghèo túng, đáng thương của lão Hạc. Vợ lão mất sớm, con trai lão vì không đủ tiền cưới vợ nên bỏ đi làm đồn điền cao su. Lão bị một trận ốm kéo dài, không có việc làm, không muốn tiêu phạm vào tiền để dành cho con nên lão quyết định bán con chó Vàng, kỉ vật của con trai lão. -Vì nghèo túng nhưng thương con lão phải bán chó dù rất day dứt, ân hận. -Lão gửi ông giáo ba mươi đồng để lão có bề gì thì nhờ hàng xóm giúp và nhờ giữ mảnh vườn cho con. -Vì lòng tự trọng, lão thà ăn củ sung củ chuối nhưng vẫn từ chối tất cả sự giúp đỡ của ông giáo -Cùng đường, lão phải chọn cái chết đau đớn bằng cách ăn bả chó, nhịn ăn để tiền làm ma chay chứ không muốn làm phiền hàng xóm. -Qua câu chuyện, ta thấy cảm thương cho hoàn cảnh của lão Hạc, căm phẫn xã hội phong kiến đã đẩy người nông dân vào cảnh cùng đường, cuộc sống bế tắc, không lối thoát. -Bên cạnh đó, ta cũng quý trọng nhân cách cao đẹp, bản tính nhân hậu, giàu tình thương, giàu lòng tự trọng của một lão nông nghèo. -Hơn thế nữa, ta cũng quý trong một nhân cách cao đẹp của một người trí thức-ông Giáo. Ông là người hàng xóm tốt bụng, luôn giúp ... ôi không ngờ bạn lại biết suy nghĩ sâu xa đến vậy. Trong khi tôi dùng tiền bố mẹ cho để mua quà vặt thì Diệu lại dùng những đồng tiền mồ hôi nước mắt của mình vào những việc có ích như thế. Diệu đã giúp tôi thấm thía thêm nhiều điều lắm. Đi với Diệu, bao giờ tồi cũng thấy mình nhỏ bé, dù tôi cao hơn bạn ấy nửa cái đầu. Mùa hè đã đến, tôi theo bố mẹ lên thành phố. Chia tay Diệu, tôi thấy mắt cay cay, Xa nhau ba tháng, tôi sẽ nhớ Diệu lắm đấy. Lúc chia tay, Diệu đưa cho tôi một bọc ổi to tướng và dặn: – Nga cầm lên làm quà cho các bạn trên ấy. Nhớ viết thư cho mình nhé! Chúng tôi cầm tay nhau mãi không muốn rời. Tôi nhìn theo cái bóng gầy gầy, mảnh khảnh của Diệu khuất dần sau triền dốc mà lòng thấy nao nao. Tạm biệt cô bạn thân nhất của tôi. Hết hè, chúng mình lại gặp nhau, Diệu nhé! BÀI 2: Tôi được sinh ra trong một gia đình có hoàn cảnh khó khăn, từ nhỏ bố mẹ tôi đã luôn dặn tôi rằng phải cố gắng học tập, không được thua bạn nào cả, có như vậy sau này tôi sẽ không khổ giống bố mẹ tôi bây giờ. Tôi đã làm theo lời bố mẹ, suốt ngày tôi chỉ học và đọc sách, tôi không muốn nói chuyện với ai vì tôi cảm thấy như vậy sẽ lãng phí thời gian. Trên lớp, ngoài thời gian học tôi lại ngồi đọc sách và đọc truyện, tôi không mấy khi quan tâm đến các bạn xung quanh tôi đang làm gì, họ hỏi gì thì tôi nói nấy. Vì vậy nên năm nào tôi cũng đứng nhất lớp và tôi không chơi với bạn nào cả. Nhiệm vụ chính của tôi là học tập, tôi đã nghĩ như vậy! Cho đến một ngày, có một bạn mới chuyển vào lớp tôi. Lần đầu bạn ấy vào lớp cô giáo giới thiệu bạn ấy tên là Trang ở lớp A2 chuyển sang. Nhìn bạn ấy hiền quá, tôi thấy tò mò không biết bạn ấy học có giỏi không? Vì tôi không thích ai học giỏi hơn tôi cả. Thật bất ngờ khi cô giáo bảo bạn ấy ngồi gần tôi, cô dặn tôi phải giúp đỡ bạn ấy học tập. Giờ ra chơi buổi học hôm ấy, vẫn thói quen cũ tôi ngồi đọc sách. Thật ngạc nhiên khi Trang cũng không ra chơi, cứ ngồi bên cạnh nhìn tôi một lúc lâu, thấy vậy tôi quay sang hỏi “bạn nhìn gì vậy”, Trang mỉm cười nói “đó là quyển sách tớ thích nhất, tớ đã từng ước mơ mình được đọc nó dù chỉ một lần”. Thì ra Trang rất thích quyển sách tôi đang đọc, tôi cũng rất thích nó. Tôi nói với Trang “nếu bạn thích thì đọc xong tớ sẽ cho bạn mượn”. Trang cười nhẹ “thật nhé!”. Cuối giờ tôi đưa sách cho Trang, bạn ấy cảm ơn tôi rồi phấn khởi cho sách vào cặp. Sáng hôm sau đến lớp Trang kể cho tôi nghe về quyển sách đó, rồi kể cho tôi nghe về gia đình Trang. Thì ra, Trang còn có hoàn cảnh gia đình khó khăn hơn tôi, bạn ấy không có bố mẹ và ở với bà nội. Sách vở bạn ấy có là do hàng xóm khuyên góp và tặng lại. Trang rất thích đọc sách nhưng lại không có tiền để mua. Nghe Trang tâm sự tôi thấy bạn ấy vừa đáng thương vừa đáng khâm phục. Từ đó, tôi và Trang chơi rất thân với nhau. Chúng tôi cùng nhau học tập, tôi học giỏi nên tôi sẽ dạy cho Trang những kiến thức mà tôi biết, và cho Trang mượn những cuốn sách tôi đã đọc xong rồi. Cuối tuần được nghỉ tôi thường sang nhà Trang chơi và giúp đỡ bà nội của Trang nhổ tóc sâu. Chúng tôi hợp nhau đến từng sở thích về món ăn, đọc sách và nghe nhạc nữa. Đối với tôi, Trang là một người bạn tốt và vô cùng đáng mến. Thực sự thì chưa bao giờ tôi cảm thấy tâm trạng mình lại thoải mái đến thế, tôi đã lắng nghe nhiều hơn và chia sẻ nhiều hơn. Từ ngày có Trang là bạn, tôi không còn ngồi một mình một góc nữa. Đến giờ ra chơi, chúng tôi ra sân chơi nhảy dây, kéo co với các bạn rất vui. Trang đã làm cho tôi thay đổi, bạn ấy nói với tôi rằng “dù cuộc sống có khó khăn đến mấy thì chúng ta vẫn luôn phải cười vui vẻ”. Tôi đã thay đổi cách suy nghĩ từ khi chơi với Trang. Bạn ấy đã khiến cuộc sống của tôi thú vị hơn rất nhiều, tôi thấy mình sống thoải mái hơn và cười nhiều hơn. Cảm ơn Trang đã là bạn của tôi. Trong cuộc đời, ai cũng có những người bạn. Gặp được người bạn tốt là niềm hạnh phúc lớn lao. Tôi luôn trân trọng tình bạn giữa tôi và Trang, và chúng tôi sẽ cùng nhau cố gắng học tập và gìn giữ tình bạn luôn vui vẻ, bền vững. BÀI 3. Sáng nay, vẫn trên con đường quen thuộc, tôi dạo bước đến trường. Những ánh nắng bình minh chan hoà, phủ lên mọi vật và dường như những hạt sương đêm đọng lại trên thảm cỏ cũng ánh lên sắc cầu vồng. Lòng tôi man mác nghĩ về những kỉ niệm xưa của tôi với bạn. Và thật đáng trân trọng, nâng niu những khoảnh khắc thiêng liêng ấy. Tôi nhớ như in cái ngày tôi mới chuyển về trường mới, cảm giác thật cô đơn và lạc lõng. Hàng ngày tôi không biết làm gì hơn ngoài việc gắn bó với những cuốn sách và thi thoảng có những mẩu truyện vui làm tôi cười thầm. Chính lúc đó bạn nhẹ nhàng đến bên tôi như một thiên thần. Bạn chủ động tách mình ra khỏi tập thể lớp và kết bạn với một “con mọt sách” như tôi. Bạn nhìn tôi cười ấm áp, dịu hiền và mọi cảm giác lạc lõng, cô đơn trong lòng tôi cũng dần biến mất. Tôi đã xúc động khi thấy bạn đứng dậy, che chở cho tôi trước những trò đùa quá đáng của một vài học sinh cá biệt trong lớp. Giữa bạn bè cùng trang lứa thì tôi có phần nhỉnh hơn một chút, dáng tôi cao, người mập mạp. Chính vì thế nên họ đã cho tôi một biệt danh chế giễu : “Chị béo”. Lên lớp đối với tôi lúc ấy chẳng khác nào một cơn ác mộng. Họ viết lên bảng, lên ghế, lên bàn của tôi và thật tệ hại hơn nữa là khi tôi lên bảng trả lời câu hỏi của cô giáo, các bạn ấy xướng lên từ ngữ đó đầy vẻ khiêu khích. Đã có lần tôi ức, giận dỗi đến phát khóc và lấy cớ nghỉ học đến mấy ngày. Bạn lo lắng, sốt sắng đến thăm tôi, say sưa giảng bài và giúp tôi một số việc vặt trong gia đình. Bạn khuyên tôi nên đi học trở lại và hãy để ngoài tai những câu nói đó. Sáng hôm sau, tôi với bạn cùng sánh vai đến lớp. Bạn đã mắng các cậu học sinh ấy và thưa việc đó với cô giáo chủ nhiệm. Kết quả là họ bị viết bản kiểm điểm và bị đình chỉ học tập đến ba ngày. Bạn đã mang lại sự tự tin cho tôi, giúp tôi xoá bỏ mặc cảm để học tập tốt. Bạn đã cùng tôi san sẻ mọi nỗi nhớ nhà, nhớ mẹ trong những ngày đầu đi học, bạn còn động viên tôi tiến bộ nhiều. Lúc ấy bạn chẳng khác gì người chị thứ hai của tôi, luôn chăm sóc và dạy dỗ các em mình chu đáo. Bạn đã nói với tôi rằng chính mình phải tự tin vào mình, phải khẳng định mình ở chốn này, phải cho mọi người thấy rằng tôi không hề kém cỏi hay thua bất kì ai để xứng đáng với những giọt mồ hôi mà cha mẹ tôi đã đổ trên ruộng đồng mỗi trưa hè đổ lửa. Rồi tôi cũng làm theo như bạn nói và khi tôi được điểm tốt tôi lại nhớ đến bạn và biết ơn bạn nhiều. Bạn đã kể với tôi nhiều lắm. Có lẽ câu nói đáng yêu nhất của bạn chính là bạn rất thích mùa xuân. Phải đấy, cứ mỗi một mùa xuân về chúng ta lại được thêm một tuổi mới và những bao lì xì thật hay. Không những vậy, mùa xuân có những cơn mưa phùn giăng giăng khắp đất trời. Vào những buổi sáng sớm, bạn chạy đến rủ tôi đi dạo. Làn gió xuân khẽ lùa vào mái tóc, những giọt sương mát lạnh và cả những chiếc lá phượng tinh nghịch nằm lên những lọn tóc mỏng. Tôi thích cảm giác ấy nhất, lúc đó tôi cảm thấy cuộc sống thật tuyệt vời, đáng yêu làm sao. Hay vào những buổi trưa hè đổ lửa, bạn và tôi cùng đi chung một chiếc ô nhỏ. Tôi chợt nghĩ rằng: bạn thực sự là một phần trong trái tim tôi, là người quan trọng nhất của tôi đấy. Bạn là một cô bé rộng lòng bao dung và biết chia sẻ. Tôi kể cho bạn nghe câu chuyện về quê tôi. Đó là một miền quê nghèo, đất đai khô cằn cùng với ánh nắng đổ lửa như thiêu đốt những đụn cát sa mạc. Những đứa trẻ nhỏ hơn chúng mình phải đi bán bánh mì trong những đêm đông giá lạnh mà người phong phanh một tấm áo khoác mỏng, hay chúng phải nghỉ học ở nhà để phụ giúp bố mẹ và bươn trải kiếm sống. Tôi chợt nhìn thấy khoé mắt bạn cay cay và những giọt nước mắt chan hoà trên má bạn. Rồi bạn kể cho tôi nghe về gia đình bạn. Bố mẹ bạn đều là những thương nhân giàu có, đi công tác suốt. Bạn phải ở trong một ngôi nhà lạnh lẽo thiếu tình thương cùng với vài người giúp việc. Bạn bảo rằng những lúc ấy bạn rất cô đơn và buồn chán nên bạn rất hiểu tâm trạng của tôi những ngày đầu xa nhà, học ở một ngôi trường mới như này. Bạn đã gục đầu vào vai tôi mà khóc oà lên. Bạn thân ơi hãy khóc đi, khóc nhiều vào nếu nước mắt có thể làm vơi nỗi buồn trong lòng bạn. Bạn thân ơi, bạn có nhớ những hàng rào nhỏ xinh bên cạnh vườn táo của chúng mình, nơi in dấu những kỉ niệm giận hờn vu vơ? Và tôi thấy thật có lỗi với bạn. Buổi chiều hôm ấy, những ánh nắng vàng vọt chiếu mỏi mắt. Tôi kiên nhẫn đứng đợi bạn bên vườn. Tôi đợi mãi, đợi mãi mà chẳng thấy bạn đâu. Đó là lần đầu tiên bạn trễ hẹn, tôi cảm thấy mình không được tôn trọng và tôi đã rất tức giận. Tôi bỏ về một mình rồi nằm lên giường khóc. Cậu mợ gọi xuống ăn cơm, tôi không chịu. Ai dỗ kiểu gì tôi cũng khước từ. Tôi cứ nằm khóc như thế và ngủ quên lúc nào không hay. Sáng hôm sau, tôi mở cửa hít thở bầu không khí trong lành. Đến cửa lớp, bạn lại tươi cười đến bên tôi, lại lân la kể chuyện như bao hôm khác. Tôi lạnh lùng không nói một câu và lặng lẽ ngồi vào chỗ của mình. Tôi thấy mình như bị tổn thương. Tôi đã nghĩ rằng sáng nay đến bạn sẽ giải thích mọi chuyện cho tôi nhưng hình như bạn lảng tránh. Bạn thân yêu ơi, tình bạn của chúng mình đã sứt mẻ rồi hay sao? Bao nhiêu kỉ niệm buồn vui chúng ta đều san sẻ, sao bạn lại nỡ Từ hôm đó, tôi chủ động chấm dứt tình bạn mà tôi cho là gian dối này. Chắc là mỗi đêm bạn đều khóc bởi vì tôi thấy sắc mặt bạn xấu đi nhiều và đôi mắt thâm quầng. Nhưng điều đó không hề làm rung động lòng tôi vì khi ấy mọi kí ức về bạn đã bị tôi xoá sổ. Nghĩ lại lúc ấy, tôi thấy mình thật đáng trách. Đến gần cuối học kì II, bạn đến bên tôi và nói rằng bạn sẽ theo cha mẹ về quê. Tôi sững sờ nhìn bạn, bối rối không biết nói sao cho đúng. Tan học, tôi kéo bạn ra ngoài cổng và xin lỗi bạn. Hai đứa ôm nhau mà khóc đến quên cả giờ. Cuối cùng ngày ấy cũng đã đến, hai đứa tiễn nhau, ngậm ngùi dặn dò nhau từng thứ một. Bạn thân ơi, dù bạn ở nơi đâu tôi vẫn luôn nhớ bạn, hãy bảo trọng nhé! Đó là một câu chuyện về tình bạn mà tôi mãi mãi không bao giờ quên. Hôm nay là sinh nhật bạn. Tôi ngồi đây, cầm nến và hát bài sinh nhật. Tôi chúc bạn luôn luôn khoẻ mạnh và học giỏi.
File đính kèm:
- on_tap_ngu_van_lop_8_phan_van_ban.docx