Ôn tập Ngữ văn Lớp 8 - Chương trình học kì 1

I.PHẦN VĂN BẢN:

1.Cảm nhận về nhân vật chú bé Hồng :

- « Trong lòng mẹ » trích « Những ngày thơ ấu » của Nguyên Hồng là đoạn trích hay.

- Tác giả đã thành công khi xây dựng nhân vật chú bé Hồng.

- Là 1 chú bé bất hạnh, mồ côi, phải xa mẹ từ bé Hồng rất cô đơn và khao khát tình thương.

- Nghe những lời gièm pha, nói xấu mẹ của bà cô, Hồng đau đớn, tủi thân, nước mắt ròng ròng.

- Em căm tức những thành kiến hủ tục đã đày đọa mẹ

- Bất chấp lời gièm pha của bà cô, Hồng vẫn dành cho mẹ tình yêu tha thiết.

- Được gặp mẹ, ở trong vòng tay yêu thương của mẹ, Hồng hạnh phúc vô bờ.

-Qua câu chuyện, ta nhận thấy chú bé Hồng là người mang trái tim nhân hậu. Em biết cảm thông, thấu hiểu cho hoàn cảnh bất hạnh của mẹ, yêu mẹ tha thiết. Câu chuyện giúp ta cảm nhận tình mẫu tử thật thiêng liêng, cao quý không gì có thể chia cắt được.

Nguyên Hồng đã thành công khi lựa chọn nghệ thuật kể chuyện sinh động, kể kết hợp miêu tả, biểu cảm và cách lựa chọn tình huống độc đáo, xây dựng tâm lí nhân vật đặc sắc.

2.CẢM NHẬN SAU KHI HỌC XONG VB TRONG LÒNG MẸ

 “Trong lòng mẹ”trích”những”những ngày thơ ấu”của Nguyên Hồng là đoạn trích hay. Văn bản để lại người đọc ấn tượng sâu sắc. Trong câu chuyện,ta thấy Hồng là một chú bé bất hạnh, đáng thương. Em cô đơn khao khát tình yêu thương của mẹ. Trong cuộc đối thoại với bà cô, Hồng nhận ra sự cay độc, giả dối của bà cô. Bà cô gieo rắc những ý nghĩ cay độc để Hồng khinh miệt mẹ nhưng em vẫn yêu mẹ tha thiết. Bất ngờ gặp được mẹ, Hồng mừng rỡ hạnh phúc vô bờ. Em cảm nhận được tình yêu thương sâu nặng của mẹ. Tác giả đã thành công khi sử dụng nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật đặc sắc, hình ảnh so sánh, trữ tình, biểu cảm,cách kể chuyện sinh động. Văn bản đã ngợi ca tình cảm mẫu tử thiêng liêng bất diệt.

3)Cảm nhận về câu văn “Giá những cổ tục đã đày đọa mẹ tôi là 1 vật như hòn đá hay cục thủy tinh,đầu mẩu gỗ tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn,mà nhai,mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi” (“Trong lòng mẹ” trích “Những ngày thơ ấu” của “Nguyên Hồng”)

 *Gợi ý

- Giới thiệu tác giả,tác phẩm

- Nêu yêu cầu của đề

- Nhận xét nội dung:

 - Câu văn thể hiện:

 + Thái độ căm phẫn những định kiến,khác nghiệt,cổ tục đã đày đọa mẹ của bé Hồng

+ Tình yêu thương mẹ tha thiết cháy bỏng

 -Nhận xét nghệ thuật:

+ Câu văn dài, nhiều vế câu, kết hợp với hàng loạt động tự mạnh theo mực độ tăng tiến: “cắn,nhai,nghiến”

+Phép so sánh giữa cái vô hình, trừu tượng(những cổ tục) với cái hữu hình ,cụ thể có thể cảm nhận (hòn đá, cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ)

 +Hình ảnh so sánh trữ tình,biểu cảm

-Nhận xét chung: Câu văn ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt.

* Bài sửa

“Trong lòng mẹ” trích “Những ngày thơ ấu” của Nguyên Hồng là một văn bản hay.Trong văn bản, câu văn “Giá những cổ tục đã đày đọa mẹ tôi .” là câu văn hay đã để lại trong lòng bạn đọc những ấn tượng sâu sắc. Câu văn thể hiện thái độ căm phẫn của bé Hống trước những định kiến khắc nghiệt, những cổ tục đã đày đọa người mẹ bất hạnh của mình. Câu văn thể hiện tình yêu thương tha thiết, cháy bỏng bé Hồng dành cho mẹ. Đó là 1 câu văn dài, có nhiều vế câu, kết hợp hàng loạt các động từ mạnh theo mức độ tăng tiến “cắn, nhai, nghiến”. Các câu văn sử dụng hình ảnh so sánh trữ tình, biểu cảm. Nhà văn đã so sánh cái vô hình, trừu tượng (những cổ tục) với cái hữu hình, cụ thể ( hòn đá, cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ). Qua cách so sánh độc đáo, Nguyên Hồng đã khẳng định tình mẫu tử thật thiêng liêng cao quý không gì có thể chia cắt được.

 

docx 12 trang cucpham 03/08/2022 80
Bạn đang xem tài liệu "Ôn tập Ngữ văn Lớp 8 - Chương trình học kì 1", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Ôn tập Ngữ văn Lớp 8 - Chương trình học kì 1

Ôn tập Ngữ văn Lớp 8 - Chương trình học kì 1
ÔN TẬP VĂN 8
I.PHẦN VĂN BẢN:
1.Cảm nhận về nhân vật chú bé Hồng :
- « Trong lòng mẹ » trích «  Những ngày thơ ấu » của Nguyên Hồng là đoạn trích hay.
- Tác giả đã thành công khi xây dựng nhân vật chú bé Hồng.
- Là 1 chú bé bất hạnh, mồ côi, phải xa mẹ từ bé Hồng rất cô đơn và khao khát tình thương.
- Nghe những lời gièm pha, nói xấu mẹ của bà cô, Hồng đau đớn, tủi thân, nước mắt ròng ròng.
- Em căm tức những thành kiến hủ tục đã đày đọa mẹ
- Bất chấp lời gièm pha của bà cô, Hồng vẫn dành cho mẹ tình yêu tha thiết.
- Được gặp mẹ, ở trong vòng tay yêu thương của mẹ, Hồng hạnh phúc vô bờ.
-Qua câu chuyện, ta nhận thấy chú bé Hồng là người mang trái tim nhân hậu. Em biết cảm thông, thấu hiểu cho hoàn cảnh bất hạnh của mẹ, yêu mẹ tha thiết. Câu chuyện giúp ta cảm nhận tình mẫu tử thật thiêng liêng, cao quý không gì có thể chia cắt được.
Nguyên Hồng đã thành công khi lựa chọn nghệ thuật kể chuyện sinh động, kể kết hợp miêu tả, biểu cảm và cách lựa chọn tình huống độc đáo, xây dựng tâm lí nhân vật đặc sắc.
2.CẢM NHẬN SAU KHI HỌC XONG VB TRONG LÒNG MẸ  
 “Trong lòng mẹ”trích”những”những ngày thơ ấu”của Nguyên Hồng là đoạn trích hay. Văn bản để lại người đọc ấn tượng sâu sắc. Trong câu chuyện,ta thấy Hồng là một chú bé bất hạnh, đáng thương. Em cô đơn khao khát tình yêu thương của mẹ. Trong cuộc đối thoại với bà cô, Hồng nhận ra sự cay độc, giả dối của bà cô. Bà cô gieo rắc những ý nghĩ cay độc để Hồng khinh miệt mẹ nhưng em vẫn yêu mẹ tha thiết. Bất ngờ gặp được mẹ, Hồng mừng rỡ hạnh phúc vô bờ. Em cảm nhận được tình yêu thương sâu nặng của mẹ. Tác giả đã thành công khi sử dụng nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật đặc sắc, hình ảnh so sánh, trữ tình, biểu cảm,cách kể chuyện sinh động. Văn bản đã ngợi ca tình cảm mẫu tử thiêng liêng bất diệt.
3)Cảm nhận về câu văn “Giá những cổ tục đã đày đọa mẹ tôi là 1 vật như hòn đá hay cục thủy tinh,đầu mẩu gỗ tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn,mà nhai,mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi” (“Trong lòng mẹ” trích “Những ngày thơ ấu” của “Nguyên Hồng”)
 *Gợi ý
- Giới thiệu tác giả,tác phẩm 
- Nêu yêu cầu của đề 
- Nhận xét nội dung:
 - Câu văn thể hiện:
 + Thái độ căm phẫn những định kiến,khác nghiệt,cổ tục đã đày đọa mẹ của bé Hồng 
+ Tình yêu thương mẹ tha thiết cháy bỏng
 -Nhận xét nghệ thuật: 
+ Câu văn dài, nhiều vế câu, kết hợp với hàng loạt động tự mạnh theo mực độ tăng tiến: “cắn,nhai,nghiến”
+Phép so sánh giữa cái vô hình, trừu tượng(những cổ tục) với cái hữu hình ,cụ thể có thể cảm nhận (hòn đá, cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ) 
 +Hình ảnh so sánh trữ tình,biểu cảm 
-Nhận xét chung: Câu văn ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt.
* Bài sửa
“Trong lòng mẹ” trích “Những ngày thơ ấu” của Nguyên Hồng là một văn bản hay.Trong văn bản, câu văn “Giá những cổ tục đã đày đọa mẹ tôi .” là câu văn hay đã để lại trong lòng bạn đọc những ấn tượng sâu sắc. Câu văn thể hiện thái độ căm phẫn của bé Hống trước những định kiến khắc nghiệt, những cổ tục đã đày đọa người mẹ bất hạnh của mình. Câu văn thể hiện tình yêu thương tha thiết, cháy bỏng bé Hồng dành cho mẹ. Đó là 1 câu văn dài, có nhiều vế câu, kết hợp hàng loạt các động từ mạnh theo mức độ tăng tiến “cắn, nhai, nghiến”. Các câu văn sử dụng hình ảnh so sánh trữ tình, biểu cảm. Nhà văn đã so sánh cái vô hình, trừu tượng (những cổ tục) với cái hữu hình, cụ thể ( hòn đá, cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ). Qua cách so sánh độc đáo, Nguyên Hồng đã khẳng định tình mẫu tử thật thiêng liêng cao quý không gì có thể chia cắt được.
4.Cảm nhận của em sau khi học xong văn bản “Chiếc lá cuối cùng”
- Chiếc lá cuối cùng là truyện ngăn hay của O – hen – ri
- Câu chuyện đã để lại trong lòng bạn đọc ấn tượng khó phai mờ. Đó là câu chuyện cảm động về tình yêu thương của những người nghèo khổ.
- Hoàn cảnh của Giôn-xi rất đáng thương: là họa sĩ nghèo sống trong căn hộ thuê, nghèo túng và bệnh tật khiến cô buông xuôi tuyệt vọng. Cô đếm từng chiếc lá thường xuân trên bước tường đối diện và nghĩ rằng khi nào chiếc lá cuối cùng rụng xuống, cô cũng lìa đợi.
- Truyện thể hiện một tình bạn cảm động: Xiu đã lo lắng, thương yêu, tận tình chăm sóc cho Giôn-xi.
- Truyện còn là bài ca bất tử, ca ngợi tình người cao đẹp. Cụ Bơ-men, Xiu, Giôn-xi là những người nghèo khổ nhưng rất giàu tình thương. Để cứu sống Giôn-xi, cụ Bơ-men đã bất chấp mưa gió, hi sinh tính mạng của mình hoàn thành kiệt tác – bức tranh chiếc lá cuối cùng. Bất chấp mưa gió bão tuyết chiếc lá nhỏ bé đơn độc ấy vẫn kiên cường đấu tranh giành sự sống. Điều đó đã khơi dậy khát vọng sống, ý chí chiến đấu với bệnh tật của Giôn-xi. Cụ Bơ-men đã ra đi mãi mãi nhưng cụ đã để lại một kiệt tác. Nó đã đưa Giôn-xi từ cõi chết trở về.
=> Câu chuyện thật cảm động. Nó nhắc nhở em về lối sống yêu thương nhân hậu. Mỗi chúng ta hãy sống yêu thương vì tình yêu thương có thể cứu rỗi cả thế giới.
O-hen-ri đã thành công khi sử dụng nghệ thuật đảo ngược tình huống hai lần, nghệ thuật kể chuyện sinh động, kết hợp kể, miêu tả, biểu cảm, lựa chọn tình huống độc đáo, chi tiết tiêu biểu, nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật đặc sắc.
5. Viết đoạn văn nêu cảm nhận về tình bạn của Xiu và Giôn -xi
Gợi ý 
Giới thiệu tác giả, tác phẩm
Nêu yêu cầu của đề 
Khái lược nội dung:
+ Xiu và Giôn-xi là hai nữ họa sĩ trẻ, nghèo khó sống trong căn hộ thuê.
+Giôn-xi bị sưng phổi nặng, bệnh tật người tốn khiến cô tuyệt vọng.
+ Biết được tình trạng sức khỏe yếu và sự buông xuôi, tuyệt vọng của Giôn-xi, Xiu vô cùng lo lắng, thương bạn.
+Xiu hết lòng chăm sóc, động viên để giúp Giôn-xi vượt qua bệnh tật.
+Tình bạn chân thành, cảm động, tha thiết yêu thương nhau.
Nhận xét nghệ thuật:
+Kể chuyện sinh động
+Miêu tả tâm lí nhân vật đặc sắc
+ Nghệ thuật đảo ngược tình huống hai lần
+Xây dựng hình tượng sinh động
Nêu cảm nghĩ, nhận xét chung
Bài sửa:
“Chiếc lá cuối cùng” là truyện ngắn hay của O-hen-ri. Tình bạn chân thành giữa Xiu và Giôn-xi khiến người đọc cảm động. Xiu và Giôn-xi là hai nữ họa sĩ nghèo, còn trẻ sống trong căn hộ thuê. Giôn-xi bị sưng phổi nặng. Bệnh tật và nghèo túng khiến cô tuyệt vọng không muốn sống nữa. Biết được tình trạng sức khỏe yếu ớt và sự buông xuôi tuyệt vọng của Giôn-xi, Xiu vô cùng lo lắng, thương bạn. Cô nói : “Em hãy nghĩ đến chị, nếu em không muốn nghĩ đến mình nữa, chị biết là gì đây?”. Xiu sợ xệt ngó cây thường xuân, khuôn mặt hốc hác. Cô mời bác sĩ khám bệnh cho Giôn-xi, nấu cháo, pha sữa, chăm sóc động viên giúp Giôn-xi vượt qua bệnh tật. Sự yêu thương, chăm sóc, động viên của Xiu dành cho Giôn-xi là biểu hiện của tình bạn chân thành, cảm động, yêu thương tha thiết. Tác giả đã thành công trong việc xây dựng hình tượng độc đáo, kể chuyện sinh động, nghệ thuật đảo ngược tình huống hai lần tạo tính bất ngờ, hấp dẫn và miêu tả tâm lí nhân vật đặc sắc. Qua câu chuyện trên, ta thấy tình bạn chân thành có ý nghĩa lớn lao đối với mỗi người. Nó giúp ta vượt qua khó khăn để sẵn sàng đối mặt với tất cả.
6-Vì sao nhân vật “tôi” và bọn trẻ làng Ku-ku-rêu quý “Hai cây phong”? Qua tình cảm yêu mến cây phong của người kể chuyện nhà văn muốn gửi đến chúng ta điều gì?
Bài sửa:
 “Hai cây phong” trích “Người thầy đầu tiên” của Ai-ma-tốp là một văn bản đặc sắc. Văn bản thể hiện tình cảm yêu mến, sự gắn bó của bọn trẻ làng Ku-ku-rêu đối với hai cây phong. Nhân vật tôi và bọn trẻ dành cho hai cây phong tình yêu sâu nặng vì hai cây phong chính là tín hiệu của làng. Chúng có tiếng nói riêng, tâm hồn riêng, có vẻ đẹp độc đáo như con người. Hai cây phong gắn với kỉ niệm tuổi thơ của bọn trẻ, khơi nguồn nước mơ, mở rộng chân trời tri thức cho chúng. Hai cây phong còn gắn với kỉ niệm về thầy Đuy-sen - người trồng hai cây phong. Thầy đã đem đến ánh sáng tri thức, gieo trồng ước mơ, hi vọng về tương lai tươi sáng cho lũ trẻ nghèo ở làng Ku-ku-rêu. Tác giả đã thành công khi sử dụng nghệ thuật kể chuyện sinh động, xây dựng hình tượng nhân vật độc đáo, phép nhân hóa, so sánh và ngòi bút đậm chất hội họa. Đoạn trích đã khơi dậy trong em tình cảm thầy trò đáng quý và tình yêu tha thiết dành cho quê hương đất nước.
*Qua tình cảm yêu mến đối với hai cây phong, nhà văn Ai-ma-tốp muốn gửi đến chúng ta lòng biết ơn đối với người thầy đáng kính. Đó là người thầy đã khơi mở trí tuệ, tâm hồn cho thế hệ trẻ. Đoạn trích còn thể hiện tình yêu làng, yêu thiên nhiên và tình yêu quê hương đất nước.
7-Cảm nhận sau khi học xong văn bản “Hai cây phong”?
Bài sửa:
 “Hai cây phong” trích “Người thầy đầu tiên” của Ai-ma-tốp là văn bản hay. Văn bản đã để lại trong lòng bạn đọc những ấn tượng sâu sắc. Nhà văn xây dựng hình tượng hai cây phong với vẻ đẹp độc đáo. Hai cây phong là tín hiệu của làng, có tâm hồn riêng, tiếng nói riêng, chan chứa những lời ca êm dịu. Năm học cuối cùng, bon trẻ rủ nhau trèo lên cành cây cao nhất, hiện ra trước mắt chúng không gian rộng lớn đẹp đẽ vô ngần, khơi dậy niềm khát khao khám phá tìm hiểu tri thức. Hai cây phong gợi nhớ về thầy Đuy-sen – người trồng chúng. Thầy gửi vào đó ước mơ những đứa trẻ nghèo làng Ku-ku-rêu sẽ trưởng thành cứng cáp như hai cây phong. Hai cây phong là nhân chứng cho tình thầy trò xúc động. Văn bản thể hiện tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương, tình yêu và lòng biết ơn đối với người thầy đã đem đến ánh sáng tri thức cho những đứa trẻ nghèo. Tác giả đã thành công khi sử dụng nghệ thuật kể chuyện sinh động, xây dựng hình tượng độc đáo, hình ảnh so sánh nhân hoá sinh động và ngòi bút đậm chất hội hoạ. Văn bản đã khơi gợi trong lòng mỗi chúng ta những tình cảm cao đẹp. 
8.Đề bài: Việt Nam tham gia Trái Đất năm 2000 với chủ đề”Một ngày không sử dụng bao ni lông”
Viết đoạn văn:
 	Môi trường sống hiện nay đang bị ô nhiễm nghiêm trọng. Một trong những nguyên nhân dẫn đến hiện trạng đó là do thói quen sử dụng bao bì ni lông bừa bãi của con người. Vì vậy,vào năm 2000, lần đầu tiên Việt Nam tham gia Ngày Trái Đất với chủ đề ”Một ngày không sử dụng bao bì ni lông”để tuyên truyền về tác hại của việc sử dụng quá nhiều bao bì ni lông. Bao bì ni lông gây ô nhiễm môi trường sống ... .
Cách 2:
-Nha Trang sóng biếc trãi dài 
Đảo xanh một dải khiến ai nao lòng.
-Đẹp thay non nước Nha Trang
Người đi hồn vẫn mơ màng đâu đây.
-Nha Trang cát trắng nắng vàng
Có bờ biển sóng mơ màng lòng ta.
Cảnh đẹp Nha Trang đã làm say lòng bao du khách. Một lần được đến Nha Trang, lặng ngắm biển xanh, cát vàng lòng em cảm thấy xao xuyến lạ. Kể từ đó, vẻ đẹp của thiên nhiên và con người Nha Trang đã in sâu trong trái tim em
2.TB:
a.Sự chuẩn bị và tâm trạng của em trước chuyến đi
(xem bài chuyến về quê)
b. Em đến Nha Trang được thăm cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp:
-Ngay từ những ngày đầu tiên đặt chân đến thành phố biển xinh đẹp này, em đã say mê vì cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp của Nha Trang.Em thích thú khi được cùng gia đình đi thăm rất nhiều cảnh đẹp,non nước hữu tình ở nơi đây.
+ Nha Trang có đường bờ biển quanh co mất hút đến cuối tầm nhìn. Em ngạc nhiên, sững sờ trước cảnh trời nước hòa quyện một màu xanh ngắt, mặt biển mênh mông trải rộng đến tận chân trời. Xa xa, dãy núi Cô Tiên xanh ngắt, ẩn hiện trong làn sương mờ đang nằm nghiêng như người thiếu nữ đang say giấc ngủ, mái tóc xoã dài.
+Gần hơn là dãy núi Hòn Chồng với hai ngọn núi chồng lên nhau, biểu tượng cho tình cảm vợ chồng thuỷ chung gắn bó. Gần đó nhiều bãi đá rạng, bãi san hô càng làm cho khung cảnh thêm đẹp. Nước biển trong vắt, em nhìn thấy những đàn cá ngũ sắc bơi lội tung tăng, những đám rong rêu, các loài sinh vật biển càng khiến cho biển Nha Trang thêm hấp dẫn. Từng đàn hải âu bay lượn. Những đoàn thuyền đang căng buồm đón gió ra khơi để đánh bắt thật nhiều hải sản làm cho cuộc sống con người thêm ấm no trù phú. Nước biển trong xanh, bờ cát trải dài phẳng lặng trong ánh nắng pha lê.
+Không chỉ có vậy, Nha Trang còn có tháp Ponaga, một công trình kiến trúc đẹp và nổi tiếng của người Chăm mang dấu ấn lịch sử văn hóa. Rất nhiều khách du lịch thích thú khi được đến thăm và tìm hiểu công trình kiến trúc độc đáo này. Nha Tranh còn khiến em thích thú khi khám phá những hòn đảo tuyệt đẹp: đảo Khỉ, đảo Hòn Tre, hồ cá Trí Nguyên và đặc biệt là đảo Vinpearl Land. Đảo được thiết kế bên bờ biển. Đó là khu vực vui chơi giải trí với tất cả vẻ đẹp, rất tiện nghi: rạp chiếu phim 4D, các trò chơi cảm giác mạnh, khu tắm công viên nước hoặc tắm biển, khu ăn uống, xem xiếc, Đến đây, bạn sẽ có cảm giác như mình đang lạc vào xứ sở tiên. 
c. Con người ở Nha Trang mến khách, thân thiện:
-Điều khiến em và những du khách đến Nha Trang yêu thích là con người Nha Trang rất thân thiện và mến khách. Chẳng may bị lạc đường, gia đình em đã được những người dân chân chất, thật thà chỉ dẫn cặn kẽ, thái độ của họ rất dễ mến hoà nhã.
- Cuộc sống của người dân ở Nha Trang thật bình dị. Những buổi chiều, em thường ra bờ biển cùng với những gia đình làng chào đón đoàn thuyền trở về. Những ngư dân với làn da rám nắng, thân hình vạm vỡ, nụ cười luôn hiền hòa đang xếp lưới và khiêng những xô cá đầy ắp. Nhìn họ với thành quả lao động mà em cũng thấy vui trong lòng.
d. Nha Trang có những món ăn rất ngon:
-Khi đến Nha Trang, em được thưởng thức những món ăn rất ngon. Em thích biết mấy món bánh canh thơm ngon nấu với cá và chả cá. Ngoài ra món bánh căn hấp với hải sản cũng là món ăn ngon tuyệt. Và có lẽ, các du khách cũng không thể quên món nem Ninh Hòa thơm điếc mũi. Còn các món hải sản tươi sống: hấp, nướng, nấu lẩu, cũng quyến rũ không kém.
e. Kỉ niệm đáng nhớ:
-Tắm biển suýt bị đuối nước
-Tự ý đi chơi và bị lạc đường
-Làm quen với một người bạn mới
-Lần lặn biển ngắm san hô đáng nhớ 
-Một ngày vui chơi thú vị ở đảo Vinpearl Land
Lưu ý: KHÔNG GIAN, THỜI GIAN
+ Sự việc bắt đầu
+Sự việc phát triển 
+ Sự việc cao trào
+ Sự việc kết thúc
Miêu tả, biểu cảm, đối thoại, độc thoại nội tâm
3.KB:
Những ngày vui chơi thú vị ở Nha Trang rồi cũng kết thúc. Được đi thăm cảnh Nha Trang em thấy mình có thêm thật nhiều kiến thức thực tế bổ ích. Đúng như ông bà ta đã nói “Đi cho biết đó biết đây/Ở nhà với mẹ biết ngày nào khôn”. Em thấy tiếc nhớ biết mấy những khoảnh khắc tuyệt vời được khám phá vẻ đẹp của con người và thiên nhiên nơi đây. Nha Trang sẽ khắc ghi vào lòng du khách những tình cảm yêu mến không thể nào quên. Em mong sẽ còn nhiều dịp được đến thăm và tận hưởng những ngày tuyệt vời ở Nha Trang.
ĐỀ 4: KỂ VỀ MỘT CHYẾN VỀ QUÊ. 
1.MB:
Cách 1: 
-Ai mà chẳng có một quê hương để nhớ, để tìm.
-Em cũng vậy, quê hương là hai tiếng thiêng liêng ở trong lòng em.
-Quê ngoại em là một vùng trung du có những cánh đồng thẳng cánh cò bay, có tiếng sáo diều vi vút trong gió chiều.
-Chuyến về quê với những kỉ niệm đẹp đã để lại trong lòng em những cảm xúc không thể nào quên.
Cách 2:
“Quê hương mỗi người chỉ một 
Như là chỉ một mẹ thôi 
Quê hương nếu ai không nhớ 
Sẽ không lớn nổi thành người”
-Thật vậy, trong lòng mỗi người đều dành một tình cảm tha thiết cho quê hương.
-Trong trái tim em, hình bóng quê nhà luôn ngự trị, là nơi em về trong nỗi nhớ thương.
-Quê em là một vùng đồng bằng duyên hải miền trung với những rặng phi lao xanh ngắt, có con sông hiền hoà uốn lượn như dải lụa mềm mại.
-Chuyến về quê với những kỉ niệm đẹp đã để lại trong lòng em những cảm xúc không thể nào quên.
Thân bài:
Thời gian chuẩn bị và về quê
Em về thăm quê vào dịp nào?
Mỗi năm, cứ vào mùa hè sau 1 năm học tập căng thẳng, mẹ lại cho em về quê thăm quê ngoại để thư giãn
Chuẩn bị:
+ Tối hôm trước, em và mẹ đã chuẩn bị chu đáo quà cho người thân, họ hàng, sắp xếp áo quần, vật dụng
 Tâm trạng: em thao thức, nhớ tha thiết khung cảnh quê ngoại, ước sao trời mau sáng, ngủ lúc nào không biết..
Tiếng chuông báo thức khiến em bừng tỉnh. Sau 3 giờ ngồi trên xe, cả gia đình em đã về đến quê
Tâm trạng của em trên đường về quê: hồi hộp, mong sớm đến nơi, không biết quê hương thay đổi ra sao..
Giới thiệu cảnh vật:
+ Hai bên đường: Những cánh đồng lúa xanh mơn mởn đang rì rào đón làn gió nhẹ
+ Đường làng khúc khuỷu, quanh co nay đã được thay bằng đường bê tông bằng phẳng
+ Đằng xa những dãy núi cao ngất xanh rì đang hiện rõ vì những làn sương tan dần trong nắng sớm
+ Từ xa, em đã nhìn thấy hàng rào râm bụt nở hoa đỏ rực của nhà ngoại
Kỉ niệm những ngày ở quê
Sự tiếp đón của mọi người
+ Vừa đến cổng, con Mi-lu đã chạy ra sủa inh ỏi
+ Từ sau vườn, ngoại lon khom đi vào “cháu về đấy à ?” 
+ Mẹ ôm chầm lấy bà, xúc động ( Bà ôm chầm lấy em )
Gặp gỡ những người thân
+ Em và mẹ vào nhà, hỏi han sức khỏe của ông, bà, cậu, mợ,. rồi lấy quà biếu cho mọi người.
+ Buổi chiều, mẹ đưa em đi thăm những người họ hàng, ai cũng thân thiện, dễ mến, vui vẻ
+ Sau đó em cùng cô bạn hàng xóm sang vườn nhà bên hái ổi, trước mắt em là 1 khu vườn rộng lớn, cây trái sum sê, xanh mướt như ngọc, những chú chim đang chuyền cành lích rích
Kể những ngày ở quê
+ Những ngày ở quê thật thú vị ( kể những trò vui cùng lũ bạn, tắm sông, bắt chim, hái hoa)
+ Nhớ bao lần em cùng mấy nhỏ bạn cùng xóm rủ nhau lên đồi hái sim, hái ổi, hái hoa dẻ
+ Buổi tối ở quê thật vui, mọi người cùng ngồi ăn đậu rang ( kẹo đậu) vừa uống nước trò chuyện hỏi thăm về cuộc sống sinh hoạt ở thành phố và nông thôn, tiếng nói cười rôm rả.
Kỉ niệm đáng nhớ
+ Tắm sông suýt bị đuối nước
+ Trèo cây bị ngã
+ Đi lạc vào rừng
+ Nghịch dại bị chó cắn
+ Làm quen với 1 người bạn mới
KHÔNG GIAN, THỜI GIAN
+ Sự việc bắt đầu
+Sự việc phát triển 
+ Sự việc cao trào
+ Sự việc kết thúc
Miêu tả, biểu cảm, đối thoại, độc thoại nội tâm
VÍ DỤ:
Đó là một buổi trưa hè đầy nắng, gió thổi mát rượi
+ Sự việc bắt đầu :
Em nghe lời rủ rê của nhỏ bạn hàng xóm, cùng nhau đi tắm sông.
+ Sự việc phát triển
Chúng em đến nơi, lũ nhóc cùng xóm đã tụ tập đông đủ. Nhìn dòng sông xanh mướt, óng ả đang lững lờ trôi, em rất sợ. Lũ bạn động viên em « Nguyên ơi, xuống đi, mát lắm !» . Chúng nó đã chuẩn bị nhiều thân chuối đã chặt thành khúc, khuyến khích em « Mau lên Nguyên ơi, nhảy xuống đây, tụi mình cùng nhau thi bơi, sông này cạn lắm !» .
* Nghe lời đảm bảo của nhỏ bạn thân, em yên tâm cùng các bạn xuống tắm.
+ Sự việc cao trào:
* Nước sông mát rượi, dòng sông hiền hòa, nước trong vắt, em nhìn thấy cả đàn cá bơi lội trên sống, trên mặt nước. xa xa, đám lục bình tím ngắt đang lững lờ trôi.
* Chúng em cùng nhau lăn những đoạn thân chuối xuống sông, vừa cười đùa inh ỏi vang cả một khúc sông vắng.
+ Vừa xuống mặt nước, tay ôm chặt đoạn cây chuối, em cảm nhận dòng nước mát lạnh hòa vào từng làn da sợ thịt, cảm giác thật tuyệt biết bao !
+ Vừa vùng vẫy khua nước chúng em vừa la hét cười đùa, cười giỡn không biết chán. Lặn ngụp dưới dòng sông trong buổi trưa hè thật thích, chúng em quên cả thời gian.
+ Chẳng may, trong lúc phấn khích em bị tuột tay khỏi thân chuối. Em lo sợ, hoảng hốt Một ngụm, hai ngụm rồi ba ngụm nước sông tràn vào cổ họng, em chới với buông tay, vẫy vùng trong tuyệt vọng.
+ Sự việc kết thúc:
+ Thật may nhỏ bạn thân đã nhìn thấy, cô ấy vội vàng tìm một cây sào cho em bám lấy rồi dìu em vào bờ. Em bị sặc nước và trong cổ chỉ toàn là nước. 
+ Thật hú hồn, may không em đã bị nước cuốn trôi. Chúng em rủ nhau ra về lúc chiều muộn.
+ Vừa về đến nhà, em đã nhìn thấy ánh mắt giận dữ lo lắng của ngoại. Đánh em 1 roi mà ngoại đã rưng nước mắt (đôi dòng lệ). Đó là lần đầu tiên em bị ngoại đánh và đó là một kỉ niệm khó quên.
Chuẩn bị ra về
+ Nhanh thật, mới đó mà những ngày ở quê của em sắp hết
+ Sắp phải xa quê, xa bà và những người thân lũ bạn trẻ thơ, em (tâm trạng)
+ Hôm trước khi về, những người thân họ hàng đến thăm rất đông. Ai cững cho quà, người cân gạo nếp, người gói đậu, mè, khoai lang,..Những thứ quà quê giản dị nhưng biểu hiện tình cảm mộc mạc. Tình cảm ấy khiến gia đình em xúc động
3.KB:
-Chiếc xe từ từ lăn bánh, hình ảnh quê hương dần mất hút sau những rặng cây xanh ngắt.
-Em ra về mà lòng lưu luyến, mến cảnh, mến người không muốn rời xa.
-Tình cảm đối với quê hương là thứ tình cảm máu thịt, tự nhiên như hơi thở hằng ngày. Thật vậy, không biết tự bao giờ, trong trái tim em, hình bóng quê hương luôn khắc ghi.
-Dù ở xa nhưng em luôn nhớ về nơi ấy vì ở đó có người bà thân yêu, có những kỉ niệm tuổi thơ tươi đẹp.

File đính kèm:

  • docxon_tap_ngu_van_lop_8_chuong_trinh_hoc_ki_1.docx