Ôn tập Ngữ văn Lớp 8 - Câu ghép (Tiếp theo)

1. Tìm câu ghép có trong các đoạn trích sau. Cho biết mỗi câu ghép, các vế câu được nối với nhau bằng cách nào?

a. Tiếng mưa rơi lộp độp, tiếng chân người lép nhép (1). Mọi người ngạc nhiên thấy một chiếc com-măng-ca lấm bê lấm bết (2). Chủ tịch huyện vừa nhảy xuống đất cùng với một người nữa tùm hum trong chiếc áo bạt (3). Quần xắn tới bẹn, áo mưa cộc, mũ cối ròng ròng nước rìa vành, hai con mắt chủ tịch hõm sâu (4). Ông lặn lội cả tuần nay trên các tuyến đê (5).

b. Vai kĩu kịt, tay vung vẩy, chân bước thoăn thoắt (1). Tiếng lợn eng éc, tiếng gà chip chip , tiếng vịt cạc cạc, tiếng người nói léo xéo (2). Thỉnh thoảng, lại điểm những tiếng ăng ẳng của con chó bị lôi sau sợi xích sắt, mặt buồn rầu, sợ sệt (3).

c. Chao ôi! (1). Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta thương (2). Vợ tôi không ác nhưng thị khổ quá rồi (3). Một người chân đau có lúc nào quên được cái chân đau của mình để nghĩ đến cái gì khác đâu (4). Khi người ta khổ quá thì người ta chẳng còn nghĩ đến ai được nữa (5).

 

doc 6 trang cucpham 1600
Bạn đang xem tài liệu "Ôn tập Ngữ văn Lớp 8 - Câu ghép (Tiếp theo)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Ôn tập Ngữ văn Lớp 8 - Câu ghép (Tiếp theo)

Ôn tập Ngữ văn Lớp 8 - Câu ghép (Tiếp theo)
CÂU GHÉP 2
1. Tìm câu ghép có trong các đoạn trích sau. Cho biết mỗi câu ghép, các vế câu được nối với nhau bằng cách nào?
a. Tiếng mưa rơi lộp độp, tiếng chân người lép nhép (1). Mọi người ngạc nhiên thấy một chiếc com-măng-ca lấm bê lấm bết (2). Chủ tịch huyện vừa nhảy xuống đất cùng với một người nữa tùm hum trong chiếc áo bạt (3). Quần xắn tới bẹn, áo mưa cộc, mũ cối ròng ròng nước rìa vành, hai con mắt chủ tịch hõm sâu (4). Ông lặn lội cả tuần nay trên các tuyến đê (5).
b. Vai kĩu kịt, tay vung vẩy, chân bước thoăn thoắt (1). Tiếng lợn eng éc, tiếng gà chip chip , tiếng vịt cạc cạc, tiếng người nói léo xéo (2). Thỉnh thoảng, lại điểm những tiếng ăng ẳng của con chó bị lôi sau sợi xích sắt, mặt buồn rầu, sợ sệt (3).
c. Chao ôi! (1). Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta thương  (2). Vợ tôi không ác nhưng thị khổ quá rồi  (3). Một người chân đau có lúc nào quên được cái chân đau của mình để nghĩ đến cái gì khác đâu (4). Khi người ta khổ quá thì người ta chẳng còn nghĩ đến ai được nữa (5).
2. Xác định mối quan hệ giữa các vế của những câu ghép sau:
Mẹ tôi mất và chị tôi đi lấy chồng xa...............................................................................
..........................................................................................................................................
Đến đây, một mình một ngựa, tráng sĩ lên đỉnh núi, cởi áo giáp sắt bỏ lại rồi cả người lẫn ngựa bay về trời...........................................................................................................
...........................................................................................................................................
Cây cối tốt tươi nhờ mưa nắng thuận hoà.........................................................................
Anh cởi áo ra, em vá lại cho.............................................................................................
Em nguyện học tốt để mẹ cha vui lòng......................................................................
Tuy tuổi cao sức yếu nhưng Bác Hồ vẫn quyết tâm lên đường đi chiến dịch.
...........................................................................................................................................
Hai người giằng co nhau, du đẩy nhau rồi ai nấy đều buông gậy ra.
...........................................................................................................................................
3. Với mỗi cặp quan hệ từ dưới đây, hãy đặt một câu ghép:
nếu thì 
.........................................................................................................................................
vì  nên
.........................................................................................................................................
tuy nhưng
.........................................................................................................................................
không những mà còn
.........................................................................................................................................
bao nhiêu bấy nhiêu.
.........................................................................................................................................
4. Hãy viết một đoạn văn (từ 5 - 7 câu) theo chủ đề tự chọn, trong đó sử dụng ít nhất một câu ghép.
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
5. Chọn quan hệ từ hoặc cặp quan hệ từ thích hợp điền vào chỗ trống trong những câu sau:
Ai cũng biết rồi mọi chuyện vẫn cứ đi qua.
Hoa móng ngựa nở trắng trên sườn núi cao  hoa mai dệt vàng hai bên bờ suối.
 nắng hạn kéo dài lúa đỏ ngọn hết.
Chiếc xe đến gần phố nhỏ, Phượng bồi hồi.
6. Thêm vào chỗ trống một vế câu thích hợp để có câu ghép:
a.  ......................................................................nhưng cánh đồng vẫn chưa đủ nước cấy.
b.  ........................................................................lớp em vẫn đi học đầy đủ.
c. Thà chúng ta bỏ một buổi đi chơi...................................................................................
d. Tuy sức bạn ấy yếu.........................................................................................................
e.  Mặc dù nhà ở xa trường................................................................................................
CÂU GHÉP 3
Bài 1:Trong những câu sau câu nào là câu ghép, câu nào không phải là câu ghép ?Vì sao?
Lão không hiểu tôi, tôi nghĩ vậy và tôi càng buồn lắm.(Nam Cao)
..
..
Uể oải, chống tay xuống phản, anh vừa rên vừa ngỏng đầu lên.(Ngô Tất Tố)
..
..
Tôi lại im lặng cúi đầu xuống đất: lòng tôi càng thắt lại, khóe mắt đã cay cay.
..
..
Từ đèo Hải Vân mây phủ, chúng ta nghe tiếng sóng biển rì rào.
..
..
Thỉnh thoảng không có việc làm, lão bắt rận cho nó hay đem nó ra ao tắm.
..
..
Hôm thì lão ăn củ chuối, hôm thì lão ăn sung luộc, hôm thì ăn rau má, với thỉnh thoảng một vài củ ráy, hay bữa trai, bữa ốc.
..
..
Bài 2: Xác định câu ghép và cách nối các vế của câu ghép.
Tôi bặm tay ghì thật chặt nhưng một quyển vở cũng xệch ra và chênh đầu chúi xuỗng đất.
..
..
Để môi trường được trong sạch thì chúng ta nên hạn chế dùng bao bì ni lông.
..
..
Dù ta tới đây vào lúc nào, ban ngày hay ban đêm thì chúng vẫn nghiêng ngả thân cây, lay động lá cành không ngớt tiếng rì rào theo nhiều cung bậc khác nhau.(Ai-ma-tốp)
..
..
Ngày mai, nếu ai mang sính lễ đến trước thì ta sẽ gả con gái cho.
..
..
Trời dải mây trắng nhạt, biển mơ màng dịu hơi sương.
..
..
Những ý tưởng ấy tôi chưa lần nào ghi lên giấy, vì hồi ấy, tôi không biết ghi và ngày nay cũng không nhớ hết.
..
..
Bây giờ cụ ngồi xuống phản này chơi; tôi đi luộc mấy củ khoai lang, nấu một ấm chè tươi thật đặc ; ông con mình ăn khoai , uống nước chè, rồi hút thuốc nào.
..
..
Bài 3. Cho các đoạn văn sau:
a. Hãy xác định trong đoạn văn câu nào là câu ghép?
b. Các vế trong câu ghép nối với nhau bằng cách nào? Quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu?
 Đoạn 1:
 (1)Sự thực ở nước ta, hải đường đâu chỉ mọc nơi sân nhà quyền quý, nó sống khắp các vườn dân, cả đình chùa, nhà thờ họ.(2) Dáng cây cũng vậy, lá to thật khỏe, sống lâu nên cội cành thường sần lên những lớp rêu da rắn màu rỉ đồng, trông dân dã như cây chè đất đỏ.
..
..
 Đoạn 2:
 (1)Với khói từ điếu thuốc mình hút, người hút đã hít vào hơn một nghìn chất. (2)Phần lớn các chất đó như khí a-mô-ni-ắc, ô-xít các-bon và hắc-ín đều rất nguy hiểm với sức khỏe. (3)Chất ni-cô-tin trong thuốc lá còn độc hại hơn : đó là một thứ ma túy.(4) Nhiều người hút đã quen tới mức không thể nào nhịn nổi.(5) Bởi vậy, họ vẫn tiếp tục hút.
..
..
Bài 5:Chọn từ nối thích hợp (trong ngoặc đơn) để hoàn thiện các câu ghép sau: ( Vì ..nên, chẳng những.mà , nếu..thì.., sở dĩ..là vì.)
..không đi chơi nắng..Tâm đã không bị ốm.
..môi trường bị ô nhiễm..con người không có ‎ thức bảo vệ môi trường.
.trời mưa tođườ ng bị ngập.
Anh trai tôi .học giỏi..anh ấy còn rất chăm làm việc nhà.
Bài 6: Tìm câu ghép trong các đoạn trích dưới đây và cho biết các vế câu được nối với nhau bằng những cách nào, xác định quan hệ ý nghĩa giữa các vế trong câu ghép đó?
a) 
Dần buông chị ra, đi con! Dần ngoan lắm nhỉ! U van Dần, u lạy Dần! 
Dần hãy để cho chị đi với u, đừng giữ chị nữa. (5)Chị con có đi, u mới có tiền nộp sưu, thầy Dần mới được về với Dần chứ! 
Sáng ngày người ta đánh trói thầy Dần như thế, Dần có thương không.
Nếu Dần không buông chị ra, chốc nữa ông lí vào đây, ông ấy trói nốt cả u, trói nốt cả Dần nữa đấy.
b) 
Một hôm, tôi phàn nàn việc ấy với Binh Tư. Binh Tư là một người láng giềng khác của tôi. 
Hắn làm nghề ăn trộm nên vốn không ưa lão Hạc bởi vì lão lương thiện quá. Hắn bĩu môi và bảo:
Lão làm bộ đấy!
c) 
Cô tôi chưa dứt câu, cổ họng tôi đã nghẹn ứ khóc không ra tiếng. 
Giá những cổ tục đã đày đoạ mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thuỷ tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà căn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi.
d)
Thôi, u van con, u lạy con, con có thương thầy, thương u, thì con đi ngay bây giờ cho u. 
Nếu con chưa đi, cụ Nghị chưa giao tiền cho, u chưa có tiền nộp suư thì không khéo thầy con sẽ chết ở đình, chứ không sống được. 
Thôi, u van con, u lạy con, con có thương thầy, thương u, thì con đi ngay bây giờ cho u.”
e)
Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị. 
Dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân gần 100 năm nay để gây dựng nên nước Việt Nam độc lập. 
Dân ta lại đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỷ mà lập nên chế độ Dân chủ Cộng hòa. 
Bài 7:Hãy xác định các vế câu trong câu ghép. Cho biết cách nối các vế và quan hệ ý nghĩa giữa các vế?
Có lẽ tiếng Việt của chúng ta đẹp bởi vì tâm hồn của người Việt Nam ta rất đẹp, bởi vì đời sống, cuộc đấu tranh của nhân dân ta từ trước tới nay là cao quí, là vĩ đại, nghĩa là rất đẹp.
........
“ Tuy rét vẫn kéo dài, mùa xuân đã đến bên bờ sông Lương.”
........
“Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học.”
........
“Như vậy, chẳng những thái ấp của ta mãi mãi vững bền mà bổng lộc các ngươi cũng đời đời hưởng thụ; chẳng những gia quyến của ta được êm ấm gối chăn mà vợ con các ngươi cũng được bách niên giai lão; chẳng những tông miếu của ta sẽ được muôn đời tế lễ mà tổ tông các ngươi cũng được thờ cúng quanh năm; chẳng những thân ta kiếp này đắc chí mà đến các ngươi trăm năm về sau tiếng vẫn luư truyền; chẳng những danh hiệu ta không bị mai một mà tên họ các ngươi cũng sử sách luư thơm.”
........
“Vào mùa sương, ngày ở Hạ Long như ngắn lại. Buổi sớm, mặt trời lên ngang cột buồm, sương tan, trời mới quang. Buổi chiều, nắng vừa nhạt, sương đã buông nhanh xuống mặt biển
........ 
Mẹ tôi cầm nón vẫy tôi, vài giây sau, tôi đuổi kịp.
........
Gió càng to sóng biển càng lớn.
Cốm không phải thức quà của người vội; ăn cốm phải ăn từng chút ít, thong thả và ngẫm nghĩ.
........
Các em phải gắng học để thầy mẹ được vui lòng và để thầy dạy các em được sung sướng.
........
Câu 2: (1 điểm) Xác định quan hệ ý nghĩa giữa các vế trong mỗi câu ghép sau:
Nếu con chưa đi, cụ Nghị chưa giao tiền cho, u chưa có tiền nộp sưu thì không khéo thầy con chết ở đình, chứ không sống được.
b. Bà cụ cầm lấy tay em, rồi hai bà cháu bay vụt lên cao, cao mãi, chẳng còn đói rét, đau buồn nào đe dọa họ nữa.

File đính kèm:

  • docon_tap_ngu_van_lop_8_cau_ghep_tiep_theo.doc