Ôn tập Ngữ văn Lớp 8 - Cảm nhận về một số câu văn đặc sắc

1. “ Họ như con chim non đứng bên bờ tổ nhìn quãng trời rộng muốn bay nhưng còn ngập ngừng, e sợ. ''

 “Tôi đi học '' là một trong những truyện ngắn giàu chất thơ củaThanh Tịnh. Tác phẩm đã kể lại những rung động tinh tế của tuổi học trò nhất là buổi tựu trường.

- Trong tác phẩm này, khi đứng trong sân trường, nhân vật tôi lo sợ vẩn vơ. Cũng như nhân vật tôi, các cậu học trò mới bỡ ngỡ đứng nép bên người thân, chỉ dám nhìn một nửa hay dám đi từng bước nhẹ. Chính vì thế tác giả nghĩ “Họ như con chim con đứng bên bờ tổ nhìn quãng trời rộng muốn bay nhưng còn ngập ngừng, e sợ. ''

- Ở đây, tác giả đã sử dụng thành công nghệ thuật so sánh. Nhìn hình ảnh những cậu học trò lần đầu đến trường mà ông tưởng như những ”con chim non” đang ngập ngừng đứng bên bờ tổ.

- Mái trường như tổ ấm, mỗi cô cậu học trò ngày đầu tiên đi học như cánh chim non đầy ước mơ, khát vọng được khám phá chân trời kiến thức, nhưng cũng rất lo lắng khi nhìn bầu trời mênh mông, bao la bất tận ấy. Bởi thế mà những chú chim non ấy “muốn bay nhưng còn ngập ngừng, e sợ, lúng túng”.

 Hình ảnh so sánh này đã giúp ta hiểu rõ hơn tâm trạng háo hức, hồi hộp, lo lắng của những em bé lần đầu tiên tới trường, làm tăng thêm màu sắc trữ tình cho tác phẩm.

 Qua đó, ta cảm nhận được khao khát học tập và tấm lòng yêu quý mái trường, thầy cô bè bạn của nhà văn.

 Hẳn phải là một ngòi bút tài hoa, phải có một tâm hồn nhạy cảm, tinh tế, Thanh Tịnh mới có được hình ảnh so sánh đẹp đến vậy.

 

docx 4 trang cucpham 02/08/2022 540
Bạn đang xem tài liệu "Ôn tập Ngữ văn Lớp 8 - Cảm nhận về một số câu văn đặc sắc", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Ôn tập Ngữ văn Lớp 8 - Cảm nhận về một số câu văn đặc sắc

Ôn tập Ngữ văn Lớp 8 - Cảm nhận về một số câu văn đặc sắc
CẢM NHẬN VỀ MỘT SỐ CÂU VĂN ĐẶC SẮC
CÁCH LÀM
Giới thiệu tác giả, tác phảm, nội dung chính của tác phẩm -> dẫn dắt câu văn.
Cảm nhận chi tiết về câu văn:
Nghệ thuật: Chỉ ra những biện phấp nghệ thuật được sử dụng+biểu hiện
Nội dung: 
Những biện pháp nghệ thuật này phản ánh cho ta thấy được điều gì?
Chúng cho thấy thái độ gì của tác giả?
Chúng làm cho lời văn ra sao?
Chúng làm chững tỏ tác giả là người thế nào?
3.Đánh giá khái quát nội dung+nghệ thuật
1. “ Họ như con chim non đứng bên bờ tổ nhìn quãng trời rộng muốn bay nhưng còn ngập ngừng, e sợ. ''
“Tôi đi học '' là một trong những truyện ngắn giàu chất thơ củaThanh Tịnh. Tác phẩm đã kể lại những rung động tinh tế của tuổi học trò nhất là buổi tựu trường. 
Trong tác phẩm này, khi đứng trong sân trường, nhân vật tôi lo sợ vẩn vơ. Cũng như nhân vật tôi, các cậu học trò mới bỡ ngỡ đứng nép bên người thân, chỉ dám nhìn một nửa hay dám đi từng bước nhẹ. Chính vì thế tác giả nghĩ “Họ như con chim con đứng bên bờ tổ nhìn quãng trời rộng muốn bay nhưng còn ngập ngừng, e sợ. ''
Ở đây, tác giả đã sử dụng thành công nghệ thuật so sánh. Nhìn hình ảnh những cậu học trò lần đầu đến trường mà ông tưởng như những ”con chim non” đang ngập ngừng đứng bên bờ tổ. 
Mái trường như tổ ấm, mỗi cô cậu học trò ngày đầu tiên đi học như cánh chim non đầy ước mơ, khát vọng được khám phá chân trời kiến thức, nhưng cũng rất lo lắng khi nhìn bầu trời mênh mông, bao la bất tận ấy. Bởi thế mà những chú chim non ấy “muốn bay nhưng còn ngập ngừng, e sợ, lúng túng”.
Hình ảnh so sánh này đã giúp ta hiểu rõ hơn tâm trạng háo hức, hồi hộp, lo lắng của những em bé lần đầu tiên tới trường, làm tăng thêm màu sắc trữ tình cho tác phẩm.
 Qua đó, ta cảm nhận được khao khát học tập và tấm lòng yêu quý mái trường, thầy cô  bè bạn của nhà văn.
Hẳn phải là một ngòi bút tài hoa, phải có một tâm hồn nhạy cảm, tinh tế, Thanh Tịnh mới có được hình ảnh so sánh đẹp đến vậy.
2.“ ....khác gì cái ảo ảnh của một dòng nước trong suốt chảy dưới bóng râm đã hiện ra trước con mắt gần tạn nứt của người bộ hành ngã gục giữa xa mạc”.
Văn bản“Trong lòng mẹ” trích hồi kí “Những ngày thơ ấu” của Nguyên Hồng kể lại một cách chân thực và cảm động những cay đắng, tủi cực cùng tình yêu thương cháy bỏng của nhà văn thời thơ ấu đối với người mẹ bất hạnh của mình.
Trong văn bản này, mặc dù bị bà cô tàn nhẫn cố tình chia rẽ tình cảm mẹ con nhưng chú bé Hồng vẫn yêu thương mẹ và tin tưởng mẹ sẽ trở về. Rồi một hôm thoáng nhìn thấy mẹ chú bé đã gọi bối rối. Và nếu lầm thì nó không chỉ làm cho chú bé thẹn mà còn tủi cực nữa, “ khác gì cái ảo ảnh của một dòng nước trong suốt chảy dưới bóng râm đã hiện ra trước con mắt gần tạn nứt của người bộ hành ngã gục giữa xa mạc”.
Đây là một so sánh giả định, độc đáo, mới lạ và phù hợp với việc bộc lộ tâm trạng từ 
hi vọng tột cùng đến tuyệt vọng tột cùng.
Tác giả đã so sánh bóng dáng người mẹ xuất hiện trước  cặp mắt trông đợi, mỏi mòn của đứa con giống như dòng suối trong suốt chảy dưới bóng râm đã hiện ra trước con mắt gần rạn nứt của người bộ hành ngã gục giữa xa mạc.
So sánh nhằm diễn tả nỗi khát khao được gặp mẹ một cách mãnh liệt và tột bậc, nỗi khát khao tình mẹ đang cháy sôi trong tâm hồn non nướt của đứa trẻ mô côi. Cũng như những bộ hành kia nếu đó không phải là mẹ thì đứa con tội nghiệp ấy sẽ gục ngã quỵ xuống kiệt sức trong nỗi khát thèm, trong sự tuyệt vọng đến tột cùng.
Nỗi khắc khoải mong mẹ đến cháy ruột của chú bé đã được thể hiện thật thấm thía, xúc động bằng hình ảnh so sánh đặc sắc này.
 Phải là người thật sâu săc, thật tinh tế thì tác giả mới có thể liên tưởng phong phú và đúng đắn như vậy
3. Giá những cổ tục đã đày đoạ mẹ tôi là một vật như đòn đá hay cục thuỷ tỉnh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi.
Văn bản“Trong lòng mẹ” trích hồi kí “Những ngày thơ ấu” của Nguyên Hồng kể lại một cách chân thực và cảm động những cay đắng, tủi cực cùng tình yêu thương cháy bỏng của nhà văn thời thơ ấu đối với người mẹ bất hạnh của mình.
Trong văn bản này, khi chứng kiến bà cô cứ tươi cười kể về tình cảnh tội nghiệp của mẹ, nhằm gieo rắc vào đầu óc non nót của chú bé những ruồng rẫy, khinh miệt mẹ thì chú đã vô cùng đau khổ. Chú áo ước: Giá những cổ tục đã đày đoạ mẹ tôi là một vật như đòn đá hay cục thuỷ tỉnh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi.
Đây là một câu văn biểu cảm dài, nhịp văn dồn dập, so sánh cổ tục với “hòn đá hay cục thuỷ tinh, đầu mẩu gỗ”, liệt kê tăng tiến (mà cắn, mà nhai, mà nghiến), cách nói phóng đại lại dùng liên tiếp nhiều động từ mạnh nằm trong một trường nghĩa đặc tả tâm trạng uất ức (vồ, cắn, nhai, nghiến). 
Tất cả làm cho những hủ tục phong kiến vốn vô hình bỗng trở nên hữu hình cụ thể như nhìn thấy được, cầm nắm được. 
Nó cho thấy một ý nghĩ táo tợn, đầy phẫn nộ đã trào sôi như cơn dông tố trong lòng chú bé. Đó nỗi đau đớn đến tột cùng, sự căm hận sâu sắc của chú bé Hồng với những cổ tục phong kiến đã đày đọa mẹ. 
Càng căm giận cổ tục xã hội bao nhiêu, bé Hồng càng thương mẹ, càng tin tưởng mẹ bấy nhiêu.
Điều này chứng tỏ tác giả phải là người yêu thương mẹ mãnh liệt lắm, thì ông mới viết được câu văn hay như thế! 
Qua đây chúng ta vô cùng cảm thông với nỗi đau thấm thía mà bé Hồng phải trải qua, đồng thời ta cũng rất trân trọng một bản lĩnh cứng cỏi, một tấm lòng hết lòng yêu thương mẹ của chú bé.
4.“Phải bé lại và lăn vào lòng một người mẹ, áp mặt vào bầu sữa nóng của người mẹ, để người mẹ vuốt ve từ trán xuống cằm, và gãi rôm ở sống lưng cho, mới thấy người mẹ có một êm dịu vô cùng”.
Văn bản“Trong lòng mẹ” trích hồi kí “Những ngày thơ ấu” của Nguyên Hồng kể lại một cách chân thực và cảm động những cay đắng, tủi cực cùng tình yêu thương cháy bỏng của nhà văn thời thơ ấu đối với người mẹ bất hạnh của mình.
Trong văn bản, khi được gặp mẹ, được ngồi trong lòng mẹ, chú bé Hồng cảm thấy vô cùng hạnh phúc và suy tưởng: “Phải bé lại và lăn vào lòng một người mẹ, áp mặt vào bầu sữa nóng của người mẹ, để người mẹ vuốt ve từ trán xuống cằm, và gãi rôm ở sống lưng cho, mới thấy người mẹ có một êm dịu vô cùng”.
Đây chỉ là một câu văn thôi nhưng nhà văn đã sử dụng dồn dập nhiều động từ (lăn, áp, vuốt ve, gãi) nhất là các danh từ cùng trường nghĩa (lòng, mặt, bầu sữa, trán, cằm, sống lưng), kiểu câu khẳng định (phải...mới thấy)
Tất cả đã diễn tả những rạo rực, sung sướng, ngất ngây, đắm say của bé Hồng khi được sà vào lòng mẹ, được tận hưởng tình mẫu tử. Em đã mong mỏi, đã khao khát những giây phút ấy sau bao ngày xa cách, sau bao nhiêu là nước mắt. Em đê mê, trong tấm lòng ấm áp của mẹ kính yêu. 
Câu văn như ắp đầy những cảm xúc êm ái lan toả toàn bộ không gian và thời gian. Đúng là 
Có thể nói đây là một lời bình tự nhiên, nhẹ nhàng mà thấm thía đã được Nguyên Hồng khéo léo đưa vào hồi kí của mình. Lời bình trữ tình này như rót thêm mật ngọt vào tâm hồn bạn đọc để mọi người càng thấm thía và trân trọng hơn hơn tình mẫu tử thiêng liêng, cao đẹp!
Qua đây ta thấy, phải là người vô cùng tinh tế, nhạy cảm phải là người vô cùng sâu sắc, phải hết lòng yêu thương mẹ, tác giả mới viết được câu văn hay như thế!
5.Không ! Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn, hay vẫn đáng buồn nhưng lại đáng buồn theo một nghĩa khác.. 
“Lão Hạc” là một trong những truyện ngắn xuất sắc của nên văn học Việt Nam. Tác phẩm đã thể hiện một cách chân thực, cảm động số phận đau thương của người nông dân trong xã hội cũ và phẩm chất tiềm tàng của họ. 
Trong tác phẩm này, khi Binh Tư kể chuyện xuyên bả chó của mình ông giáo đã lầm tưởng lão Hạc cũng từ bỏ nhân cách để làm liều. Nhưng khi chứng kiến cái chết của lão Hạc, ông giáo đã thốt lên rằng: Không ! Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn, hay vẫn đáng buồn nhưng lại đáng buồn theo một nghĩa khác.. 
Trước hết ông thấy “cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn” bởi những người đói khổ, cùng đường như lão Hạc vẫn giữ được nhân phẩm trong sạch và lương thiện của mình, vẫn có tinh thần hi sinh cao đẹp. Cái chết của lão cho thấy nhân tính đã chiến thắng, lòng tự trọng vẫn giữ chân con người trước bờ vực của sự tha hóa. 
Nhưng ông giáo cũng nhận thấy cuộc đời “lại đáng buồn theo một nghĩa khác” là ở chỗ, những người tốt như lão Hạc, đáng thương, đáng thông cảm như thế nhưng cuối cùng vẫn có hoàn cảnh bế tắc, hoàn toàn vô vọng, vẫn phải tìm đến cái chết vật vã, đau đớn như là cứu cánh duy nhất, như là sự giải thoát tự nguyện và bất đắc dĩ. Và càng đáng buồn hơn vì không phải ai cũng hiểu hết ý nghĩa cái chết của lão. 
Tóm lại, chỉ là một câu văn ngắn gọn, giản dị thôi nhưng ở đó ta thấy một giọng điệu buồn thương, một tấm lòng chan chứa tình yêu thương của nhà văn đối những mảnh đời khốn khổ.
 Phải là người vô cùng tài năng và suy nghĩ sâu sắc tác giả mới có thể viết nên được câu văn thấm thía đến như vậy!
6.“Chao ôi, đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cô" mà hiểu họ thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi,... toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn, không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương, không bao giờ ta thương”. 
“Lão Hạc” là một trong những truyện ngắn xuất sắc của nên văn học Việt Nam. Tác phẩm đã thể hiện một cách chân thực, cảm động số phận đau thương của người nông dân trong xã hội cũ và phẩm chất tiềm tàng của họ. Đồng thời truyện còn cho thấy tấm lòng cảm thương, trân trọng đối với người nông dân. 
Trong truyện khi biết lão Hạc khốn khổ, ông giáo đã ngấm ngầm giúp lão nhưng người vợ của ông lại gạt phát đi thì ông giáo đã suy ngẫm đầy triết lí về nỗi buồn trước cuộc đời và con người:“Chao ôi, đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cô" mà hiểu họ thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi,... toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn, không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương, không bao giờ ta thương....”. 
Câu văn này sử dụng thán từ “Chao ôi”, nghệ thuật liệt kê “gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi”, điệp ngữ “không bao giờ”,..., kiểu câu có tính chất lập luận (nếu....thì....), kết thúc câu văn là dấu chấm lửng.
Đây là lời độc thoại nội tâm bộc lộ những suy nghĩ vô cùng sâu sắc của ông giáo. Đối với những người sống quanh ta, ta phải đem hết tấm lòng của mình đặt mình vào hoàn cảnh của người khác cố tìm hiểu xem xét con người ở mọi góc độ thì mới có được cái nhìn đầy đủ, thì mới chắt gạn được những nét đáng quý của họ. Nếu chỉ nhiền phiến diện thì sẽ có ác cảm hoặc sẽ có những kết luận sai lầm về bản chất con người.
Câu văn này còn chứng tỏ ông giáo là người luôn quan sát, luôn đặt mình vào người khác để có thể suy nghĩ đúng, đầy đủ về họ. Ông luôn biết đồng cảm, trân trọng những điều đáng quý ở họ. 
Đây cách nhìn đời, nhìn người rất người bao dung, độ lượng, đầy lòng nhân ái của ông giáo cũng chính là hình ảnh, cách nhìn cách nghĩ của nhà văn Nam Cao. 
Tóm lại, chỉ bằng một câu văn thôi nhưng phải là người vô cùng tài năng, phải là người trải nghiệm nhiều và luôn có những suy tư trăn trở về con người, tác giả mới có thể viết nên được câu văn thấm thía đến như vậy!

File đính kèm:

  • docxon_tap_ngu_van_lop_8_cam_nhan_ve_mot_so_cau_van_dac_sac.docx