Ôn tập Ngữ văn Lớp 12 - Văn bản "Vợ chồng A Phủ"

Chân dung MỊ ở đầu tác phẩm: M ngồi bên tảng đá cạnh tàu ngựa; M luôn cúi mặt, buồn rười rượi đã tạo ấn tượng ban đầu đầy xót xa về một số phận, một kiếp người đau khổ, tủi nhục.

- M yêu đời, khao khát hạnh phúc, rất hiếu thảo: Những ngày còn trẻ khi M sống với bố trong cảnh nghèo:

 + Tâm hồn M nhạy cảm, lãng mạn gởi vào tiếng sáo bay bổng, có phải vì thế mà M thổi sáo hay, thổi lá cũng hay như thổi sáo. Có bao nhiêu người mê, ngày đêm thổi sáo đi theo M, trai đứng mòn chân vách đầu buồng M.

 + M khao khát yêu thương và được yêu. M đã có người yêu và đã từng hồi hộp, hẹn hò đi chơi với người yêu.

 + M quí tự do và giàu lòng tự trọng khi M sẳn sàng lao động vất vả để trả nợ còn hơn bán thân cho nhà giàu.

 + M rất hiếu thảo, cô chấp nhận trả nợ thay cho bố mẹ bằng lao động và sau này M không đành lòng chết cũng vì thương bố.

→ M là một cô gái lí tưởng ở vùng cao, là một người con gái đẹp người, đẹp nết.

 

docx 3 trang cucpham 940
Bạn đang xem tài liệu "Ôn tập Ngữ văn Lớp 12 - Văn bản "Vợ chồng A Phủ"", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Ôn tập Ngữ văn Lớp 12 - Văn bản "Vợ chồng A Phủ"

Ôn tập Ngữ văn Lớp 12 - Văn bản "Vợ chồng A Phủ"
II- Đọc hiểu:
1. Nhân vật Mị
Chân dung MỊ ở đầu tác phẩm: M ngồi bên tảng đá cạnh tàu ngựa; M luôn cúi mặt, buồn rười rượi đã tạo ấn tượng ban đầu đầy xót xa về một số phận, một kiếp người đau khổ, tủi nhục.
- M yêu đời, khao khát hạnh phúc, rất hiếu thảo: Những ngày còn trẻ khi M sống với bố trong cảnh nghèo:
 + Tâm hồn M nhạy cảm, lãng mạn gởi vào tiếng sáo bay bổng, có phải vì thế mà M thổi sáo hay, thổi lá cũng hay như thổi sáo. Có bao nhiêu người mê, ngày đêm thổi sáo đi theo M, trai đứng mòn chân vách đầu buồng M.
 + M khao khát yêu thương và được yêu. M đã có người yêu và đã từng hồi hộp, hẹn hò đi chơi với người yêu.
 + M quí tự do và giàu lòng tự trọng khi M sẳn sàng lao động vất vả để trả nợ còn hơn bán thân cho nhà giàu.
 + M rất hiếu thảo, cô chấp nhận trả nợ thay cho bố mẹ bằng lao động và sau này M không đành lòng chết cũng vì thương bố.
→ M là một cô gái lí tưởng ở vùng cao, là một người con gái đẹp người, đẹp nết.
- Tiềm tàng sức sống trong lòng M:
 + Mị phản ứng quyết liệt khi bị bắt cóc về làm dâu trừ nợ trong nhà thống lí:
 ◦ Có đến hàng mấy tháng đêm nào M cũng khóc với sự đau khổ cùng cực và lặng lẽ.
 ◦ M đã dấu nắm lá ngón trong tay áo để định tự tử: khát vọng sống chân chính.
→ hiện thực tàn ác đã cướp mất tuổi xuân của M, tự do và quyền được làm người chân chính.
 + Cuộc sống của M trong nhà thống lí Pátra:
 ◦ M bị bóc lột cùng cực sức lao động đến nổi thua cả ngựa trâu. Năm tháng cuộc đời M được tính, được nhớ bằng những việc làm kế tiếp nhau suốt cả ngày đêm.
 ◦ M bị hành hạ đánh đập dã man, vô lí.
 ◦ Suốt đời M bị giam hãm như con rùa lùi lũi trong xó cửa. Nhất là căng buồng của M kín mít chỉ có một cửa sổ vuông bằng bàn tay.
→ M bị cùng khổ về vật chất, bế tắc về tinh thần. M nhẫn nhục cam chịu, cuộc sống không còn gì ý nghĩa giá trị của một con người đáng sống: M chỉ như một tảng đá, một tàu ngựa, M tưởng đã chết trong cõi sống. M tiêu biểu cho số kiếp bất hạnh của người nghèo, nhất là người phụ nữ trong xh phong kiến miền núi bất nhân.
 + Trong tâm hồn M vẫn tiềm tàng sức sống:
 ◦ M muốn đi chơi trong đêm tình mùa xuân.
 ◦ M cứu A Phủ trong đêm đông.
→ Sự vùng lên bất ngờ, đột biến nhưng tất yếu vì bản tính tốt của M và khao khát cuộc sống tự do, hạnh phúc vẫn tiềm tàng trong lòng M mà chế độ thống trị, bóc lột tàn nhẫn của nhà thống lí không thể dập tắt nổi.
* Qua tác phẩm, Tô Hoài đã giúp người đọc hiểu M nói riêng và người dân TB nói chung với khát vọng sống tự do, hạnh phúc mà dẫu địa ngục trần gian của chế độ phong kiến miền núi không tiêu diệt nổi.
2. Nhân vật A Phủ.
- A Phủ mồ côi từ bé, phải đối đầu cuộc sống trong đơn độc do đó A Phủ gan bướng, dám chống đối, khỏe mạnh, giỏi giang.
 + Đánh A Sử, kháng cự với cái xấu.
 + bị trận mưa đòn xét xử không than van mà cứu đầu chấp nhận.
 + bị trói vào cột, dùng rang nhai đứt hai vòng mây.
→ tinh thần phản kháng trước cái chết, nhưng tựu chung đơn độc, đầu hàng.
- A Phủ là một nạn nhân oan ức vô lí của chế độ phong kiến miền núi qua cách bắt giam, đánh đập và nhất là cách xử tội, cho vay kiểu áp bức bóc lột của thống lí PáTra đầy quyền hành. A Phủ phải trả nợ bằng cuộc đời và cả con cháu mình mãi mãi là nô lệ vĩnh viễn trong nhà thống lí.
- Dù rất gan bướng nhưng gần kề cái chết vô lí, A Phủ khóc. Đó là những giọt nước mắt xót xa cho thân phận nô lệ của người dân nghèo miền núi và cũng là nước mắt thương cảm từ tấm lòng nhân hậu của Tô Hoài dành cho A Phủ.
- Cuối cùng, khát vọng tự do, bản năng muốn sống, lòng thương cảm đã giúp A Phủ vùng lên chạy trốn khi được M cắt dây trói và đỡ M cùng lao chạy vào đêm tối nhưng vẫn còn hi vọng sống xót.
* Nhân vật A Phủ tiêu biểu cho số phận người dân nghèo miền núi bị áp bức, bóc lột về vật chất, bị chà đạp về nhân phẩm trong quyền lực của chế độ phong kiến miền núi.
III. Tổng kết.
1. Giá trị hiện thực.
- Tố cáo chế độ phong kiến miền núi dưới sự thống trị hà khắc của thống lí PáTra:
 + Thống lí rất giàu vì ăn của dân, cho vay nặng lãi và bóc lột sức lao động của con nợ.
 + Bắt cóc người tự tiện, nắm cả công lí trong tay.
 + Đánh đập trói người dã man, coi rẻ mạng sống con người.
→ Cha con thống lí PáTra là hiện thân của cái ác, cái xấu, sự bạo tàn của chế độ phong kiến miền núi.
- Cuộc sống người dân miền núi chịu bao cảnh đau thương, tủi nhục:
 + Bị cướp mất tự do, hạnh phúc.
 + Bị bóc lột cùng cực.
 + Bị đày đọa, chà đạp lên thân thể, nhân phẩm, tinh thần.
→ Chế độ phong kiến miền núi đã biến con người trở thành nô lệ, chỉ còn như những con vật lao động, nhỏ bé cam chịu trong kiếp đời tủi nhục.
2. Giá trị nhân đạo:
- Cảm thông với kiếp đời tủi nhục của Mị và A Phủ. Từ cuộc đời nhân vật, tác giả đã tái hiện những chi tiết, những hình tượng nghệ thuật xúc động: MỊ và A PHỦ.
- Nhà văn đã đứng về phía người nghèo khổ để lên án chế độ phong kiến miền núi đã dùng bạo lực, quyền hành để cướp đoạt, giết chết tuổi xuân, nhân phẩm, hạnh phúc của con người.
- Trân trọng những khát vọng đẹp đẽ của Mị và A Phủ: Sự phản kháng của Mị và A Phủ khi là nô lệ trong nhà Pátra.
- Truyện kết thúc có hậu: Mị và A Phủ đã vùng dậy tự giải phóng kiếp đời nô lệ.
3. Đặc sắc nghệ thuật:
- Tái hiện không gian nghệ thuật mang đậm màu sắc dân tộc độc đáo vùng cao Tây Bắc ( thiên nhiên mùa xuân, phong tục ngày tết, tục cướp vợ, xử kiện)
- Nghệ thuật miêu tả tâm lý.

File đính kèm:

  • docxon_tap_ngu_van_lop_12_van_ban_vo_chong_a_phu.docx