Ôn tập Học kì 1 Tiếng Việt Lớp 8

I. Từ ngữ nghĩa rộng, từ ngữ nghĩa hẹp

Trong tiếng Việt, mỗi từ (tiếng, chữ) đều có một nghĩa rõ ràng, cụ thể. Có hiểu được nghĩa của từ ngữ thì lúc nói, lúc viết mới diễn đạt đúng ý nghĩa, tư tưởng, tình cảm của mình. Và có nắm được nghĩa của từ ngữ thì lúc nghe người ta nói, lúc đọc văn bản mới hiểu được nội dung, mục đích của lời nói, văn bản.

Ví dụ:

– Từ hoa mười giờ có nghĩa là: cây cảnh cùng họ vối rau sam, thân bò, lá dây mập, hoa màu tím hồng thường nở vào khoảng mưòi giơ sáng.

– Từ hú có nghĩa là; cất lên tiếng to, vang, kéo dài để làm hiệu gọi nhau.

Nghĩa của một từ ngữ có thể rộng hơn (khái quát hơn) hoặc hẹp hợn (ít khái quát hơn) nghĩa của từ ngữ khác.

1, Thế nào là từ ngữ có nghĩa rộng?

Một từ ngữ được coi là cồ nghĩa rộng khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó bao hàm phạm vi nghĩa của một số từ ngữ khác.

Ví dụ:

– Nghĩa của từ cây bao hàm nghĩa của các từ: lúa, ngô, khoai, sắn; đinh, lim, sến, táu; xoan, bàng, phượng vĩ, xà cừ; tre, nứa, vầu,

– Nghĩa của từ hoạt động bao hàm nghĩa của các từ: đi, chạy, nhảy, bò, lăn, bay, bơi,

– Nghĩa của từ rộng bao hàm nghĩa của các từ: mênh mông, bao la, bát ngát, thêng thang, rộng lớn,

Từ các ví dụ trên, ta có thể kết luận: các từ cây, hoạt động, rộng là những từ có nghĩa rộng.

 

doc 94 trang cucpham 26/07/2022 7300
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Ôn tập Học kì 1 Tiếng Việt Lớp 8", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Ôn tập Học kì 1 Tiếng Việt Lớp 8

Ôn tập Học kì 1 Tiếng Việt Lớp 8
ÔN TẬP : CẤP ĐỘ KHÁI QUÁT CỦA NGHĨA TỪ NGỮ
A. KIẾN THỨC CƠ BẢN
I. Từ ngữ nghĩa rộng, từ ngữ nghĩa hẹp
Trong tiếng Việt, mỗi từ (tiếng, chữ) đều có một nghĩa rõ ràng, cụ thể. Có hiểu được nghĩa của từ ngữ thì lúc nói, lúc viết mới diễn đạt đúng ý nghĩa, tư tưởng, tình cảm của mình. Và có nắm được nghĩa của từ ngữ thì lúc nghe người ta nói, lúc đọc văn bản mới hiểu được nội dung, mục đích của lời nói, văn bản.
Ví dụ:
– Từ hoa mười giờ có nghĩa là: cây cảnh cùng họ vối rau sam, thân bò, lá dây mập, hoa màu tím hồng thường nở vào khoảng mưòi giơ sáng.
– Từ hú có nghĩa là; cất lên tiếng to, vang, kéo dài để làm hiệu gọi nhau.
Nghĩa của một từ ngữ có thể rộng hơn (khái quát hơn) hoặc hẹp hợn (ít khái quát hơn) nghĩa của từ ngữ khác.
1, Thế nào là từ ngữ có nghĩa rộng?
Một từ ngữ được coi là cồ nghĩa rộng khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó bao hàm phạm vi nghĩa của một số từ ngữ khác.
Ví dụ:
– Nghĩa của từ cây bao hàm nghĩa của các từ: lúa, ngô, khoai, sắn; đinh, lim, sến, táu; xoan, bàng, phượng vĩ, xà cừ; tre, nứa, vầu,
– Nghĩa của từ hoạt động bao hàm nghĩa của các từ: đi, chạy, nhảy, bò, lăn, bay, bơi,
– Nghĩa của từ rộng bao hàm nghĩa của các từ: mênh mông, bao la, bát ngát, thêng thang, rộng lớn,
Từ các ví dụ trên, ta có thể kết luận: các từ cây, hoạt động, rộng là những từ có nghĩa rộng.
2. Thế nào là từ có nghĩa hẹp?
Một từ ngữ được coi là có nghĩa hẹp khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó được bao hàm trong phạm vi nghĩa của một từ ngữ khác.
Ví dụ:
– Từ băm chỉ hoạt động: chặt liên tiếp và nhanh tay cho nát nhỏ ra (băm thịt, băm rau lợn).
– Từ lênh khênh dùng chỉ những sự vật cao quá mức, gây cảm giác “khó đứng vững” (như: Người cao lênh khênh, thang cao lênh khênh).
Qua việc miêu tả nghĩa của các từ trên, ta có thể kết luận: các từ băm, lênh khênh, là những từ có nghĩa hẹp bởi:
– Nghĩa của từ băm được bao hàm trong nghĩa của từ hoạt động.
 b) – Nghĩa của từ thú rộng hơn nghĩa của các từ: voi, hươu. Bởi vì phạm vi nghĩa của từ thú bao hàm phạm vi nghĩa của các từ: voi, hươu.
+ Từ voi dùng để chỉ: loài thú rất lớn sống ở vùng nhiệt đới, mũi dài thành vòi, răng nanh dài thành ngà, tai to, da rất dày, có thể nuôi để tải hàng, kéo gỗ, (khoẻ như voi, cưỡi voi ra trận).
+ Từ hươu dùng để chỉ: thú rừng thuộc nhóm nhai lại, có gạc rụng hằng năm, cỡ lớn hơn hoẵng và nhỏ hơn nai.
– Nghĩa của từ chim rộng hơn nghĩa của từ: tu hú, sáo, bởi phạm vi nghĩa của từ chim bao hàm phạm vi nghĩa của các từ: tu hú, sáo.
+ Từ tu hú dùng để chỉ: một loài chim lớn hơn sáo, lông màu đen, hoặc đen nhạt có điểm nhiều chấm trắng, thường đẻ trứng vào tô sáo sậu hay ác là, và kêu vào đầu mùa hè (tu hú gọi hè).
+ Từ sáo dùng đế chỉ một loài chim nhỏ, lông đen có điểm trắng ở cánh, thường sống thành đàn.
– Nghĩa của từ cá rộng hơn nghĩa của các từ cá rô, cá thu bởi vì phạm vi nghĩa của từ cá bao hàm phạm vi nghĩa rộng của các từ cá rô, cá thu.
+ Từ cá rô dùng để chỉ: cá nước ngọt thường sống ở ao hồ, thân hình bầu dục, hơi dẹp, vảy cứng, vây lưng có gai, có thể sống rất dai ngoài nước.
+ Từ cá thu dùng để chỉ: cá biển thường sông ở tầng mặt, thân dẹp, hình thoi, gốc đuôi hẹp.
c) Nghĩa của các từ: thú, chim, cá rộng hơn nghĩa của những từ: voi, hươu; tu hú, sáo; cá rô, cá thu Đồng thòi, nghĩa của các từ: thú, chim, cá hẹp hơn nghĩa của từ động vật.
II. Tính chất rộng – hẹp của nghĩa từ ngữ chỉ là tương đối
Một từ ngữ có nghĩa rộng đối với những từ ngữ này, đồng thời, có thể có nghĩa hẹp đốì với một từ ngữ khác.
Ví dụ:
– Từ lúa (thóc) có nghĩa rộng khi so với các từ: lúa nếp, lúa tẻ, tám thơm nhưng lại được hiểu là có ng
hĩa hẹp hơn khi so với từ ngũ cốc.
– Từ máy bay có nghĩa rộng khi so với các từ: trực thăng, máy bay phản lực, máy bay tiêm kích nhưng lại được hiểu là có nghĩa hẹp hơn khi so với từ máy.
Tóm lại, khi nói và viết cần có vốn từ ngữ phong phú, phải nắm chắc nghĩa của từ, các sắc thái biểu cảm của từ; đồng thòi, phải hiểu nghĩa rộng, nghĩa hẹp của từ. Có như thế, nói và viết mới đúng, mới hay. Tài liệu Thu Nguyễn
B. LUYỆN TẬP
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Bài 1: Tìm từ ngữ có nghĩa rộng so với nghĩa của các từ ngữ ở mỗi nhóm sau đây:
a) xăng, dầu hoả, (khí) ga, ma dút, củi, than.
b) hội hoạ, âm nhạc, văn học, điêu khắc.
c) canh, nem, rau xào, thịt luộc, tôm rang, cá rán.
d) liếc, ngắm, nhòm, ngó.
e) đấm, đá, thụi, bịch, tát.
Bài 2: Tìm các từ ngữ có nghĩa được bao hàm trong phạm vi nghĩa của mỗi từ ngữ sau đây:
a) xe cộ
b) kim loại
c) hoa quả
d) (người) họ hàng
e) mang
Bài 3: Chỉ ra những từ ngữ không thuộc phạm vi nghĩa của mỗi nhóm từ ngữ sau đây:
a) thuốc chữa bệnh: át-xpi-rin, ăm-pi-xi-lin, pê-ni-xi-lin, thuốc giun, thuốc lào.
b) giáo viên: thầy giáo, cô giáo, thủ quỹ.
c) bút: bút bi, bút máy, bút chì, bút điện, bút lông.
d) hoa: hoa hồng, hoa lay-ơn, hoa tai, hoa thược dược.
Gợi ý: 
Bài 1: Để làm bài tập này các em hãy tìm nghĩa chung nhất của các từ ở mỗi nhóm cho trong bài tập.
Muôn tìm được “từ ngữ có nghĩa rộng” so với nghĩa của các từ ngữ ở mỗi nhóm, các em cần đọc kĩ các từ ngữ trong mỗi nhóm, rồi xem “điểm chung nhất, đồng nhất về nghĩa” giữa các từ ngữ là gì. Từ ngữ diễn đạt ý nghĩa chung nhất chính là “từ ngữ có nghĩa rộng”.
a) Xăng, dầu hoả, (khí) ga, ma dút, than, củi có điểm chung nhất về nghĩa là chất đốt.
Vậy chất đốt là từ ngữ có nghĩa rộng so vối các từ ở nhóm này.
b) Hội hoạ, âm nhạc, văn học, điêu khắc có điểm chung nhất về nghĩa là nghệ thuật.
Vậy nghệ thuật là từ ngữ có nghĩa rộng so vối các từ ở nhóm này.
c) Canh, nem, rau xào, thịt luộc, tôm rang, cá rạn có điểm chung nhất về nghĩa là thức ăn.
Vậy thức ăn là từ ngữ có nghĩa rộng so với các từ ở nhóm này.
d) Liếc, ngắm, nhòm, ngó có điểm chung nhất về nghĩa là nhìn.
Vậy nhìn là từ ngữ có nghĩa rộng so với các từ ở nhóm này.
e) Đấm, đá, thụi, bịch, tát có điểm chung nhất về nghĩa là đánh.
Vậy đánh là từ ngữ có nghĩa rộng so với các từ ở nhóm này.
Bài 2: Bài tập này yêu cầu các em dựa vào từ ngữ có nghĩa rộng cho sẵn trong bài tập, tìm các từ ngữ có nghĩa hẹp hơn. Nghĩa của các từ cần tìm được bao hàm trong nghĩa của từ cho sẵn.
a) Xe cộ: xe máy, xe đạp, xích lô, xe ba gác, ô tô,
b) Kim loại: đồng, nhôm, kẽm, sắt, bạc,
c) Hoa quả: na, chuôi, mít, ổi, mận, hồng,
d) (Người) họ hàng: cô, dì, chú, bác, cậu,
e) Mang: xách, khiêng, vác, gánh, công, Tài liệu Thu Nguyễn
Bài 3: . Bài tập này yêu cầu các em chỉ ra những từ ngữ không thuộc phạm vi nghĩa của mỗi nhóm từ ngữ cho trong bài tập.
a) Thuốc chữa bệnh: át-xpi-rin, ăm-pi-xi-lin, pê-ni-xi-lin, thuốc giun, thuốc lào.
Trong nhóm này, từ thuốc lào không có nghĩa là thuốc chữa bệnh. Vậy thuốc lào là từ không thuộc phạm vi nghĩa của các từ trong nhóm này.
b) Giáo viên: thầy giáo, cô giáo, thủ quỹ.
Trong nhóm này, từ thủ quỹ không có nghĩa là giáo viên. Vậy thủ quỹ là từ không thuộc phạm vi nghĩa của các từ trong nhóm này.
c) Bút: bút bi, bút máy, bút chì, bút điện, bút lông.
Trong nhóm này từ bút điện không có nghĩa là bút để viết. Vậy bút điện là từ không thuộc phạm vi nghĩa của các từ trong nhóm này.
d) Hoa: hoa hồng, hoa lay ơn, hoa tai, hoa thược dược.
Trong nhóm này, từ hoa tai không có nghĩa là hoa thực vật có màu sắc, có hương thơm. Vậy hoa tai là từ không thuộc phạm vi nghĩa của các từ trong nhóm này.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Bài 1:  Đọc đoạn trích sau và tìm ba động từ cùng thuộc một phạm vi nghĩa, trong đó một từ có nghĩa rộng và hai từ có nghĩa hẹp hơn.
Xe chạy chầm chậm... Mẹ tôi cầm nón vẫy tôi, vài giây sau, tôi đuổi kịp. Tôi thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi, và khi trèo lên xe, tôi ríu cả chân lại. Mẹ tôi vừa kéo tay tôi, xoa đầu tôi hỏi, thì tôi và lên khóc rồi cứ thế nức nở. Mẹ tôi cũng sụt sùi theo [...].
(Nguyên Hồng Những ngày thơ ấu
Bài 2: Hãy tìm các từ ngữ theo 2 phạm vi nghĩa chỉ không gian và chỉ thời gian trong hai câu thơ sau: 
Của ta, trời đất, đêm ngày,
Núi kia, đồi nọ, sông ngày của ta!
Bài 3: Cho các nhóm từ ngữ sau đây:
a. Đầu, mắt, mũi, miệng, tai, cằm
b. Rau, rau muống, rau khoai, rau rền, rau cải
c. Gia đình, ông, bà, bố, mẹ, anh, chị
d. Áo, tay áo, cổ áo, vai áo, cúc áo.
Trong nhóm từ ngữ nào giữa các từ có quan hệ “từ ngữ nghĩa rộng – từ ngữ nghĩa hẹp”? Vì sao?
Gợi ý: 
Bài 1:  
Bài tập này có hai yêu cầu:
– Đọc đoạn trích trong SGK, trang 11.
– Tìm ba động từ cùng thuộc một phạm vi nghĩa, trong đó:
+ Một từ có nghĩa rộng.
+ Hai từ có nghĩa hẹp hơn.
Muốn tìm được ba động từ theo yêu cầu của bài tập, trước hết, em đọc kĩ đoạn văn, chú ý những động từ cùng biểu thị một loại hoạt động, cùng có nét chung về nghĩa. Sau đó, em tìm trong các động từ ấy, từ nào có nghĩa rộng và hai từ nào có nghĩa hẹp hơn. Tài liệu Thu Nguyễn
– Trong đoạn trích của Nguyên Hồng, ta thấy có ba động từ cùng biểu thị một loại hoạt động khóc đó là: khóc, nức nở, sụt sùi.
+ Từ “khóc” dùng để chỉ: hoạt động chảy nước mắt, do đau đớn khó chịu hay xúc động mạnh.
+ Từ “nức nở” dùng để chỉ: hoạt động khóc nức lên từng cơn không thể kìm được (thường do quá xúc động).
+ Từ “sụt sùi” dùng để chỉ: tiếng khóc nhỏ kéo dài, vẻ ngậm ngùi như cố giấu, cố nén nỗi đau lòng.
Bài 2: 
- Không gian: trời, đất, núi, đồi, sông.
- Thời gian: đêm, ngày.
Bài 3: 
a. Nhóm từ có quan hệ “từ ngữ nghĩa rộng – từ ngữ nghĩa hẹp” đánh dấu cộng, nhóm từ ngữ không có quan hệ đó đánh dấu trừ:
Các nhóm từ ngữ
Nhóm từ ngữ có quan hệ “từ ngữ nghĩa rộng – từ ngữ nghĩa hẹp”
a. Đầu, mắt, mũi, miệng, tai, cằm
-
b. Rau, rau muống, rau khoai, rau rền, rau cải
+
c. Gia đình, ông, bà, bố, mẹ, anh, chị
+
d. Áo, tay áo, cổ áo, vai áo, cúc áo.
-
b. Giải thích lí do: Bởi những nhóm từ b, c có quan hệ giữa từ ngữ chỉ loại và từ chỉ tiểu loại của loại đó:
- Rau muống, rau khoai, rau rền, rau cải đều là tiểu loại của rau
- Ông, bà, bố, mẹ, anh, chị đều là tiểu loại của gia đình.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3
Bài 1: Tìm từ ngữ có nghĩa khái quát cho những từ gạch chân dới đây:
a. Tôi bặm tay ghì thật chặt, nhưng một quyển vở cũng xệch ra và chênh đầu chúi xuống đất. Tôi xóc lên và nắm lại cẩn thận. Mấy cậu đi trước ôm sách vở nhiều lại kèm cả bút thước nữa.
 ( Thanh T ... tổ chức lên thị xã tham quan công viên nước”.
3)   Cả tổ đều xôn xao.
4)   Minh “nhí” và Hoa “bự” là ồn ào nhất.
5)   Chưa chi, họ đã “lên kế hoạch dự trù” đủ thứ cả.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3
Bài 1: Hãy sửa lỗi cho câu sau đây: "Nhân vật "lão Hạc” trong truyện ngắn Lão Hạc của nhà văn Nam Cao là người cha có đức hi sinh cao cả".
Bài 2: Đặt ba câu có dùng dấu ngoặc kép với các công dụng khác nhau.
Bài 3: Khi làm một bài văn, cần dẫn ra một số câu văn, thơ làm dẫn chứng nhưng em không nhớ nguyên văn. Khi ấy em có nên dùng dấu ngoặc kép không ? Vì sao ?
Gợi ý:
Bài 1: - Lỗi sai : Dùng dấu ngoặc kép đánh dấu tên nhân vật là saỉ.
- Sửa lại : Bỏ dấu ngoặc kép ở tên nhân vật, dùng dấu ngoặc kép đánh dấu tên tác phẩm được trích dẫn	
Nhân vật lão Hạc trong truyện ngắn "Lão Hạc" của nhà văn Nam Cao là người cha có đức hi sinh cao cả.
Bài 2: HS tự viết các câu có dùng dấu ngoặc kép theo các công dụng đã học trong bài.
Bài 3: Nếu không nhớ chính xác thì em cần dẫn gián tiếp (dẫn theo ý, lồng trong lời của người viết) do vậy mà không dùng dấu ngoặc kép.
ÔN TẬP: ÔN LUYỆN VỀ DẤU CÂU
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Bài 1: Các đoạn văn, đoạn thơ sau đó lược bỏ đi 1 số dấu câu. Căn cứ vào chức năng của mỗi dấu câu, hãy điền chúng vào vị trí thích hợp.
a, Đặt dấu phẩy, dấu chấm phẩy vào chỗ thích hợp :
“Người ta nhớ nhà nhớ cửa nhớ những nét mặt thương yêu nhớ những con đường đó đi về năm trước nhớ người bạn chiếu chăn dắt tay nhau đi trên những con đường vắng vẻ ngào ngạt mùi hoa soan cũn thơm mát hơn cả hoa cau hoa bưởi. Người ta nhớ heo may giếng vàng người ta nhớ cá mè rau rút người ta nhớ trăng bác chén vàng”
 (Vũ Bằng-Thương nhớ mười hai)
b, Đặt dấu chấm hỏi,dấu chấm than vào chố thích hợp:
 Ngày mai dân ta sẽ sống sao đây
 Sông Hồng chảy về đâu Và lịch sử
 Bao giờ dải Trường Sơn bừng giấc ngủ
 Cánh tay thần Phù Đổng sẽ vươn mây.
 Rồi cờ sẽ ra sao Tiếng hát sẽ ra sao
 Nụ cười sẽ ra sao
 Ôi độc lập
 (Theo Chế Lan Viên, Người đi tìm hình của nước)
Bài 2: Em hãy phân tích y/n tu từ của dấu câu (dấu chấm, dấu chấm lửng, dấu chấm than) trong các ví dụ sau:
 VD 1: Ôi! Sáng xuân nay, Xuân 41
 Trắng rừng biên giới nở hoa mơ
 Bỏc vềim lặng. Con chim hút
 Thánh thót bờ lau, vui ngẩn ngơ
 (Tố Hữu, Theo chõn Bỏc)
(Mấy dấu câu trong đoạn thơ này diễn tả sự im lặng và xúc động thiêng liêng đến tận cùng giây phút Bác Hồ trở về Tổ quốc sau 30 năm xa cách)
VD 2: Đất nước đẹp vô cùng. Nhưng Bác phải ra đi
 (Chế Lan Viên, người đi tìm hình của nước)
Bài 3: Viết lời bình về vai trò và tác dụng của dấu câu:
 a, Đường xa, gánh nặng, bước chân đi thoăn thoắt.
 Dốc núi, đèo cao, đòn gánh kĩu kịt.
 (Thép Mới)
b, Ông giáo nói phải! Kiếp con chó là kiếp khổ thì ta hóa kiếp cho nó để nó làm kiếp người, may ra có sung sướng hơn một chútkiếp người như kiếp tôi chẳng hạn!..
 (Nam Cao)
c, “Không được! Ai cho tao lương thiện? Làm thế nào cho mất được những vết mảnh chai trên mặt này? Tao không thể là người lương thiện nữa. Biết không! Chỉ còn một cáchbiết không!...Chỉ còn một cách làcái này! Biết không!...” hắn rút dao ra, xông vào, Bá kiến ngồi nhỏm dậy, Chí Phèo đá văng dao tới rồi. 
 (Nam Cao, Chí Phèo)
 d, Trước lăng Bác, hàng chữ Hồ Chí Minh được viết với 2 dấu gạch ngang: Hồ- Chí- Minh .
 e, Nào là ga Tiên An - ga Hà Thanh - ga Quảng Trị - ga Mĩ Chánh - ga Hiền Sĩ - ga Văn Xá - ga An Hũa - ga Huế - ga An Cựu - ga Hương Thủy - ga Phú Bài - ga Nong –ga Truồi - ga Cầu Hai - ga Nước ngọt - ga Thừa Lưu - ga Lăng Cô - ga Liên Chiểu – ga Nam Ô - ga Tua Ran 
 (Nguyễn Tuân, Nhớ Huế)
Gợi ý:
Bài 1: Hs tự làm
Bài 2: Cách chấm câu đột ngột giữa dòng thơ (chấm để kết thúc một câu ngắn gọn và mở đầu một câu có liên từ) tạo nên một cách ngắt câu đặc biệt. Đó là cách chấm câu có tính chất tu từ nhằm mục đích biểu hiện một tình cảm sâu lắng thiết tha, một tâm trạng quyến luyến, một niềm tiếc nuối đến xót xa của Bác khi đứng trên boong tàu rời quê hương ra đi tìm đường cứu nước, đồng thời cũng diễn tả sự xúc động sâu xa của tác giả trước giờ khắc trọng đại đó trong cuộc đời cách mạng của Bác. Tài liệu Thu Nguyễn
Bài 3:
a, Phối hợp 2 từ láy thoăn thoắt, kĩu kịt, dấu phẩy cắt 2 câu văn ra nhiều đoạn đều nhau, đối nhau diễn tả cái nhịp nhàng, nhún nhẩy của đòn gánh tre trên vai ngươì dân công đi chiến dịch
b, Dấu chấm lửng ở đây gắn với phương tiện im lặng diễn tả sự nghẹn ngào, ngập ngừng
c, Đoạn văn có 63 chữ được chia làm chín câu và rất nhiều dấu ngắt: 5 dấu chấm than, 2 dấu chấm hỏi, 4 dấu chấm lửng, 3 dấu phẩy và 2 dấu chấm. Ở đoạn văn này nhịp điệu nhanh, gấp gáp. Ngữ điệu cũng căng thẳng và dồn nén. Nam Cao đã tái hiện lại một cuộc đối mặt đầy quyết liệt và giàu kịch tính. Cả cuộc đời Chí Phèo triền miên trong những cơn say, mệt mỏi và u tối. Bỗng giây phút này hắn bừng tỉnh và sáng láng. Nhưng giây phút ấy ngắn ngủi lắm nên Chí phèo phải nói nhanh và làm gấp. .Nói tất cả những gì uất ức, đẩy y tới hành động bùng nổ, tức khắc, quyết liệt. Hệ thống dấu câu, nhịp điệu, ngữ điệu của đoạn vă đó gúp phần diễn tả rất thành công tâm trạng uất ức dồn nén và tình thế gấp gáp, khẩn trương của màn bi kịch này)
d, Đó là cách biểu hiện đẹp nhất tên của vị anh hùng dân tộc mà sự sáng suốt và lòng bác ái của Người đã đi vào lịch sử. Những gạch nối làm nổi bật lên từng nét chữ thật trang trọng, cao qúy.
e, Dấu gạch ngang ở đây được dùng thay cho dấu phẩy (vốn chỉ sự liệt kê bình thường) để nhấn mạnh, làm nổi bật những cái được liệt kê. Trong dòng tưởng tượng của tác giả như có một con tàu đang vượt băng giới tuyến để đến với Huế, với Đà Nẵng thân yêu. Theo hành trình của con tàu đi từ Bắc vào Nam, các nhà ga cứ lần lượt, nối nhịp chạy qua trước mắt nhà văn, và nối nhớ niềm thương cũng trải dài, như nối liền một dải nước non.
Lưu ý: Trong văn học, việc sử dụng các dấu câu cũng chính là một sáng tạo nghệ thuật đặc sắc và thể hiện phong cách riêng của nhà văn, nhà thơ. Được sử dụng như 1 phương thức tu từ, dấu câu đó được xem như 1 loại từ đặc biệt tạo nên “ý tại ngôn ngoại” cho văn bản, có khả năng “gợi ra những điều mà từ không nói hết” .Với vị trí và y/n phong phú như vậy,trong nhiều văn bản văn học, dấu câu đó được nhà văn, nhà thơ sử dụng như 1 phép tu từ mà khi cảm nhận, phân tích chúng ta không thể không chú ý đến. Đó là các dấu câu được thực hiện trên cơ sở những lí do tu từ học, chứ không phải là dấu câu bắt buộc phải có do y/c diễn đạt và ngữ pháp. Tài liệu Thu Nguyễn
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Câu 1: Người xưa từng nói: "Trúc dẫu cháy đốt ngay vẫn thẳng".
Dấu hai chấm trong câu văn trên có công dụng gì ?
A. Đánh dấu báo trước phần giải thích.
B. Đánh dấu báo trước lời đối thoại.
C. Đánh dấu báo trước lời dẫn trực tiếp.
D. Đánh dấu báo trước phần thuyết minh.
Câu 2: Muốn có tri thức để làm văn thuyết minh, người viết phải làm gì ?
A. Chỉ cần đọc các tài liệu là đủ.
B. Chỉ cần tìm hiểu thực tế là đủ. 
C. Quan sát qua thực tế.
D. Quan sát, tìm hiểu qua thực tế, sách vở.
Câu 3: Hãy chỉ ra và sửa lỗi về dấu câu cho câu sau đây :
Bạn Lan lớp trưởng lớp tôi rất chăm học.
Gợi ý:
Câu 1: C	
Câu 2: D
Câu 3: Bạn Lan là chủ ngữ 
rất chăm học là vị ngữ
lớp trưởng lớp tôi là thành phần chú thích cho chủ ngữ (Bạn Lan).
Để ngăn cách thành phần chú thích với bộ phận được chú thích chúng ta có thể dùng những dấu câu nào ? (Dùng dấu phẩy, dấu ngoặc đơn hoặc dấu gạch ngang).
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3
Câu 1: Em hiểu nội dung của câu sau theo những cách nào ? Vì sao ?
Công việc nhà chồng chị lo liệu tất cả.
Câu 2: Phát hiện lỗi sai trong các câu sau đây rồi sửa lại cho đúng.
a. Các tác phẩm: Những ngày thơ ấu, Tắt đèn, Lão Hạc đã cho thấy bức tranh đen tối của nông thôn Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám năm 1945.
b. Không chỉ là người cha hết lòng yêu thương con nhưng lão Hạc còn là một lão nông giàu lòng tự trọng.
Câu 3: Phát hiện lỗi về dấu câu trong phần văn bản sau đây và thay vào đó các dấu thích hợp (có điều chỉnh chữ viết hoa nếu cần thiết).
Bằng giọng điệu hào hừng có sức lôi cuốn manh mẽ. Bài thơ vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác đã thể hiện phong thái ung dung đường hoàng và khí phách kiên cường bất khuất vượt lên trên cảnh tù ngục khốc liệt của nhà chí sĩ yêu nước Phan Bội Châu.
Gợi ý:
Câu 1: Cách 1 : Công việc, nhà chồng chị lo tất cả.
Cách 2 : Công việc nhà, chồng chị lo tất cả.
Cách 3 : Công việc nhà chồng, chị lo tất cả.
Có thể hiểu câu đó theo nhiều cách do không có dấu câu phù hợp tách các bộ cần thiết trong câu, dẫn đến hiểu sai ý người viết.
Chú ý: Qua việc tìm hiểu công dụng của các loại dấu câu, các em đều thấy rằng: Trong tiếng Việt của chúng ta dấu câu có một vai trò quan trọng. Nó có tác dụng như một phương tiện ngữ pháp giúp phân biệt các ý nghĩa của các đơn vị ngữ pháp ở trong câu, từ đó giúp cho lời văn rõ ràng, mạch lạc.	
Ngoài tác dụng về mặt cú pháp thì các dấu câu còn có tác dụng tu từ, Chẳng hạn dấu phẩy trong trường hợp sau không chỉ có tác dụng đánh dấu ranh giới giữa bộ phận trạng ngữ với nòng cốt câu mà nó còn có tác dụng tạo nhịp điệu, dấu phẩy ngắt nhịp câu văn, làm nhịp điệu câu văn chậm lại, gần cuối câu nhịp điệu chậm và nặng nề hơn khiến cho ta liên tưởng tới những vòng quay chậm chạp nặng nề của cối xay tre đã bao đời gắn bó với cuộc sống của người dân cày Việt Nam, nhấn mạnh sự gắn bó của cây tre đối với người dân Việt Nam: "Cối xay tre nặng nề quay, nghìn đời nay, xay nắm thóc". Tài liệu Thu Nguyễn.
Dấu câu quan trọng như vậy, song trong quá trình làm văn, các em vẫn mắc những lỗi sai về dấu câu do thiếu hiểu biết, do cẩu thả.
Câu 2:
 a. - Sai kiến thức, Những ngày thơ ấu không viết về đề tài nông thôn Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám năm 1945,
- Sai dấu câu, cần dùng dấu ngoặc kép để đánh dấu tên các tác phẩm được dẫn.
b. Dùng sai quan hệ từ nhưng, hai vế câu không có quan hệ tương phản, mà có quan hệ bổ sung. Phải dùng mà... còn.
Câu 3: Bằng giọng điệu hào hùng có sức lôi cuốn mạnh mẽ, bài thơ "Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác" đã thể hiện phong thái ung dung, đường hoàng và khí phách kiên cường, bất khuất vượt lên trên cảnh tù ngục khốc liệt của nhà chí sĩ yêu nước Phan Bội Châu.

File đính kèm:

  • docon_tap_hoc_ki_1_tieng_viet_lop_8.doc