Ôn tập Học kì 1 Ngữ văn Lớp 8 - Chuyên đề: Văn thuyết minh - Nguyễn Thị Thu

1. Khái niệm văn thuyết minh.

 Văn thuyết minh là kiểu văn bản thông dụng trong mọi lĩnh vực đời sống nhằm cung cấp tri thức về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân,. của các hiện t-ượng và sự vật trong tự nhiên, xã hội bằng phương thức trình bày, giới thiệu, giải thích. tài liệu Thu Nguyễn

2. Mục đích của văn bản thuyết minh.

 Đem lại cho con người những tri thức chính xác, khách quan về sự vật, hiện tượng để có thái độ, hành động đúng đắn.

3. Tính chất của văn bản thuyết minh.

 Tri thức chuẩn xác, khách quan, hữu ích

4. Ngôn ngữ của văn bản thuyết minh.

 Có tính chính xác, cô đọng, chặt chẽ, sinh động.

5. Các bước làm bài văn thuyết minh.

_ Xác định đối tượng thuyết minh.

_ Tìm hiểu kĩ đối tượng thuyết minh bằng cách quan sát trực tiếp hoặc tìm hiểu qua sách báo, vô tuyến truyền hình hay các phương tiện thông tin đại chúng khác.

_ Xác định rõ phạm vi, tri thức khách quan, khoa học về đối tượng cần được thuyết minh đó.

_ Lựa chọn phơng pháp thuyết minh.

_ Tìm bố cục thích hợp cho bài thuyết minh.

 

doc 48 trang cucpham 4900
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Ôn tập Học kì 1 Ngữ văn Lớp 8 - Chuyên đề: Văn thuyết minh - Nguyễn Thị Thu", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Ôn tập Học kì 1 Ngữ văn Lớp 8 - Chuyên đề: Văn thuyết minh - Nguyễn Thị Thu

Ôn tập Học kì 1 Ngữ văn Lớp 8 - Chuyên đề: Văn thuyết minh - Nguyễn Thị Thu
CHUYÊN ĐỀ VĂN THUYẾT MINH
Trong chương trình Ngữ văn lớp 8 học kì 1, ngoài văn tự sự học sinh còn được học văn thuyết minh. Theo đó, trong một bài văn thuyết minh, có 2 yếu tố học sinh cần nắm chắc. Một là đối tượng thuyết minh: nó có thể là đồ vật, con vật, cây cối, sự việc, con người, tác phẩm, thể loại văn học Hai là về thông tin thuyết minh: học sinh có thể quan sát trực tiếp đối tượng để tìm ra đặc điểm, tính chất của chúng. Đối với những đối tượng không thể quan sát thì ta phải dựa vào nguồn tư liệu, sách vở để tham khảo. Yêu cầu thông tin trong bài văn thuyết minh phải chính xác, đầy đủ những đặc điểm tiêu biểu và đặc trưng nhất. Ngoài ra, sự mới mẻ để bài viết cuốn hút người đọc là điều học sinh cần lưu ý. Bài văn thuyết minh không chỉ đơn thuần là liệt kê các đặc điểm, tính chất của đối tượng mà cần có yếu tố sáng tạo để tạo sự khác biệt cho bài văn. 
A. Những kiến thức cơ bản.
1. Khái niệm văn thuyết minh.
 Văn thuyết minh là kiểu văn bản thông dụng trong mọi lĩnh vực đời sống nhằm cung cấp tri thức về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân,... của các hiện tượng và sự vật trong tự nhiên, xã hội bằng phương thức trình bày, giới thiệu, giải thích. tài liệu Thu Nguyễn
2. Mục đích của văn bản thuyết minh.
 Đem lại cho con người những tri thức chính xác, khách quan về sự vật, hiện tượng để có thái độ, hành động đúng đắn.
3. Tính chất của văn bản thuyết minh.
 Tri thức chuẩn xác, khách quan, hữu ích
4. Ngôn ngữ của văn bản thuyết minh.
 Có tính chính xác, cô đọng, chặt chẽ, sinh động.
5. Các bước làm bài văn thuyết minh.
_ Xác định đối tượng thuyết minh.
_ Tìm hiểu kĩ đối tượng thuyết minh bằng cách quan sát trực tiếp hoặc tìm hiểu qua sách báo, vô tuyến truyền hình hay các phương tiện thông tin đại chúng khác.
_ Xác định rõ phạm vi, tri thức khách quan, khoa học về đối tượng cần được thuyết minh đó.
_ Lựa chọn phơng pháp thuyết minh.
_ Tìm bố cục thích hợp cho bài thuyết minh.
6. Các phương pháp thuyết minh:
_ Phương pháp nêu định nghĩa, giải thích:
 Là phương pháp chỉ ra bản chất của đối tượng thuyết minh, vạch ra phương pháp lô gíc của thuộc tính sự vật bằng lời lẽ rõ ràng, chính xác, ngắn gọn. Trong phương pháp nêu định nghĩa thường sử dụng từ là.
_ Phương pháp liệt kê:
 Là phương pháp lần lượt chỉ ra đặc điểm, tính chất của đối tượng theo một trật tự nào đó.
_ Phương pháp nêu ví dụ:
 Là phương pháp thuyết minh sự vật bằng cách nêu dẫn chứng thực tế. Dùng cách này ta có thể thuyết minh, giải thích rõ ràng hơn, tạo ấn tượng cụ thể cho người đọc.
_ Phương pháp dùng số liệu:
 Là phương pháp dẫn con số cụ thể để thuyết minh về đối tượng. Bài văn thuyết minh càng có thêm tính khoa học chính là nhờ vào phương pháp này.
_ Phương pháp so sánh:
 Là cách đối chiếu hai hoặc hơn hai đối tượng để làm nổi bật bản chất của đối tượng cần thuyết minh. Có thể dùng so sánh cùng loại hoặc so sánh khác loại nhng điểm đến cuối cùng là nhằm để người đọc hình dung rõ hơn về đối tượng được thuyết minh. tài liệu Thu Nguyễn
_ Phương pháp phân loại, phân tích:
 Là cách chia đối tượng ra từng loại, từng mặt để thuyết minh.
7. Các dạng văn thuyết minh.
Dạng 1:
 Thuyết minh về một thứ đồ dùng.
Ví dụ:
+ Giới thiệu về chiêc kính.
Dạng 2:
 Thuyết minh về một cách làm.
Ví dụ:
 Giới thiệu cách làm món nộm.
Dạng 3:
 Thuyết minh về một thể loại văn học.
Ví dụ:
+ Thuyết minh về thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật.
+ Thuyết minh về thể thơ thất ngôn tứ tuyệt
Dạng 4:
 Thuyết minh về một tác giả, tác phẩm văn học.
Ví dụ:
 Giới thiệu về tác giả Nguyễn Trãi.
Dạng 5:
 Thuyết minh về một di tích văn hóa, danh lam thắng cảnh.
Ví dụ:
+ Giới thiệu về vịnh Hạ Long.
+ Giới thiệu về chùa Một Cột.
+ Giới thiệu về đền Hùng.
+ Giới thiệu về hồ Hoàn Kiếm.
+ Giới thiệu về động Phong Nha.
Dạng 6. Thuyết minh về con vật nuôi có ích.
B, Cách làm các dạng văn thuyết minh
Cách làm bài văn thuyết minh về một thứ đồ dùng.
a. Mở bài: Giới thiệu khái quát về đồ dùng.
b. Thân bài: Lần lượt trình bày nội dung:
- Lịch sử, nguồn gốc của đồ dùng.
- Cấu tạo của đồ dùng: hình dáng, chất liệu, các bộ phận,
- Tính năng hoạt động.
- Cách lựa chọn, cách sử dụng, cách bảo quản.
- Lợi ích của đồ dùng.
c. Kết bài: Nhấn manh tầm quan trọng, tiện ích của đồ dùng trong cuộc sống.
Lưu ý: Khi viết thành bài văn cần chú ý cách diễn đạt: cụ thể, chi tiết, có số liệu chính xác...Dùng các phương pháp thuyết minh phù hợp. Ngôn ngữ, văn phong trong sáng, khoa học. Có sử dụng yếu tố miêu tả nhưng tránh sa vào làm văn miêu tả.
Đề 1:
 Giới thiệu về chiếc nón lá Việt Nam.
Lập dàn ý chi tiết:
1. Mở bài:
_ Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam thường gắn với hình ảnh chiếc nón lá duyên dáng.
_ Chiếc nón lá Việt Nam gợi đến vẻ đẹp truyền thống tao nhã, kín đáo và đằm thắm, đoan trang.
Thân bài:
a, Nguồn gốc: 
Nước ta nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa nắng lắm, mưa nhiều vì vậy từ lâu chiếc nón lá đã trở thành người bạn không thể thiếu đối với người nông dân đặc biệt là người phụ nữ.
 Chiếc nón lá đã xuất hiện từ rất lâu trong đời sống của người dân Việt Nam. Chúng ta bắt gặp hình ảnh chiếc nón lá được khắc trên trống đồng Ngọc Lũ cách đây khoảng 2500 năm trước công nguyên.
b, Hình dáng, màu sắc của nón.
Hiện nay có rất nhiều loại nón như nón thúng quai thao, nón lá,nhưng chiếc nón lá có dạng hình chóp vẫn là phổ biến nhất. Nó được làm từ lá nón, lá móc, vành tre và chỉ cước để khâu.
- Nón có màu trắng.
c, Nguyên liệu làm nón.
Để làm ra được chiếc nón đẹp người thợ phải mất rất nhiều công từ việc chọn lá, phơi lá, chuốt vành, khâu nón rồi đường kim, mũi chỉ phải đạt được sự khéo léo, tinh xảo.
Lá nón phải chọn lá bánh tẻ bởi lá non thì yếu, lá già thì rễ rách. Lá vừa là lá có độ màu trắng sữa, gân lá màu xanh nhẹ, mặt lá bóng mướt.. Để đạt tiêu chuẩn đó lá phải được xử lí đúng kĩ thuật: là sau khi lấy về cần được sấy khô bằng củi than sau đó đem phơi sương từ 2-4 giờ, sau đó là lá cho phẳng rồi cắt bớt phần đầu, phần đuôi còn 50cm là được. tài liệu Thu Nguyễn
d, Cách làm nón, các phần của chiếc nón.
Vành nón được làm bằng cật tre chẻ nhỏ, vuốt tròn, nhẵn, sau đó uốn thành vòng tròn nối hai đầu bằng sợi cước nhỏ.
 Đưa nón lên khung gồm 16 vành, vành nhỏ nhất là ở chóp nón khoảng 1cm, càng xuống thấp vành nón càng lớn.
Tiếp theo đến giai đoạn lợp lá. Nón được lợp hai lớp, lớp trong và lớp ngoài, lớp trong lợp khoảng 20 lá, lớp ngoài lợp khoảng 30 lá, khi lợp ngọn lá hướng lên trên.
Khâu nón: Đây là giai đoạn quan trọng nhất để làm ra một chiếc nón đẹp. Khâu từ đỉnh trước rồi dần xuống vành nón, mũi khâu phải thật đều, thẳng hàng.
Khâu trang trí: lòng nón được trang trí bằng hoa văn, bức tranh phong cảnh, hoặc hình bông hoa, cô gái mặc áo dài, đỉnh nón người ta đính một hạt nhỏ, gương nhỏ, hai bên nón có dây bằng chỉ màu để buộc quai nón.
ở nước ta có nhiều làng nón nhưng nổi tiếng nhất ở Miền Bắc là nón làng Chuông( huyện Phú Xuyên- Hà Nội), miền Trung nổi tiếng là nón Ba Đồng, Quảng Nam và nón Huế.
e, Công dụng và giá trị:
Nghề làm nón phù hợp với mọi lứa tuổi từ trẻ em đến người già để tăng thêm thu nhập cho gia đình.
Giá của một chiếc nón đẹp dao động trong khoảng từ 80-100 nghìn đồng.
Nón dùng để che mưa, che nắng và tôn thêm vẻ đẹp của người phụ nữ Niệt Nam.
Chiếc nón lá Việt Nam là một phần của cuộc sống người Việt.
 Cùng với chiếc áo dài, nón lá là biểu tượng cho vẻ đẹp của người phụ nữ, cho một nét văn hoá thanh lịch của người Việt Nam.
Chiếc nón lá đã đi vào thơ ca, nhạc họa đặc biệt là điệu múa nón được bạn bè yêu thích và đánh giá cao. Để lưu giữ hình ảnh chiếc nón xưa và nay người dân ta thừờng có câu: “ Muốn ăn cơm trắng cá mè
Muốn đội nón tốt thì về làng Chuông.
g, Cách bảo quản:
Cần bôi lên lớp dầu thông bóng nhoáng hoặc có thể bọc bên ngoài một lớp ni lông để tránh bị bẩn và đồng thời tạo độ bền, tránh bị hỏng khi trời mưa.
Khi dùng xong phải cất vào chỗ bóng râm hoặc để lên cao không phơi ngoài nắng sẽ làm cong vành, lá nón giòn và ố vàng làm mất tính thẩm mĩ và giảm độ bền của nón khiến nón dễ hỏng.
h, Nón là biểu tượng của người phụ nữ Việt Nam. Nón lá là nét đẹp, duyên dáng của người phụ nữ Việt Nam mà không phải đất nước nào cũng có được.
 Kết bài: Khẳng định vị trí, giá trị của chiếc nón lá Việt Nam trong cuộc sống hôm nay và mai sau
***Tham khảo bài viết sưu tầm:
 Xã hội ngày càng phát triển, đã có nhiều loại mũ, nón mới ra đời song chiếc nón lá vẫn giữ nguyên được những giá trị tốt đẹp của mình và trở thành niềm tự hào của văn hoá dân tộc.
Nón lá là hình ảnh bình dị, thân quen gắn liền với tà áo dài truyền thống của người phụ nữ Việt Nam. Từ xưa đến nay, nhắc đến Việt Nam du khách nước ngoài vẫn thường trầm trồ khen ngợi hình ảnh chiếc nón lá – tượng trưng cho sự thanh tao của người phụ nữ Việt. Nón lá đã đi vào ca dao, dân ca và làm nên văn hóa tinh thần lâu đời của Việt Nam.
Bạn có còn nhớ trong thơ của Nguyễn Khoa Điềm, chiếc nón lá hiện lên rất tự nhiên, gần gũi:
Sao anh không về thăm quê em
Ngắm em chằm nón buổi đầu tiên
Bàn tay xây lá, tay xuyên nón
Mười sáu vành, mười sáu trăng lên
Như vậy mới thấy được rằng nón là là biểu tượng cho sự dịu dàng, bình dị, thân thiện của người phụ nữ Việt từ ngàn đời nay.
Chiếc nón lá ra đời từ rất lâu, khoảng 2500-3000 năm TCN. Lịch sử hình thành và lưu giữ cho đến ngày nay đã chứng tỏ được sự bền vững của sản phẩm này. Chiếc nón lá hiện diện trong cuộc sống hằng ngày của người dân việt, đặc biệt là người phụ nữ; hiện diện trong những lời kể của bà, của mẹ và hiện diện trong các cuộc thi gìn giữ nét đẹp văn hóa.
Nhắc đến nón lá thì chắc chắn mọi người sẽ nghĩ đến ngay đến Huế, mảnh đất nên thơ, trữ tình có tà áo dài và nụ cười duyên của cô gái Huế. Huế cũng được biết là nơi sản xuất nón lá với nhiều thương hiệu nổi tiếng. Những làng nghề làm nón lá ở Huế đã thu hút không ít khách du lịch ghé thăm và chọn sản phẩm này làm quà. tài liệu Thu Nguyễn
Để làm được chiếc nón lá đẹp thì người làm cần phải tinh tế, tỉ mỉ từ khâu lựa chọn nguyên liệu, cách phơi lá, cách khâu từng đường kim mũi chỉ. Ng ... g dân nghèo khổ, có phẩm chất trong sạch, vợ lão Hạc mất sớm, để lại lão và câu con trai, trong nhà tài sản duy nhất của hai cha con lão là một mảnh vườn và “cậu vàng” – con chó do con trai lão mua. Do không đủ tiền cưới vợ, con trai lão chán nản mà làm đơn xin đi mộ phu đồn điền cao su, để lão ở nhà một mình với cậu vàng. Lão Hạc hết sức thương con, lão chăm vườn, làm ăn giành dụm để khi con trai lão về thì cưới vợ cho nó. Thế nhưng, sau một trận ốm nặng, bao nhiêu tiền giành dụm cũng hết, sức khoẻ lão ngày một yếu đi, vườn không có gì để bán, lão Hạc trở nên đói kém hơn, phải lo từng bữa ăn. Lão ăn năn day dứt khi quyết định bán cậu vàng, người bạn thân thiết của lão. Lão gửi số tiền và mảnh vườn cho ông giáo và xin bả chó của Binh Tư để kết thúc cuộc sống túng quẫn của mình. Lão chết một cách đau đớn, nhưng cái chết làm sáng ngời phẩm chất trong sạch của lão Hạc.
- Về giá trị nội dung: 
+ Thông qua số phận và cái chết của lão Hạc, Nam Cao đã thể hiện một thái độ trân trọng và cái nhìn nhân đạo đối với lão Hạc nói riêng và người nông dân nói chung, những con người nghèo khổ nhưng sống trong sạch, thà chết chứ không chịu mang tiếng nhục, làm những điều trái với lương tâm cao cả của mình. 
+ Truyện còn cho ta thấy tấm lòng yêu thương, trân trọng của nhà văn Nam Cao đối với những người nông dân nghèo khổ. Hình ảnh ông giáo chính là chân dung của nhà văn. tài liệu Thu Nguyễn
+ Đồng cảm với những số phận đáng thương, Nam Cao đã lên tiếng thông qua tác phẩm là tiếng nói lên án xã hội đương thời thối nát, bất công, không cho những con người có nhân cách cao đẹp như lão được sống.
Về giá trị nghệ thuật: Truyện ngắn thể hiện tài năng xuất sắc của nhà văn Nam Cao trong viết truyện kết hợp tự sư, miêu tả, biểu cảm, miêu tả sinh động diễn biến tâm lí nhân vật qua nét mặt, cử chỉ, lời nói, ngôn ngữ đối thoại, độc thoại, kể chuyện hết sức sinh động.
Kết bài:
Có thể nói “Lão Hạc” là một truyện ngắn hết sức thành công của Nam Cao. Nhà văn vừa thể hiện được tấm lòng nhân đạo của mình, đồng thời đánh bật được nét phong cách nghệ thuật độc đáo hiếm có của ông.
Dạng 5:
 Thuyết minh về một di tích văn hóa, danh lam thắng cảnh.
Dàn bài chung: 
Mở bài: Giới thiệu về một một di tích văn hóa hoặc một danh lam thắng cảnh của quê hương đất nước.
Thân bài: 
- Nguồn gốc, địa điểm, khuôn viên, kiến trúc, cảnh quan, các hoạt động lễ hội...
- Vị trí của di tích hoặc danh lam thắng cảnh trong đời sống của nhân dân, lòng tự hào của người viết....
- Khẳng định vị trí của di tích hoặc danh lam thắng canghr( Giữ gìn, tôn tạo, quảng bá....)
Kết bài: Cảm nghĩ về di tích văn hóa hoặc một danh lam thắng cảnh của quê hương đất nước.
Đề 1: Thuyết minh về lăng Chủ Tịch Hồ Chí Minh.
I. Mở bài: giới thiệu lăng Bác
Bác Hồ là vị cha già kính yêu của dân tộc, Bác đã hi sinh cả đời mình để mang lại độc lập, tự do cho dân tộc Việt Nam. Mọi người dân Việt Nam luôn biết ơn sự hi sinh cao cả của Bác. Chính vì thế mà khi Bác mất, nhà nước đã xây lăng cho Bác gọi là Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, hay còn gọi là Lăng Hồ Chủ tịch, Lăng Bác, Lăng Ba Đình.
II. Thân bài: thuyết minh về lăng Bác
1. Nguồn gốc của lăng:
- Lăng Bác được khỏi công xây dựng vào ngày 2 tháng 9 năm 1973
- Lăng Bác được xây dựng tại quang trường Ba Đình, nơi Bác đã đưa ra các quyết định và tuyên ngôn.
- Lăng được khánh thành vào ngày 29 tháng 8 năm 1975
2. Kết cấu của lăng:
- Lăng có chiều cao 21,6m
- Lăng được cấu tạo 3 lớp:
+ Lớp dưới tạo dáng bậc thềm tam cấp.
+ Lớp giữa là kết cấu trung tâm của lăng gồm phòng thi hài.
+ Lớp trên cùng là mái lăng hình tam cấp.
- Quanh bốn mặt là những hàng cột vuông bằng đá hoa cương.
3. Miêu tả khái quát lăng Bác:
- Trên đỉnh lăng là hàng chữ "Chủ tịch Hồ Chí Minh", dòng chữ này được làm từ đá ngọc màu đỏ thẫm được lấy từ tỉnh Cao Bằng
- Tiền sảnh ốp đá hoa cương vân đỏ hồng, làm nền cho dòng chữ "Không có gì quý hơn Độc lập Tự do" và chữ ký của Hồ Chí Minh được dát bằng vàng.
- 200 bộ cửa trong Lăng được làm từ các loại gỗ quý do nhân dân và bộ đội miền Trung gửi ra, và do các nghệ nhân nghề mộc của Nam Hà, Hà Bắc, và Nghệ An thực hiện
- Hai bên cửa chính là hai cây hoa đại.
- Quanh lăng có 79 cây vạn tuế tượng trưng cho 79 năm trong cuộc đời của Hồ Chủ tịch.
- Hai bên phía nam và bắc của lăng là hai rặng tre, loại cây biểu tượng cho nước Việt Nam.
- Trước cửa lăng luôn có hai người lính đứng gác, 1 giờ đổi gác một lần.
4. Thời gian mở cửa:
- Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh mở cửa 5 ngày một tuần, vào các buổi sáng thứ Ba, thứ Tư, thứ Năm, thứ Bảy và Chủ nhật.
- Hàng năm Lăng đóng cửa để làm nhiệm vụ tu bổ định kỳ vào 2 tháng: tháng 10 và tháng 11.
III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về lăng Bác
- Lăng Bác như tấm lòng của người dân Việt nam dành cho Bác
- Ai vào lăng cũng có một cảm giác bồi hồi khó tả.
Đề 2: Giới thiệu về hồ Hoàn Kiếm.
I. Mở bài: giới thiệu vấn đề cần thuyết minh
- Hồ Gươm hay còn được gọi là Hồ Hoàn Kiếm. Đây là một hồ nước ngọt tự nhiên của thành phố Hà Nội. Hồ đã trải qua năm tháng lịch sử và chứng kiến bao cuộc kháng chiến anh hùng của dân tộc ta. Bên cạnh đó, hồ con là một nhân vật lịch sử trong thời xưa của đất nước, có vai trò rất quan trọng trong công cuộc bảo vệ đất nước.
II. Thân bài
1. Vị trí địa lí và diện tích
a. Vị trí địa lí
- Trung tâm quận Hoàn Kiếm
- Tả ngạn sông hồng
- Phía Đông Bắc: giáp phố Đinh Tiên Hoàng
- Phía Nam: Giáp phố Hàng Khay
- Phía Tây: Giáp phố Lê Thái Tổ
b. Diện tích
- Diện tích của hồ là hơn 12ha và dài 700m
2. Tên gọi
- LỤC THỦY: hồ được gọi với tên này vì nước hồ xanh quanh năm và là nơi sinh sống của nhiều loại tảo
- HỒ HOÀN KIẾM: tên gọi này bắt đầu từ thế kỷ 15, khi có truyền thuyết “Lê Lợi trả gươm cho Rùa thần”, ghi lại dấu ấn thắng lợi trong cuộc chiến chống quân Minh (1417-1427).
- TẢ VỌNG – HỮU VỌNG: đây là cái tên có từ Thời nhà Mạc, vua cho xây đập, ngăn hồ thành hai nửa để tìm rùa thần. Sau đó, cái đập được giữ lại. Nửa hồ phía Bắc là Tả Vọng, nửa hồ phía Nam là Hữu Vọng.
3. Lịch sử
- Vào thời vua Hồng Đức thì phần lớn xung quanh kinh thành khi ấy là nước. Hồ Hoàn Kiếm là một phân lưu sông Hồng chảy qua vị trí của các phố ngày nay như Hàng Đào, Hai Bà Trưng, Lý Thường Kiệt, Hàng Chuối.
-Thời Lê Trung Hưng chúa Trịnh xây dựng phủ Chúa
- Đầu thế kỉ 15 gắn với truyền thuyết “ Trả gươm” của vua Lê lợi
- Thời Pháp thuộc, Pháp chiếm Hà Nội
4. Vẻ đẹp của Hồ
- Hồ như một bức tranh sinh động và uyển chuyển, hai bên là những hàng cây bằng lăng và phượng vĩ
- Vào mùa thu Hồ như một bức tranh quyến rũ khiến bao người phải mê hoặc
- Quanh hồ còn có những di tích lịch sử gắn với những chiến tích oai hung của dân tộc
5. Các công trình gắn liền với hồ
- Tháp Rùa
- Đền Ngọc Sơn
- Đền Bà Kiệu (Thiên Tiên điện)
- Tượng đài cảm tử
- Chúa Ân - Tháp Hòa Phong
- Tượng đài Lý Thái Tổ
6. Vai trò của hồ
- Hồ có chức năng điều hòa khí hậu
- Là nơi sinh hoạt văn hóa và các lễ hội đặc sắc của Hà nội
- Là nơi yên tĩnh luyện tập thể dục thể thao
- Nguồn cảm hứng thơ ca và âm nhạc
III. Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em về Hồ Gươm
- Hồ Gươm là một danh lam thắng cảnh vừa đẹp vừa thiêng liêng của nước ta.
 - Là nơi thường diễn ra hội hè, những hoạt động văn hóa quan trọng.
- Thể hiện truyền thống hiếu học qua hình ảnh Tháp Bút, Đài Nghiên.
-Thể hiện truyền thống yêu nước của nhân dân ta qua truyền thuyết vua Lê Thái Tổ trả gươm cho rùa vàng. Mọi người đều tự hào khi nói về Hồ Gươm, khi nói về đất nước. tài liệu Thu Nguyễn
Dạng 6. Thuyết minh về giống vật nuôi có ích( con trâu)
Dàn ý chi tiết:
Mở bài:
- Giới thiệu chung về hình ảnh con trâu trên đồng ruộng, làng quê Việt Nam.
+ Trâu là một loại động vật chủ yếu dùng vào việc kéo cày.
+ Trâu là người bạn của nhà nông từ xưa đến nay.
II. Thân bài:
Nguồn gốc, Trâu Việt Nam có nguồn gốc từ trâu rừng thuần hóa, thuộc nhóm trâu đầm lầy.
2. Đặc tính của loài trâu:
- Là động vật thuộc lớp thú, có đặc điểm là động vật nhai lại. Vì đặc tính này nên trâu có 4 ngăn dạ dày: dạ sách, dạ tổ ong, dạ khế, dạ cỏ. Dạ cỏ giúp cho trâu có thể nhai lại.
- Trâu có 4 chân, 2 sừng của trâu rất là cứng và là vú khí của trâu dùng để tự vệ.
- Da mũi của trâu rất dày có thể xỏ dây qua để dắt trâu đi.
- Mắt thì tròn, lồi nhưng thị lực của trâu kém.\
- Trâu có đặc điểm mất hàm răng trên( kể tóm tắt câu chuyện liên quan) có thể vì vậy mà trâu phải nhai lại thức ăn.
- Trâu có kiểu ngủ rất đặc biệt: hai chân trước của trâu gập vào trong, đầu ghé lên đó mà ngủ ngon lành.
- Đuôi của trâu như chổi sể, thường ngoe nguẩy để đuổi ruồi, da trâu rất dày 
- Lông trâu có màu xám, xám đen; thân hình vạm vỡ,thấp, ngắn; bụng to; mông dốc; sưng trâu hình lưỡi liềm
- Trâu mỗi năm chỉ đẻ từ một đến hai lứa, mỗi lứa một con
2. Lợi ích của con trâu:
a. Trâu đối với ngừơi nông dân
- Trâu nuôi chủ yếu để kéo cày, bừa, giúp người nông dân làm ra hạt lúa, hạt gạo. Đối với người nông dân “ con trâu la đầu cơ nghiệp”
- Là tài sản quý giá của nhà nông, không những thế trâu còn là bạn của trẻ em( ở bất cứ vùng quê nào ta cũng bắt gặp hình ảnh trẻ em chăn trâu trên đồng cỏ xanh hay ở tranh Đông Hồ có đứa trẻ cưỡi trâu thổi sáo.)
- Trâu cung cấp thịt; cung cấp da, sừng để làm đồ mĩ nghệ
b. Con trâu trong đời sống văn hóa:
- Trâu là con vật lnh thiêng vì nó là một trong mười hai con giáp.
- Ai cũng biết câu chuyện sự tích sông Kim Ngưu. Con trâu nghe tiếng chuông bỏ chạy, để lại vết chân thành sông Kim Ngưu.
- Mỗi năm vào tháng 3 Đồ Sơn lại tổ chức hội trọi trâu để tìm ra con trâu khỏe nhất. tài liệu Thu Nguyễn
- Trâu là biểu tượng của SEAGAMES 22 của Đông Nam Á được tổ chức tại Việt Nam. Biểu tượng con trâu vàng mặc quần áo cầu thủ đón các vận động viên nước bạn là sự tôn vinh con trâu Việt Nam, người dân lao động Việt Nam.
III. Kết bài:
Khẳng định lại vai trò của con trâu trong đời sống người nông dân ở làng quê Việt Nam.
Nêu suy nghĩ, tình cảm của bản thân.
Tham khảo kết bài: Trâu là người bạn thân thiết của nhà nông . Qua hình ảnh con trâu ta thấy được sự chăm chỉ, cần cù của người Việt Nam. Ta phải chăm sóc trâu vì nó có ích.

File đính kèm:

  • docon_tap_hoc_ki_1_ngu_van_lop_8_chuyen_de_van_thuyet_minh_nguy.doc