Ôn tập Học kì 1 Ngữ văn Lớp 8 - Chủ đề: Truyện nước ngoài - Nguyễn Thị Thu

I, KIẾN THỨC CƠ BẢN

1, Tác giả:

- An- đéc- xen (1805- 1875) tên đầy đủ là Christian Andersen

- Quê quán: nhà văn người Đan Mạch

- Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác:

+ Ông là nhà văn nổi tiếng với thể loại truyện dành cho trẻ em, nhiều truyện ông biên soạn lại từ truyện cổ tích nhưng có nhiều truyện là của ông.

+ Năm 1835, ông bắt đầu sáng tác truyện kể nhan đề Chuyện kể cho trẻ em tại Ý

+ Từ đó ông thường xuyên cho ra đời các câu truyện như Nàng tiên cá, Bộ quần áo mới của Hoàng đế, Chú vịt con xấu xí

- Phong cách sáng tác:

+ Phong cách giản dị đan xen giữa mộng tưởng và hiện thực, những câu truyện ông viết hầu hết dành cho trẻ em.

2. Văn bản: - Văn bản được viết vào năm 1845, khi tên tuổi của tác giả lừng danh thế giới với trên 20 năm cầm bút. Tài liệu Thu Nguyễn

a. Hoàn cảnh sáng tác:

b. Thể loại: Truyện cổ tích

- PTBĐ: Tự sự

- Ngôi kể: thứ 3

c. Bố cục:

 Đoạn 1: (Từ đầu đến “bàn tay em đã cứng đờ ra”): Hình ảnh cô bé bán diêm trong đêm giao thừa giá rét

- Đoạn 2: (tiếp đéo đến “họ đã về chầu Thượng Đế”): Các lần quẹt diêm, mộng tưởng và hiện thực

- Đoạn 3: Còn lại: Cái chết thương tâm của cô bé bán diêm

** Tóm tắt: Đêm giao thừa, trời rét mướt. Một cô bé bán diêm nghèo, mồ côi mẹ, đầu trần, chân đất, bụng đói dò dẫm đi trong bóng tối. Em không dám về nhà vì sợ bố đánh, vì em không bán được que diêm nào. Ngồi nép một góc tường, em quẹt một que diêm sưởi ấm. Quẹt que diêm đầu tiên, em tưởng như ngồi trước lò sưởi, vừa duỗi chân ra sưởi thì diêm vụt tắt. Que diêm thứ hai, em thấy bàn ăn thịnh soạn.rồi diêm vụt tắt. Que diêm thứ ba thấy cây thông Nô-en, em với tay về phía cây. diêm tắt. Que diêm thứ tư, thật kì diệu, em nhìn thấy người bà hiền hậu độc nhất với em, nhưng bà đã chết từ lâu. Rồi diêm vụt tắt, em quẹt hết cả bao diêm để níu bà. Rồi em cùng bà bay lên cao. Sáng hôm sau, người ta đã thấy một cô bé bán diêm chết vì giá rét, má hồng và đôi môi mỉm cười.

d. Giá trị nghệ thuật: Với cách kể chuyện hấp dẫn chân thực, diễn biến tâm lí nhân vật sâu sắc, tác giả còn sử dụng thành công biện pháp tương phản nhằm tạo điểm nhấn về một số phấn bất hạnh nhưng em luôn cháy lên khát vọng sống tốt đẹp và những ước mơ tươi sáng.

e. Giá trị nội dung: Qua câu chuyện nhà văn đã đưa đến chúng ta một thông điệp ý nghĩa: Lòng thương cảm trước số phận của trẻ thơ bất hạnh, hãy phấn đấu vì một tương lai cho tuổi thơ tốt đẹp tràn đầy hạnh phúc.

 

doc 39 trang cucpham 5160
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Ôn tập Học kì 1 Ngữ văn Lớp 8 - Chủ đề: Truyện nước ngoài - Nguyễn Thị Thu", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Ôn tập Học kì 1 Ngữ văn Lớp 8 - Chủ đề: Truyện nước ngoài - Nguyễn Thị Thu

Ôn tập Học kì 1 Ngữ văn Lớp 8 - Chủ đề: Truyện nước ngoài - Nguyễn Thị Thu
Chuyên đề: Truyện nước ngoài
- Cô bé bán diêm
- Hai cây phong
- Chiếc lá cuối cùng.
- Đánh nhau với cối xay gió.
ÔN TẬP VĂN BẢN: CÔ BÉ BÁN DIÊM(TRÍCH)- AN-DEC-XEN
I, KIẾN THỨC CƠ BẢN
1, Tác giả: 
- An- đéc- xen (1805- 1875) tên đầy đủ là Christian Andersen
- Quê quán: nhà văn người Đan Mạch
- Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác:
+ Ông là nhà văn nổi tiếng với thể loại truyện dành cho trẻ em, nhiều truyện ông biên soạn lại từ truyện cổ tích nhưng có nhiều truyện là của ông.
+ Năm 1835, ông bắt đầu sáng tác truyện kể nhan đề Chuyện kể cho trẻ em tại Ý
+ Từ đó ông thường xuyên cho ra đời các câu truyện như Nàng tiên cá, Bộ quần áo mới của Hoàng đế, Chú vịt con xấu xí
- Phong cách sáng tác:
+ Phong cách giản dị đan xen giữa mộng tưởng và hiện thực, những câu truyện ông viết hầu hết dành cho trẻ em.
2. Văn bản: - Văn bản được viết vào năm 1845, khi tên tuổi của tác giả lừng danh thế giới với trên 20 năm cầm bút. Tài liệu Thu Nguyễn
a. Hoàn cảnh sáng tác:
b. Thể loại: Truyện cổ tích
- PTBĐ: Tự sự
- Ngôi kể: thứ 3
c. Bố cục: 
 Đoạn 1: (Từ đầu đến “bàn tay em đã cứng đờ ra”): Hình ảnh cô bé bán diêm trong đêm giao thừa giá rét
- Đoạn 2: (tiếp đéo đến “họ đã về chầu Thượng Đế”): Các lần quẹt diêm, mộng tưởng và hiện thực
- Đoạn 3: Còn lại: Cái chết thương tâm của cô bé bán diêm
** Tóm tắt: Đêm giao thừa, trời rét mướt. Một cô bé bán diêm nghèo, mồ côi mẹ, đầu trần, chân đất, bụng đói dò dẫm đi trong bóng tối. Em không dám về nhà vì sợ bố đánh, vì em không bán được que diêm nào. Ngồi nép một góc tường, em quẹt một que diêm sưởi ấm. Quẹt que diêm đầu tiên, em tưởng như ngồi trước lò sưởi, vừa duỗi chân ra sưởi thì diêm vụt tắt. Que diêm thứ hai, em thấy bàn ăn thịnh soạn...rồi diêm vụt tắt. Que diêm thứ ba thấy cây thông Nô-en, em với tay về phía cây... diêm tắt. Que diêm thứ tư, thật kì diệu, em nhìn thấy người bà hiền hậu độc nhất với em, nhưng bà đã chết từ lâu. Rồi diêm vụt tắt, em quẹt hết cả bao diêm để níu bà. Rồi em cùng bà bay lên cao. Sáng hôm sau, người ta đã thấy một cô bé bán diêm chết vì giá rét, má hồng và đôi môi mỉm cười.
d. Giá trị nghệ thuật:  Với cách kể chuyện hấp dẫn chân thực, diễn biến tâm lí nhân vật sâu sắc, tác giả còn sử dụng thành công biện pháp tương phản nhằm tạo điểm nhấn về một số phấn bất hạnh nhưng em luôn cháy lên khát vọng sống tốt đẹp và những ước mơ tươi sáng.
e. Giá trị nội dung:   Qua câu chuyện nhà văn đã đưa đến chúng ta một thông điệp ý nghĩa: Lòng thương cảm trước số phận của trẻ thơ bất hạnh, hãy phấn đấu vì một tương lai cho tuổi thơ tốt đẹp tràn đầy hạnh phúc.
II, LUYỆN TẬP
A, DẠNG ĐỀ ĐỌC HIỂU
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Đọc phần trích sau và thực hiện các yêu cầu:
... Thế là em quẹt những que diêm còn lại trong bao. Em muốn níu bà em lại! Diêm nối nhau chiếu sáng như giữa ban ngày. Chưa bao giờ em thấy bà em to lớn và đẹp lão như thế này. Bà cụ cầm lấy tay em, rồi hai bà cháu bay vụt lên cao, cao mãi, chẳng còn đói rét, đau buồn nào đe dọa họ nữa. Họ đã về chầu thượng đế.
Sáng hôm sau, tuyết vẫn phủ kín mặt đất, nhưng mặt trời lên cao, trong sáng, chói chang trên bầu trời xanh nhợt.(...)Trong buổi sáng lãnh lẽo ấy, người ta thấy một em gái có đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười. Em đã chết vì đói rét trong đêm giao thừa. (Ngữ văn 8, tập 1, NXB GD 2010)
Câu 1: Đoạn trích rên trích trong văn bản nào? Của tác giả nào? Nêu phương thức biểu đạt chính của phần trích?
Câu 2: Vận dụng kiến thức về phép tu từ, chỉ ra sự khác nhau trong cách viết của hai câu văn được gạch chân? Hiệu quả nghệ thuật của các cách viết đó?
Câu 3: Nêu ý nghĩa của hình tượng ngọn lửa- diêm trong đoạn trích “ Cô bé bán diêm”
Câu 4: Cho câu chủ đề: "đã thể hiện niềm thương cảm sâu sắc của nhà văn An-dec-xen đối với một em bé bất hạnh, viết một đoạn văn dến dịch khoảng 8 câu làm rõ ý diễn dịch của câu chủ đề trên.
Gợi ý: 
Câu 1:
 - Đoạn văn trên trích trong văn bản “ Cô bé bán diêm” của nhà văn An-đec-xen
- Phương thức biểu đạt chính : tự sự
Câu 2:
 *Sự khác nhau trong cách viết của 2 câu văn đã cho
Câu 1( Họ đã về chầu thượng đế.): Dùng cách nói giảm, nói tránh.
Câu 2( Em đã chết vì đói rét trong đêm giao thừa): Không dùng cách nói giảm nói tránh
*Hiệu quả của cách viết đó:
- Câu 1: Tránh sự nặng nề, tạo cảm giác nhẹ nhành, phù hợp với tâm lí và khát khao của nhân vật, sự thấu hiểu và tinh tế của nhà văn.
- Câu 2: Nổi bật bi kịch, tăng tiếng nói tố cáo, bức thông điệp gửi
Câu 3: 
- Đọc truyện “ Cô bé bán diêm”, ta thấy hình tượng ngọn lửa là hình tượng lấp lánh nhất. Đó là ngọn lửa của ước mơ tuỏi thơ về mái ấm gia đình, về ấm no hạnh phúc, được ăn ngon, mặc đẹp, được vui chơi và sống rong tình thương. Từ những ngọn lửa diêm đã hóa thành những ngô sao trên trời... để soi đường cho em bé bay lên ở với bà nội trên Thượng đế.
 - Qua ngọn lửa và ngôi sao, An-đec-xen đã cảm thông, trân trọng, ngợi ca những ước mơ hoặc bình dị, hoặc kì diệu của tuổi thơ. Vẻ đẹp nhân văn của truyện được thể hiện tài tình qua hình tượng ngọn lửa ấy.
Câu 4: 
** Câu mở đoạn( Câu chủ đề) là câu đề bài đã cho.
** Câu thân đoạn: Các câu khai triển:
- Dưới ngòi bút của An-déc-xen, người đọc thấy thương xót cho số phận của cô bé bán diêm giao thừa, đói rét khong nhà, không cửa, không người thân.
- Không chỉ vậy, người đời đối xử rất tàn nhẫn với em kể cả đến lúc chết em cũng chỉ nhận được những ánh nhìn lạnh nhạt của người qua đường. 
- Chao ôi!hoàn cảnh của cô bé mới đáng thương làm sao!
- Truyện cũng thể hiện lòng thương cảm của tác giả đối với cô bé bất hạnh.
- Nhà văn không những đồng cảm những ước mơ giản dị của cô bé mà còn day dứt, xót xa trước cái chết thương tâm của cô bé. 
- Đặc biệt là phần kết thúc gợi được niềm thương cảm sâu sắc của người đọc đối với cô bé.
** Câu kết đoạn: Phải chăng sự đồng cảm đó có được không chỉ nhờ giá trị hiện thực sâu sắc mà còn là lòng nhân đạo cao cả của nhà văn Đan Mạch.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Cho đoạn văn và trả lời câu hỏi : "Cuối cùng em đánh liều quẹt một que diêm... Họ đã về chầu Thượng đế".
Câu 1: Đoạn trích rên trích trong văn bản nào? Của tác giả nào? 
Câu 2: Đoạn trích kể về sự việc nào ?
Câu 3: Dấu hiệu nào cho biết thứ tự các lần quẹt diêm ? Ngữ "đánh liều" cho ta biết tình trạng cô bé đó như thế nào ?
Câu 4: Có ý kiến cho rằng: Những que diêm nhỏ bé kia đã trở thành "những que diêm hi vọng" của tâm hồn trẻ thơ. Em có đồng ý với ý kiến đó không ?
Gợi ý:
Câu 1: Đoạn văn trên trích trong văn bản “ Cô bé bán diêm” của nhà văn An-đec-xen
Câu 2:Đoạn trích kể về những lần quẹt diêm của cô bé.
Câu 3: Dấu hiệu: 	Đánh liều quẹt một que diêm.
	Em quẹt tất cả những que diêm còn lại
	Ngữ “đánh liều” cho ta biết tình trạng co bé lúc đó: quá rét, không chịu nổi nữa, buộc phải quẹt diêm để sưởi ấm cho đỡ rét.
Câu 4:Trong tăm tối khổ đau, những que diêm nhỏ bé thực sự là “những que diêm hi vọng” của tâm hồn trẻ thơ, bởi vì:
	- Ánh sáng ấy xua tan cái lạnh lẽo, tăm tối để em bé có thể quên đi những bất hạnh, cay đắng của kiếp mình, sống trong niềm vui giản dị với những niềm hi vọng thiêng liêng.
	- Ánh sáng lửa diêm đã thắp sáng những ước mơ đẹp đẽ, những khát khao mãnh liệt của tuổi thơ, đem đến thế giới mộng tưởng với những niềm vui, niềm hạnh phúc thực sự, những gì mà em bé không thể có được ở cuộc sống trần gian.
	- Ngọn lửa diêm có ý nghĩa phủ nhận hiện thực, thắp sáng và giúp em bé vươn tới một thế giới tưởng tượng không còn cô đơn, khổ đau và đói rét.
	- Ngọn lửa diêm là ánh sáng duy nhất trong đêm giao thừa rét buốt, được thắp lên từ tâm hồn ngây thơ, trong sáng, thánh thiện với những ước mơ giản dị mà tuyệt đẹp: ước mơ của tuổi thơ về một cuộc sống no ấm, đầy đủ trong ngôi nhà hạnh phúc tràn ngập tình yêu thương. Ánh sáng diệu kì của ngọn lửa diêm chính là ánh sáng tâm hồn cô bé lung linh tỏa sáng giữa xã hội đen tối, lạnh lùng, vô cảm. Ngọn lửa của niềm tin và hi vọng vào một cuộc sống tốt đẹp mãi lung linh tỏa ngọn nến. Từ ước mơ vật chất đến ước mơ tinh thần; từ ước mơ được sưởi ấm, được ăn no, được vui vầy, sum họp đến ước ao được yêu thương, được chở che, chăm sóc. Cuộc đời dù cứ bị vùi dập bởi xã hội tàn nhẫn, cô bé vẫn khát khao, hi vọng, tin tưởng cuộc sống tốt đẹp sẽ đến. Những ước mơ ấy càng bùng cháy, sáng mãi không bao giờ tắt.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: 
“ Bà ơi! Em bé reo lên, cho cháu đi với! Cháu biết rằng diêm tắt..........đâu”
Câu 1: Đoạn trích rên trích trong văn bản nào? Của tác giả nào? 
Câu 2: Hãy tìm 2 tình thái từ có trong đoạn trích trên?
 Câu 3: Hãy xác định các vế câu và mối quan hệ ý nghĩa giưã chúng trong câu sau: Nếu cháu ngoan ngoãn, cháu sẽ được gặp lại bà.
Câu 4: Gia đình là nơi để trở về, hãy viết đoạn văn từ 6-8 câu, trình bày suy nghĩ của em về vấn đề trên trong đó có sử dụng trợ từ.
Gợi ý:
Câu 1: Đoạn trích rên trích trong văn bản Cô bé bán diêm của nhà văn An-đéc-xen 
Câu 2: 2 tình thái từ có trong đoạn trích trên là “ với”, “ biết bao”
 Câu 3: Nếu cháu // ngoan ngoãn, cháu // sẽ được gặp lại bà.
 QHT CN1 VN1 CN2 VN2
- Quan hệ ý nghĩa: vế 1- vế 2 là: giả thiết- kết quả.
Câu 4: Yêu cầu đoạn văn:
- Về hình thức: Dung lượng 6-8 câu, có sử dụng một trợ từ.
- Về nội dung: Viết về vai trò của gia đình đối với mỗi người. Cụ thể như sau: 
* Câu mở đoạn: Gia đình là nơi lưu luyến khi ta đi và là nơi ôm ấp trái tim khi ta trở về
* Các câu thân đoạn: 
- Đó chính là nơi ta sinh ra và lớn lên.
- Nó mang lại cho ta niềm vui, hạnh phúc khi ở bên gia đình.
- Để có được sự thành công như ngày hôm nay chúng ta không thể nào quên được sự chăm sóc, nuôi nấng của những người trong gia đình mình.
- Gia đình như một liều thuốc bổ đem lại cho ta tiếng cười sảng khoái và còn là nơi nuôi dưỡng tâm hồn con người chúng ta.
- Tình cảm gia đình là thứ tình cảm thiêng liêng và đáng quý, nó luôn được khắc sâu trong trái tim ta.
* Câu kết đoạn: Vì vậy, chúng ta cần phải giữ gìn và bảo vệ thứ tình cảm ấy mãi mãi tươi đẹp và trong trong sáng, đừng để một thứ gì đó cản trở làm rạn nứt gia đình.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: 
“Bà cụ cầm tay em..... ... ng tôi nép mình ngồi trên các cành cây suy nghĩ: đã phải đấy là nơi tận cùng thế giới chưa, hay phía sau vẫn còn có bầu trời như thế này, những đám mây, những đồng cỏ và sông ngòi như thế này? Chúng tôi ngồi nép trên các cành cây, lắng nghe tiếng gió ảo huyền, và tiếng lá cây đáp lại lời gió, thì thầm to nhỏ về những miền đất bí ẩn đầy sức quyến rũ lẩn sau chân trời xa thẳm biêng biếc kia.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4
 Đọc đoạn văn và thực hiện các yêu cầu sau:
 “ Tôi lắng nghe tiếng hai cây phong rì rào, tim đập rộn ràng vì thảng thốt và vui sướng, rồi trong tiếng xào xạc không ngớt ấy, tôi cố hình dung ra những miền xa lạ kia. Thuở ấy chỉ có một điều tôi chưa hề nghĩ đến: ai là người đã trồng hai cây phong trên đồi này? Người vô danh ấy đã ước mơ gì, đã nói những gì khi vùi hai gốc cây xuống đất, người ấy đã ấp ủ những niềm hi vọng gì khi vun xới chúng nơi đây, trên đỉnh đồi cao này?
 (Hai cây phong – Ai-ma-Tốp)
Phân tích cấu tạo ngữ pháp câu (1) rồi gọi tên.
Tìm các từ tượng thanh có trong đoạn văn.
Xác định các phương thức biểu đạt được kết hợp trong đoạn văn.
Trong đoạn văn trên có câu nào là câu nghi vấn.
Tại sao hai cây phong luôn gây xúc động mãnh liệt cho nhân vật "tôi" ? Miêu tả và cảm nhận về hai cây phong, nhân vật tôi muốn ca ngợi điều gì ?
1.- Tôi// lắng nghe tiếng hai cây phong rì rào, tim// đập rộn ràng vì thảng thốt và vui sướng, rồi trong tiếng xào xạc không ngớt ấy, tôi //cố hình dung ra những miền xa lạ kia.
=> - Tôi: CN1
lắng nghe tiếng hai cây phong rì rào: VN1
- Tim: CN2
đập rộn ràng vì thảng thốt và vui sướng: VN2
- Tôi: CN3
cố hình dung ra những miền xa lạ kia: VN3
- Vế 1 và vế 2 có quan hệ : đồng thời
vế 2 với vế 3 có quan hệ: bổ sung
2.Các từ tượng thanh có trong đoạn văn là:  rì rào, rộn ràng, xào xạc
3. Phương thức biểu đạt trong đoạn văn là tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm
4.Thuở ấy có một điều tôi chưa hề nghĩ đến: ai là người trồng hai cây phong trên đồi này?(2)
Người vô danh ấy có đã ước mơ gì, đã nói những gì khi vùi hai gốc cây xuống đất, người ấy đã áp ủ những niềm hi vọng gì khi vun xới chúng nơi đây, trên đỉnh đồi cao này? (3)
5. - Vì hai cây phong gắn bó máu thịt với tôi. Tâm hồn tôi có sự giao hòa đồng điệu với tâm hồn của cây. 
	- Vì hai cây phong là hình ảnh của quê hương
	- Vì hai cây phong còn gắn với câu chuyện xúc động về thầy Đuy-sen. Thầy Đuy-sen trồng cây và lời thấy nói với An-tư-nai chính là gửi gắm ước mơ: những em nhỏ làng Ku-ku-rêu sẽ thoát khỏi cảnh đói nghèo, lạc hậu dốt nát, tăm tối. Các em sẽ được đi học, sẽ trưởng thành, tương lai sẽ tươi sáng. Việc thầy Đuy-sen trồng cây cũng giống như sự nghiệp trồng người của thầy ở mảnh đất này. Thầy là người gieo ước mơ, hi vọng, gieo niềm tin mãnh liệt cho trẻ thơ nơi đây. Hai cây phong thầy trồng đã che chở, đã mở rộng tầm hiểu biết cho trẻ hay chính là thầy đã nâng cánh ước mơ cho trẻ thơ.
- Miêu tả và cảm nhận về hai cây phong, nhân vật tôi muốn ca ngợi thầy Đuy-sen, ca ngợi mái trường quê hương - nơi mang đến cho trẻ thơ niềm vui, niềm tin, nơi khơi gợi bao mơ ước và chắp cánh ước mơ.
B, DẠNG ĐỀ NGHỊ LUẬN
Đề bài: Phân tích văn bản “ Hai cây phong” của Ai-ma-tốp.
Dàn bài: 
I. Mở bài:
- Giới thiệu tác giả.
- Giới thiệu văn bản.
- Nêu nội dung chính của văn bản.
Tham khảo:
Ai-ma-top là nhà văn Cư- rơ-gư-xtan, ông được trao giải thưởng với 3 tác phẩm : Người thầy đầu tiên; Cây phong non trùm khăn đỏ; Mắt lạc đà. Văn bản Hai cây phong là phần đầu của truyện Người thầy đầu tiên, đây là đoạn trích ca ngợi tình cảm thiêng liêng, đó là tình yêu quê hương xứ sở, đồng thời là bài ca về người thầy chân chính
II. Thân bài: Cần phân tích làm nổi bật các ý sau:
1. Hình ảnh hai cây phong
- Hai cây phong nằm ở trên đồi như ngon hải đăng trên núi.
- Ai đến làng cũng đều thấy chúng trước tiên ⇒ Là dấu hiệu để nhận ra làng
⇒ Phép so sánh chỉ giá trị tín nhiệm của hai cây phong. Khẳng định giá trị không thể thiếu đối với những người đi xa, thể hiện niềm tự hào về hai cây phong.
- Hai cây phong ấy cũng có tiếng nói riêng, tâm hồn riêng: tiếng rì rào nhiều cung bậc khác nhau.
- Hai cây phong gắn bó với sự sống, với con người: nơi giúp bọn trẻ thấy một “ thế giới đẹp đẽ vô ngần của không gian bao la và ánh sáng”, nhìn ra vẻ đẹp mới và khơi gợi khát vọng khám phá miền đất lạ.
- Hai cây phong là nhân chứng cho hành động và tình cảm của thầy Đuy-sen.
- Cảnh trèo lên hai cây phong cho ta thấy đây là nơi hội tụ niềm vui, mở rộng chân trời hiểu biết, nơi khắc ghi những biến cố của làng.
⇒ Bằng cách kể, miêu tả, nhân hóa so sánh cho thấy sức sống mãnh liệt của hai cây phong, biểu tượng cho con người thảo nguyên. Tài liệu Thu Nguyễn
2. Hình ảnh con người
- Nhân vật “tôi” có tình cảm đặc biệt, yêu mến hai cây phong.
- Có một nỗi nhớ mãnh liệt với hai cây phong.
- Có trí tưởng tượng rất phong phú, tâm hồn nhạy cảm, yêu thiên nhiên và làng quê
⇒ Con người đã khắc họa lên một bức tranh thiên nhiên đậm chất hội họa được khám phá từ điểm nhìn trên hai cây phong- là những kỉ niệm tuổi thơ cho tình yêu yêu quê hương của những đứa trẻ
- Hai cây phong gắn với câu chuyện về thầy Đuyn-sen đã vun trồng ước mơ hi vọng cho những người học trò nghèo: Thầy đã trồng 2 cây phong với hi vọng các thế hệ trẻ được học hành, có khát vọng lớn và trở thành người hữu ích.
III. Kết bài
- Khái quát giá trị nghệ thuật và nội dung làm nên thành công của đoạn trích.
Tham khảo:
- Cách lựa chọn ngôi kể tạo nên hai mạch kể lồng ghép độc đáo, sự kết hợp giữa miêu tả, biểu cảm với ngòi bút đậm chất hội họa, truyền sự rung cảm đến người đọc, những liên tưởng tác bạo đầy chất thơ
- Hai cây phong là biểu tượng của tình yêu quê hương sâu nặng gắn liền với những kỉ niệm tuổi thơ đẹp đẽ của người họa sĩ làng Ku- ku-rêu.
ÔN TẬP VĂN BẢN: Đánh nhau với cối xay gió( Xéc- van- tét)
I. Đôi nét về tác giả Xéc- van- tét
- Xéc- van- tét (1547- 1616) tên đầy đủ là Miguel de Cervantes Saavedra
- Quê quán: là nhà văn người Tây Ban Nha
- Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác:
+ Ông được sinh ra trong một gia đình quý tộc nhỏ và sa sút
+ Khi 22 tuổi, ông đến Ý, đúng vào thời kỳ Phục Hưng và làm người hầu cho một Hồng y giáo chủ- đây là một cơ hội để ông có thể đọc sách và học tập.
+ Ông bị bắt giam ở An- giê từ năm 1575 đến năm 1580 và sống nghèo túng
+ Tác phẩm tiêu biểu: Tiểu thuyết kiểu mẫu, Hành trình đến Parnassus nhưng thành công hơn cả là tiểu thuyết hiệp sĩ Đôn-ki-ho-te
II. Đôi nét về tác phẩm Đánh nhau với cối xay gió
1. Hoàn cảnh sáng tác
- Văn bản trích từ chương 8, 9 của tiểu thuyết Đôn Ki-hô-tê
2. Bố cục
- Phần 1: (từ đầu đến “bọn khổng lồ”): thấy và nhận định về những chhiếc cối xay gió
- Phần 2: Tiếp đến “con Rô-xi-nan-tê cũng bị toạc nửa vai”: Thái độ và hành động của mỗi người.
- Phần 3: Còn lại: Quan niệm và cách xử sự của mỗi người khi bị đau đớn, chung quanh chuyện ăn; chuyện ngủ. Tài liệu Thu Nguyễn
3. Giá trị nội dung
- Qua văn bản tác giả chế giễu tàn dư của lí tưởng hiệp sĩ phong kiến lỗi thời, qua tính cách của hai nhân vật bộc lộ khi đối mặt với cối xay gió. Sự tương phản giữa Đôn Ki-hô-tê và Xan-chô Pan- xa đã tạo nên một cặp nhân vật bất hủ. Qua đó tác giả còn muốn báo trước sự xuất hiện của thời đại Phục Hưng với những con người mới, những tính cách mới nghị lực mới và sáng ngời chủ nghĩa nhân văn. Tài liệu Thu Nguyễn
4. Giá trị nghệ thuật
- Thành công khi xây dựng được cặp nhân vật tương phản
- Có giọng điệu hài hước, phê phán
III. Dàn ý phân tích văn bản “Đánh nhau với cối xay gió”
I. Mở bài
- Vài nét về tác phẩm Đôn-ki-ho-te: Một tiểu thuyết hiệp sĩ xuất sắc, mở đầu cho thời đại Phục Hưng, thời đại của những con người với tính cách mới với chủ nghĩa nhân văn đậm nét
- Đoạn trích “Đánh nhau với cối xay gió”: Trích chương 8, 9 tiểu thuyết, khắc họa thành công hai hình tượng nhân vật Đôn Ki-hô-tê và Xan-chô Pan- xa
II. Thân bài
1. Hiệp sĩ Đôn-ki-hô-tê
- Xuất thân: Tầng lớp quý tộc nghèo
- Hình dáng: Đôn-ki-hô-tê gầy gò và cao lêu nghêu, cưỡi con ngựa gầy còm, ốm yếu
- Mục đích: Trừ gian diệt ác, cứu khốn phò nguy, giúp người lương thiện
- Việc làm:
+ Phong ngựa còm là chiến mã, người phụ nữ nông dân là công nương; bản thân là hiệp sĩ tài ba; dụng cụ han gỉ đánh bóng lại.....
+ Lấy khiên che kín thân, tay lăm lăm ngọn giáo, thúc con Rô-xi-nan-tê xông thẳng tới, đâm mũi giáo vào cánh quạt... dù lực lượng không cân sức vẫn cứ một mình đương đầu không sợ nguy hiểm, không màng đến tính mạng.
⇒ Nghĩ những chiếc cối xay gió là những người khổng lồ nên xông vào đánh => Đôn-ki-hô-tê có những suy nghĩ và hành động nực cười, mê muội và hoang tưởng vì đọc quá nhiều truyện hiệp sĩ
- Kết quả: cả người và ngựa đều bị thương. Khi bị thương nhưng không hề rên rỉ, coi khinh cái tầm thường, không lấy việc ăn uống tầm thường làm thích thú
- Trong tình yêu vô cùnng say đắm, luôn nghĩ về nàng Đuyn-xi-nê-a. Đôn-ki-hô-tê có khát vọng dũng cảm và lí tưởng cao đẹp nhưng lại rất hoang tưởng. Tài liệu Thu Nguyễn
2. Giám mã Xan-chô-pan-xa
- Xuất thân: Có xuất thân là nông dân
- Hình dáng: Người béo lùn, cưỡi con lừa thấp và lùn
- Mục đích: Nhận làm giám mã vì hi vọng được làm đốc cai trị vài hòn đảo
- Việc làm:
+ Luôn mang theo bầu rượu và túi có hai ngăn đựng đầy thức ăn
⇒ Là người nông dân thích danh vọng hão huyền
+ Xan-chô-pan-xa đã can ngăn Đôn-ki-hô-tê khi có ý định đánh nhau với cối xay gió
- Tính cách:
+ Hơi đau là rên rỉ
+ Vô cùng quan tâm đến những nhu cầu vật chất hằng ngày như ăn, ngủ
+ Tính tốt: luôn tỉnh táo và thực tế
+ Tính xấu: sợ hãi, hèn nhát và thực dụng
III. Kết bài
- Khái quát lại nội dung, nghệ thuật: Xây dựng nhân vật vừa so sánh vừa tương phản lẫn nhau làm nổi bật tính cách riêng của mỗi người.
- Trình bày ý nghĩa văn bản: Thông qua câu chuyện về sự thất bại của Đôn-ki-hô-tê khi đánh nhau với cối xay gió, nhà văn chế giễu lí tưởng hiệp sĩ phiêu lưu, hão huyền; phê phán thói thực dụng thiển cận của con người trong đời sống xã hội.
- Bài học: Con người muốn tốt đẹp thì không nên hoang tưởng, thực dụng mà cần tỉnh táo và cao thượng
......................................

File đính kèm:

  • docon_tap_hoc_ki_1_ngu_van_lop_8_chu_de_truyen_nuoc_ngoai_nguye.doc