Ôn tập Hoạc kỳ 2 Ngữ văn Lớp 8
1. MB:
- Giới thiệu chung về danh lam thắng cảnh Bà Nà.
- Ấn tượng, tình cảm với Bà Nà
2. TB.
- Giới thiệu vị trí địa lý của Bà Nà: Bà Nà cách thành phố Đà Nẵng khoảng 40km về phía Tây Bắc.
- Những cảnh quan tạo nên vẻ đẹp đặc sắc:
+ Tiếng nước chảy róc rách, gió rì rào.
+ Vẻ đẹp của 4 mùa trong 1 ngày.
+ Hệ sinh thái đa dạng, phong phú.
+ Không khí thoáng đãng,
- Những truyền thống lịch sử gắn liền với cảnh:
+ Đầu thế kỉ XX, người Pháp xây dựng ở đây nhiều biệt thự.
+ Tên gọi Bà Nà do người Pháp gọi, có 1 giả thiết, là do người địa phương đặt tên.
- Cách thưởng ngoạn cảnh: Từ đỉnh Bà Nà, ta có thể nhìn thấy thành phố Đà Nẵng, bãi biển đẹp như một bức tranh.
3. KB:
- Khẳng định giá trị của Bà Nà.
- Suy nghĩ, tình cảm của em với Bà Nà
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Ôn tập Hoạc kỳ 2 Ngữ văn Lớp 8", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Ôn tập Hoạc kỳ 2 Ngữ văn Lớp 8
BÀI VIẾT SỐ 5 Đề bài: Thuyết minh về danh lam thắng cảnh Dạng 1: Danh thắng Bà Nà. Dàn ý: 1. MB: - Giới thiệu chung về danh lam thắng cảnh Bà Nà. - Ấn tượng, tình cảm với Bà Nà 2. TB. - Giới thiệu vị trí địa lý của Bà Nà: Bà Nà cách thành phố Đà Nẵng khoảng 40km về phía Tây Bắc. - Những cảnh quan tạo nên vẻ đẹp đặc sắc: + Tiếng nước chảy róc rách, gió rì rào. + Vẻ đẹp của 4 mùa trong 1 ngày. + Hệ sinh thái đa dạng, phong phú. + Không khí thoáng đãng, - Những truyền thống lịch sử gắn liền với cảnh: + Đầu thế kỉ XX, người Pháp xây dựng ở đây nhiều biệt thự. + Tên gọi Bà Nà do người Pháp gọi, có 1 giả thiết, là do người địa phương đặt tên. - Cách thưởng ngoạn cảnh: Từ đỉnh Bà Nà, ta có thể nhìn thấy thành phố Đà Nẵng, bãi biển đẹp như một bức tranh. 3. KB: - Khẳng định giá trị của Bà Nà. - Suy nghĩ, tình cảm của em với Bà Nà * Bài gợi ý: 1. BM: Đến với Đà Nẵng, thật đáng tiếc nếu du khách không đến thăm thắng cảnh Bà Nà. Bà Nà còn được gọi là Núi Chúa tọa lạc ở ngoại ô thành phố Đà Nẵng. Chỉ mất khoảng gần một giờ đồng hồ đi bằng xe ô tô, đến Bà Nà bạn sẽ có ngay một cảm giác thật dễ chịu ngỡ như mình đang lạc giữa xứ sở Đà Lạt sương mù. 2. TB: Bà Nà cách thành phố Đà Nẵng khoảng 40km về phía Tây Bắc cao 1482 m so với mực nước biển. Từ trung tâm thành phố Đà Nẵng, dọc theo quốc lộ 1 ra phía Bắc đến Hòa Khánh, có con đường rẽ trái để lên đỉnh Bà Nà. Bà Nà tọa lạc giữa bốn bề thiên nhiên mát dịu, trên đỉnh núi cao, địa hình bằng phẳng như một cao nguyên thu nhỏ. Đến khu du lịch Bà Nà, du khách không chỉ được tận hưởng không khí trong lành, thoáng đãng mà còn được thưởng ngoạn cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp. Nơi đây có tiếng nước chảy róc rách, rừng cây xào xạc, tiếng gió rì rào tất cả những âm thanh ấy cộng hưởng tạo nên một bản nhạc giao hưởng tuyệt diệu của thiên nhiên khiến lòng người say đắm. Ở Bà Nà, du khách sẽ được tận hưởng vẻ đẹp bốn mùa trong một ngày: Sáng – xuân, trưa – hạ, chiều – thu, tối – đông. Về đêm, Bà Nà sâu lắng lãng mạn, đầy ấn tượng. Bên bếp lửa trại bập bùng, hàng trăm người nhảy múa ca hát tạo nên một bức tranh sinh động lung linh. Vạn vật như bị đánh trước và ngạc nhiên trước sự hồi sinh, kỳ diệu của mảnh đất hàng chục năm vắng bóng người này. Ở đây có loại đào chuông quý hiếm khi nở như những chiếc chuông nhỏ màu hồng đậm treo lủng lẳng. Được ngắm những cái chuông đang ngâm sương, óng ánh trong nắng ban mai hồng như hàng trăm đôi môi người đẹp đang mỉm cười là điều tuyệt vời của du khách. Có lẽ vì vậy, đào chuông đã trở thành biểu tượng của Bà Nà. Nó được dùng để quảng bá với khách du lịch. Đầu thế kỷ XX người Pháp đã chọn Bà Nà làm nơi nghỉ mát lí tưởng và xây dựng ở đây hàng trăm ngôi biệt thự theo kiến trúc của Pháp. Ngày nay, TP. Đà Nẵng đã và đang khôi phục, tái tạo các khu biệt thự kiểu Pháp, các hầm rượu, quán bar, xây dựng những khu vui chơi giải trí hiện đại ở đây để thu hút khách du lịch. + Giải thích về tên gọi Bà Nà, có người cho rằng khi người Pháp đặt chân đến đây, thấy trên núi có nhiều chuối nên gọi là “ Banana” lâu ngày Việt hóa thành Bà Nà. Theo nhà văn Nguyễn Ngọc, Bà Nà là tiếng của người Katu có nghĩa là “ Nhà của tôi” . Ngoài ra, có người cho rằng tên gọi Bà Nà là do người dân địa phương đặt “ Bà” chỉ các con vật linh thiêng, “ Nà” là khu đất rộng ở trên các triền núi. Còn có 1 giả thuyết khác cho rằng Bà Nà là tên gọi tắt của thánh mẫu Y - A – Na hoặc bà Ponaga người Chăm – pa . Trước đây muốn thưởng ngoạn cảnh Bà Nà ta phải leo lên 282 bậc tam cấp bằng đá. Ngày nay, thật thú vị khi ngồi trên ca bin cáp treo ngắm vẻ đẹp của TP Đà Nẵng từ trên cao. Từ đỉnh Bà Nà, du khách có thể phóng tầm mắt bao quát cả TP Đà Nẵng ngắm đường bờ biển như 1 đường cách mạng, từ bán đảo Sơn Trà đến biển Mỹ Khê, núi Ngũ Hành Sơn. 3. KB: Bà Nà là nơi hội tụ ở mông lung, lãng mạn của tạo vật. Đến với Bà Nà, ta có thêm nhiều cảm xúc, nhiều ấn tượng khó quên. Nơi đây đã trở thành điểm du lịch nổi tiếng của TP Đà Nẵng, thu hút nhiều du khách. Bà Nà đã góp phần phát triển ngành du lịch và làm đẹp thêm cho TP Đà Nẵng thân yêu của em. Thuyết minh về danh thắng Ngũ Hành Sơn. Dàn ý: 1. MB: NHS là 1 kì quan độc đáo thiên nhiên ban tặng cho mảnh đất miền Trung lắm nắng mưa nhiều. Cảnh quan nơi đây đã thành điểm du lịch hấp dẫn du khách thập phương. 2. TB: Giới thiệu vị trí, địa lí: HNS nằm cách trung tâm TP Đà Nẵng khoảng 10km về hướng Đông Nam. Vẻ đẹp đặc sắc: + Không gian huyền ảo với chùa chiền, hang động, tiếng song biển rì rào, tiếng chuông chùa ngân nga. + Thiên nhiên đã tôn tạo nơi đây nhiều hang động với hình thù độc đáo, con người đã dùng bàn tay tài hoa tu bổ thành danh lam thắng cảnh tuyệt đẹp. + Đường lên trời ngắm núi non hùng vĩ, đường xuống Âm phủ kì bí, huyền ảo. + Có làng nghề điêu khắc đá nổi tiếng trong và ngoài nước. - Lịch sử hình thành và phát triển. + Người Việt thuở xưa gọi là Ngủ Chỉ. + Người dân Quảng Nam, Đà Nẵng gọi là núi Non Nước. + Danh từ NHS là do vua Minh Mạng đặt. - Cách thưởng ngoạn cảnh: + Thủy sơn là ngọn núi đẹp nhất, từ đây bạn sẽ thấy sông Hàn, sông Cẩm Lệ đẹp như tranh vẽ. + Lên Vọng Hải Đài ngắm sóng vỗ bờ cát trắng từ biển Non Nước ngắm núi non trùng điệp. 3. KB: - Là cảnh đẹp làm say đắm lòng người. - Ai đã đến đây 1 lần chắc sẽ đến thăm nhiều lần nữa. ÔN TẬP KIỂM TRA BÀI VIẾT. Thuyết minh về danh thắng Ngũ Hành Sơn. MB: C1: NHS được xem là một trong những kỳ quan thiên nhiên ban tặng cho mảnh đất miền Trung đầy nắng gió. Không chỉ là một thắng cảnh nổi tiếng, NHS còn là niềm tự hào của người dân ĐN nói riêng và miền Trung nói chung. Cảnh quan thiên nhiên nơi đây đã trở thành điểm du lịch hấp dẫn đối với du khách. C2: “ Quê em có núi Ngũ Hành Có nghề điêu khắc lừng danh khắp vùng” Hoặc: “ Quê em có dải sông Hàn Có hòn Non Nước, có hang Sơn Trà” Không biết tự bao giờ, người dân ĐN quê em đã truyền miệng cho nhau câu ca dao trên. Thật vậy, NHS từ lâu đã là niềm tự hào của người dân ĐN quê em. Ai đã đến thăm ĐN, thật đáng tiếc nếu chưa một lần đặt chân đến thăm danh thắng NHS. TB: - Vị trí địa lý: + Nằm cách trung tâm TP ĐN khoảng 10km về hướng Đ/Nam Nằm trên 1 bãi cát rộng thuộc phường Hòa Hải, quận NHSơn. * Vẻ đẹp của cảnh: Khái quát: Không gian huyền ảo thơ mộng chùa chiền, hang động, cây cỏ và tiếng chuông chùa, tiếng song vỗ là những yếu tố khiến NHS trở thành chốn thiên thai. * Thích thú: Hòa mình vào thiên nhiên khoáng đạt, không khí trong lành, ngắm núi non trùng điệp, thả hồn vào tiếng sóng rì rào, tiếng chuông ngân nga à bao muộn phiền tan biến. - Tắm biển, ngắm bình minh, hoàng hôn. + Cụ thể: - NHS là 5 ngọn núi vươn ra như 5 ngón tay có tên theo ngũ hành: Kim Sơn, Mộc Sơn, Thủy Sơn, Hỏa Sơn, Thổ Sơn. - Theo đường lên chùa Linh Ứng bằng cách đi qua các bậc tam cấp bằng đá, bạn có thể đến thăm Huyền không động. - Thiên nhiên đã tạo nên nhiều hình thù độc đáo, đa dạng. - Thăm đường lên trời à ngắm cảnh núi non hùng vĩ, tưởng như mình lạc vào chốn bồng lai tiên cảnh. - Tìm đến đường xuống hang Âm Phủ - 1 hang động huyền bí, à thõa mãn tính hiếu kỳ. - Lịch sử hình thành và phát triển: + Người việt thuở xưa gọi nơi đây là Ngũ Chỉ: nghĩa là 5 ngón tay. Người dân QN ĐNẵng thì gọi là núi Non Nước. Người pháp ghi trên bản đồ địa dư là núi Cẩm Thạch danh từ NHS là do vua Minh Mạng đặt. + Có nhiều truyền thuyết về sự hình thành NHS: có truyện kể ngày xưa nơi đây là vùng biển hoang vắng. Có 1 ngư dân sống đơn độc. Một hôm giông bão nổi lên lên 1 con giao long xuất hiện đẻ ra 1 quả trứng khổng lồ. Thần Kim Quy xuất hiện giao nhiệm vụ bảo vệ giọt máu của Long Quân cho ông láo. Quả trứng ngày càng lớn ánh lên đủ sắc: Xanh, đỏ, tím, vàng, trắng lấp lánh. Sau đó quả trứng nứt ra trong đó có 1 cô gái xinh đẹp cô đi vào lòng biển. Năm mảnh quả trứng hình thành 5 ngọn núi Ngũ Hành Sơn. ÔN TẬP VĂN NGHỊ LUẬN Nghị luận về một tư tưởng, đạo lý Dàn ý chung: 1.MB: - Giới thiệu vấn đề cần nghị luận (Nêu yêu cầu của đề) - Trích dẫn ý kiến 2. TB: - Giải thích (Nghĩa đen, nghĩa bóng) + Là gì? Như thế nào? + Câu nói trên khuyên ta điều gì? - Vì sao.? - Chứng minh: Đưa lí lẻ, dẫn chứng làm sáng tỏ vấn đề cần nghị luận - Bình luận (bàn bạc) + Đánh giá mặt đúng – mặt sai (mặt tốt – mặt xấu) + Ca ngợi – phê phán - Vận dụng: Chúng ta cần phải làm gì? (vận dụng, làm theo tư tưởng đạo lí) 3. KB: - Khẳng định vấn đề - Rút ra bài học: là học sinh em. Đề 1: Suy nghĩ của em về câu nói của M Go-rơ-ki “Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức là con đường sống”. Dàn ý: 1.MB: Từ hàng ngàn năm trước sách đã trở thành bạn không thể thiếu trong cuộc sống con người bởi những giá trị mà nó mang lại. - Bàn về vai trò giá trj của sách đối với đời sống con người, nhà văn Nga M Go-rơ-ki có ý kiến “ Hãy yêu sách.) 2. TB: - Giải thích: + Sách là nguồn kiến thức vô tận, là kho tàng tri thức của nhân loại được lưu trữ, đúc kết qua hàng ngàn năm lịch sử. +Sách chứa đựng tri thức về mọi lĩnh vực trong cuộc sống con người => Câu nói của M Go-rơ-ki khuyên chúng ta phải biết yêu quý, giữ gìn sách – kho tàng tri thức của nhân loại. - Vì sao “chỉ có kiến thức mới là con đường sống” ÔN TẬP Đề 2: Hãy viết một bài văn nghị luận để khuyên các bạn hãy học tập chăm chỉ hơn. Dàn bài: 1. MB: Việc học tập rất quan trọng và cần thiết đối với mỗi chúng ta. Nó giúp ta có kiến thức, hình thành nhân cách đúng đắn, làm cho tâm hồn phong phú. Thế nhưng hiện nay vẫn còn nhiều bạn ham chơi,chưa cham chỉ trong việc học tập. Mỗi chúng ta cần học tập chăm chỉ để đạt được kết quả cao, để thầy cô và bố mẹ vui lòng. 2. TB: - Giải thích: Học tập là quá trình tiếp thu tri thức, rèn luyện kỹ năng, vận dụng những kiến thức đã học vào công việc và cuộc sống. - Chứng minh: + Đất nước ta đang trên đà phát triển, hội nhập với quốc tế, rất cần những người tài giỏi để xây dựng, phát triển đất nước, đưa đất nước ta sánh vai với các cường quốc năm châu. Vì vậy, chúng ta cần học tập chăm chỉ để trở thành những người tài giỏi, giúp ích cho đất nước. + Trong bài “ Bàn luận về phép học” La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp v ... toan cuộc sống => Không ai không cần tiền để chi tiêu và lo toan cuộc sống (9) Câu chuuyện ấy rất có ý nghĩa dù có yếu tố hoang đường => Câu chuyện ấy cũng có ý nghĩa dù có yếu tố hoang đường (10) Cha mẹ nào cũng mong con mình học giỏi chăm ngoan => Không cha mẹ nào không mong con mình học giỏi chăm ngoan 3. Biến các câu sau thành câu khẳng định nhưng vẫn giữ nguyên ý nghĩa (1) Trẫm rất đau xót việc này, không thể không dời đô => Trẫm rất đau xót việc này, nhất định phải dời đô (2) Tôi không thể dạy cho nó một bài học nhất định => Tôi nhất quyết dạy cho nó một bài học nhất định (3) Đọc “Nhật ký trong tù” có thể thấy không lúc nào Bác không đau nỗi niềm đất nước. 4.Cách sắp xếp trật tự từ trong các câu sau có nghĩa như thế nào? a. Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời gây nên độc lập => Thể hiện thứ tự trước va sau theo thời gian b. Chống tay lên trán, chị nghĩ ngợi phân vân => Thể hiện thứ tự trước và sau của hành động c. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín => Đảm bảo sự hài hòa về ngữ âm, nhấn mạnh sự thật. d. Các nhà đã lên đèn cả rồi, đèn treo trong nhà bác phở Mĩ, đèn Hoa Kỳ leo lét trong nhà ông Cửu, đèn dây sáng xanh trong hiệu khác, => Thể hiện trình tự quan sát của người nói. e. Mà mưa xối xả trắng trời Thừa Thiên => Đảm bảo sự hài hòa về ngữ âm g. Lom khom dưới núi tiều vài chú => Nhấn mạnh được sự vật được nói đến h. Rất đẹp hình anh lúc nắng chiều => Nhấn mạnh được sự vật được nói đến i. Nắng chói sông Lô hò ô tiếng hát => Đảm bảo sự hài hòa về âm thanh 3. Cách sắp xếp trật tự từ trong các câu sau có ý nghĩ như thế nào 1/ Lác đác bên sông chợ mấy nhà => Nhấn mạnh sự việc được nói đến 2. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt => Nhấn mạnh hình ảnh đặc điểm của sự vật ( vẻ đẹp cường tráng của dế mèn) 3. Ta bước chân lên, dõng dạc, đường hoàng => Nhấn mạnh hình ảnh, đặc điểm của sự vật (vẻ đẹp dũng mãnh của con hổ) 4. Làn ao lóng lánh bóng trăng lòe => Đảm bảo sự hài hòa về âm thanh 5. Sương nương theo trăng ngừng lưng trời Tưởng tư nâng lòng lên chơi vơi => Đảm bảo sự hài hòa về âm thanh 6. Dưới trăng quyên đã gọi hè Đầu tường lửa lự lập lọe đâm bông => Nhấn mạnh được sự vật được nói đến 7. Tôi mở to đôi mắt, khẽ reo lên một tiếng thú vị => Thể hiện thứ tự trước và sau của hành động 8/ Thượng nguồn nước sông chảy xiết, hung dữ, hạ nguồn dòng sông êm ả hiền hòa => Thể hiện trình tự quan sát của người nói 9. Đẹp vô cùng Tổ quốc ta ơi! => Nhấn mạnh được sự vật được nói đến. 10. Nhanh như cắt, chị Dậu nắm ngay được gậy của hắn => Thể hiện thứ tự trước và sau của hành động 11. Rồi hắn tháo giầy quẳng từng chiếc vào xó nhà => Thể hiện thứ tự trước và sau của hành động 12. Ngoài vườn xanh mướt một màu, trong vườn muôn hoa khoe sắc. => Thể hiện trình tự quan sát của người 13. Tôi đặt quyển sách lên bàn, rồi nằm nghỉ ngơi => Thể hiện trước và sau của hành động. 4. Xác định kiểu câu chia theo mục nói trong các câu sau: a. Em đã từng đến Nha Trang ư? => Câu nghi vấn dùng để hỏi b. Cháu hãy vẽ cái gì thân thuộc với cháu => Câu cầu khiến dùng để yêu cầu c. Tôi sẽ giúp ông => Câu trần thuật dùng để hứa hẹn d. Thế thì con biết làm thế nào được => Câu cảm thán dùng để bộc lộ cảm xúc e. Ở ngoài kia vui sướng biết bao nhiêu! => Câu cảm thán dùng để bộc lộc cảm xúc f. Chị đóng sách lại giúp em => Câu cầu khiến dùng để yêu cầu g. Tôi nhờ mẹ mua một chiếc áo mới => Câu trần thuật h. Quyển sách này hay quá! => Câu cảm thán dùng để bộc lộ cảm xúc i. Hôm qua, chúng tôi đi xem bóng đá => Câu trần thuật dùng để kể k. Hởi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi! => Câu cảm thán dùng để bộc lộ l. Hãy lấy gạo làm bánh mà lễ Tiên Vương! => Câu cầu khiến dùng để đề nghị m. Em vẽ bức tranh này đấy ư? => Câu nghi vấn dùng để bộc lộ cảm xúc. 2. Xác định hành động nói trong các câu sau: a. Sao! Mày muốn tao chơi lại cái món ngày hôm qua hả? à Đe dọa b. Cháu hãy vẽ cái gì thân với cháu. à Khuyên bảo c. Đây là chiếc áo mẹ mới mua cho tôi. à Trình bày d. Tôi sẽ làm bài tập trước 2h à Hứa hẹn e. Ông tưởng mày chết đêm qua, còn sống đấy à ? à Đe dọa j. Nếu không có tiền nộp sưu thì ông dỡ cả nhà chúng mày đi, chửi mắng thôi à! à Đe dọa g. Trời ơi, con gái tôi vẽ đấy ư? à Bộc lộ cảm xúc h. Lê Thận nâng gươm ngang đầu nói với Lê Lợi: - Đây là trời có ý phó thác cho minh công làm việc lớn (1) chúng tôi nguyện đem xương thịt của mình theo minh công, cùng với thanh gươm thần để báo đền Tổ Quốc (2) (1) Trình bày (2) Hứa hẹn ÔN TẬP VĂN BẢN 1. Tội ác của giặc và nỗi lòng của TQT được thể hiện như thế nào? Hịch tướng sĩ là bài văn chính luận xuất sắc của Trần Quốc Tuấn. Tác giả thể hiện tâm trạng đau xót, lòng yêu nước, căm thù sâu sắc trước tội ác và sự ngang ngược của giặc. Kẻ thù sang xâm lược nước ta, chúng đi lại nghêng ngang, sỉ mắng, bắt nạt các mệnh quan triều đình, tham lam, vơ vét của cải, bạo ngược. Ông quên ăn, mất ngủ, đau đớn đến thắt gan thắt ruột. Ông thể hiện nỗi uất ức căm tức khi chưa được trả thù. Ông khuyên các tướng sĩ không nên ăn chơi hưởng lạc, lo tập dượt cung tên, rèn luyện võ nghệ để chiến đấu với kẻ thù. Ông vất vả soạn ra “ Binh thư yếu lược” đúc kết kinh nghiệm chiến đấu để dạy các tướng sĩ mưu lược nhà binh. Đoạn văn chính luận với lập luận chặt chẽ, lí lẽ sắc bén đã khắc họa sinh động hình ảnh người anh hùng yêu nước, đau xót đến quặn lòng trước cảnh đất nước bị quân xâm lược giày xéo. Đoạn văn còn thể hiện lòng căm thù giặc bầm gan tím ruột, mong rửa nhục đến mất ăn mất ngủ vì nghĩa lớn mà coi thường chuyện tan xương nát thịt. Lòng yêu nước căm thù giặc của TQT và thái độ sẵn sàng hi sinh khiến ông trở thành 1 tấm gương yêu nước bất khuất để các tướng sĩ noi theo. 2. Cốt lõi tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi là gì? Phân tích 2 câu văn. “ Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân Quân điếu phạt trước lo trừ bạo” Nước Đại Việt ta trích Bình Ngô Đại Cáo là 1 áng văn chính luận hùng hồn, với cách lập luận chặt chẽ, có ý nghĩa như 1 bản tuyên ngôn độc lập. Đoạn văn đã thể hiện tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi. Cốt lõi của tư tưởng ấy là “ yên dân trừ bạo”. Yên dân là làm cho dân tộc được an hưởng thái bình, hạnh phúc. Mún yên dân phải diệt mọi thế lực bạo tàn. Khi Nguyễn Trãi viết “Bình Ngô Đại Cáo” khi đất nước đang bị xâm lược. Như vậy, kẻ bạo tàn được người nhắc đến là giặc Minh. Nhân nghĩa ở đây không chỉ nói quan hệ giữa dân tộc với dân tộc. Như vậy, theo Nguyễn Trãi thì cuộc khởi chống quân Minh do Lê Lợi lãnh đạo là việc nhân nghĩa, nhawdfm điệt bạo tàn để đem lại cuộc sống ấm no và hạnh phúc cho nhân dân Đại Việt. Đó là quan niệm đúng đắn để khẳng định rằng nhờ sức mạnh của nhân nghĩa mà quân và dân tộc ta đã dành thắng lợi vẻ vang giữ vững độc lập cho dân tộc. CHỮA LỐI DIỄN ĐẠT 1. Những câu dưới đây mắc một số lỗi diễn đạt liên quan đến lỗi lô gic. Hãy phát hiện và chữa lỗi đó a. Chúng em đã giúp các bạn học sinh những vùng bị bão lụt quần áo, giày dép và nhiều đồ dùng học tập khác. . b. Trong thanh niên nói chung và trong báo đá nói riêng, niềm say mê là nhân tố quan trọng dẫn đến thành công. => Trong thể thao nói chung và trong bóng đá nói riêng, niềm sây mê là nhân tố quan trọng dẫn đến thành công. c. Lão Hạc, bước đường cùng và Ngô Tất Tố đã giúp chúng ta hiểu sâu sắc thân phận của người nông dân VN trước CM T8/1945. => Lão Hạc, Bước đường cùng, Tắt đèn đã giúp chúng ta hiểu sâu sắc thân phận của người nông dân VN trước CM T8/1945. d. Em muốn trở thành một người trí thức hay một bác sĩ. => Em muốn trở thành một người giáo viên hay một bác sĩ. i. Nếu không phát huy những đức tính tốt đẹp của người xưa thì người phụ nữ VN ngày càng không thể có được những nhiệm vụ vinh quang và nặng nề đó. Nếu không phát huy những đức tính tốt đẹp của người xưa thì người phụ nữ VN không thể hoàn thành được những nhiệm vụ vinh quang và nặng nề đó. h. Hút thuốc lá vừa có hại cho sức khỏe, vừa làm giảm tuổi thọ của con người. => Hút thuốc lá vừa có hại cho sức khỏe, vừa làm tốn kém tiền bạc của con người. l. Em rất thích vẽ tranh và hội họa. => Em rất thích vẽ tranh và ca hát m. Tô hoài là nhà văn lớn có nhiều bài thơ hay. => Tô hoài là nhà văn lớn có nhiều tác phẩm hay n. Nó lững thững bước như tên bắn. => Nó lững thững bước chậm như rùa bò o. Vì xa trường nên em không bao giờ đi học muộn => p. Nó không chỉ ngoan ngoãn mà còn rất lễ phép => q/ Trong bóng đá nói riêng và học tập nói chung, Minh đều đạt những thành tích xuất sắc. => 2. Sắp xếp trật tự từ trong câu: a. Sứ giả vào, đứa béo bảo “Ông về tâu vua sắm cho ta một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một tấm áo giáp sắt, ta sẽ phá tan lũ giặc này” Sứ giả vừa kinh ngạc, vừa mừng rỡ, vội vàng về tâu vua. => Thể hiện thứ tự trước sau của hoạt động, đặc điểm. b. Các lag ai cũng muốn ngôi báu về mình nên cố làm vừa ý vua cha. Nhưng ý vua cha như thế nào, không ai đoán được => Liên kết câu c. Con người của Bác, đời sống của Bác giản dị như thế nào, mọi người chúng ta đều biết, bữa cơm đồ dùng, cái nhà, lối sống. => Thể hiện hình ảnh, đặc điểm của sự vật, nhấn mạnh đức tính giản dị d. Nhớ một bữa trưa nào, nồm nan cơn gió thổi, khóm tre làng rung lên man mác khúc nhạc đồng quê. => Đảm bảo sự hài hòa ngữ âm e. Tôi thấy trịnh trọng tiến vào một anh bọ ngựa => Nhấn mạnh hình ảnh đặc điểm của sự vật. g. Cùng lắm, nó có giở quẻ, hắn cũng chỉ đến đi ở tù. Ở tù thì hắn coi là thường => Liên kết câu NGHỊ LUẬN MỘT HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG 1.MB: Giới thiệu hiện tượng đời sống 2.TB: - Giải thích: Là gì? Như thế nào? - Thực trạng của hiện tượng đời sống: đang diễn ra như thế nào - Nguyên nhân của hiện tượng đời sống: + Gia đình + Xã hội các cấp chính quyền + Bản thân - Tác hại của hiện tượng đời sống + Bản thân + Gia đình + Xã hội - Giải pháp khắc phục: + Gia đình + Xã hội + Bản thân 3. KB: - Khẳng định thực trạng hiện tượng đời sống - Rút ra bài học
File đính kèm:
- on_tap_hoac_ky_2_ngu_van_lop_8.doc