Ôn tập Giữa học kì 1 Ngữ văn Lớp 9
CHUYỆN NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG
Tóm tắt tác phẩm
“Chuyện người con gái Nam Xương” xoay quanh cuộc đời, số phận của Vũ Nương. Vũ Nương vốn là một cô gái thùy mị nết na, tư dung tốt đẹp. Trong làng có chàng Trương Sinh mến vì dung hạn đã xin mẹ một trăm lạng bạc để cưới nàng làm vợ. Sum họp chưa được bao lâu thì trong nước động việc lửa binh, Trương sinh phải đi lính bỏ lại mẹ già và người vợ trẻ ngoan hiền đang bụng mang dạ chửa. Mẹ Trương Sinh vì quá nhớ thương chàng mà ốm chết, Vũ Nương hết lòng chăm sóc rồi lo ma chay chu tất cho bà. Giặc tan, Trương Sinh trở về. Vốn tính đa nghi, nghe lời trẻ thơ không suy xét, Trương Sinh nghi Vũ Nương không chung thuỷ, mắng đuổi nàng đi. Vũ Nương bị oan bèn gieo mình xuống sông Hoàng Giang tự vẫn. Cho đến một đêm, hai cha con ngồi bên đèn, đứa con chỉ chiếc bóng trên tường và nói đó là người đêm đêm đã đến với mẹ, Trương Sinh mới biết vợ bị oan. Vũ Nương trẫm mình xuống sông nhưng không chết mà được các nàng tiên trong cung nước cứu giúp. Phan Lang là người cùng làng với Vũ Nương, do có ơn với thần rùa Linh Phi, khi chết đuối được Linh Phi cứu mạng. Phan Lang gặp lại Vũ Nương dưới thuỷ cung. Khi Phan Lang trở về trần gian, Vũ Nương gửi chiếc hoa vàng cùng lời nhắn Trương Sinh. Trương Sinh nghe Phan Lang kể, thương nhớ vợ vô cùng, bèn lập đàn giải oan trên bờ Hoàng Giang. Vũ Nương trở về trên một chiếc kiệu hoa giữa dòng, đa tạ chàng rồi biến mất.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Ôn tập Giữa học kì 1 Ngữ văn Lớp 9
ÔN TẬP GIỮA KÌ I I.CHUYỆN NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG Tóm tắt tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” xoay quanh cuộc đời, số phận của Vũ Nương. Vũ Nương vốn là một cô gái thùy mị nết na, tư dung tốt đẹp. Trong làng có chàng Trương Sinh mến vì dung hạn đã xin mẹ một trăm lạng bạc để cưới nàng làm vợ. Sum họp chưa được bao lâu thì trong nước động việc lửa binh, Trương sinh phải đi lính bỏ lại mẹ già và người vợ trẻ ngoan hiền đang bụng mang dạ chửa. Mẹ Trương Sinh vì quá nhớ thương chàng mà ốm chết, Vũ Nương hết lòng chăm sóc rồi lo ma chay chu tất cho bà. Giặc tan, Trương Sinh trở về. Vốn tính đa nghi, nghe lời trẻ thơ không suy xét, Trương Sinh nghi Vũ Nương không chung thuỷ, mắng đuổi nàng đi. Vũ Nương bị oan bèn gieo mình xuống sông Hoàng Giang tự vẫn. Cho đến một đêm, hai cha con ngồi bên đèn, đứa con chỉ chiếc bóng trên tường và nói đó là người đêm đêm đã đến với mẹ, Trương Sinh mới biết vợ bị oan. Vũ Nương trẫm mình xuống sông nhưng không chết mà được các nàng tiên trong cung nước cứu giúp. Phan Lang là người cùng làng với Vũ Nương, do có ơn với thần rùa Linh Phi, khi chết đuối được Linh Phi cứu mạng. Phan Lang gặp lại Vũ Nương dưới thuỷ cung. Khi Phan Lang trở về trần gian, Vũ Nương gửi chiếc hoa vàng cùng lời nhắn Trương Sinh. Trương Sinh nghe Phan Lang kể, thương nhớ vợ vô cùng, bèn lập đàn giải oan trên bờ Hoàng Giang. Vũ Nương trở về trên một chiếc kiệu hoa giữa dòng, đa tạ chàng rồi biến mất. II. TRUYỆN KIỀU Kiều ở lầu Ngưng Bích 1.Giới thiệu đoạn trích KOLNB KOLNB là một trong những đoạn thơ miêu tả nội tâm nhân vật thành công nhất trong “Truyện Kiều” - 6 câu đầu: Hoàn cảnh cô đơn tội nghiệp của Kiều. - 6 câu tiếp: Kiều nhớ tới Kim Trọng. - 4 câu tiếp: Kiều nhớ tới cha mẹ. - 8 câu cuối: Tâm trạng đau buồn của Kiều hiện lên qua bức tranh cảnh vật. Bằng việc sử dụng ngôn ngữ độc thoại và nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc sắc, tác giả đã cho người đọc thấy được tâm trạng cô đơn, tấm lòng thủy chung, hiếu thảo của nàng Kiều . Đồng thời qua đó tác giả cũng cất lên tiếng nói cảm thương sâu sắc cho thân phận của người phụ nữ - một trong những biểu hiện của tư tưởng nhân đạo ND trong “Truyện Kiều”. 2. Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về 8 câu thơ cuối. KOLNB là một trong những đoạn thơ miêu tả nội tâm nhân vật thành công nhất trong “Truyện Kiều”. Đặc biệt 8 câu thơ cuối đoạn trích bằng bút pháp tả cảnh ngụ tình, tác giả đã co người đọc thấy được tâm trạng đau buồn của Kiều hiện lên qua bức tranh phong cảnh: ......................... ........................... Cũng là tả cảnh nhưng bức tranh cảnh vật ở đây được quan sát qua tâm trạng của Kiều, cảnh vật hiện lên thấm đãm nỗi buồn đau của kiếp người lưu lạc. Đoạn thơ cho ta thấy tài năng nghệ thuật của ND cùng tấm lòng nhân đạo sâu sắc của ông - xót thương cho một người con gái tài hoa nhưng bạc mệnh như Thúy Kiều. 3.KOLNB => Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về lòng hiếu thảo của những người con trong xã hội hiện nay. A. Đặt vấn đề Từ bao đời nay chữ “ Hiếu” vốn là tiêu chuẩn đạo đức, là thước đo nhân cách làm người. Mỗi con người chúng ta được sinh ra, được trưởng thành, được thành đạt trên cõi đời này đều do công ơn sinh thành dưỡng dục của mẹ cha. Công ơn trời biển ấy kể sao cho xiết! Mỗi chúng ta phải làm gì để trọn đạo làm con, để làm tròn chữ “Hiếu”? B. Giải quyết vấn đề 1. Giải thích Hiếu là gì? Là lòng kính yêu và biết ơn cha mẹ, mỗi người con phải luôn “thờ mẹ kính cha”, phải có thái độ, cách ứng xử tôn kính, quý trọng đấng sinh thành của mình. 2. Bình luận - Những biểu hiện của chữ “Hiếu” trong cuộc sống hiện nay? ......... - Bản thân phải làm gì để trọn đạo hiếu với mẹ cha? + Phải có hiếu với cha mẹ: phải chân thành biết ơn và tôn kính mẹ cha. Quan hệ giữa cha mẹ, con cái trong gia đình tốt đẹp sẽ góp phần xây dựng, bảo vệ kỷ cương, đạo lý xã hội. + Có hiếu với cha mẹ qua thái độ, lời nói và việc làm cụ thể. Từ lời nói lễ phép đúng mực, từ sự quan tâm, chăm sóc chu đáo tận tình từ những việc nhỏ phụ giúp cha mẹ trong gia đình, từ sự bảo ban gương mẫu với các em nhỏ. + Người con có hiếu phải phấn đấu trở thành niềm tự hào, nguồn động viên của bố mẹ; phấn đấu học tập tốt nhất, rèn luyện đạo đức tốt nhất, xác định hướng đi tốt để có một sự nghiệp, để trở thành người có ích cho xã hội. + Người con có hiếu phải có trách nhiệm chăm sóc phụng dưỡng cha mẹ khi tuổi già sức yếu. => Thờ mẹ kính cha là trách nhiệm, là đạo lý thiêng liêng mà mỗi chúng ta phải giữ gìn, noi theo. Vì đây còn là vấn đề nhân cách, là cái gốc của nhiều tình cảm khác. Con người không kính yêu cha mẹ thì sẽ không có tình người, không thể là người có phẩm chất, biết sống đẹp, thủy chung với bạn bè, xã hội, nhân dân được. -Mở rộng vấn đề, phê phán quan niệm, thái độ sai lầm: +Thời đại hiện nay vẫn còn một thực tại đau lòng: vẫn còn nhiều người xem nhẹ chữ hiếu, muốn sống tách khỏi gia đình, mẹ cha, đó là nhận thức lệch lạc, sai lầm. +Vẫn còn những người con vô ơn, bất hiếu, ngược đãi mẹ cha. Không nghe lời cha mẹ, không phụng dưỡng cha mẹ tuổi già, gây đau lòng, bất hạnh cho cha mẹ. Những người con đó, dù thời đại nào, hoàn cảnh nào, đều đáng để xã hội lên án, phẫn nộ. +Đó là những biểu hiện của người vô đạo đức, vô ơn, bạc nghĩa, không có lương tâm. Những biểu hiện đó gây ảnh hưởng, làm băng hoại đạo lý cổ truyền của dân tộc ta và đáng phải lên án. -Bổ sung: +Quan niệm chữ hiếu ngày nay: cuộc sống dù phát triển thì chữ hiếu vẫn là cơ sở xây đắp những mối quan hệ khác giữa người với người trong xã hội. Người con hiếu thảo với cha mẹ thường là một công dân tốt, có trách nhiệm với gia đình, xã hội, quan hệ gia đình thuận hòa, góp phần làm kỷ cương của xã hội phát triển. Lòng biết ơn cha mẹ là cội nguồn của lòng biết ơn nhân dân, tổ quốc. +Chữ hiếu ngày nay phải được hiểu rộng hơn: hiếu với cha mẹ nhưng phải là người công dân tốt vẫn “trung với nước, hiếu với dân”. Đạo lý ấy là sức mạnh giúp nhân dân ta chiến thắng kẻ thù, dựng xây đất nước . Lòng yêu nước, yêu nhân dân bắt nguồn từ những tình cảm giản dị bình thường. Có hiếu có tình với cha mẹ thì mới có hiếu với đất nước. C. Kết thúc vấn đề Nhân cách làm người chỉ được khẳng định khi mỗi chúng ta biết giữ trọn đạo làm con, làm tròn chữ hiếu với cha mẹ. Đó cũng chính là hạt nhân cho sự hình thành và phát triển của một công dân có ích cho Tổ quốc. III. LỤC VÂN TIÊN CỨU KIỀU NGUYỆT NGA 1.Tóm tắt đoạn trích bằng 6-8 câu “ Lục Vân Tiên” là tác phẩm truyện thơ Nôm xuất sắc của NĐC được lưu truyền rộng rãi trong nhân dân. Đoạn trích “LVTCKNN” nằm ở phần đầu của truyện thể hiện khát vọng cứu đời giúp người của tác giả và phẩm chất tốt đẹp của hai nhân vật LVT và KNN. Lục Vân Tiên là một chàng trai khôi ngô tuấn tú, văn võ toàn tài. Nghe tin triều đình mở khoa thi, Vân tiên từ giã thầy xuống núi đua tài. Trên đường về thăm cha mẹ, gặp bọn cướp Phong Lai đang hoành hành, chàng đã một mình đánh tan bọn cướp,cứu được KNN. Cảm ân đức Vân Tiên, Nguyệt Nga thiết tha xin được đền trả ơn nghĩa nhưng Vân Tiên một mực từ chối vì với chàng “Nhớ câu kiến ngãi bất vi- Làm người thế ấy cũng phi anh hùng”. 2. Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về nhân vật Lục Vân Tiên trong đoạn trích LVTCKNN. “ Lục Vân Tiên” là tác phẩm truyện thơ Nôm xuất sắc của NĐC được lưu truyền rộng rãi trong nhân dân. Đoạn trích “LVTCKNN” nằm ở phần đầu của truyện thể hiện khát vọng cứu đời giúp người của tác giả và phẩm chất tốt đẹp của hai nhân vật LVT và KNN. Qua đoạn trích chúng ta bắt gặp một LVT vừa anh hùng, tài ba, dũng cảm vừa là người chính trực, trọng nghĩa ,khinh tài. Đoạn trích mở đầu bằng hình ảnh của một chàng trai dũng cảm không quản hiểm nguy, dám xả thân vì nghĩa lớn, một mình lao vào đánh tan bọn cướp cứu giúp dân lành........=> hành động của Vân Tiên chứng tỏ Vân Tiên là người vì việc nghĩa quên thân mình, cái tài của bậc anh hùng và sức mạnh bênh vực kẻ yếu, chiến thắng các thế lực bạo tàn. Sau khi đánh tan bọn cướp, cứu được KNN Vân Tiên không quên hỏi han ân cần hai cô gái đang còn run sợ. Thái độ cư xử với KNN đã bộc lộ tính cách con người chính trực hào hiệp , trọng nghĩa khinh tài và cũng rất từ tâm, nhân hậu của LVT.( an ủi và ân cần hỏi han, không muốn nhận lạy tạ ơn của hai cô gái, từ chối mlời mời về thăm nhà, coi hành động vì viẹc nghĩa là bổn phận, là lẽ tự nhiên, không coi đó là công trạng,...) Quan niệm của Vân Tiên “Nhớ............hùng”thấy việc nghĩa mà k làm thì k phải anh hung. Hai câu thơ nêu lên một phương châm, một lẽ sống. Hai câu thơ đề cao tinh thần nghĩa hiệp, coi việc nghĩa ở đời là trchs nhiệm cao cả, thiêng liêng. Hình ảnh LVT là một hình ảnh đẹp, hình ảnh lí tưởng mà NĐC gửi gắm niềm tin và ước vọng của mình- ước mơ về người anh hùng hào hiệp trượng nghĩa, sẵn sàng vì nghĩa vong thân. 3. LVTCKNN => Tinh thần tương thân tương ái trong xã hội hiện nay. “Lá lành đùm lá rách” câu tục ngữ đã nói lên truyền thống quý báu của dân tộc ta hàng ngàn đời nay. Trải qua bao biến đổi thăng trầm của lịch sử, tinh thần tương thân tương ái vẫn luôn sáng mãi trong tâm hồn mỗi con dân đất Việt. 1.Giải thích câu tục ngữ - Nghĩa đen: trong cuộc sống sinh hoạt của ta thường thấy khi gói bánh hay gói hàng người ta hay để những chiếc là bị rách lót bên trong và bọc những chiếc lá lành ra bên ngoài cho chắc chắn. - Nghĩa bóng: Hình ảnh “lá lành”,”lá rách” ở đây tượng trưng cho con người trong những hoàn cảnh riêng khác nhau.”Lá lành” chỉ con người lúc yên ổn,thuận lợi,cuộc sống xuôi chèo mát mái.Trái lại “lá rách” chỉ con người lúc khó khăn,sa cơ lỡ vận.Bằng lối nói tượng trưng,dùng hình ảnh cụ thể và giản dị ấy,câu tục ngữ ngụ ý khuyên chúng ta nên biết chia sẻ,giúp đỡ,thông cảm,xót thương những người bị rơi vào cảnh ngộ cùng quấn,gieo neo. 2. biểu hiện trong xã hội hiện nay -........... -........... =>tình yêu thương đùm bọc nhau là một truyền thống đẹp đẽ về đạo lí làm người đã được dân tộc ta giữ vững và phát triển qua nhiều thế hệ,trải qua các giai đoạn lịch sử của đất nước,nhất là trong khó khăn,hoạn nạn,dịch họa,thiên tai. Ngày nay,truyền thống ấy cần được kế thừa và phát huy mạnh mẽ hơn nữa.Mỗi người chúng ta phải có ý thức đoàn kết tương ái,tương thân,tương trợ nhau trong sinh hoạt,học tập và sẵn sàng tích cực tham gia các công tác cứu trợ xã hội, làm vẻ vang hơn nữa truyền thống quý báu của dân tộc ta. IV. ĐỒNG CHÍ 1.Trình bày hiểu biết về tác giả Chính Hữu và bài thơ “Đồng chí”? Chính Hữu là một nhà thơ quân đội có nhiều đóng góp to lớn cho nền thơ ca cách mạng Việt Nam. “Đồng Chí” là một trong những bài thơ xuất sắc của Chính Hữu và của nền văn học cách mạng viết về đề tài anh bộ đội cụ Hồ trong kháng chiến chống Pháp. Chính Hữu tên khai sinh là Trần Đình Đắc......... Bài thơ “Đồng chí” được sáng tác vào đầu năm 1948 khi tác giả cùng đồng đội tham gia chiến đấu trong chiến dịch Việt Bắc, đánh bại cuộc tấn công quy mô lớn của giặc Pháp lên chiến khu Việt Bắc. Bài thơ thể hiện tình đồng chí, đồng đội thắm thiết, sâu nặngcủa những người lính cách mạng phần lớn xuất thân từ nông dân đồng thời “Đồng chí” làm hiện lên hình ảnh chân thực, giản dị, cao đẹp của anh bộ đội trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp còn nhiều khó khăn, thiếu thốn. 2. Phân tích 7 câu thơ đầu Vào những năm kháng chiến chống Pháp, đất nước ta sục sôi ý chí, quyết tâm đánh giặc. Hoà mình vào khí thế ấy đã có hàng vạn , hàng triệu thanh niên nhập ngũ. Những chiến sĩ dũng cảm, can trường ấy đã trở thành một hình tượng, một đề tài trong thơ ca thời đó. Một trong những bài thơ rất hay về người chiến sĩ, về tình đồng đội là bài “Đồng chí” của nhà thơ lính Chính Hữu. Những người lính từ mọi miền Tổ quốc trở về tập hợp trong hàng ngũ quân đội theo tiếng gọi tha thiết của non sông. Vì vậy có thể nói những câu thơ đầu bài thơ như một sự lí giải về cơ sở hình thành tình đồng chí của những con người”xa lạ” ấy. Chỉ với bảy câu thơ ngắn gọn nhưng tác giả đã cho người đọc hiểu một cách sâu sắc, thấm thía những căn nguyên đưa đến tình đồng chí, đồng đội keo sơn của những người lính. Bài thơ mở đầu như lời tâm sự của hai người chiến sĩ : “Quê hương anh nước mặn, đồng chua Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá, Anh với tôi đôi người xa lạ Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau,” Bằng ngôn ngữ bình dị, vận dụng thành ngữ và cách nói quen thuộc, cùng nghệ thuật sóng đôi, Chính Hữu đã đưa ra hình ảnh rất cụ thể mà có ý nghĩa khái quát về hoàn cảnh xuất thân của những người lính cụ Hồ thời chống Pháp. Họ ra đi từ những miền quê nghèo, vất vả, lam lũ. Nơi ấy có thể là vùng đất mặn ven biển hay vùng đất có độ phèn chua cao và một miền quê khô cằn “đất cày lên sỏi đá”.Chính sự tương đồng về hoàn cảnh xuất thân đã tạo cơ sở ban đầu cho tình đồng chí. Tình cảm giữa những người chiến sĩ càng gắn bó khi họ cùng chung chí hướng, chung lý tưởng “Súng bên súng, đầu sát bên đầu” Chỉ với hai hình ảnh cụ thể được hoán dụ, lại sắp xếp theo kiểu sóng đôi, nhà thơ đã diễn tả một cách chân thực tình đồng chí, đồng đội khi họ cùng chung nhiệm vụ trên một chiến hào. Và hơn bao giờ hết , sự đồng cam cộng khổ trong cái thiếu thốn vô vàn của cuộc đời người lính lại khiến họ trở nên thân thiết với nhau , từ những người “xa lạ” họ thành “đôi tri kỉ”: Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ Đắp chung chăn trở thành biểu tượng của tình thân hữu, ấm cúng ruột thịt. Những cái chung đã biến những con người xa lại thành đôi tri kỉ. Bằng hình ảnh cụ thể, giản dị và hết sức gợi cảm tác giả đã chuyển tải đến người đọc một thông điệp: tình đồng chí, đồng đội nảy nở và thành bền chặt trong sự chan hòa và chia sẻ mọi gian lao cũng như niềm vui, đó là mối tình chi kỉ của những người bạn chí cốt. Sự đồng cảnh, đồng cảm và hiểu nhau là cơ sở, là cái gốc để làm nên tình bạn, tình đồng chí. Cuộc sống gian khổ của đời lính khiến họ dễ đồng cảm với nhau, trở thành tri âm, tri kỷ của nhau. Đột ngột nhà thơ hạ một dòng thơ đặc biệt với hai tiếng “ đồng chí! Hai tiếng "Đồng chí” vang lên bình dị mà vô cùng xúc động. Chỉ hai tiếng làm thành một dòng thơ riêng, độc đáo thể hiện cảm xúc lắng đọng đang ngân lên trong lòng mỗi chiến sĩ. Chỉ cần hai tiếng ấy đủ diễn tả tất cả những tình cảm cao đẹp và sâu sắc nhất của người lính. Những câu thơ khép lại nhưng mở ra trong lòng người đọc biết bao suy tưởng về hình ảnh người lính trong cuộc kháng chiến chống Pháp- họ là những người nông dân mặc áo lính, chân chất, giản dị. Họ đi theo tiếng kèn xung trận, theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ Quốc và họ trở thành những người “Đồng chí”. Bài thơ cũng thể hiện rõ phong cách thơ độc đáo của Chính Hữu: ít lời để gợi nhiều ý, cô đúc trong từng chi tiết, từng hình ảnh để vừa cụ thể, vừa giàu tính khái quát, câu thơ chắc gọn bên ngoài lại ẩn chứa một tâm hồn thiết tha, da diết tự bên trong. 3.Những chi tiết, hình ảnh thể hiện tình đồng chí. Đồng chí của Chính Hữu là một trong những bài thơ tiêu biểu nhất của nền thơ ca cách mạng Việt Nam. Bài thơ thể hiện tình đồng chí, đồng đội thắm thiết, sâu nặng của những người lính cách mạng thông qua những chi tiết hết sức cô đọng, hình ảnh giản dị đậm chất hiện thực. -Trước hết tình đồng chí, đồng đội của những người lính được biểu hiện qua sự cảm thông sâu xa những tâm tư, nỗi lòng của nhau: “Ruộng nương anh gửi bạn thân cày Gian nhà không mặc kệ gió lung lay Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính” ....... -.......... -.......... Tình đồng chí, đồng đội không trìu tượng chung chung mà rất rõ ràng, giản dị. Đó là sự cảm thông nỗi lòng của nhau, chia sẻ những gian lao thiếu thốn cuộc đời người lính, là tình yêu thương cuả những người lính trong những năm tháng kháng chiến gian khổ. Phải là một người lính, phải vào sinh ra tử trong cuộc chiến tranh tác giả mới có được những vần thơ hay và thuyết phục đến thế. 4.Hình ảnh người lính và cuộc chiến đấu trong ba câu thơ cuối. “Đồng chí” của Chính Hữu sáng tác năm 1948 là một trong những bài thơ tiêu biểu nhất về đề tài người lính trong nền thơ ca cách mạng Việt Nam. Sau khi giới thiệu về cơ sở hình thành và biểu hiện của tình đồng chí, tác giả đã khắc họa cho người đọc thấy biểu tượng của tình đồng chí và cuộc chiến đấu trong ba câu thơ cuối bài thơ.( trích thơ) ............. Kết: bài thơ khép lại bằng một hình ảnh vừa thực vừa mộng, chất lãng mạn bay bổng hình thành trên nên hiện thực làm cho tình đồng chí đồng đội hiện lên thật gần gũi nhưng cũng thật thiêng liêng.
File đính kèm:
- on_tap_giua_hoc_ki_1_ngu_van_lop_9.docx