Nghị luận xã hội: Lòng biết ơn

a. Giải thích:

o Biết ơn là luôn ghi nhớ, trân quý công lao của những người tạo dựng thành quả cho ta hưởng thụ

o Biểu hiện:

Ăn quả nhớ kẻ trồng cây là gì?

o “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” là khi ta ăn những trái cây chín mọng với hương vị ngọt ngào ta phải nhớ tới công lao vun xới, chăm bón của người trồng nên cây ấy.

o Từ hình ảnh ấy, người xưa luôn nhắc nhở chúng ta một vấn đề đạo đức sâu xa hơn: Người được hưởng thành quả lao động thì phải biết ơn người tạo ra nó. Hay nói cách khác: Ta phải biết ơn những người mang lại cho ta cuộc sống ấm no hạnh phúc như hôm nay.Đây là một lời giáo huấn vô cùng sâu sắc

b.Bàn luận

 Y nghia

- Bởi vì tất cả những thành quả lao động từ của cải vật chất đến của cải tinh thần mà chúng ta đang hưởng thụ không phải tự nhiên có được. Những thành quả đó là mồ hôi, nước mắt và cả xương máu của biết bao lớp người đã đổ xuống để tạo nên.

 Bát cơm ta ăn là do công lao khó nhọc vất vả “một nắng hai sương” của người nông dân trên đồng ruộng. Tấm áo ta mặc, ngôi nhà ta ở, cả những vật dụng hàng ngày ta tiêu dùng là do sức lao động cần cù, miệt mài của những người thợ, những chú công nhân.

 Cũng như những thành tựu văn hoá nghệ thuật, những di sản của dân tộc còn để lại cho đời sau hôm nay là do công sức, bàn tay, khối óc của những nghệ nhân lao động sáng tạo không ngừng

 Đã bao giờ ta tự hỏi: tại sao mình có mặt trên đời này? Đó là bởi công ơn của cha mẹ đã mang năng, đẻ đau sinh ra ta từ hòn máu đỏ. Giây phút chúng ta cất tiếng khóc chào đời cũng chính là lúc hạnh phúc ngập tràn trong lòng cha mẹ. Rồi họ chăm bẵm, dạy dỗ chúng ta khôn lớn thành người.

 Rồi những bác sĩ kĩ sư đã không tiếc công sức mồ hôi, trí óc để lao động, dựng xây cuộc sống.

 Một thời gian đằng đẵng sống trong những đêm dài nô lệ, chúng ta phải hiểu rằng đã có biết bao lớp người ngã xuống quyết tâm đánh đuổi kẻ thù để cho ta có được cuộc sống độc lập, tự do như hôm nay. Chính vì vậy, ta phải biết ơn. Đây cũng là truyền thống tốt đẹp của người VN đã được truyền day từ bao đời nay: “uống nước nhớ nguồn”, chim có tổ, người có tông”

 Còn rất nhiều, nhiều nữa những công trình vĩ đại mà ông cha ta làm nên nhằm phục vụ cho con người. Chúng ta là lớp người đi sau, thừa hưởng những thành quả ấy, lẽ nào chúng ta lại lãng quên, vô tâm không cần biết đến người đã tạo ra chúng ư?

 

doc 7 trang cucpham 3780
Bạn đang xem tài liệu "Nghị luận xã hội: Lòng biết ơn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghị luận xã hội: Lòng biết ơn

Nghị luận xã hội: Lòng biết ơn
LÒNG BIẾT ƠN
1.MB: 
Lòng biết ơn đối với người khác từ xưa đến nay vốn là truyền thống của dân tộc ta. 
Ông cha ta luôn nhắc nhở, dạy bảo con cháu phải sống ân nghĩa thuỷ chung, đã nhận ơn của ai thì không bao giờ quên. Truyền thống đạo đức đó được thể hiện rõ nét qua câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
2.TB:
a. Giải thích: 
Biết ơn là luôn ghi nhớ, trân quý công lao của những người tạo dựng thành quả cho ta hưởng thụ
Biểu hiện: 
Ăn quả nhớ kẻ trồng cây là gì?
“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” là khi ta ăn những trái cây chín mọng với hương vị ngọt ngào ta phải nhớ tới công lao vun xới, chăm bón của người trồng nên cây ấy. 
Từ hình ảnh ấy, người xưa luôn nhắc nhở chúng ta một vấn đề đạo đức sâu xa hơn: Người được hưởng thành quả lao động thì phải biết ơn người tạo ra nó. Hay nói cách khác: Ta phải biết ơn những người mang lại cho ta cuộc sống ấm no hạnh phúc như hôm nay.Đây là một lời giáo huấn vô cùng sâu sắc
b.Bàn luận
Y nghia
Bởi vì tất cả những thành quả lao động từ của cải vật chất đến của cải tinh thần mà chúng ta đang hưởng thụ không phải tự nhiên có được. Những thành quả đó là mồ hôi, nước mắt và cả xương máu của biết bao lớp người đã đổ xuống để tạo nên. 
Bát cơm ta ăn là do công lao khó nhọc vất vả “một nắng hai sương” của người nông dân trên đồng ruộng. Tấm áo ta mặc, ngôi nhà ta ở, cả những vật dụng hàng ngày ta tiêu dùng là do sức lao động cần cù, miệt mài của những người thợ, những chú công nhân. 
Cũng như những thành tựu văn hoá nghệ thuật, những di sản của dân tộc còn để lại cho đời sau hôm nay là do công sức, bàn tay, khối óc của những nghệ nhân lao động sáng tạo không ngừng 
Đã bao giờ ta tự hỏi: tại sao mình có mặt trên đời này? Đó là bởi công ơn của cha mẹ đã mang năng, đẻ đau sinh ra ta từ hòn máu đỏ. Giây phút chúng ta cất tiếng khóc chào đời cũng chính là lúc hạnh phúc ngập tràn trong lòng cha mẹ. Rồi họ chăm bẵm, dạy dỗ chúng ta khôn lớn thành người. 
Rồi những bác sĩ kĩ sư đã không tiếc công sức mồ hôi, trí óc để lao động, dựng xây cuộc sống. 
Một thời gian đằng đẵng sống trong những đêm dài nô lệ, chúng ta phải hiểu rằng đã có biết bao lớp người ngã xuống quyết tâm đánh đuổi kẻ thù để cho ta có được cuộc sống độc lập, tự do như hôm nay. Chính vì vậy, ta phải biết ơn. Đây cũng là truyền thống tốt đẹp của người VN đã được truyền day từ bao đời nay: “uống nước nhớ nguồn”, chim có tổ, người có tông”
Còn rất nhiều, nhiều nữa những công trình vĩ đại mà ông cha ta làm nên nhằm phục vụ cho con người. Chúng ta là lớp người đi sau, thừa hưởng những thành quả ấy, lẽ nào chúng ta lại lãng quên, vô tâm không cần biết đến người đã tạo ra chúng ư? 
Bản thân người biết ơn
Khi ta biết ơn ai đó, ta thường ra sức học tập, rèn luyện, làm việc để đền đáp công ơn của họ. Vì thế ta gặt hái được những thành công đem lại lợi ích cho bản thân, gia đình, và đất nước. 
Người có lòng biết ơn luôn biết trân quý giá trị của cuộc sống, biết thương người, biết bao dung, biết tự trọng, biết khiêm tốn. Nhờ vậy mà họ cũng dễ dàng chung sống được và tự khẳng định được giá trị của bản thân. Họ luôn đực mọi người yêu quý.
Lòng biết ơn giúp cơ thể khỏe mạnh, trường thọ , sống lạc quan, ít bị trầm cảm
Người tạo dựng thành quả.
Khi ta biết ơn người đã tạo dựng thành quả cho ta hưởng thụ thì họ sẽ cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc, tự hào vì công sức của họ được ghi nhận. Từ đó học có động lực để tiếp tục cống hiến.
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, người lao động mà được người quản lý nói “cảm ơn” cảm thấy động lực lớn hơn trong công việc và làm việc chăm chỉ hơn so với đồng nghiệp khác - người không được nghe những “lời kỳ diệu” này. Điều này cho thấy, nhận được lòng biết ơn của một người có thể làm tăng cảm giác về giá trị bản thân và sự tự hiệu quả của đối tượng. Nó cũng xuất hiện để khuyến khích người tham gia tiếp tục giúp đỡ người tỏ lòng biết ơn và với những người khác nữa. (câu chuyện về ông chủ bảo mọi người khắc trên mộ mình dòng chữ: Đây là mộ của một người lãnh đạo của một công ty có toàn những người tài giỏi)
Lòng biết ơn có thể làm cho tính cách của con người mạnh mẽ hơn. Lòng biết ơn là khởi điểm của hạnh phúc, và cũng là ngọn nguồn của sự tiến bộ. Cũng nhờ lòng biết ơn mà chúng ta trân quý các mối quan hệ tiền duyên và tích được phúc phận. Thường xuyên duy trì một lòng biết ơn sẽ mang lại lợi ích to lớn không chỉ cho người khác, mà còn cho chính bản thân mình.
XH: Lòng biết ơn tình cảm không thể thiếu trong mỗi người. Có lòng biết ơn sẽ giúp ta gắn bó hơn với người đi trước, từ đó tạo nên một xh đoàn kết thân ái hơn, xây dựng được nền tảng đạo đức cho thế hệ sau, giữ ổn định lâu dài cho xã hội. XH phát triển tốt đẹp hơn.
Dẫn chứng: "Trái tim không biết ơn sẽ không tìm được sự hạnh phúc. Khi chúng ta có lòng biết ơn, sẽ tìm thấy hạnh phúc từng giờ"
Waren Buffett: tỉ phú .Năm 1998, khi phát biểu trước các sinh viên Đại học Florida, Buffett đã nhắc đến số mệnh của mình, ông nói: “Tôi may mắn được sinh ra trên mảnh đất quê hương tôi. Tôi đã may mắn được làm con của bố mẹ tôi, may mắn với tất cả mọi thứ và may mắn được làm việc hết sức mình trong một nền kinh tế thị trường, vốn vẫn thường cho tôi một cách hào phóng.” Tới năm 2016, nhà đầu tư này đã nhắc lại cảm nghĩ đã có từ lâu của mình về lòng biết ơn trong một bức thư gửi đến những cổ đông của Berkshire-Hathaway.“Tôi là một người may mắn”, ông viết, “vô cùng may mắn khi xung quanh tôi có những nhân viên xuất sắc, một đội ngũ những người quản lý điều hành vô cùng tài năng, và một căn phòng đầy những giám đốc khôn ngoan và dày kinh nghiệm.”
Phó tổng giám đốc của tập đoàn Microsof: Mặc dù không được tuyển dụng, nhưng Stevens cho rằng mình đã học được nhiều điều mới mẻ từ buổi phỏng vấn này. Ông đã quyết định viết thư đến công ty để cám ơn. Ông dành khá nhiều thời gian để viết bức thư, trong đó ông viết: “Tôi xin cảm ơn quý công ty đã tiêu phí nhân lực, vật lực và những tài nguyên khác để cho tôi có cơ hội được tham gia kỳ thi viết và phỏng vấn vừa rồi. Dù rằng tôi không được tuyển dụng, nhưng thông qua quá trình tuyển dụng này tôi đã học được nhiều kiến thức mới mẻ và nhận được lợi ích không nhỏ. Xin cám ơn mọi nỗ lực mà quý công ty đã dành cho đơn ứng tuyển của tôi. Xin cám ơn một lần nữa!”-> sau đó được mời làm việc-> phó chủ tịch tập đoạn Microsoft
Phê phán
Nhưng thực tế không phải ai cũng hiểu được điều này. Xã hội của chúng ta vẫn còn tồn tại nhiều kẻ ích kỉ chỉ biết ăn bám, chỉ biết hưởng thành quả; vô ơn, “ăn cháo đá bát”, “qua cầu rút ván”, chỉ biết chạy theo đồng tiền, sự giàu sang, phú quý mà lại hoàn toàn lãng quên cha mẹ thầy cô và những người đã có công với mình. Ý lại vào tiền họ bỏ mặc cha mẹ sống cô đơn không người chia se, không thèm hỏi han, thậm chí còn đánh đập cha mẹ..vô lễ với các thầy cô. 
Những loại người vô ơn như vậy sớm hay muộn rồi họ cũng bị con cháu vô ơn lại bởi có người đã nói “nếu anh bắn vào quá khứ bằng súng lục, thì tương lại sẽ bắn vào anh bằng đại bác”. Vì thế chúng ta phải phê phán, lên án mạnh mẽ. Đó cũng là một cách để chúng ta nâng cao nhận thức về lòng biết ơn, để xã hội ngày càng tốt đẹp hơn.
c.Muốn vậy ta cần phải làm gì?
Nhận thức: Có lòng biết ơn, sống ân nghĩ thuỷ chung là đạo lí làm người, đó cũng là bổn phận, nhiêm vụ của chúng ta đối với đời. 
Hành động: Tuy nhiên, lòng biết ơn không phải là lời nói suông mà phải thể hiện bằng hành động cụ thể. 
Với cha mẹ, thầy cô: Cũng từ đó ta càng thấm thía hiểu được rằng: Cha mẹ, thầy cô cũng chính là người trồng cây, còn ta là người ăn quả. Vì vậy ta cần phải thực hiện tốt bổn phận làm con trong gia đình, bổn phận người học trò trong nhà trường. Làm được như vậy tức là ta đã thể hiện được lòng biết ơn sâu sắc của mình đối với những người đã hi sinh, thương yêu, lo lắng cho ta. Đây là một việc làm không thể thiếu được ở thế hệ trẻ hôm nay.
Với những người có công
Vì thế ta phải biết ơn thế hệ đi trước đã cho ta có ngày hôm nay ta nên trân trọng và bảo vệ những thành quả của cha ông, phát triển chúng thành những điều tốt đẹp hơn nữa.
Tham gia tích cực vào các phong trào đền ơn đáp nghĩa của địa phương
Tự hào về truyền thống đấu tranh anh hùng và nên văn hoá rạng rỡ của dân tộc. Bằng khả năng của mình bảo vệ và phát huy truyền thống quý báu ấy. Tích cực học tập và lao động góp phần xây dựng đất nước ngày càng giàu đẹp hơn.
Có ý thức giữ gìn bản sắc, tinh hoa dân tộc. Mọi thái độ tự ti đều là biểu hiện của sự vong ân, vong ngoại, quên cội nguồn.
Sử dụng thành quả lao động lao động một cách tiết kiệm, không lãng phí.
Nhớ nguồn nhưng không loại trừ sự tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa văn hoá nước ngoài để làm cho truyền thống ngày càng thêm phong phú, rạng rỡ.
Vừa là người là người ăn quả nhưng đồng thời cũng là kẻ trồng cây cho đời sau. Bởi thế, chăm sóc, giáo dưỡng đời sau là cách chúng ta trả ơn thế hệ trước.
Bản thân: Trân quý chính bản thân mình, chăm sóc cho sức khỏe, trí tuệ, tâm hồn mình khỏe mạnh, đẹp đẽ để trở thành người tốt, người có ích cho xã hội chính là một cách thể hiện lòng biết ơn với những người đã sinh thành, nuôi dượng, dạy dỗ ta, giúp đỡ ta.
Ngoài ra, để có được lối sống ân nghĩa, mỗi chúng ta hang ngày nên viết hoặc nói 5 lời cảm ơn với bất kì điều gì tốt đẹp mà mình đang nhận được trong cuộc sống.
3. KB
Tóm lại, câu tục ngữ trên giúp ta hiểu rõ về đạo lí làm người. Lòng biết ơn là tình cảm cao quý và cần phải có trong mỗi con người. 
Vì vậy, chúng ta cần phải luôn trau dồi phẩm chất cao quý đó, nhất là đối với cha mẹ, thầy cô với những ai đã tạo ra thành quả cho ta hưởng thụ. Lòng biết ơn mãi mãi là bài học quí báu và câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” có giá trị và tác dụng vô cùng to lớn trong cuộc sống của chúng ta.
Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
1. Tác giả cuốn Những bài làm văn chọn lọc lớp 9, trang 3, viết:
" Tục ngữ là trí tuệ của quần chúng nhân dân được đúc kết từ bao đời nay. Tục ngữ không chỉ truyền cho thế hệ sau những kinh nghiệm sản xuất, chiến đấu mà còn giáo dục đạo lý làm người. Câu tục ngữ: "Ăn qủa nhớ kẻ trồng cây" là bài học về lòng biết ơn, thái độ trân trọng đối với người tạo ra thành quả cho xã hội mà bản thân những người kế tiếp được thừa hưởng. Dân tộc ta vốn trọng ơn nghĩa. Câu tục ngữ "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" là một minh chứng".
                                        (Kí hiệu: Mb1)
2. Tác giả cuốn Để viết được bài tập làm văn hay lớp 9, trang 37, viết:
" Trong kho tàng tục ngữ Việt Nam có những câu rất xinh xắn, súc tích mà ý nghĩa rất to lớn. Một trong những câu như thế là câu: "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây", nó thể hiện thái độ trân trọng của người Việt Nam đối với tất cả những người lao động, kẻ sáng tạo ra mọi của cải cho con người, làm cho con người được hạnh phúc."
                                        (Kí hiệu: Mb2)
3. Tác giải cuốn Làm văn trong nhà trường, trang 20, viết:
" Đạo lý của dân tộc ta đề cao tình nghĩa thủy chung. Trong đó, lòng biết ơn là một trong những bài học về tình nghĩa ăn ở mà ông bà, cha mẹ ta rất quan tâm nhắc nhở, dạy bảo con cháu. Lòng biết ơn đã được nhân dân ta đúc kết, gởi gắm vào câu ca dao, tục ngữ với bao lời hay, ý đẹp. Một trong những câu tiêu biểu là câu tục ngữ:
          " Ăn quả nhớ kẻ trồng cây".
                                        (Kí hiệu: Mb3)
4. Tác giả cuốn Những bài làm văn mẫu lớp 9, trang 9, viết:
" Dân tộc Việt Nam vốn có truyền thống đạo lý vô cùng tốt đẹp. Trong đạo lý ấy, chữ nhân nghĩa được đặt lên hành đầu. Một khía cạnh của nhân nghĩa chính là lòng biết ơn - thứ tình cảm cao quý thiêng liêng. Ông cha ta rất coi trọng việc giáo dục việc giáo dục đạo đức cho con cháu. Biết bao bài học lớn lao, sâu sắc được gửi gắm vào những câu ca dao, tục ngữ, những lời ru đơn sơ, mộc mạc mà chứa chan nghĩa tình. Câu tục ngữ " Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" cũng nằm trong cái mạch nguồn trong trẻo ấy".
                                        (Kí hiệu: Mb4)
5. Một học sinh lớp 9 chuyên Toán, viết:
" Có vay tất  phải có trả. Đó là cái lẽ đời, cái nghĩa đời. Là con người, con người có nhân cách văn hóa, tất biết sống đẹp theo đạo lý, ăn ở thủy chung, nhân hậu. Vì thế nhân dân ta vẫn thường nhắc nhở nhau: 
                   " Ăn quả nhớ kẻ trồng cây".
                                      (Kí hiệu: Mb5)
Nhận xét:
1. Nhìn chung cả 5 cách mở  bài trên đều đúng vì có hai phần: Dẫn và nhập rõ ràng.
2. Mb1 mở bài quá lộ, vội vàng đưa phần giải thích ý nghĩa câu tục ngữ lên phần mở bài. Câu văn: " Câu tục ngữ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" là một minh chứng làm cho người đọc ngỡ ngàng tự hỏi: Tác giả sắp làm chứng minh chăng"?
3. Mb2 cũng mở bài quá lộ, vội vàng đưa một ý trong phần bình lên phần mở bài: "Nó thể hiện thái độ trân trọng...làm cho con người được hạnh phúc".
4. Mb3 và Mb4 mở bài hợp lý. Phần dẫn mới hé mở vấn đề, hướng về vấn đề, tiếp theo là nhập, giới thiệu câu tục ngữ. 
5. Mb5 có cách mở bài ngắn gọn, linh hoạt, khá hay, khá sắc sảo. Đúng là tư duy toán học. - " Sự thật vốn không ưa trang trí" (Tố Hữu). những nhận xét trên đây đều coi trọng chân lý.
LÒNG BIẾT ƠN 
Lòng biết ơn đối với người khác từ xưa đến nay vốn là truyền thống của dân tộc ta. Ông cha ta luôn nhắc nhở, dạy bảo con cháu phải sống ân nghĩa thuỷ chung, đã nhận ơn của ai thì không bao giờ quên. Truyền thống đạo đức đó được thể hiện rõ nét qua câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
a. Giải thích: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây/ uống nước nhớ nguồn là gì?
Đây là một lời giáo huấn vô cùng sâu sắc. Khi ăn những trái cây chín mọng với hương vị ngọt ngào ta phải nhớ tới công lao vun xới, chăm bón của người trồng nên cây ấy. 
Từ hình ảnh ấy, người xưa luôn nhắc nhở chúng ta một vấn đề đạo đức sâu xa hơn: Người được hưởng thành quả lao động thì phải biết ơn người tạo ra nó. Hay nói cách khác: Ta phải biết ơn những người mang lại cho ta cuộc sống ấm no hạnh phúc như hôm nay.
"Nguồn" là nơi xuất phát của dòng nước, mạch nước từ núi, từ rừng ra suối, ra sông rồi đổ ra biển cả mênh mông, không bao giờ cạn. Thứ nước khởi thủy đó trong mát, tinh khiết nhất. Khi ta uống dòng nước làm vơi đi cơn khát thì phải biết suy ngẫm đến nơi phát xuất dòng nước ấy. 
Từ hình ảnh cụ thể như vậy, người xưa còn muốn đề cập đến một vấn đề khái quát hơn."Nguồn" có thể được hiểu chính là những người đã tạo ra thành quả về vật chất, tinh thần cho xã hội. Còn "uống nước" đó chính là sử dụng, đón nhận thành quả ấy. Câu tục ngữ nhằm khuyên nhủ chúng ta phải biết ơn những người đã tạo dựng thành quả cho mình trong cuộc sống.	
b.Tại sao như vậy? 
Sở dĩ chúng ta phải biết ơn bởi vì tất cả những thành quả lao động từ của cải vật chất đến của cải tinh thần mà chúng ta đang hưởng thụ không phải tự nhiên có được. Những thành quả đó là mồ hôi, nước mắt và cả xương máu của biết bao lớp người đã đổ xuống để tạo nên. 
Bát cơm ta ăn là do công lao khó nhọc vất vả “một nắng hai sương” của người nông dân trên đồng ruộng. Tấm áo ta mặc, ngôi nhà ta ở, cả những vật dụng hàng ngày ta tiêu dùng là do sức lao động cần cù, miệt mài của những người thợ, những chú công nhân. 
Cũng như những thành tựu văn hoá nghệ thuật, những di sản của dân tộc còn để lại cho đời sau hôm nay là do công sức, bàn tay, khối óc của những nghệ nhân lao động sáng tạo không ngừng 
Đã bao giờ ta tự hỏi: tại sao mình có mặt trên đời này? Đó là bởi công ơn của cha mẹ đã mang năng, đẻ đau sinh ra ta từ hòn máu đỏ. Giây phút chúng ta cất tiếng khóc chào đời cũng chính là lúc hạnh phúc ngập tràn trong lòng cha mẹ. Rồi họ chăm bẵm, dạy dỗ chúng ta khôn lớn thành người. 
Rồi những bác sĩ kĩ sư đã không tiếc công sức mồ hôi, trí óc để lao động, dựng xây cuộc sống. 
Một thời gian đằng đẵng sống trong những đêm dài nô lệ, chúng ta phải hiểu rằng đã có biết bao lớp người ngã xuống quyết tâm đánh đuổi kẻ thù để cho ta có được cuộc sống độc lập, tự do như hôm nay. Chính vì vậy, ta phải biết ơn. Đây cũng là truyền thống tốt đẹp của người VN đã được truyền day từ bao đời nay: “uống nước nhớ nguồn”, chim có tổ, người có tông”
Còn rất nhiều, nhiều nữa những công trình vĩ đại mà ông cha ta làm nên nhằm phục vụ cho con người. Chúng ta là lớp người đi sau, thừa hưởng những thành quả ấy, lẽ nào chúng ta lại lãng quên, vô tâm không cần biết đến người đã tạo ra chúng ư? 
Lòng biết ơn là tình cảm không thể thiếu trong mỗi người có phẩm chất tốt đẹp. Có lòng biết ơn sẽ giúp ta gắn bó hơn với người đi trước, từ đó tạo nên một xh đoàn kết thân ái hơn.
Phê phán
Nhưng thực tế không phải ai cũng hiểu được điều này. Xã hội của chúng ta vẫn còn tồn tại nhiều kẻ ích kỉ chỉ biết ăn bám, chỉ biết hưởng thành quả; vô ơn, “ăn cháo đá bát”, “qua cầu rút ván”, chỉ biết chạy theo đồng tiền, sự giàu sang, phú quý mà lại hoàn toàn lãng quên cha mẹ thầy cô và những người đã có công với mình. Ý lại vào tiền họ bỏ mặc cha mẹ sống cô đơn không người chia se, không thèm hỏi han, thậm chí còn đánh đập cha mẹ..vô lễ với các thầy cô. 
Những loại người vô ơn như vậy sớm hay muộn rồi họ cũng bị con cháu vô ơn lại bởi có người đã nói “nếu anh bắn vào quá khứ bằng súng lục, thì tương lại sẽ bắn vào anh bằng đại bác”. Vì thế chúng ta phải phê phán, lên án mạnh mẽ. Đó cũng là một cách để chúng ta nâng cao nhận thức về lòng biết ơn, để xã hội ngày càng tốt đẹp hơn.
c.Muốn vậy ta cần phải làm gì?
Có lòng biết ơn, sống ân nghĩ thuỷ chung là đạo lí làm người, đó cũng là bổn phận, nhiêm vụ của chúng ta đối với đời. Tuy nhiên, lòng biết ơn không phải là lời nói suông mà phải thể hiện bằng hành động cụ thể. 
Để thể hiện điều này, mỗi chúng ta phải trân trọng và bảo vệ những thành quả của cha ông, phát triển chúng thành những điều tốt đẹp hơn nữa; Tham gia tích cực vào các phong trào đền ơn đáp nghĩa của địa phương. 
Với cha mẹ, thầy cô ta cần phải thực hiện tốt bổn phận làm con trong gia đình, bổn phận người học trò trong nhà trường. 
Bên cạnh đó mỗi người phải tích cực học tập và lao động góp phần xây dựng đất nước ngày càng giàu đẹp hơn; sử dụng thành quả lao động lao động một cách tiết kiệm, không lãng phí. Đồng thời chúng ta phải vừa là người là người hưởng thành quả nhưng đồng thời cũng là ngưởi tạo ra thành quả cho đời sau.
Tóm lại, câu tục ngữ trên giúp ta hiểu rõ về đạo lí làm người. Lòng biết ơn là tình cảm cao quý và cần phải có trong mỗi con người. 
Vì vậy, chúng ta cần phải luôn trau dồi phẩm chất cao quý đó, nhất là đối với cha mẹ, thầy cô với những ai đã tạo ra thành quả cho ta hưởng thụ. 

File đính kèm:

  • docnghi_luan_xa_hoi_long_biet_on.doc