Nghị luận xã hội 200 chữ

“Bản lĩnh” – hai từ thật đơn giản nhưng bạn biết không, hàm chứa trong đó là cả một quá trình quyết tâm kiên cường không ngại gian khổ. Giống như một chiếc áo giáp được tôi luyện từ những nguyên liệu bền vững nhất, bản lĩnh giúp ta không còn phải lo sợ trước những cơn gió to hay những ngọn sóng dữ. Vậy bản lĩnh là gì? Bản lĩnh là khả năng giải quyết mọi chuyện một cách bình tĩnh, thông minh và tỉnh táo. Người bản lĩnh là người dám đương đầu với khó khăn gian khổ. Thất bại, tự họ sẽ đứng lên. Cay đắng họ sẽ làm cho mọi thứ ngọt ngào. Họ dám làm những điều lớn lao, kỳ vĩ, xoay trời chuyển đất. Ở những người có bản lĩnh, họ luôn có trái tim đầy lý trí; có lòng quyết tâm cao độ với một lòng can đảm cùng với một nghị lực, ý chí mạnh mẽ. Họ sẵn sàng đương đầu với thử thách. Ở họ, ta luôn tìm thấy cái kiên định nơi đáy mắt và một nụ cười biểu trưng cho sự tự tin. Các cầu thủ U23 Việt Nam làm nên kỳ tích trước các đối thủ lớn về thể hình, mạnh về tốc độ như Uzơ-bê –kit- tan, I-rắc, Quata cũng là nhờ vào bản lĩnh. Người bản lĩnh, họ sẽ được mọi người yêu quý, tin cậy; bản thân họ cũng sẽ hiểu được sứ mệnh của mình là chỗ dựa tinh thần cho người khác. Vì vậy, người bản lĩnh là người dám nghĩ, dám làm và dám thành công. Tuy nhiên cũng có những người vừa mới thấy nhấp nhô gợn sóng đã vội vã buông tay chèo, dễ dàng chấp nhận thất bại. Chắc chắn một điều rằng, những kẻ ấy vĩnh viễn không thể tự khẳng định vị trí của mình trong xã hội, mãi mãi chỉ có thể sống dưới cái bóng của kẻ khác. Và bạn ơi, bản lĩnh khởi đầu như thế đấy! Khoan nói đến những thành quả mà bản lĩnh đem lại, chỉ nói riêng đến quá trình rèn luyện thôi cũng đã được xem là một thành tựu rồi. Đến đây, tôi chợt nhớ đến bông bồ công anh mạnh mẽ nương mình theo gió để vươn đến những chân trời cao xa. Ngay cả loài hoa mong manh nhỏ bé còn có thể tự luyện cho mình bản lĩnh, vậy còn bạn? Bạn có chấp nhận kiếp sống còn thua kém cả một loài hoa?

docx 15 trang cucpham 1140
Bạn đang xem tài liệu "Nghị luận xã hội 200 chữ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghị luận xã hội 200 chữ

Nghị luận xã hội 200 chữ
1. Viết đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) bàn về Bản Lĩnh.
“Bản lĩnh” – hai từ thật đơn giản nhưng bạn biết không, hàm chứa trong đó là cả một quá trình quyết tâm kiên cường không ngại gian khổ. Giống như một chiếc áo giáp được tôi luyện từ những nguyên liệu bền vững nhất, bản lĩnh giúp ta không còn phải lo sợ trước những cơn gió to hay những ngọn sóng dữ. Vậy bản lĩnh là gì? Bản lĩnh là khả năng giải quyết mọi chuyện một cách bình tĩnh, thông minh và tỉnh táo. Người bản lĩnh là người dám đương đầu với khó khăn gian khổ. Thất bại, tự họ sẽ đứng lên. Cay đắng họ sẽ làm cho mọi thứ ngọt ngào. Họ dám làm những điều lớn lao, kỳ vĩ, xoay trời chuyển đất. Ở những người có bản lĩnh, họ luôn có trái tim đầy lý trí; có lòng quyết tâm cao độ với một lòng can đảm cùng với một nghị lực, ý chí mạnh mẽ. Họ sẵn sàng đương đầu với thử thách. Ở họ, ta luôn tìm thấy cái kiên định nơi đáy mắt và một nụ cười biểu trưng cho sự tự tin. Các cầu thủ U23 Việt Nam làm nên kỳ tích trước các đối thủ lớn về thể hình, mạnh về tốc độ như Uzơ-bê –kit- tan, I-rắc, Quata cũng là nhờ vào bản lĩnh. Người bản lĩnh, họ sẽ được mọi người yêu quý, tin cậy; bản thân họ cũng sẽ hiểu được sứ mệnh của mình là chỗ dựa tinh thần cho người khác. Vì vậy, người bản lĩnh là người dám nghĩ, dám làm và dám thành công. Tuy nhiên cũng có những người vừa mới thấy nhấp nhô gợn sóng đã vội vã buông tay chèo, dễ dàng chấp nhận thất bại. Chắc chắn một điều rằng, những kẻ ấy vĩnh viễn không thể tự khẳng định vị trí của mình trong xã hội, mãi mãi chỉ có thể sống dưới cái bóng của kẻ khác. Và bạn ơi, bản lĩnh khởi đầu như thế đấy! Khoan nói đến những thành quả mà bản lĩnh đem lại, chỉ nói riêng đến quá trình rèn luyện thôi cũng đã được xem là một thành tựu rồi. Đến đây, tôi chợt nhớ đến bông bồ công anh mạnh mẽ nương mình theo gió để vươn đến những chân trời cao xa. Ngay cả loài hoa mong manh nhỏ bé còn có thể tự luyện cho mình bản lĩnh, vậy còn bạn? Bạn có chấp nhận kiếp sống còn thua kém cả một loài hoa?
2. Viết đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) bàn về vai trò của Ý Chí (Nghị lực)
Muốn vượt qua gian nan thử thách trên đường đời, con người không thể thiếu đi nghị lực. Vậy nghị lực là gì? Đó là là ý chí, là bản lĩnh, lòng quyết tâm vươn lên trong cuộc sống. Người giàu nghị lực luôn có sức sống mạnh mẽ, dám đương đầu với mọi thử thách khó khăn, kiên trì vượt qua nghịch cảnh để đi đến thành công. Trong thực tế, ta có thể bắt gặp không ít con người như vậy. Nguyễn Ngọc Ký thiếu đi đôi tay nhưng không ngừng nỗ lực để trở thành một người thầy đáng kính, Nick Vujick sinh ra với tứ chi khiếm khuyết nhưng chưa một lần chịu thua số phận, Stephen Hawking bị bại liệt ở tuổi ngoài 20 và được ngợi ca là nhà vật lí học đương đại nổi tiếng nhất Họ chính là những tấm gương sáng, đem đến cho ta bài học quý báu về giá trị của ý chí, nghị lực và sự quyết tâm. Vậy nhưng, trong xã hội vẫn có một số người có lối sống ỷ lại, dựa dẫm, không có tinh thần phấn đấu, ý chí tiến thủ. Không chỉ tự đưa mình vào ngõ cụt, những người như vậy còn kéo lùi dòng chảy văn minh của nhân loại, trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hôi. Thế hệ trẻ hôm nay cần phê phán lối sống này, không ngừng rèn đức luyện, nỗ lực bằng tất cả khả năng để có thể vững vàng tiến về phía trước. Bởi đúng như Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói, “Tuổi trẻ là tuổi của tương lai. Muốn có tương lai tốt đẹp thì phải chiếm lấy bằng ý chí và nghị lực của chính bản thân”.
3. Viết đoạn văn ngắn (khoảng 200) chữ bàn về tính Trung Thực.
“Trung thực là “chương đầu tiên” trong cuốn sách về sự khôn ngoan” - Thomas Jefferson. Quả đúng như vậy, trung thực là một đức tính quý báu mà bất cứ ai trong cuộc đời cũng đều mong muốn có cho mình. Vậy trung thực là gì? Đó là lối sống ngay thẳng, không bao giờ nói sai sự thật, luôn đứng về lẽ phải, bảo vệ công bằng; trung thực là không dối trá, sống đúng lương tâm mình. Trung thực được thể hiện ở rất nhiều mặt của đời sống. Đó là lúc bạn sai lầm và mạnh dạn nhận lỗi về mình. Trong thi cử chấp nhận điểm kém còn hơn gian lận, quay cóp. Trung thực còn giúp cho chúng ta rất nhiều điều khác trong cuộc sống nữa. Nó giúp ta có được sự tin tưởng, tin yêu của người khác. Trong công việc làm ăn, nếu chúng ta làm ăn trung thực với nhau, không gian dối thì cả hai bên đều có lợi. Nếu mỗi con người là một tấm gương sáng về trung thực thì sẽ tạo nên một xã hội văn minh, công bằng, xã hội ổn định, phát triển. Ta cũng cần phê phán những kẻ gian dối, thiếu trung thực. Những kẻ không trung thực là những kẻ xấu, dễ gây mất niềm tin đối với người xung quanh, khiến ai cũng phải dè chừng. Trong cuộc sống hằng ngày, khi vi phạm lỗi lầm gì thì cố gắng kiếm cớ, nói dối sao cho mình thoát khỏi tội. Đó là những hành vi đê hèn của kẻ không trung thực. Người không trung thực là người không tốt. Vậy nên chúng ta cần đấu tranh loại bỏ thói xấu này ra khỏi xã hội. Tóm lại, trung thực là một đức tính tốt, cao quý rất đáng để cho chúng ta noi theo. Vì thế, ngay từ giờ phút này, hãy chung tay loại bỏ thói dối trá ra khỏi đời sống xã hội, hãy cùng nhau tạo nên một thế giới nơi con người tin tưởng và sống với nhau bình đẳng và bác ái.
⇒ Cách viết đoạn văn nghị luận xã hội 200 chữ
4. Viết đoạn văn 200 chữ bàn về: Khát vọng
20 đề và bài văn mẫu nghị luận xã hội 200 chữ
Để sống một cuộc đời có ý nghĩa, con người không thể thiếu đi những khát vọng chân chính. Vậy khát vọng là gì? Nó đóng vai trò như thế nào trong cuộc sống của mỗi chúng ta? Khác với tham vọng, khát vọng chính là mong muốn hướng tới những điều lớn lao, tốt đẹp với sự thôi thúc mãnh liệt đến từ sâu thẳm trái tim con người. Nó đem đến một mục đích sống cao đẹp, trở thành động lực giúp ta vượt qua khó khăn trên đường đời. Đồng thời, nó cũng nâng ta lên khỏi những cái tầm thường, vươn tới cái cao cả, thuần khiết hơn, trở thành nền tảng quan trọng để có thể kiến tạo nên lợi ích cho gia đình và xã hội. Thử hỏi, cách đây hơn một trăm năm, nếu người thanh niên Nguyễn Tất Thành không vì khát vọng giành lại độc lập cho dân tộc mà đặt chân lên con tàu Đô đốc Đờ Tác – tơ – ri, biết đến bao giờ chúng ta mới được sống trong hòa bình như ngày hôm nay? Và nếu không có những con người dám ước mơ, dám thực hiện như Chủ tịch Tập đoàn Vingroup, có lẽ thương hiệu ô tô Made in Vietnam 100% sẽ chẳng bao giờ trở thành hiện thực. ..Những người biết khát vọng vươn lên xứng đáng để mỗi chúng ta nêu gương và học tập. Tuy nhiên bên cạnh những con người biết khát vọng và hướng đến những điều tốt đẹp thì trong xã hội vẫn còn đâu đó những con người không biết vươn lên, tự mãn với bản thân. Những người như vậy sẽ làm xã hội đi xuống, họ đáng bị phê phán và lên án. Nói tóm lại, tất cả chúng ta, trong đó có tôi, hãy xây dựng cho mình một khát vọng cao cả và nỗ lực hết sức để biến nó thành hiện thực. Bởi nếu cuộc đời này là bầu trời rộng lớn, khát vọng chính là đôi cánh giúp ta có thể bay xa.
5. Viết bài văn nghị luận 200 chữ bàn về câu nói của M.Faraday: "Mọi thứ rồi sẽ qua chỉ còn tình người ở lại "
Bài làm
Khi bé tôi thường hỏi mẹ rằng: "Điều gì sẽ còn lại sau một trận sóng thần hở mẹ?" Mẹ chỉ ôm thật chặt tôi vào lòng mà nói rằng: "Đây chính là câu trả lời". Lúc đó, tôi đã không hiểu những gì mẹ nói. Nhưng giờ thì tôi đã hiểu. Mẹ ơi, con đã biết. "Mọi thứ rồi sẽ đi qua chỉ còn tình người ở lại".
Tình người là tình cảm giữa người với người, biết cảm thông, chia sẻ, giúp đỡ nhau trong những lúc khó khăn, hoạn nạn. Câu nói khẳng định không có gì là mãi mãi, chỉ có tình người là còn tồn tại cho đến khi ta nhắm mắt xuôi tay.
Trong cuộc sống, ta thấy rất nhiều những người sẵn sàng dang rộng vòng tay để giúp đỡ mọi người, bởi vì họ dễ xúc động, hay vì họ đã từng trải qua trường hợp đó và không muốn người khác giống hoàn cảnh của mình. Tình người đã tồn tại trong mỗi người từ lúc được sinh ra. Sau tiền tài, vật chất không gì ấm áp hơn bằng một cái bắt tay, một nụ cười, một cái ôm, một lời động viên chân thành vì những gì hôm nay chưa chắc ngày mai ta còn đó. Tình người đã giúp cho mọi người gần nhau hơn.
Nhưng bên cạnh đó, còn những người vô tâm, vô cảm. Họ chỉ biết lo cho bản thân, không quan tâm đến cuộc sống xung quanh. Thay vì giúp đỡ họ chỉ biết đứng nhìn, hay lấy trong túi ra một chiếc điện thoại để chụp lại và đăng lên mạng xã hội bày tỏ niềm thương xót. Và căn bệnh đó thật sự ghê gớm, nhất là ở giới trẻ. Nói thương nhưng không có hành động cụ thể, thì tình người đang mất dần đi. Chẳng những thế có những người lợi dụng lòng tốt của người khác để thực hiện những hành vi không tốt. Do vậy, tình người đang bị xấu đi từng ngày.
Nếu có một ngày nào đó, cả thế giới lắng nghe tôi nói thì tôi sẽ nói rằng: "Đừng sống vì bản thân, mà hãy biết yêu thương dù khác màu da, khác dân tộc. Hãy quan tâm nhau vì chúng ta là đồng loại. Xin đừng lợi dụng tình thương vì mục đích riêng. Tôi muốn thấy một người bị nạn được đưa vào bệnh viện kịp thời, chứ không phải đứng ở ngoài sợ liên lụy bản thân và nhìn người ta chết dần".
Đâu đó trên thế giới này, còn có những người đang âm thầm giúp đỡ mọi người mà không cần báo đáp. Chúng ta những thế hệ trẻ hãy noi gương theo họ. Con của anh chị đang nhìn anh chị mà lớn khôn, đừng để thế hệ sau là những thế hệ "vô cảm".
Tiền tài, vật chất chúng ta làm ra đến khi nằm xuống ta đem theo được gì? Hay để lại cho thế hệ sau sự tranh chấp, giành giựt. Khi chúng ta giúp người khác, chúng ta sẽ mang theo những ký ức đẹp đó đến suốt cuộc đời, và những người được ta giúp sẽ vô cùng biết ơn ta. Vì vậy, câu nói của M.Faraday rất đúng: "Mọi thứ rồi sẽ qua chỉ còn tình người ở lại".
⇒ Nghị luận về câu nói: "Mọi thứ rồi sẽ qua đi, chỉ còn tình người ở lại"
6. Viết đoạn văn nghị luận xã hội 200 từ: Đừng sống theo điều ta ước muốn, hãy sống theo điều ta có thể
Bài làm
Con người sinh ra ai cũng có ước mơ, khát khao của riêng mình, tuy nhiên không phải bất cứ ai cũng chạm được đến cái đích của riêng mình. Câu ngạn ngữ "Đừng sống theo điều ta ước muốn. Hãy sống theo điều ta có thể" là một câu châm ngôn sống đầy kinh nghiệm để giúp con người lựa chọn cách sống của cá nhân. "Điều ta ước muốn" là những khát vọn ... được đảm bảo qua quá trình kiểm duyệt thì hàng giả, hàng nhái là những hàng hóa không có giá trị sử dụng, công dụng; có giá trị sử dụng, công dụng không đúng với nguồn gốc bản chất tự nhiên, tên gọi của hàng hóa; có giá trị sử dụng, công dụng không đúng với giá trị sử dụng, công dụng đã công bố hoặc đăng ký.
Ở Việt Nam, chuyện làm giả làm nhái và ăn cắp bản quyền, dường như đã thành chuyện hàng ngày ở huyện, đến mức, người ta không cảm thấy xấu hổ gì cả khi làm việc đó. Có lần tôi đi mua tương bần, đã được nhắc trước là mua ở hiệu Bà Già, chỗ đó là ngon nổi tiếng. Thế nhưng, khi đến nơi, thì thấy cả một dãy phố, cửa hiệu nào cũng treo biển Bà Già, hoa hết cả mắt. Cuối cùng, tôi phát hiện ra có một cửa hàng treo biển Bà Già Đừng Nhầm và quyết định rẽ vào. Ở đó, tôi gặp một bà già trông rất đẹp lão, khi được hỏi tại sao cửa hàng của bà treo biển lạ thế, bà nói là vì khi bà treo biển Bà Già, ngay lập tức các nhà khác cũng treo biển Bà Già. Cực chẳng đã, bà treo thêm chữ Đừng Nhầm để phân biệt với những nhà khác. Nhưng mà tôi đồ rằng, một ngày nào đó, cả dãy phố sẽ đầy ắp những biển Bà Già Đừng Nhầm, chẳng khác nào yêu quái đội lốt Tôn Ngộ Không để lừa gạt Đường Tăng. Bao nhiêu cá nhân, doanh nghiệp Việt Nam đã phải cay đắng sống chung với lũ, hoặc là thay tên đổi họ, hoặc là rút cục đã bị chèn ép bởi chính những kẻ làm giả, làm nhái, vì không đủ sức để bảo vệ bản quyền của mình. Có người làm thật, mà rút cục không đủ to mồm, không đủ tiền hay không đủ quan hệ, còn bị đổ oan cho là làm nhái.Thực ra, việc làm nhái không những có hại cho người làm thật, mà có hại cho chính người làm nhái nữa. Tôi tin rằng, nếu thực sự đam mê, tìm tòi và đi đến cùng con đường của mình, thì ai rồi cũng có thể tìm ra một cái gì đó riêng, độc đáo, khác biệt, và đều có thể đóng góp một điều gì đó cho cộng đồng. Bởi vì tri thức hay chân lý hay phương pháp hay kĩ thuật hay sản phẩm, là không có giới hạn, dù hàng nghìn người cùng theo đuổi và tìm kiếm đi chăng nữa, cũng không bao giờ có thể hết được. Thế nhưng, quen với việc làm nhái làm giả, người ta dần dần trở nên lười biếng, không chịu đào sâu suy nghĩ, đánh mất đam mê và bản sắc, cuối cùng không bao giờ dám đi đến cùng con đường của mình, vì thế cũng khó có thể tạo nên một cái gì đó thật sự sâu sắc, thật sự chất lượng. Cái gì không thực sự sâu sắc và chất lượng, thì chỉ có thể hấp dẫn người ta lúc ban đầu, lừa bịp người ta trong chốc lát chứ khó có thể phát triển một cách bền vững được.Người làm giả làm nhái, tưởng là có thể đạp lên trên đối thủ, hóa ra lại đang giết chết chính mình. Rồi người sử dụng sản phẩm hoặc tiếp nhận tri thức thì lại càng thiệt hại hơn nữa, như bị lạc vào ma trận, dẫn đến đánh mất niềm tin vào những giá trị chân chính, đánh mất niềm tin vào con người. Đồ dùng đánh mất có thể mua lại, tiền bạc đánh mất có thể kiếm lại, nhưng niềm tin bị mất thì không bao giờ tìm lại được. Thiết nghĩ, đã đến lúc chúng ta nên chung tay để loại bỏ vấn nạn này, từ các chế tài xử phạt, lương tâm của những người kinh doanh cho đến ý thức của người tiêu dùng. Hãy để xã hội trở nên văn minh hơn, hiện đại hơn khi không còn tồn tại thực trạng hàng giả, hàng nhái.
19. “Một thực tế phổ biến hiện nay là với đa phần giới trẻ các trường nghề chỉ được coi là lựa chọn cuối cùng khi giấc mơ gõ cửa các trường đại học của họ không đạt được”
(Trích Không thể hội nhập chỉ với kĩ sư, tiến sĩ – Nguyễn Công Thảo , báo Vietnamnet.)
Hãy nêu suy nghĩ của anh/chị về ý kiến trên bằng một đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ).
Bài làm
Với mỗi chúng ta, sau khi kết thúc những năm tháng trên ghế nhà trường, mỗi người lại lựa chọn cho mình một con đường riêng để đi tới thành công. Nhưng “Một thực tế phổ biến hiện nay là với đa phần giới trẻ các trường nghề chỉ được coi là lựa chọn cuối cùng khi giấc mơ gõ cửa các trường đại học của họ không đạt được”. Việt Nam là một đất nước nông nghiệp phải trải qua rất nhiều vất vả, khó nhọc, lao động mệt mỏi mới mong có được cuộc sống đầy đủ. Do đó, suy nghĩ và quan điểm cho rằng: chỉ HỌC, HỌC và HỌC mới có thể giúp mình phát triển, thoát khỏi sự nghèo khó sau lũy tre làng đã trở thành quan niệm ăn sâu vào tiềm thức và suy nghĩ của mỗi người. Vì vậy, đại học luôn là mục tiêu cao nhất và là nơi duy nhất được mọi người theo đuổi, cố gắng mọi giá để đạt được. Nhưng không phải ai cũng có đủ điều kiện hay may mắn để bước vào cánh cửa đó. Và khi niềm hy vọng bị dập tắt thì nhiều bạn trẻ mang theo sự chán nản, buông xuôi, thất vọng để lựa chọn theo học những trường nghề. Nếu các trường đại học tập trung đào tạo về tri thức nghiên cứu thì kĩ năng là mục tiêu đào tạo của các trường dạy nghề. Nếu xét trên các phương diện thì đây là hai yếu tố chủ đạo để phát triển kinh tế và đều được đề cao như nhau. Nhưng ở Việt Nam thì nghề chỉ được coi là “Chiếu dưới”. Đây không phải một hiện tượng đơn lẻ mà phổ biến trong cả nước. Nói cách khác, nhiều suy nghĩ tiêu cực còn nghĩ rằng vào trường nghề là một thất bại cực kì nặng nề. Điều này xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau.Trước hết đó là nhận thức. Chúng ta vẫn chưa thoát khỏi được quan niệm học nghề chỉ dành cho những công việc chân tay vất vả, phục vụ những công việc thiên về thể lực, ít cần đến nghiên cứu hay sáng tạo. Chưa tính đến thực tế hay hiệu quả công việc, trong các cuộc thi quốc tế, Việt Nam chỉ luôn đạt giải và thành tích cao ở những môn thi về lý thuyết còn những bộ môn yêu cầu kĩ năng thì nước ta vẫn rất hiếm khi được vinh danh. Thiết nghĩ, chúng ta cần thay đổi về cả nhận thức và hành động để xóa bỏ ranh giới giữa học đại học và học nghề.. Chính sách phát triển nên chú trọng đầu tư them cho các trường đào tạo nghề để tạo điều kiện tốt nhất cho việc học tập, thực hành của học viên, giúp đào tạo được nguồn nhân lực có tay nghề cao. Mỗi người cũng cần thay đổi nhận thức của mình. Dù là phát triển, đóng góp về tri thức hay lao động để tạo ra những sản phẩm hữu hình, có giá trị và thiết thực thì đều được trân trọng và có một vị trí như nhau.Đã đến lúc loại bỏ quan niệm chỉ đại học mới mang lại hạnh phúc và thành công.
Hãy cùng thay đổi để các trường nghề trở thành một trong những lựa chọn tích cực của thế hệ trẻ thay vì con đường tạm thời, mang tính giải pháp khi cánh cửa đại học khép lại.
20. Viết đoạn văn nghị luận xã hội trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý nghĩa câu nói: "Nếu tôi không cháy lên, nếu anh không cháy lên, nếu chúng ta không cháy lên thì làm sao bóng tối có thể trở thành ánh sáng"
Bài làm
Con đường đi đến thành công sẽ rộng mở hơn nếu mỗi chúng ta dám cháy hết với những đam mê, hoài bão của mình. Điều này được đúc kết từ chân lí sống của Nazim Hikmet: ”Nếu tôi không cháy lên, nếu anh không cháy lên, nếu chúng ta không cháy lên thì làm sao bóng tối có thể trở thành ánh sáng”. Đó là một triết lí sống cao đẹp đầy ý nghĩa. "Cháy lên” là sự phát sáng, bùng cháy, lan tỏa hơi ấm trong không gian.
Nhà thơ đã mượn hình ảnh ”cháy lên” để nói về sự bứt phá, nghị lực vươn lên và cũng có thể hiểu là sự dấn thân, dám đương đầu của con người trước muôn vàn khó khăn, trắc trở. Bóng tối là biểu trưng cho cái xấu, cái ác, nó đi ngược lại với những điều tốt đẹp trong cuộc sống như lòng nhân hậu vị tha, dũng cảm. Qua đó Nazim muốn nhắn gửi tới người đọc thông điệp: Nếu chúng ta không dám hành động, không dám dấn thân, đứng lên thì bóng đêm sẽ mãi ngự trị, ánh sáng không thể xuất hiện cũng như những điều tốt đẹp ấy không thể tồn tại trên đời! Vì cuộc đời không phải là thảm trải đầy hoa hồng nên chúng ta luôn phải vươn mình để khẳng định bản thân và để trưởng thành hơn. Xung quanh ta có biết bao người kiên trì theo đuổi ước mơ của mình. Họ là những con người dám sống hết mình, không ngừng nỗ lực và dám đối mặt với thất bại để đạt được mục tiêu của mình. Đâu đó cũng có những người dám đứng lên bênh vực chính nghĩa, dám đấu tranh vì một tương lai tươi sáng hơn. Chúng ta không thể không nhắc đến những con người bằng tài năng, sức lực cùng với khối óc đầy đam mê và nhiệt huyết đang ngày đêm âm thầm cống hiến cho xã hội, đất nước. Có thể kể đến Wilma Rudolph, một cô bé có đôi chân gần như bị liệt nhưng vẫn cố gắng tập luyện để theo đuổi ước mơ điền kinh của mình. Sau nhiều năm khổ luyện, cô bé ngày nào đã trở thành Nữ vận động viên xuất sắc nhất năm 1960. Hay nghệ sĩ Violon Perlman thường phải chống nạng để biểu diễn do căn bệnh bại liệt. Ấy vậy mà khúc nhạc của ông đã lay động hàng triệu trái tim hơn cả thế khúc nhạc ấy được tấu lên bởi một ý chí dũng cảm, vượt lên khó khăn để theo đuổi hoài bão. Đó là minh chứng sáng cho tinh thần chiến thắng nghịch cảnh, không ngừng "cháy lên" và đem ánh sáng cho đời. ”Cháy lên” sẽ giúp con người sống có chí hướng, bản lĩnh vững vàng để bước qua mọi thử thách. Nó giúp con người biết quý trọng từng giây phút trong cuộc đời, biết đem ngọn lửa của mình thắp sáng cho bầu trời nhân loại. Thế nhưng rất đáng buồn hiện nay, bên cạnh những người sống xả thân, sống nghị lực vẫn còn nhiều người chọn cách sống ích kỉ, phó mặc cho số phận. Chẳng hạn như trong cuộc đấu tranh chống tham nhũng ngày nay, một bộ phận không nhỏ trong xã hội không dám lên tiếng thậm chí tìm mọi cách che đậy để thỏa mãn nhu cầu cá nhân của mình. Có những con người chỉ vài lần thất bại song chán nản chìm đắm vào biển tuyệt vọng để rồi ngã gục trước giông tố cuộc đời. Những biểu hiện đó thật đáng phê phán. Điều cốt yếu của mọi sự ”cháy lên” là tạo bước ngoặt trong nhận thức nhưng vẫn chưa đủ mà cần phải có kế hoạch rõ ràng và hành động ngay vì sống là không chờ đợi. Sự cháy lên ấy cũng cần xuất phát từ khả năng thực tế của con người. Câu nói đã để lại bài học sâu sắc: trước thử thách khốc liệt của cuộc đời hãy tìm cho mình nguồn động lực để thắp sáng tương lai. Hãy mạnh dạn phá vỡ giới hạn bản thân trên hành trình theo đuổi ước mơ và cống hiến cho xã hội .Xã hội luôn cần những cá nhân biết tỏa sáng và đem ánh sáng của mình giúp cho đời. ”Giọt nước chỉ hòa vào biển cả mới không cạn mà thôi”. Lời khuyên của Nazim Hikmet đã khích lệ chúng ta cần có lí tưởng sống cao đẹp và cháy mãnh liệt hơn nữa để đứng vững trước thăng trầm cuộc đời.

File đính kèm:

  • docxviet_doan_van_ngan_khoang_200_chu_ban_ve_ban_linh.docx