Nghị luận về một vấn đề rút ra từ tác phẩm văn học

Bài thơ Sang thu không chỉ là những cảm nhận hết sức tinh tế, là những chiêm nghiệm sâu sắc của nhà thơ Hữu Thỉnh về sự chuyển biến của đất trời, của đời người trong khoảnh khắc giao mùa từ hạ sang thu mà hơn thế nữa, bài thơ còn bộc lộ một tình yêu thiên nhiên thiết tha, rạo rực.

Thiên nhiên là gì mà mỗi khi nhắc đến chúng ta đều thấy gắn bó, yêu thương? Thiên nhiên là gì mà chúng ta luôn thấy cần phải giữ gìn và bảo vệ? Câu trả lời đã sẵn : thiên nhiên chính là cuộc sống của con người. Thiên nhiên luôn có mặt trong từng nhịp sống của con người. Đó chính là cây cối, vầng trăng, dòng sông trước nhà Chúng ảnh hưởng, tác động rất nhiều lên đời sống của con người chúng ta. Chúng có thể tác động trực tiếp hay gián tiếp lên con người, động vật hay thực vật. Và tất cả chúng đều có những vai trò khác nhau đối với đời sống của con người.

 Ai cũng biết rừng là lá phổi xanh của trái đất,thiếu rừng liệu cuộc sống của chúng ta có được duy trì và tươi đẹp hay không? Rừng cung cấp oxy cũng như thức ăn, lương thực cho con người; rừng ngăn chặn những dòng lũ giận dữ của mẹ thiên nhiên đổ ập lên con người ,chống xói mòn đất đai; rừng cũng đem lại nguồn kinh tế cho con người như khai thác lâm sản, gỗ của rừng có thể được dùng để làm nhà, những bộ bàn ghế sang trọng hay gần gũi hơn đó chính là những bàn ghế học sinh ta hay ngồi học trên trường cũng như những trang giấy học trò trắng tinh. Rừng đem đến mạng sống cho biết bao con người, đem đến lợi nhuận không ít nhưng chúng ta đã có bao giờ quan tâm đến nó chưa?

 

docx 20 trang cucpham 01/08/2022 6960
Bạn đang xem tài liệu "Nghị luận về một vấn đề rút ra từ tác phẩm văn học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghị luận về một vấn đề rút ra từ tác phẩm văn học

Nghị luận về một vấn đề rút ra từ tác phẩm văn học
NGHỊ LUẬN VỀ MỘT VẤN ĐỀ RÚT RA TỪ TÁC PHẨM VĂN HỌC
1. Tình yêu thiên nhiên ( Sang Thu)
Bài thơ Sang thu không chỉ là những cảm nhận hết sức tinh tế, là những chiêm nghiệm sâu sắc của nhà thơ Hữu Thỉnh về sự chuyển biến của đất trời, của đời người trong khoảnh khắc giao mùa từ hạ sang thu mà hơn thế nữa, bài thơ còn bộc lộ một tình yêu thiên nhiên thiết tha, rạo rực. 
Thiên nhiên là gì mà mỗi khi nhắc đến chúng ta đều thấy gắn bó, yêu thương? Thiên nhiên là gì mà chúng ta luôn thấy cần phải giữ gìn và bảo vệ? Câu trả lời đã sẵn : thiên nhiên chính là cuộc sống của con người. Thiên nhiên luôn có mặt trong từng nhịp sống của con người. Đó chính là cây cối, vầng trăng, dòng sông trước nhà Chúng ảnh hưởng, tác động rất nhiều lên đời sống của con người chúng ta. Chúng có thể tác động trực tiếp hay gián tiếp lên con người, động vật hay thực vật. Và tất cả chúng đều có những vai trò khác nhau đối với đời sống của con người.
 Ai cũng biết rừng là lá phổi xanh của trái đất,thiếu rừng liệu cuộc sống của chúng ta có được duy trì và tươi đẹp hay không? Rừng cung cấp oxy cũng như thức ăn, lương thực cho con người; rừng ngăn chặn những dòng lũ giận dữ của mẹ thiên nhiên đổ ập lên con người ,chống xói mòn đất đai; rừng cũng đem lại nguồn kinh tế cho con người như khai thác lâm sản, gỗ của rừng có thể được dùng để làm nhà, những bộ bàn ghế sang trọng hay gần gũi hơn đó chính là những bàn ghế học sinh ta hay ngồi học trên trường cũng như những trang giấy học trò trắng tinh. Rừng đem đến mạng sống cho biết bao con người, đem đến lợi nhuận không ít nhưng chúng ta đã có bao giờ quan tâm đến nó chưa?
 Cùng với rừng, thiên nhiên bên ta chính là sông suối, hồ hay biển cả. Biển cả cung cấp muối – gia vị không thể thiếu trong mọi bữa ăn của gia đình; biển còn cung cấp lượng lớn thủy, hải sản, đem lại nguồn lợi cho con người như nhà thơ Huy Cận từng viết: “Biển cho ta cá như lòng mẹ/ Nuôi lớn đời ta tự buổi nào ”. 
Đất đai cũng là một trong những tài nguyên rất quan trọng của thiên nhiên. Đất đai giúp con người trồng trọt, chăn nuôi, canh tác các loại cây trồng, đem lại nguồn lương thực thực phẩm cho con người cũng như cho các loài động vật, gia súc. Đất đai cũng chính là nơi ta xây dựng nhà, tổ ấm gia đình qua từng ngày. Không chỉ vậy ẩn sâu bên trong đất chính là những tài nguyên khoáng sản có giá trị cần được khai thác. Đó chính là: than, sắt, vàng, bạc, dầu mỏ hay kim cương... và tất cả chúng đều mang lại những giá trị kinh tế lớn cho đời sống của con người. 
Mẹ thiên nhiên mang đến cho chúng ta bao nhiêu là lợi ích. Thế nhưng, thật đáng buồn thay ,con người chúng ta lại không biết tôn trọng, bảo vệ và giữ gìn chúng. Chúng ta khai thác tài nguyên thiên nhiên một cách vô tội vạ. Chúng ta làm ô nhiễm tài nguyên nước cũng như không khí bằng các chất thải độc hại từ các nhà máy, xí nghiệp, các phương tiện giao thông thường ngày. Tất cả các khu rừng đều bị chúng ta tàn phá, chúng ta đốt rừng, chặt phá cây cối để tìm kiếm lợi nhuận riêng cho chính bản thân mình mà không nghĩ đến người khác. Những việc làm ấy đã khiến cho thiên nhiên bị tàn phá, cuộc sống của con người bị đe dọa.
Thiên nhiên có vai trò rất quan trọng đối với tất cả con người cũng như tất cả những sinh vật sống trên trái đất. Và nếu chúng ta biết khai thác, sử dụng hợp lí cũng như bảo tồn, giữ gìn thiên nhiên thì nó sẽ trở thành một trong những tài sản quý giá nhất của con người chúng ta.
2. Thái độ sống của tuổi trẻ khi gặp phải những khó khăn, thử thách trong cuộc sống. ( Sang thu)
Hai câu thơ cuối khép lại bài Sang thu của Hữu Thỉnh : “Sấm cũng bớt bất ngờ - Trên hàng cây đứng tuổi ” đã thể hiện thật sâu sắc những suy ngẫm của tác giả về đời người lúc chớm thu. Sấm là hiện tượng thiên nhiên thường đi cùng với những cơn mưa rào mùa hạ dường như đã ít vang động hơn, không còn đủ sức làm lay động hàng cây đã bao mùa thay lá. Nhưng rồi, sấm cũng là hình ảnh ẩn dụ cho những biến động bất ngờ của đời sống. Hàng cây được nhân hóa mang ý nghĩa biểu tượng chỉ người đã từng trải, đã có những trải nghiệm về cuộc sống. Hai câu thơ gửi đến người đọc một thông điệp tư tưởng: con người từng trải, đã đi qua những cay, đắng, ngọt, bùi của cuộc đời thì sẽ bình thản, vững vàng hơn trước những tác động bất ngờ của ngoại cảnh. Ý thơ của Hữu Thỉnh đã gợi cho chúng ta những suy nghĩ về thái độ sống của con người khi gặp phải những khó khăn, thử thách. Cuộc sống là một chuỗi những khó khăn, thử thách , những chông gai,tuổi trẻ chúng ta cần làm gì để vượt qua những gian lao ấy? Sự thành công hay thất bại nằm ở chỗ bạn sẽ nỗ lực vượt qua hay đầu hàng thử thách. Có những người khi bị vấp ngã thì bi quan, chán nản, buông xuôi, đặc biệt là với tuổi trẻ chưa từng trải, chưa có bản lĩnh vững vàng . Thái độ sống ấy thật đáng phê phán bởi cuộc đời này vốn không có con đường nào là bằng phẳng, mọi chông gai thử thách và sóng gió cuộc đời có thể nổi lên bất cứ lúc nào, nó sẽ nhấn chìm hết mọi thứ nếu bản thân mỗi người không sẵn sàng đối đầu và nỗ lực để vượt qua những khó khăn đó. Thành công sẽ không đến với những ai dễ dàng từ bỏ khát vọng, hoài bão vì không dám đương đầu với thử thách, chông gai.Thật ngưỡng mộ khi trong cuộc sống, chúng ta cũng bắt gặp rất nhiều tấm gương thanh niên sống có ý chí, có nghị lực, dũng cảm đương đầu và vượt qua khó khăn thử thách để đạt những thành công trong cuộc sống. Anh Nguyễn Ngọc Ký, mặc dù bị liệt cả hai tay nhưng điều đó không có nghĩa là anh chấp nhận đầu hàng số phận. Anh vẫn thích đi học nhưng vì tay bị liệt nên điều này rất khó khăn, thế rồi anh tập viết bằng chân và sau bao nỗ lực, cố gắng, anh trở thành một thầy giáo giỏi tâm huyết với sự nghiệp trồng người của mình. Hay như thi sĩ Hàn Mặc Tử, mặc dù bị bệnh tật giày vò nhưng thi sĩ vẫn đem hết sức mình hiến dâng cho sự nghiệp văn thơ nước nhà những tác phẩm tuyệt tác. Chàng trai người Úc Nick Vujic mặc dù từ khi sinh ra đã không chân, không tay, anh đã từng rất tuyệt vọng với số phận nghiệt ngã của mình nhưng rồi với nghị lực và niềm tin vào cuộc sống vô bờ bến anh đã cho mọi người thấy sự thành công bằng khả năng của chính mình. Anh là chủ tịch của một tổ chức quốc tế nổi tiếng và có một gia đình hạnh phúc cùng vợ và con trai. Đặc biệt anh là một diễn giả nổi tiếng khắp thế giới về động lực cuộc sống, những bài diễn thuyết của anh đã làm lay động hàng triệu trái tim độc giả trên thế giới, chúng đã mang tới cho các bạn trẻ niềm hi vọng vào cuộc sống và nghị lực vươn qua nghịch cảnh khó khăn. Những tấm gương giàu ý chí và nghị lực ấy thật khiến chúng ta phải học tập và noi theo.Mỗi chúng ta cần phải rèn luyện ý chí cho mình, bởi thử thách là những gì giữ cho chúng ta luôn tươi mới. Thay vì né tránh chúng ta hãy dũng cảm nhảy vào cuộc và đối mặt với thử thách đó. Phải luôn đặt niềm tin vào bản thân mình, suy nghĩa lạc quan và tích cực khi đối mặt với thử thách khắc nghiệt của cuộc sống; phải biết đấu tranh với chính mình, bởi đối thủ đáng sợ nhất chính là bản thân ta. Có như vậy ta mới có thể đạt những thành công mà mình luôn mong đợi.
3. Tình cảm gia đình, quê hương – cội nguồn sinh dưỡng của mỗi con người ( Nói với con)
Nói với con là bài thơ rất hay của Y Phương, bài thơ đã gợi nhắc cho ta tình yêu đối với gia đình, quê hương qua lời nhắn nhủ của người cha với con về cội nguồn sinh dưỡng của mỗi con người. 
Có ai sinh ra và lớn lên mà lại không được hưởng hơi ấm tình yêu thương của cha mẹ, sự đùm bọc của xóm làng, những nét đẹp văn hóa tinh thần của quê hương? Tất cả đã trở thành hành trang quý báu cho mỗi người trên mỗi chặng đường đời. Gia đình là cái nôi đầu tiên, là trường học đầu đời mà nơi đó mỗi tiếng nói tiếng cười, mỗi bước đi chập chững của ta được hình thành và là niềm hạnh phúc vô bờ của cha mẹ. Ta được lớn lên trong tình yêu thương ấy, ta được học những bài học hay khi mà chưa bến đến chữ viết là gì. Biết bao yêu thương, biết bao mơ ước dành cho ta trong ngôi nhà ấm áp và ngập tràn tình yêu ấy. Tình cảm gia đình sẽ là động lực tinh thần to lớn cho ta bước đi, là điểm tựa vững chắc cho ta trong những dặm dài của cuộc sống. Ta không chỉ lớn lên trong tình yêu thương của gia đình mà tâm hồn ta còn được nuôi dưỡng trong sự đùm bọc của xóm làng, quê hương. Quê hương là nơi ta được sinh ra và lớn lên, là nơi chôn nhau cắt rốn của ta, là nơi để ta trở về. Ai cũng sẽ có những điều để tự hào về quê hương của mình. Có người tự hào về những phong tục tập quán tốt đẹp của quê hương, có người tự hào về truyền thống hiếu học của cha ông để lại và có người tự hào về những đặc sản quê mình,Tất cả những niềm tự hào ấy đều xuất phát từ một tình yêu sâu nặng với quê hương và hơn thế nữa, nó trở thành hành trang quý báu cho mỗi người. Mỗi con người khi trưởng thành, vươn mình đến những vùng đất mới nhưng tấm lòng luôn hướng về nơi mình đã sinh ra và lớn lên.
Gia đình, quê hương có ý nghĩa lớn lao trong mỗi bước trưởng thành của đời người, vậy chúng ta phải làm gì để thể hiện trách nhiệm của mình với cội nguồn sinh dưỡng ấy. Chớ nói yêu gia đình, yêu quê hương bằng một khái niệm chung chung trìu tượng. Hãy thể hiện niềm biết ơn với cội nguồn sinh dưỡng bằng chính những hành động thiết thực của bản thân mình. Chăm học, chăm làm, hiếu thảo với ông bà cha mẹ; tự hào về những truyền thống và vẻ đẹp của quê hương; tích cực tham gia đóng góp sức mình vào việc xây dựng quê hương giàu mạnh chính là những việc chúng ta nên làm. Mỗi người đều có một quê hương để nhớ, để tìm về. Vậy thì ngay từ bây giờ, khi còn đang ngồi trên ghế nhà trường chúng ta hãy là những người có ích, học tập tốt để mai sau có thể đóp góp sức mình đựng xây quê hương. Đó là tình yêu lớn lao nhất.
4. Giá trị truyền thống, giữ gìn bản sắc văn hóa ( Nói với con) 
Đọc bài thơ Nói với con của nhà thơ Y Phương, chúng ta thấy thấm thía thật sâu sắc vai trò, giá trị của truyền thống bản sắc văn hóa của dân tộc mình. Đó là gì mà mỗi người chúng ta đều phải có thái độ yêu mến, tự hào, giữ gìn và phát huy nó?
 Truyền thống văn hóa ấy là những giá trị vật chất, tinh thần tốt đẹp của mỗi quốc gia,dân tộc được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ k ... ở trước. Ngày nay, thế hệ trẻ chúng ta đang tiếp nối truyền thống ấy như thế nào?
Lòng dũng cảm là nghị lực, là sức mạnh, ý chí kiên cường để con người có thể vượt lên mọi gian lao, thử thách ; Là một phẩm chất quan trọng mà mỗi người cần có để chung sống với cộng đồng. Có lòng dũng cảm, bạn sẽ có thêm động lực để đối mặt và đương đầu với khó khăn, thử thách, vươn tới thành công trong cuộc sống.
Trong những năm kháng chiến trường kì của dân tộc ta đấu tranh để giành lại nền độc lập tự do từ tay thực dân Pháp và đế quốc Mĩ, lòng dũng cảm là điều kiện tiên quyết của người lính cụ Hồ. Những chiến sĩ của ta dẫu biết chiến tranh là biển lửa, bể máu. Dẫu biết là ra đi không hẹn ngày trở về. Nhưng với tình yêu quê hương đất nước thiêng liêng cùng lòng dũng cảm được tôi luyện, các anh vẫn bước đều trên con đường hành quân xanh. Dù hi sinh, dù đứng trước cửa sinh tử cận kề, ngày đêm con đường hành quân vẫn nối dài. Thế hệ đi sau vẫn nối gót thế hệ đi trước thực hiện lý tưởng cụ Hồ. Lòng dũng cảm ấy đã làm ra đất nước ngày hôm nay. Để trẻ em được vui chơi học hành, để người lớn được vươn tầm phát triển. 
Trong cuộc sống hòa bình, chúng ta cũng được chứng kiến nhiều hành động dũng cảm. Người chiến sĩ công an dũng cảm bắt tội phạm để giữ cho nhân dân có cuộc sống yên bình; một bạn học sinh dũng cảm nhảy xuống dòng nước xiết để cứu bạn,.Những con người dũng cảm ấy đã góp phần làm cho cuộc sống ngày càng tươi đẹp hơn. Hành động dũng cảm đối với chính bản thân mình lại càng đáng ngợi ca hơn nữa. Đó là dũng cảm nhận ra và sửa chữa khuyết điểm sai lầm của mình; dũng cảm để chiến thắng những ham muốn cá nhân, những tham vọng và cả những nhu cầu vô tận của bản thân mình . 
Tuy nhiên trong cuộc sống, ta cũng bắt gặp không ít những biểu hiện của sự thiếu dũng cảm. Có người thấy người khác gặp hoạn nạn thì dửng dưng, vô tình, vờ như không biết vì sợ liên lụy; có người mắc lỗi nhưng không dám nói lời xin lỗi vì sợ hạ thấp cái tôi cá nhân; có người lại không đủ dũng khí để từ chối một lời rủ rê, không đủ nghị lực để vượt qua một bài tập khó,Tất cả những biểu hiện ấy, dù là lí do gì cũng rất đáng bị phê phán.
Lòng dũng cảm là một phẩm chất tốt đẹp cần có ở mỗi người. Thế hệ trẻ chúng ta hôm nay cần làm gì để rèn luyện cho mình tinh thần dũng cảm? Hãy trang bị cho mình dũng khí và sự tự tin để vượt qua khó khăn thử thách; hãy dũng cảm nhận lỗi và sửa lỗi khi mắc sai lầm; hãy dám xả thân để làm những việc có ích cho cộng đồng, xã hội; học tập và lao động hết mình để có thể đóng góp sức mình cho Tổ quốc. Tuổi trẻ là tương lai của xã hội, đừng bao giờ để mất dũng khí bởi “Mất tiền là chuyện nhỏ, mất danh dự là chuyện lớn, mất dũng khí là mất tất cả” ( Ngạn ngữ Đức).
13. Vai trò, ý nghĩa của việc đọc sách. 
Từ lâu con người đã biết đến sự kì diệu của sách. Sách là cái cần có để con người lưu giữ và truyền lại cho người khác,cho thế hệ khác,những hiểu biết của mình về thế giới xung quanh,những khám phá về vũ trụ,về con người,cả những ý nghĩ,những quan niệm,những mong muốn về cuộc sống cần gửi đến cho mọi người và trao gửi đến đời sau.
Sách,đó là kho tàng chứa đựng những hiểu biết của con người đã được khám phá,chọn lọc,thử thách,tổng hợp.Sách là nơi kết tinh những tư tưởng tiên tiến nhất của các thời đại,những hoài bão mạnh mẽ nhất,những tình cảm tha thiết nhất của con người. Sách đưa đến cho người đọc những hiểu biết mới mẻ về thế giới xung quanh,về vũ trụ bao la,về những đất nước và dân tộc xa xôi. Những quyển sách khoa học có thể giúp người đọc khám phá ra vũ trụ vô tận với những quy luật của nó,hiểu được quả đất tròn mang trên mình nó bao nhiêu đất nước khác nhau với những hoàn cảnh thiên nhiên khác nhau.Những quyển sách xã hội học giúp hiểu biết về đời sống con người trên các phần đất khác nhau đó với những đặc điểm về kinh tế,lịch sử,văn hóa,những truyền thống,những khát vọng. Sách,đặc biệt là những cuốn sách văn học,giúp ta hiểu biết về đời sống bên trong của con người,qua các thời kì khác nhau,ở các dân tộc khác nhau,những niềm vui và nỗi buồn,hạnh phúc và đau khổ,những khát vọng và đấu tranh của họ.
Ngày nay, thật không khó để có thể tìm đọc một cuốn sách. Trong bất cứ một cửa hiệu, một thư viện nào cũng chất đầy những sách. Âý vậy cho nên chúng ta phải biết chọn sách mà đọc. Thế nào là sách tốt? Đó là những cuốn sách phản ánh chính xác quy luật của tự nhiên và của đời sống xã hội .Nó phải ca ngợi sự công bằng và tình hữu nghị giữa các dân tộc.Nó phải khiến cho con người thêm tự hào về mình,thêm vững tin ở cuộc sống để chiến đấu cho cuộc sống mỗi ngày một hợp lí và hạnh phúc hơn.Nó phải khiến cho tâm hồn con người trở nên phong phú hơn,độ lượng hơn,trong sáng hơn. Đọc những cuốn sách như thế, không chỉ chân trời tri thức được mở rộng trước mắt ta mà tâm hồn ta cũng trở nên giàu có và phong phú lên nhiều! Ngược lại, sách được xếp vào loại sách xấu là những quyển sách có nội dung dung tục, tầm thường,không phù hợp với thuần phong mĩ tục của đời sống con người. Khi đọc những quyển sách này không những tầm hiểu biết của ta không được mở rộng mà còn khiến ta có xu hướng thiên về những hành động sai trái, thiếu đạo đức, những suy nghĩ tư tưởng hành động mà có thể bị xã hội lên án.
Để tiếp thu trọn những giá trị tri thức mà sách để lại, mỗi người cần rèn luyện cho mình thói quen đọc sách. Đọc tỉ mỉ, cẩn thận, vừa đọc vừa ngẫm nghĩ. Cần tránh lối đọc lấy số lượng, đọc nhiều mà rồi đọc trước quên sau. 
Có một thực tế là hiện nay một số bạn trẻ, đặc biệt là giới học sinh rất lười đọc sách. Thay vì tìm thấy thú vui trong sách thì các bạn lại giải trí trên các thiết bị thông minh như điện thoại, máy tính bảng,.Thậm chí có nhiều bạn còn lười đọc cả sách học trong nhà trường. Điều này dẫn đến một hệ lụy không nhỏ là kiến thức hời hợt, học tập sa sút, hiểu biết hạn hẹp và lạc hậu ảnh hưởng trực tiếp tới tương lai bản thân, gia đình và xã hội.
Sách có ý nghĩa quan trọng với tất cả mọi người, mỗi người cần tự tạo cho mình thói quen đọc sách. Khoa học ngày càng phát triền, đọc nhiều hơn, hiểu biết nhiều hơn để không bị tụt hậu. Đừng để mỗi phút giây trôi qua lại là khoảng thời gian lãng phí các bạn nhé!
14. Trình bày suy nghĩ của em về hiện tượng học sinh lười học.
Việc học tập có ý nghĩa vô cùng quan trọng với mỗi người, nó không chỉ là chìa khóa dẫn đến thành công của cá nhân mà đó còn là cơ hội để mỗi cá nhân có điều kiện đóng góp sức mình cho sự phát triển của cộng đồng, đất nước. Ấy vậy mà, trong thời đại phát triển như hiện nay, một thực trạng đáng buồn là có nhiều học sinh lơ là, chán nản việc học. Học sinh có biểu hiện lười nhác, chưa nhận thức rõ tầm quan trọng của tri thức, lơ đãng, chỉ lo đua đòi theo chúng bạn mà quên mất nhiệm vụ chính của mình, bị bạn bè lôi kéo, không xác định rõ con đường tiếp theo mà mình bước đến, chưa có lí tưởng và tư tưởng vững chắc, không có ước mơ để làm mục tiêu phấn đấu
Nguyên nhân của hiện tượng lười học ở học sinh có thể là do:
- Gia đình, cha mẹ quá nuông chiều con cái, chưa có sự quan tâm cần thiết với quá trình học tập của học sinh, tạo áp lực quá nhiều cho con trong việc học hành mà không quan tâm đến cảm giác và suy nghĩ của con mình 
- Nhà trường: thầy cô giáo chưa tạo được sự thu hút học sinh vào học tập, chưa đánh trúng tâm lí học sinh, còn nhiều cách dạy bảo thủ. Mặt khác, chương trình học quá nặng với học sinh, áp lực từ nhiều phía, theo tâm lí: không học thêm thì học không giỏi khiến học sinh chỉ biết cắm đầu học nìà không biết mình học vì cái gì và tiếp thu được gì.
- Xã hội: Sự xuất hiện của các trò chơi điện tử thu hút sự chú ý của học sinh, các kiểu ăn diện, phim ảnh làm thế giới học trò lúc nào cũng xao động mà lơ đãng đến nhiệm vụ chính của mình. Nhiều học sinh bỏ tiết, trốn học đi chơi, chui đầu vào các quán nét để giết thời gian thay vì lên lớp. Thành tích học tập đã xuống dốc nhiều. Có nhiều học sinh bỏ bê học hành và lao vào các tệ nạn xã hội. 
Hậu quả của việc lười học có thể thấy là:
- Cá nhân học sinh: tương lai mờ mịt, không có định hướng cho phía trước, khi trưởng thành sẽ khó có nghề nghiệp ổn định, từ đó làm gánh nặng của xã hội (một số trường hợp hiếm hoi thì có chiều hướng tích cực hơn), có sự tha hoá và xuống dốc về đạo đức, không nhận ra giá trị của cuộc sống và không biết cách trân trọng, lỡ mất tuổi trẻ
- Gia đình sẽ mất đi niềm tin nơi con cái, khi thấy thành tích của con không như mình mong đợi thì có những thái độ gắt gỏng, không vui, gia đình không hoà hợp.
- Xã hội: về lâu dài sẽ tác động rất lớn đến sự phát triển của toàn xã hội, học sinh là thế hệ trẻ của xã hội nhưng đội ngũ này không có chất lượng thì không đảm bảo phát triển bền vững, nguồn nhân lực kém 
Để khắc phục tình trạng trên cần:
Cá nhân học sinh: cần nhận thức rõ trách nhiệm của mình và có ý thức hơn, xác định cho mình một ước mơ, động lực học tập, biết cách kết hợp hài hoà giữa chơi và học, có lập trường vững chắc
 Nhà trường: thay đổi phương pháp dạy và học, nắm bắt tâm lí học sinh, tạo sự hứng thú trong học tập, phát huy tính năng động của học sinh, chương trình học phải phù hợp vs học sinh, không nên quá nặng và tạo quá nhiều áp lực. Gia đình nên có cái nhìn thoáng hơn, không nên làm học sinh quá căng thẳng, không quá nuông chiều, quan tâm nhiều hơn đến con mình 
Xã hội cần tuyên truyền rộng rãi để làm tăng nhận thức của mọi người, có nhiều chương trình khuyến học hơn, có ý thức trong tiếp thu văn hoá nước ngoài Hiện tượng này có sự tác động từ nhiều phía, nhưng nhìn một cách khách quan thì chủ yếu là từ các yếu tố bên ngoài bởi thế mà học sinh mới có sự chán nản và lười học, có thể nói ngay đến cả những học sinh chăm chỉ nhất cũng chưa chắc đã thực sự muốn kéo dài tình trạng này, chương trình nặng, áp lực quá cao
Điều quan trọng là ý thức của mỗi người, cần có cái nhìn về nhiều phương diện để có thể đánh giá và có cái nhìn đúng nhất. Học tập là chuyện của mỗi người nhưng cũng là vấn đề rất quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển của cả xã hội. Tuổi trẻ là mùa xuân của xâ hội, bởi thế mà nếu mùa xuân ấy chưa đến mà đã vội lụi tàn thì xã hội sẽ như nhà mà không có cột vậy.

File đính kèm:

  • docxnghi_luan_ve_mot_van_de_rut_ra_tu_tac_pham_van_hoc.docx