Ngân hàng câu hỏi Lịch sử Lớp 9 - Trường THCS Xuân Trúc

Câu 1. Tổn thất nào của Liên Xô là nặng nề nhất do hậu quả của chiến tranh?

a. Hơn 32.000 xí nghiệp bị tàn phá.

b. Hơn 70.000 làng mạc bị tiêu hủy.

c. Hơn 1710 thành phố bị đổ nát.

d. Hơn 27 triệu người chết.

Câu 2. Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên từ vào năm nào?

a. 1945

b. 1947.

c. 1949.

d. 1951.

Câu 3. Các nước Đông Âu hoàn thành cách mạng dân chủ nhân dân vào khoảng thời gian nào?

A. Từ 1945 đến 1946.

B. Từ 1946 đến 1947.

C. Từ 1947 đến 1948.

D. Từ 1945 đến 1949.

 

docx 102 trang cucpham 4960
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Ngân hàng câu hỏi Lịch sử Lớp 9 - Trường THCS Xuân Trúc", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Ngân hàng câu hỏi Lịch sử Lớp 9 - Trường THCS Xuân Trúc

Ngân hàng câu hỏi Lịch sử Lớp 9 - Trường THCS Xuân Trúc
NGÂN HÀNG CÂU HỎI LỊCH SỬ 9 
Bài 1. Liên Xô và các nước Đông Âu từ năm 1945 đến giữa những năm 70 của thế kỉ XX.
I. TRẮC NGHIỆM
A. CÂU HỎI NHẬN BIẾT
Câu 1. Tổn thất nào của Liên Xô là nặng nề nhất do hậu quả của chiến tranh?
a. Hơn 32.000 xí nghiệp bị tàn phá.
b. Hơn 70.000 làng mạc bị tiêu hủy.
c. Hơn 1710 thành phố bị đổ nát.
d. Hơn 27 triệu người chết.
Câu 2. Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên từ vào năm nào?
a. 1945
b. 1947.
c. 1949.
d. 1951.
Câu 3. Các nước Đông Âu hoàn thành cách mạng dân chủ nhân dân vào khoảng thời gian nào?
A. Từ 1945 đến 1946.
B. Từ 1946 đến 1947.
C. Từ 1947 đến 1948.
D. Từ 1945 đến 1949.
Câu 4. Nhà máy điện nguyên tử đầu tiên trên thế giới được xây dựng tại đâu?
a. Mĩ
b. Đức.
c. Liên Xô.
d. Trung Quốc.
Câu 5. Liên Xô phóng thành công vệ tinh nhân tạo của Trải đất vào năm nào?
a. 1955.
b.1957.
c. 1960.
d. 1961.
Câu 6. Liên Xô phóng con tàu đưa người đầu tiên bay vào vũ trụ năm nào?
a. 1959
b.1957.
c.1960
d. 1961.
Câu 7. Các nước Đông Âu hoàn thành cách mạng dân chủ nhân dân vào khoảng thời gian nào?
a. 1945-1946
b. 1946-1947
c. 1947-1948
d. 1945-1949
Câu 8. Đến thập niên 70 của thế kỉ XX, nước nào ở Đông Âu được xếp vào hàng các nước công nghiệp trên thế giới?
a. An – ba – ni
b. Bun – ga – ri
c. Tiệp khắc
d. Ru – ma – ni
B. CÂU HỎI THÔNG HIỂU
Câu 1. Thành tựu nào quan trọng nhất mà Liên Xô đạt được sau chiến tranh?
a. Năm 1949, Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử.
b. Năm 1957, Liên Xô là nước đầu tiên phóng thành công vệ tinh nhân tạo của trái đất.
c. Năm 1961, Liên Xô là nước đầu tiên phóng thành công tàu vũ trụ có người lái.
d. Đến thập kỉ 60 (thế kỉ XX), Liên Xô trở thành cường quốc công nghiệp đứng thứ hai trên thế giới (sau Mĩ).
Câu 2. Liên Xô quyết định sử dụng năng lượng nguyên tử vào mục đích gì?
a. Mở rộng lãnh thổ.
b. Duy trì nền hòa bình thế giới.
c. Ủng hộ phong trào cách mạng thế giới
d. Khống chế các nước khác.
Câu 3. Chiến lược phát triển kinh tế của Liên Xô sau Chiến tranh thế giới hai chú trọng vào:
a. phát triển nện công nghiệp nhẹ.
b. phát triển nền cộng nghiệp truyền thống.
c. phát triển kinh tế công-nông- thương nghiệp.
d. phát triển công nghiệp nặng.
Câu 4. Liên Xô dựa vào thuận lợi nào là chủ yếu để xây dựng lại đất nước?
a. Những thành tựu từ công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội trước chiến tranh.
b. Sự ủng hộ của phong trào cách mạng thế giới.
c. Tính ưu việt của CNXH và nhiệt tình của nhân dân sau ngày chiến thắng.
d. Lãnh thổ lớn và tài nguyên phong phú.
Câu 5. Chính sách đối ngoại của Liên Xô từ năm 1945 đến nửa đầu những năm 70 thế kỉ XX là gì?.
a. Muốn làm bạn với tất cả các nước.
b. Chỉ quan hệ với các nước lớn.
c. Hòa bình và tích cực ủng hộ cách mạng thế giới.
d. Chỉ làm bạn với các nước xã hội chủ nghĩa.
Câu 6. Đâu là mặt hạn chế trong hoạt động của khối SEV?
a. Thực hiện quan hệ hợp tác, quan hệ với các nước tư bản chủ nghĩa.
b. Phối hợp giữa các nước thành viên kéo dài sự phát triển kinh tế.
c. Ít giúp nhau ứng dụng kinh tế khoa học trong sản xuất.
d. "Khép kín cửa" không hòa nhập với nền kinh tế thế giới.
C. CÂU HỎI VẬN DỤNG
Câu 1. Nguyên nhân chính của sự ra đời liên minh phòng thủ Vác-Sa- va (14/5/1955) là gì?
a. Để tăng cường tình đoàn kết giữa Liên Xô và các nước Đông Âu.
b. Để tăng cường sức mạnh của các nước XHCN.
c. Để đối phó với việc vũ trang lại Tây Đức của các nước thành viên khối NATO.
d. Để đảm bảo hòa bình và an ninh ở châu Âu.
Câu 2. Tổ chức Hiệp ước Phòng thủ Vác- sa-va mang tính chất:
a. Một tổ chức kinh tế của các nước XHCN ở châu Âu
b. Một tổ chức liên minh phòng thủ về quân sự của các nước XHCN ở châu Âu.
c. Một tổ chức liên minh chính trị của các nước XHCN ở châu Âu.
d. Một tổ chức liên minh phòng thủ về chính trị và quân sự của các nước XHCN ở châu Âu.
Câu 3. Nguyên nhân chủ yếu nào quyết định sự thành công của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô trong những năm 50 – 70 của thế kỷ XX?
a. Sự ủng hộ của nhân dân Xô Viết đối với Đảng và Nhà nước Liên Xô
b. Nền tảng cơ sở vật chất đã được xây dựng trước chiến tranh
c. Sự giúp đỡ của các nước tư bản
d. Thắng lợi trong cuộc chiến tranh vệ quốc
Câu 4. Khó khăn nào là lâu dài đối với cách mạnh xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu?
a. Tàn dư lạc hậu của chế độ cũ.
b. Hậu quả của Chiến tranh thế giới thứ hai.
c. Cơ sở vật chất kĩ thuật lạc hậu so với các nước Tây Âu.
d. Sự bao vây của các nước đế quốc và sự phá hoại của các lực lượng phản động quốc tế.
D. CÂU HỎI VẬN DỤNG CAO
1. Mục đích của Mĩ khi phát động chạy đua vũ trang với Liên Xô là:
A. Phá hoại tiềm lực kinh tế của Liên Xô
B. Phá hoại nền công nghiệp của Liên Xô
C. Gây tình trạng căng thẳng trên thế giới
D. Tất cả các câu trên đều đúng.
Câu 2. Lý do nào là chủ yếu nhất để chứng minh sự thắng lợi của cách mạng dân chủ nhân dân các nước Đông Âu có ý nghĩa quốc tế?
a. Cải thiện một bước đời sống nhân dân.
b. Thực hiện một số quyền tự do dân chủ cho nhân dân.
c. Tạo điều kiện để Đông Âu bước vào giai đoạn xây dựng chủ nghĩa xã hội.
d. Tăng cường sức mạnh bảo vệ hòa bình thế giới và góp phần hình thành hệ thống xã hội chủ nghĩa từ năm 1949.
II. TỰ LUẬN
A. BÀI TẬP NHẬN BIẾT
Câu 1:  Hãy nêu những thành tựu về khoa học – kĩ thuật của Liên Xô từ năm 1949 đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX? Theo em những cơ sở nào hình thành hệ thống Xã hội Chủ nghĩa ?
- Những thành tựu về khoa học – kĩ thuật của Liên Xô: Thời kì này khoa học kĩ thuật của Liên Xô có sự phát triển vượt bậc, gặt hái được những thành công vang dội:
+ Năm 1949 chế tạo thành công bom nguyên tử, phá vỡ thế độc quyền hạt nhân của Mĩ  
+ Năm 1957 phóng thành công vệ tinh nhân tạo vào khoảng không của vũ trụ, mở đầu kỉ nguyên chinh phục vũ trụ của loài người  
+ Năm 1961 phóng con tàu “Phương Đông” đưa nhà du hành vũ trụ Ga- ga- rin bay vòng quanh Trái Đất, cũng là nước dẫn đầu thế giới về những chuyến bay dài ngày trong vũ trụ  
-  Những cơ sở nào hình thành hệ thống Xã hội Chủ Nghĩa :
+ Cùng mục tiêu xây dựng CNXH
+  Đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản 
+ Cùng chung hệ tư tưởng là chủ nghĩa Mác Lê- Nin
Câu 2: Trình bày hoàn cảnh lịch sử và kết quả của công cuộc cải tổ ở Liên Xô? 
-  Hoàn cảnh: 
Tháng 3/1985 Nhà nước Xô Viết tiến hành công cuộc cải tổ, nhằm khắc phục sai lầm thiếu sót, đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng và xây dựng chủ nghĩa xã hội.
-  Kết quả:
+ Cuộc đảo chính ngày 19/8/1991 nhằm lật đổ Gooc -ba -chôp nhưng thất bại.
+ Đảng Cộng sản bị đình chỉ hoạt động, 11 nước cộng hòa tách khỏi Liên Bang thành lập Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG). Chế độ XHCN Liên Xô sụp đổ.
Câu 3: Nêu những nét chung về cuộc khủng hoảng và tan rã của chế độ xã hội chủ nghĩa ở các nước Đông Âu (1989-1991)?
- Cuộc khủng hoảng và tan rã của chế độ XHCN ở Đông Âu:
+ Năm 1985 khi Liên Xô tiến hành cải tổ nhưng Đông Âu vẫn giữ nguyên cơ chế cũ.
+ Đầu những năm 80 của thế kỉ XX các nước Đông Âu lâm vào tình trạng khủng hoảng kinh tế và chính trị. (sản xuất giảm, nợ nước ngoài tăng, đình công, biểu tình)
+ Cuối năm 1988 khủng hoảng đến đỉnh cao, bắt đầu từ Ba Lan rồi lan ra các nước Đông Âu khác.
+ Công nhân bãi công, quần chúng biểu tình đòi cải cách kinh tế, chính trị, tổng tuyển cử tự do
- Kết quả:
+ Đảng cộng sản mất quyền lãnh đạo qua các cuộc tổng tuyển cử.
+ Cuối năm 1989 CNXH sụp đổ ở hầu hết các nước Đông Âu.
Câu 4: Trình bày sự hình thành hệ thống xã hội chủ nghĩa? 
a) Nguyên nhân:
- Các nước Đông Âu xây dựng chủ nghĩa xã hội cần phải có sự hợp tác cao hơn và đa dạng hơn với Liên Xô.
b) Quá trình hình thành:
- Ngày 8 – 1 – 1949, Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV) được thành lập, nhằm đẩy mạnh sự hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau giữa các nước XHCN, đạt được nhiều thành tích.
=> Đánh dấu sự hình thành hệ thống XHCN.
- Tháng 5 – 1955, Tổ chức Hiệp ước Vác-sa-va được thành lập là một liên minh mang tính chất phòng thủ về quân sự và chính trị của các nước XHCN Đông Âu.
B. BÀI TẬP THÔNG HIỂU
Câu 1: Công cuộc khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh ở Liên Xô diễn ra như thế nào?
- Để tiến hành công cuộc khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh, ngay từ đầu năm 1946, Đảng và nhà nước Xô Viết đã đề ra kế hoạch khôi phục và phát triển kinh tế đất nước với kế hoạch 5 năm lần thứ tư (1946-1950).
- Các tầng lớp nhân dân Liên Xô đã sôi nổi thi đua, lao động quên mình để thực hiện kế hoạch.
* Kết quả:
- Về kinh tế:
     + Hoàn thành kế hoạch 5 năm lần thứ tư (1946-1950) trước thời hạn 9 tháng.
     + 1950, sản xuất công nghiệp tăng 73%.
     + Hơn 6000 nhà máy được khôi phục và xây dựng.
     + Một số ngành sản xuất nông nghiệp vượt mức trước chiến tranh.
     + Đời sống nhân dân được cải thiện.
- Về khoa học-kĩ thuật: 1949, Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử.
Câu 2: Liên Xô đã đạt được những thành tựu gì trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội từ năm 1950 đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX?
- Sản xuất công nghiệp bình quân hàng năm tăng 9,6%. Liên Xô đã trở thành cường quốc công nghiệp đứng thứ hai thế giới sau Mĩ, chiếm khoảng 20% sản lượng công nghiệp của toàn thế giới.
- Khoa học-kĩ thuật:
+ Năm 1957, Liên Xô là nước đầu tiên phóng thành công vệ tinh nhân tạo, mở đầu kỉ nguyên chinh phục vũ trụ của loài người.
+ Năm 1961, Liên Xô phóng con tàu "Phương Đông" đưa nhà du hành vũ trụ Gagarin lần đầu tiên bay vòng quanh Trái Đất.
Câu 3: Nội dung, kết quả của công cuộc cải  tổ ở Liên Xô đã diễn ra như thế nào? 
- Nội dung: 
+ Về chính trị: Đa nguyên về chính trị, xoá bỏ chế độ một đảng, tuyên bố dân chủ và “công khai” mọi mặt.
+ Về kinh tế: Có nhiều phương án nhưng chưa thực hiện được gì, kinh tế tiếp tục giảm sút dẫn đến bất ổn về chính trị, xã hội.
+ Xã hội: Bãi công, nhiều nước cộng hoà đòi li khai, thành lập những quốc gia độc lập, các thế lực chống đối ráo riết.
C. BÀI TẬP VẬN DỤNG
Câu 1: Nguyên nhân sụp đổ Chủ nghĩa Xã hội ở Liên Xô ? 
-  Nguyên nhân sụp đổ:
+ Mô hình CNXH có nhiều thiếu sót sai lầm.
+ Chậm sữa đổi trước những biến đổi của tình hình thế giới.
+ Những sai lầm của một số nhà lãnh đạ ... g cụ lao động nào do cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật lần thứ hai tạo nên đã được xem như "trung tâm thần kinh" kĩ thuật, thay con người trong toàn bộ quá trình sản xuất liên tục?
a. "Người máy" (Ro-bot)
b. Máy tính điện tử.
c. Hệ thống máy tự động.
d. Máy tự động.
B. CÂU HỎI THÔNG HIỂU
Câu 1. Nhân loại đã trải qua hai cuộc cách mạng trong lĩnh vực khoa học - kĩ thuật đó là những cuộc cách mạng nào?
a. Cuộc cách mạng công nghiệp thế kỉ XVIII và cách mạng khoa học kĩ thuật thế ki XX
b. Cuộc cách mạng kĩ thuật thế kỉ XVIII vả cách mạng khoa hoc kĩ thuật thế kỉ XX.
c. Cuộc cách mạng kĩ thuật và cách mạng công nghiệp thế kỉ XVIII - XIX và cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật đang diễn ra từ những năm 40 của thể kỉ XX đen nay.
d. Cuộc cách mạng công nghiệp thế kỉ XVIII - XIX và cuộc cách mạng công nghệ thể kỉ XX.
Câu 2. Nội dung tổng quát của kĩ thuật là gì?
a. Cải tiến việc tổ chức sản xuất.
b. Cải tiến, hoàn thiện những phương tiện sản xuất (công cụ, máy móc, vật liệu).
c. Cải tiến việc quản lí sản xuất.
Câu 3. Nguồn gốc sâu xa của cách mạng công nghiệp thế kỉ XVIII - XIX và cách mạng khoa học công nghệ thế kỉ XX là:
a. Do sự bùng nổ dân số.
b. Nhằm đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần ngày càng đòi hỏi của cuộc sống con người.
c. Yêu cầu của việc cải tiến vũ khí, sáng tạo vũ khí mới.
d. Yêu cầu chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh hạt nhân
Câu 4. Thành tựu quan trọng nào của cách mạng khoa học kĩ thuật đã tham gia tích cực vào việc giải quyết vấn đề lương thực cho loài người?
a. Phát minh sinh học.
b. Phát minh hóa học.
c. "Cách mạng xanh".
d. Tạo ra công cụ lao động mới.
Câu 5. Sự phát triển nhanh chóng của cuộc cách mạng khoa học-kĩ thuật hiện đại dẫn đến một hiện tượng gì?
a. Sự đầu tư và khoa học cho lãi cao.
b. Sự bùng nổ thông tin.
c. Nhiều người đầu tư vào việc phát minh sáng chế.
d. Chảy máu chất xám.
Câu 6. Hãy điền vào chỗ trống những từ thích hợp đề hoàn chỉnh trích đoạn dưới đây về ý nghĩa và tác động tích cực của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật lần thứ hai.
"Cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật có ý nghĩa vô cùng to lớn như một cột mốc...(a)... của loài người, đã mang lại những tiến bộ...(b)..., ..... (c)..và những thay đổi to lớn trong cuộc sống con người.
Cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật đã cho phép con người thực hiện...(d)...và năng suất lao động, nâng cao...(e)...và chất lượng cuộc sống con người với những hàng hóa mới và tiện nghi sinh hoạt mới,...(f)... đã đưa tới những thay đổi lớn về...(g)...với xu hướng dân cư lao động trong nông nghiệp và công nghiệp...(h)...dần, dân cư lao động trong các ngành dịch vụ ngày càng...(i)...
Đáp án:
a. Chói lọi trong lịch sử tiến hóa văn minh
b. Phi thường
c. Những thành tựu kì diệu
d. Những bước nhảy vọt về sản xuất
e. Mức sống
j. CMKH-KT
g. Cơ cấu dân cư
h. Giảm
i. Tăng lên
C. CÂU HỎI VẬN DỤNG
Câu 1. Điểm khác biệt cơ bản giữa cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật lần thứ hai với cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật lần thứ nhất là gì?
a. Mọi phát minh về kĩ thuật đều bắt nguồn từ nghiên cứu khoa học.
b. Mọi phát minh về kĩ thuật đều bắt nguồn từ thực tiễn.
c. Mọi phát minh về kĩ thuật đều bắt dựa vào các ngành khoa học cơ bản.
d. Khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.
Câu 2. Khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Thời gian từ phát minh khoa học đến ứng dụng vào sản xuất ngày càng rút ngắn. Đó là đặc điểm của:
a. Cách mạng khoa học - kĩ thuật lần thứ nhất
b. Cách mạng công nghiệp
c. Cách mạng văn minh Tin học
d. Cách mạng khoa học - kĩ thuật lần thứ hai
Câu 3. Ý nghĩa then chốt, quan trọng nhất của cách mạng khoa học- kĩ thuật lần thứ hai?
a. Tạo ra một khối lượng hàng hoá đồ sộ.
b. Đưa loài người chuyển sang nền văn minh trí tuệ.
c. Thay đổi một cách cơ bản các nhân tố sản xuất.
d. Sự giao lưu quốc tế ngày càng được mở rộng.
Câu 4. Đâu là hạn chế cơ bản nhất trong quá trình diễn ra cuộc cách mạng khoa học- kĩ thuật lần thứ hai?
a. Cách mạng khoa học kĩ thuật chế tạo vũ khí đẩy nhân loại trước một cuộc chiến tranh mới.
b. Nguy cơ của một cuộc chiến tranh hạt nhân.
c. Chế tạo các loại vũ khí và phương tiện có tính chất tàn phá, hủy diệt. Nạn ô nhiễm môi trường, tai nạn, bệnh tật.
d. Nạn khủng bố, gây nên tình hình căng thẳng.
D. CÂU HỎI VẬN DỤNG CAO
Câu 1:
Câu 2:
II. PHẦN TỰ LUẬN
A. BÀI TẬP NHẬN BIẾT
Câu 1: Cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật trong những năm gần đây có những thành tựu nào ? 
Trả lời
*Thành tựu:
+ Khoa học cơ bản: Thu những thành tựu trong ngành Toán, Vật lý, Hóa, Sinh được ứng dụng vào kĩ thuật và sản xuất.
+ Công cụ sản xuất mới: Máy tính điện tử, máy tự động, hệ thống máy tự động.
+ Tìm ra nguồn năng lượng mới: Năng lượng nguyên tử, năng lượng mặt trời,thủy triều
+ Sáng chế ra vật liệu mới: Chất Pôlime
+ Cuộc “Cách mạng xanh” trong nông nghiệp đã khắc phục được nạn thiếu lương thực thực phẩm.
+ Giao thông vận tải và thông tin liên lạc có máy bay siêu âm khổng lồ, tàu hỏa siêu tốc, vệ tinh nhân tạo phát sóng truyền hình rất hiện đại.
+ Chinh phục vũ trụ.
Câu 2: Cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật hiện nay có tác động như thế nào đối với cuộc sống con người? 
Trả lời
- Tác động tích cực :
+ Làm thay đổi đời sống vật chất và tinh thần của con người.
+ Cho phép con người thực hiện những bước nhảy vọt chưa từng thấy về sản xuất năng suất lao động, nâng cao mức sống của con người.
+Thay đổi cơ cấu dân cư lao động, lao động công nông nghiệp giảm, lao động dịch vụ tăng nhất là các nước phát triển cao.
- Tác động tiêu cực:
+ Tài nguyên cạn kiệt,  môi trường ô nhiễm nặng (khí quyển, đại dương, sông hồ)
+ Chế tạo ra các lọai vũ khí và các phương tiện quân sự có sức tàn phá và hủy diệt sự sống.
+ Nhiễm phóng xạ nguyên tử, tai nạn lao động, giao thông, dịch bệnh và tệ nạn xã hội.
Câu 3: Theo em thành tựu nào của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật là đáng chú ý nhất ? Vì sao? 
* Thành tựu quan trọng đáng chú ý nhất là chinh phục vũ trụ, vì nhờ có thành tựu này mà con người khám phá ra những bí mật của vũ trụ để phục vụ đắc lực cho cuộc sống con người trên trái đất.
Câu 4: 
B. BÀI TẬP THÔNG HIỂU
Câu 1: Ý nghĩa và tác động tiêu cực của cách mạng KH-KT?
* Ý nghĩa
- Cho phép những bước nhảy vọt về sản xuất và năng suất lao động, nâng cao mức sống và chất lượng cuộc sống con người.
- Đưa đến những thay đổi lớn về cơ cấu lao động, trong nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ.
- Tác động tiêu cực: chế tạo các loại vũ khí hủy diệt lớn, ô nhiễm môi trường, những tai nạn lao động ,tai nạn giao thông, các loại dịch bệnh mới..
Câu 2: Cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật diễn ra ở những lĩnh vực nào? 
 - Cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật đạt nhiều thành tựu kì diệu trên tất cả các lĩnh vực.
      + Về khoa học cơ bản: có những phát minh đánh dấu bước nhảy vọt trong Toán học, Vật lí, Hóa học, Sinh học, được ứng dụng vào kĩ thuật và sản xuất.
  + Phát minh ra nhiều công cụ sản xuất mới: máy tính điện tử, máy tự động và hệ thống máy tự động.
      + Tìm ra những nguồn năng lượng mới: năng lượng nguyên tử, năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng thủy triều,
      + Sáng chế những vật liệu mới, quan trọng nhất là chất Pô-li-me.
      + Cuộc “Cách mạng xanh” trong nông nghiệp, nhờ đó con người khắc phục được nạn đói, thiếu lương thực.
      + Lĩnh vực giao thông vận tải và thông tin liên lạc có nhiều tiến bộ thần kì: chế tạo ra những máy bay siêu âm khổng lồ, tàu hoat tốc độ cao,
      + Những thành tựu kì diệu trong lĩnh vực chinh phục vũ trụ: phóng thành công vệ tinh nhân tạo, đưa con người bay vào vũ trụ (1961), đặt chân lên mặt trăng (1969),..
Câu 3:
C. BÀI TẬP VẬN DỤNG
Câu 1: Chúng ta phải làm gì để hạn chế những tiêu cực mà cách mạng khoa học kĩ thuật mang lại ?
- Phản đối việc sử dụng những thành tựu KH - KT vào mục đích chiến tranh, phá hoại môi trường sống.
- Nâng cao ý thức của con người trong quá trình ứng dụng các thành tựu KH - KT vào mục đích hoà bình, nhân đạo
- Cần sử dụng nguồn thiên nhiên có kế hoạch và ....
- Tích cực trồng cây xanh, tham gia các chiến dịch bảo vệ môi trường....
Câu 2: Vai trò của cách mạng KHKT trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế nước ta quan trọng như thế nào? Vì sao?
Vai trò: VN hiện nay đang xây dựng đất nước theo con đường XHCN, mục tiêu đến năm 2020 về cơ bản trở thành nước công nghiệp hóa. Trong công cuộc CNH, HĐH nền kinh tế VN hiện nay muốn thành công thì vai trò của KH-KT là cực kì quan trọng và có ý nghĩa quyết định.
Vì: -Việc áp dụng KH-KT vào sản xuất sẽ cho phép nâng cao năng suất lao động, hạ gía thành sản phẩm và điều chỉnh cơ cấu sản xuất hợp lí, đồng thời chúng ta có thể “ đi tắt đón đầu” rút ngắn thơì gian xây dựng và phát triển đất nước
- Thực tế sự tiến bộ của nền kinh tế Mĩ, Nhật Bản và nhiều nước trên thế giới từ sau chiến tranh thế giới thứ 2 đã chứng tỏ vai trò quan trọng của KHKT
D. BÀI TẬP VẬN DỤNG CAO 
Tại sao nói “Hoà bình, ổn định và hợp tác phát triển” vừa là thời cơ vừa là thách thức với các dân tộc ? 
Trả lời
- Thời cơ: Là có điều kiện để hội nhập vào nền kinh tế của thế giới và khu vực, có điều kiện rút ngắn khoảng cách với các nước phát triển, áp dụng thành tựu khoa học kĩ thuật vào sản xuất. 
- Thách thức: Nếu không chớp thời cơ để phát triển sẽ tụt hậu, hội nhập sẽ hòa tan.
- Là vì các nước đang phát triển có điểm xuất phát thấp về kinh tế, văn hóa, nhân lực còn  nhiều hạn chế  với sự cạnh tranh quyết liệt của thị trường thế giới. Việc giữ gìn, bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc và sự kết hợp hài hòa  giữa yếu tố truyền thống và hiện đại. Nếu không nắm bắt thời cơ thì sẽ bị tụt hậu so với các dân tộc khác. Nếu nắm bắt thời cơ nhưng không có đường lối chính sách đúng đắn phù hợp sẽ đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc.         
- Vì vậy mỗi dân tộc đều có những chính sách, đường lối phù hợp để phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nhưng vẫn giữ được bản sắc văn hoá dân tộc. 
- Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã có những chính sách, đường lối phù hợp. Nhờ đó, đất nước ta từng bước phát triển hoà nhập dần vào đời sống khu vực và thế giới. 
- Hết - 

File đính kèm:

  • docxngan_hang_cau_hoi_lich_su_lop_9_truong_thcs_xuan_truc.docx