Luyện tập Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội

Câu 1:Có thể thay thế từ "bây chừ" trong đoạn thơ sau bằng từ nào?

"Bây chừ sông nước về ta,

Đi khơi đi lọng thuyền ra thuyền vào.

Bây chừ biển rộng trời cao

Cá tôm cũng sướng, lòng nào chẳng xuân.

 (Mẹ Suốt - Tố Hữu)

 A. Ngày nay.

 B. Bây giờ.

 C. Bấy giờ.

 D. Hôm qua.

Câu 2:Khi sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội, cần chú ý đến điều gì?

 A. Tình huống giao tiếp.

 B. Nghề nghiệp của người nói.

 C. Địa vị của người nói trong xã hội.

 D. Tiếng địa phương của người nói.

Câu 3:Từ ngữ địa phương là gì?

 A. Là từ ngữ chỉ được sử dụng ở một hoặc một số địa phương nhất định.

 B. Là từ ngữ được sử dụng phổ biến trong toàn dân.

 C. Là từ ngữ được sử dụng ở một số dân tộc thiểu số phía Bắc.

 D. Là từ ngữ được sử dụng ở một số dân tộc thiểu số phía Nam.

 

docx 5 trang cucpham 02/08/2022 3300
Bạn đang xem tài liệu "Luyện tập Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Luyện tập Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội

Luyện tập Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội
LUYỆN TẬP: TỪ NGỮ ĐỊA PHƯƠNG VÀ BIỆT NGỮ XÃ HỘI
Câu 1:Có thể thay thế từ "bây chừ" trong đoạn thơ sau bằng từ nào?
"Bây chừ sông nước về ta,
Đi khơi đi lọng thuyền ra thuyền vào.
Bây chừ biển rộng trời cao
Cá tôm cũng sướng, lòng nào chẳng xuân.
                                                                              (Mẹ Suốt - Tố Hữu)
A. Ngày nay.
B. Bây giờ.
C. Bấy giờ.
D. Hôm qua.
Câu 2:Khi sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội, cần chú ý đến điều gì?
A. Tình huống giao tiếp.
B. Nghề nghiệp của người nói.
C. Địa vị của người nói trong xã hội.
D. Tiếng địa phương của người nói.
Câu 3:Từ ngữ địa phương là gì?
A. Là từ ngữ chỉ được sử dụng ở một hoặc một số địa phương nhất định.
B. Là từ ngữ được sử dụng phổ biến trong toàn dân.
C. Là từ ngữ được sử dụng ở một số dân tộc thiểu số phía Bắc.
D. Là từ ngữ được sử dụng ở một số dân tộc thiểu số phía Nam.
Câu 4:Từ “u” trong câu: “U nó không được thế!” thuộc từ gì?
A. Biệt ngữ xã hội
B. Từ địa phương
C. Từ mượn
D. Từ toàn dân
Câu 5:Biệt ngữ xã hội là gì?
A. Là từ ngữ chỉ được sử dụng trong một tầng lớp xã hội nhất định.
B. Là từ ngữ được sử dụng trong tất cả các tầng lớp nhân dân.
C. Là từ ngữ được sử dụng trong nhiều tầng lớp xã hội.
D. Là từ ngữ chỉ được sử dụng ở một địa phương nhất định.
Câu 6:Trong bài thơ sau, từ “cá tràu” là loại từ ngữ nào?
Canh cá tràu mẹ thường hay nấu khế
Khế trong vườn thêm một tí rau thơm.
Ờ! Thế đó mà một đời xa cách mẹ,
Hai mươi năm trở lại nhà, nước mắt xuống mâm cơm.
                                                                           (Chế Lan Viên)
A. Từ toàn dân.
B. Biệt ngữ xã hội.
C. Từ điạ phương.
D. Cả A, B, C đều sai.
Câu 7:Nhận xét nào không nói lên mục đích của việc sử dụng các từ ngữ địa phương trong các tác phẩm văn học?
A. Để thể hiện sự hiểu biết của tác giả về địa phương đó.
B. Để tô đậm màu sắc địa phương của câu chuyện.
C. Để tô đậm tính cách nhân vật.
D. Để tô đậm màu sắc giai tầng xã hội của ngôn ngữ.
Câu 8:Các từ in đậm trong bài ca dao sau đây là từ ngữ địa phương (thuộc vùng nào) trên đất nước ta?
 	"Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát,
 	Đứng bên tê đồng ngó bên ni đồng bát ngát mênh mông
 	Thân em như chẽn lúa đòng đòng
 	Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai"
A. Vùng Nghệ Tĩnh.
B. Vùng đồng bằng Bắc Bộ.
C. Vùng Nam Trung Bộ.
D. Vùng đồng bằng Nam Bộ.
Câu 9:Những mặt khác biệt trong tiếng nói của mỗi địa phương thể hiện ở phương diện nào?
A. Ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp.
B. Ngữ pháp, từ vựng.
C. Ngữ âm, từ vựng.
D. Ngữ âm, ngữ pháp.
Câu 10:
 	"Sáng ra bờ suối, tối vào hang 
 	Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng"
Từ in đậm trong câu thơ trên là:
A. Từ ngữ địa phương
B. Biệt ngữ xã hội
C. Từ ngữ toàn dân
D. Cả A, B, C đều sai
Câu 11:Sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội như thế nào?
A. Sử dụng rộng rãi trong mọi tầng lớp xã hội
B. Sử dụng rộng rãi trong tất cả các địa phương
C. Sử dụng khi phù hợp với tình huống giao tiếp
D. Sử dụng thường xuyên, càng nhiều càng tốt ở mọi lúc mọi nơi
Câu 12:Đoạn thơ sau có mấy từ địa phương?
"Đồng chí mô nhớ nữa 
Kể chuyện Bình Trị Thiên 
Cho bầy tui nghe ví"
A. Hai từ
B. Ba từ
C. Bốn từ
D. Không có từ địa phương
Câu 13: Từ ngữ địa phương là gi?
Là từ ngữ được phổ biến trong tồn dân.
Là từ ngữ chỉ được sử dụng ở một hoặc một số địa phương nhất định.
Là từ ngữ được sử dụng ở một số dân tộc thiểu số phía nam.
Là từ ngữ được sử dụng ở một số dân tợc thiểu số phía bắc.
Câu 14: Biệt ngữ xã hội là gì?
Là từ ngữ được sử dụng ở một địa phương nhất định.
Là từ ngữ được sử dụng trong tất cả các tầng lớp nhân dân.
Là từ ngữ được sử dụng trong một tầng lớp xã hội nhất định.
Là từ ngữ được sử dụng trong nhiều tầng lớp xã hội.
Câu 15: Khi sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội cần chú ý điều gì?
Tình huống giao tiếp
Tiếng địa phương của người nói.
Địa vị của người nói trong xã hội.
Nghề nghiệp của người nói.
Câu 16: Các từ ngữ sau đây thuộc loại nào trong các loại biệt ngữ xã hội: trẫm, khanh, long bào, ngự giá, ngự bút.
Biệt ngữ của ngững người buôn bán, kinh doanh.
Biệt ngữ của những người theo đạo Thiên chúa.
Biệt ngữ của sinh viên, học sinh.
Biệt ngữ của vua quan trong triều đình phong kiến.
Câu 17: Xếp các từ sau theo từng nhóm từ địa phương;
U, mợ, bầm, mạ, bu, thầy, mế, bủ, bọ, mế, má, ba.
Bầy tui, bầy mi
Thế nào, chi rứa, mô, tê, này, kia
Heo, vịt xiêm, thơm, dứa.
Phương ngữ Bắc Bộ
Phương ngữ Trung Bộ
Phương ngữ Nam Bộ
Câu 18: Trong đoạn văn sau, có những từ ngữ nào là biệt ngữ xã hội?
 Hùng Vương lúc về già, muốn truyền ngôi, nhưng nhà vua có những hai mươi người con trai, không biết chon ai cho xứng đáng. Giặc ngoài đã dẹp yên, nhưng dân có ấm no, ngai vàng mới vững. Nhà vua bèn gọi các com lại và nói;
Tổ tiên ta từ khi dựng nước, đã truyền được sáu đời. Giặc Ân nhiều lần xâm lấn bờ cõi, nhờ phúc ấm Tiên Vương ta đều đánh đuổi được, thiên hạ được hưởng thái bình. Nhưng ta đã già rồi, không sống mãi ở trên đời, người nối ngôi ta phải nối được chí ta, không nhất thiết phải là con trưởng. Năm nay nhân lễ Tiên Vương, ai làm vừa ý ta, ta sẽ truyền ngôi cho, có Tiên Vương chứng giám. 
 ( Bánh chưng, Bánh giầy)
Định hướng
 - Từ ngữ là biệt ngữ xã hội của triều đình phong kiến: truyền ngôi, ngai vàng, vua, Tiên Vương, thiên hạ, nối ngôi.
Phương ngữ bắc bộ
Phương ngữ trung bộ
Phương ngữ Nam Bộ
 U, mợ, bầm, bu, thầy, mế, bủ.
Thế nào, này , kia
Dứa
 mạ, bọ.
Bầy mi
Chi rứa, mô, tê
 má, ba.
Bầy tui
Heo, vịt xiêm, thơm

File đính kèm:

  • docxluyen_tap_tu_ngu_dia_phuong_va_biet_ngu_xa_hoi.docx