Luyện đề Đọc, hiểu Ngữ văn Lớp 9

Đề 1: Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu

 Đọc sách là sinh hoạt và nhu cầu trí tuệ thường trực của con người có cuộc sống trí tuệ. [ ] Không đọc sách tức là không còn nhu cầu về cuộc sống trí tuệ nữa. Và khi không còn nhu cầu đó nữa, thì đời sống tinh thần của con người nghèo đi, mòn mỏi đi, cuộc sống đạo đức cũng mất luôn nền tảng. Đây là một câu chuyện nghiêm túc, lâu dài và cần được trao đổi, thảo luận một cách cũng rất nghiêm túc, lâu dài. Tôi chỉ muốn thử nêu lên ở đây một đề nghị: Tôi đề nghị các tổ chức thanh niên của chúng ta, bên cạnh những sinh hoạt thường thấy hiện nay, nên có một cuộc vận động đọc sách trong thanh niên cả nước; và vận động từng nhà gây dựng tủ sách gia đình.

Gần đây có một nước đã phát động phong trào trong toàn quốc mỗi người mỗi ngày đọc lấy 20 dòng sách. Chúng ta cũng có thể làm như thế, hoặc vận động mỗi người trong mỗi năm đọc lấy một cuốn sách. Cứ bắt đầu bằng việc rất nhỏ, không quá khó. Việc nhỏ đấy nhưng rất có thể là việc nhỏ khởi đầu một công cuộc lớn.

( Theo Nguyên Ngọc, Một đề nghị, tạp chí Điện tử Tiasang.com.vn, ngày 19-7-2007)

Câu 1: Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên?

Câu 2: Vì sao tác giả cho rằng: “Không đọc sách tức là không còn nhu cầu về cuộc sống trí tuệ nữa”?

Câu 3: Theo anh/ chị việc nhỏ và công cuộc lớn mà tác giả đề cập đến trong đoạn văn là gì?

Câu 4: Thông điệp mà tác giả gửi gắm qua đoạn trích?

Câu 1 (2,0 điểm)

Hãy viết một bài văn ngắn (Khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/ chị về ý kiến được nêu trong đoạn trích ở phần đọc hiểu: “ Đọc sách là sinh hoạt và nhu cầu trí tuệ thường trực của con người có cuộc sống trí tuệ”.

Câu 1: Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận

Câu 2: Lí do vì không đọc sách thì đời sống tinh thần của con người sẽ nghèo đi, cuộc sống đạo đức cũng mất luôn nền tảng.

Câu 3:

- Việc nhỏ là vận động đọc sách và gây dựng tủ sách trong mỗi gia đình, mỗi người có thể đọc từ vài chục dòng mỗi ngày đến một cuốn sách trong một năm.

- Công cuộc lớn: Đọc sách trở thành ý thức, thành nhu cầu của mỗi người, mỗi gia đình trong xã hội, phấn đấu đưa việc đọc sách trở thành văn hóa quốc gia, dân tộc.

Câu 4:

- Thông điệp: Từ việc khẳng định đọc sách là biểu hiện của con người có cuộc sống trí tuệ, không đọc sách sẽ có nhiều tác hại tác giả đã đưa ra lời đề nghị về phong trào đọc sách và nâng cao ý thức đọc sách ở mọi người.

Câu 1 (2,0 điểm): “ Đọc sách là sinh hoạt và nhu cầu trí tuệ thường trực của con người có cuộc sống trí tuệ”

Gợi ý làm bài

a. Giải thích: Nhu cầu trí tuệ thường trực là nhu cầu thường xuyên, cần thiết để mở rộng tri thức và tầm hiểu biết

b. Bàn luận những tác dụng to lớn của việc đọc sách:

- Văn hóa đọc gắn liền với chữ viết, qua quá trình đọc con người sẽ suy nghĩ, phân tích, tổng hợp, tư duy, biến tri thức thành của mình và trở thành vốn kiến thức để vận dụng vào cuộc sống.

- Đọc sách giúp nâng cao nhận thức, hiểu biết về đời sống, xã hội, con người và nhận thức thức chính mình.” Sách mở rộng ra trước mắt ta những chân trời mới”.

- Việc đọc sách tác động mạnh mẽ tới tư tưởng, tình cảm và thái độ, góp phần hoàn thiện nhân cách và làm giàu đời sống tinh thần của con người. “ Mỗi cuốn sách nhỏ là một bậc thang đưa ta tách khỏi phần con để đến với thế giới Người” .

- Phê phán thực trạng xuống cấp của văn hóa đọc trong thời đại ngày nay đặc biệt là đối với giới trẻ: Văn hóa đọc dần mai một không chỉ gây tổn thất cho việc truyền bá tri thức mà còn làm mất dần đi một nét đẹp có tính biểu hiện cao của văn hóa.

- Khẳng định tính đúng đắn của ý kiến, rút ra bài học nhận thức, hành động: Những việc làm thiết thực của cá nhân và cộng đồng trong việc nâng cao, phổ biến văn hóa đọc.

c. Rút ra bài học kinh nghiệm cho bản thân

- Cần có phương pháp đọc để có thể hiểu được thông điệp mà tác giả muốn truyền tải qua cuốn sách.

- Dành ra thời gian mỗi ngày để đọc sách, vừa giúp chúng ta nâng cao hiểu biết và giúp thư giãn sau một ngày học tập và làm việc căng thẳng.

 

doc 26 trang cucpham 11960
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luyện đề Đọc, hiểu Ngữ văn Lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Luyện đề Đọc, hiểu Ngữ văn Lớp 9

Luyện đề Đọc, hiểu Ngữ văn Lớp 9
LUYỆN ĐỀ ĐỌC – HIỂU 
Đề 1: Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu
 Đọc sách là sinh hoạt và nhu cầu trí tuệ thường trực của con người có cuộc sống trí tuệ. [] Không đọc sách tức là không còn nhu cầu về cuộc sống trí tuệ nữa. Và khi không còn nhu cầu đó nữa, thì đời sống tinh thần của con người nghèo đi, mòn mỏi đi, cuộc sống đạo đức cũng mất luôn nền tảng. Đây là một câu chuyện nghiêm túc, lâu dài và cần được trao đổi, thảo luận một cách cũng rất nghiêm túc, lâu dài. Tôi chỉ muốn thử nêu lên ở đây một đề nghị: Tôi đề nghị các tổ chức thanh niên của chúng ta, bên cạnh những sinh hoạt thường thấy hiện nay, nên có một cuộc vận động đọc sách trong thanh niên cả nước; và vận động từng nhà gây dựng tủ sách gia đình.
Gần đây có một nước đã phát động phong trào trong toàn quốc mỗi người mỗi ngày đọc lấy 20 dòng sách. Chúng ta cũng có thể làm như thế, hoặc vận động mỗi người trong mỗi năm đọc lấy một cuốn sách. Cứ bắt đầu bằng việc rất nhỏ, không quá khó. Việc nhỏ đấy nhưng rất có thể là việc nhỏ khởi đầu một công cuộc lớn.
( Theo Nguyên Ngọc, Một đề nghị, tạp chí Điện tử Tiasang.com.vn, ngày 19-7-2007)
Câu 1: Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên?
Câu 2: Vì sao tác giả cho rằng: “Không đọc sách tức là không còn nhu cầu về cuộc sống trí tuệ nữa”?
Câu 3: Theo anh/ chị việc nhỏ và công cuộc lớn mà tác giả đề cập đến trong đoạn văn là gì?
Câu 4: Thông điệp mà tác giả gửi gắm qua đoạn trích?
Câu 1 (2,0 điểm)
Hãy viết một bài văn ngắn (Khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/ chị về ý kiến được nêu trong đoạn trích ở phần đọc hiểu: “ Đọc sách là sinh hoạt và nhu cầu trí tuệ thường trực của con người có cuộc sống trí tuệ”.
Câu 1: Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận 
Câu 2:  Lí do vì không đọc sách thì đời sống tinh thần của con người sẽ nghèo đi, cuộc sống đạo đức cũng mất luôn nền tảng. 
Câu 3:
- Việc nhỏ là vận động đọc sách và gây dựng tủ sách trong mỗi gia đình, mỗi người có thể đọc từ vài chục dòng mỗi ngày đến một cuốn sách trong một năm.
- Công cuộc lớn: Đọc sách trở thành ý thức, thành nhu cầu của mỗi người, mỗi gia đình trong xã hội, phấn đấu đưa việc đọc sách trở thành văn hóa quốc gia, dân tộc. 
Câu 4:
- Thông điệp: Từ việc khẳng định đọc sách là biểu hiện của con người có cuộc sống trí tuệ, không đọc sách sẽ có nhiều tác hại tác giả đã đưa ra lời đề nghị về phong trào đọc sách và nâng cao ý thức đọc sách ở mọi người. 
Câu 1 (2,0 điểm): “ Đọc sách là sinh hoạt và nhu cầu trí tuệ thường trực của con người có cuộc sống trí tuệ”
Gợi ý làm bài
a. Giải thích: Nhu cầu trí tuệ thường trực là nhu cầu thường xuyên, cần thiết để mở rộng tri thức và tầm hiểu biết
b. Bàn luận những tác dụng to lớn của việc đọc sách:
- Văn hóa đọc gắn liền với chữ viết, qua quá trình đọc con người sẽ suy nghĩ, phân tích, tổng hợp, tư duy, biến tri thức thành của mình và trở thành vốn kiến thức để vận dụng vào cuộc sống.
- Đọc sách giúp nâng cao nhận thức, hiểu biết về đời sống, xã hội, con người và nhận thức thức chính mình.” Sách mở rộng ra trước mắt ta những chân trời mới”.
- Việc đọc sách tác động mạnh mẽ tới tư tưởng, tình cảm và thái độ, góp phần hoàn thiện nhân cách và làm giàu đời sống tinh thần của con người. “ Mỗi cuốn sách nhỏ là một bậc thang đưa ta tách khỏi phần con để đến với thế giới Người”.
- Phê phán thực trạng xuống cấp của văn hóa đọc trong thời đại ngày nay đặc biệt là đối với giới trẻ: Văn hóa đọc dần mai một không chỉ gây tổn thất cho việc truyền bá tri thức mà còn làm mất dần đi một nét đẹp có tính biểu hiện cao của văn hóa.
- Khẳng định tính đúng đắn của ý kiến, rút ra bài học nhận thức, hành động: Những việc làm thiết thực của cá nhân và cộng đồng trong việc nâng cao, phổ biến văn hóa đọc.
c. Rút ra bài học kinh nghiệm cho bản thân
-  Cần có phương pháp đọc để có thể hiểu được thông điệp mà tác giả muốn truyền tải qua cuốn sách.
- Dành ra thời gian mỗi ngày để đọc sách, vừa giúp chúng ta nâng cao hiểu biết và giúp thư giãn sau một ngày học tập và làm việc căng thẳng.
ĐỀ 2: Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi bên dưới:
 Người có tính khiêm tốn thường hay cho mình là kém, còn phải phấn đấu thêm, trau dồi thêm, cần được trao đổi, học hỏi nhiều thêm. Người có tính khiêm tốn không bao giờ chịu chấp nhận sự thành công của cá nhân mình trong hoàn cảnh hiện tại, lúc nào củng cho sự thành công của mình ỉà tầm thường, không đáng kể, luôn luôn tìm cách để học hỏi thêm nữa.
Tại sao con người lại phải khiêm tốn như thế? Đó là vì cuộc đời là một cuộc đấu tranh bất tận, mà tài nghệ của mỗi cá nhân tuy là quan trọng, nhưng thật ra chỉ là những giọt nước bé nhỏ giữa đại dương bao la. Sự hiểu biết của mỗi cá nhân không thể đem so sánh với mọi người cùng chung sống với mình. Vì thế, dù tài năng đến đâu cũng luôn luôn phải học thêm, học mãi mãi.
Tóm lại, con người khiêm tốn là con người hoàn toàn biết mình, hiểu người, không tự đề cao vai trò, ca tụng chiến công của cá nhân mình cũng như không bao giờ chấp nhận một ý thức chịu thua mang nhiều mặc cảm tự ti đối với mọi người.
Khiêm tốn là một điều không thể thiếu cho những ai muốn thành công trên đường đời.
(Trích Tinh hoa xử thế, Lâm Ngữ Đường, Ngữ văn 7, tập hai, NXB Giáo dục)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên.
Câu 2. Anh/ Chị hiểu như thế nào về ý kiến sau: “Tài nghệ của mỗi cá nhân tuy là quan trọng, nhưng thật ra chỉ là những giọt nước bé nhỏ giữa đại dương bao la”.
Câu 3. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn thứ nhất?
Câu 4. Đoạn trích nói về lòng khiêm tốn. Điểu đó có ý nghĩa như thế nào đối với anh/ chị?
Câu 5. Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/ chị vể câu nói của Ăng-ghen: “Trang bị quý nhất của con người là khiêm tốn và giản dị”.
GỢI Ý LÀM BÀI
Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của văn bản: nghị luận.
Câu 2. Ý kiến trên có nghĩa: Tài năng, hiểu biết của mỗi người tuy quan trọng nhưng hữu hạn, bé nhỏ như “những giọt nước” trong thế giới rộng lớn, “đại dương bao la”. Vì thế, cần phải khiêm tốn học hỏi.
Câu 3.
Biện pháp liệt kê: Liệt kê các biểu hiện của khiêm tốn: tự cho mình là kém, phải phấn đấu thêm, trau dồi thêm, học hỏi thêm,
– Tác dụng của biện pháp liệt kê: Diễn tả được đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những biểu hiện của đức tính khiêm tốn.
Câu 4. Thí sinh tự rút ra ý nghĩa sau khi đọc đoạn trích.
Có thể trình bày theo hướng sau:
– Đoạn trích là bài học sâu sắc giúp ta hiểu rằng: khiêm tốn là phẩm chất tốt đẹp, cao quý của con người.
– Muốn thành công trên đường đời, mỗi người cẩn trang bị lòng khiêm tốn cho bản thân.
Câu 5. Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng cẩn hợp lí và có sức thuyết phục. Có thể tham khảo gợi ý sau để viết đoạn văn:
1. Giải thích
– Khiêm tốn: Có ý thức và thái độ đúng mức trong đánh giá bản thân, không tự mãn, tự kiêu, không tự cho mình là hơn người.
– Giản dị: Đơn giản một cách tự nhiên trong phong cách sống.
– Ý cả câu: Khiêm tốn và giản dị là hai phẩm chất đáng quý của con người; những đức tính ấy góp phần làm nên nhân cách và giá trị đích thực của con người.
2. Phân tích – chứng minh
a) Khiêm tốn là phẩm chất đáng quý, giúp con người ngày càng tốt đẹp hơn
– Trong học tập, trong quan hệ giao tiếp, người có đức tính khiêm tốn sẽ được mọi người quý trọng.
– Khiêm tốn sẽ giúp cho con người luôn có ý thức phấn đấu, hướng con người không ngừng vươn lên để hoàn thiện bản thân.
(Dẫn chứng: Đác-uyn là nhà bác học không ngừng học hỏi,)
b) Giản dị làm nên vẻ đẹp đích thực của con người trong lòng mọi người
– Giản dị trong cách sống, trong hành động, ngôn ngữ, sẽ giúp con người dễ hòa đổng với xã hội.
– Giản dị tạo ấn tượng tốt về giá trị đích thực của bản thân.
(Dẫn chứng: Tấm gương Hồ Chí Minh – Chủ tịch nước nhưng cuộc sống hết sức giản dị và khiêm tốn. Nơi ở và làm việc là ngôi nhà sàn đơn sơ; trang phục với bộ ka ki, đôi dép cao su, bữa ăn thường là những món dân dã; Người luôn khiêm tốn với tất cả mọi người – với những người giúp việc, luôn thân mật gọi là cô hay chú, luôn trân trọng, lễ độ khi tiếp xúc với các vị nhân sĩ; Quốc hội đề nghị tặng Bác Huân chương cao quý nhất Nhà nước là Huân chương Sao vàng, Bác khiêm tốn từ chổi và nói: “Miền Nam còn chưa được giải phóng, khi nào thống nhất đất nước xin Quốc hội ủy quyền cho đổng bào miền Nam thay mặt Quốc hội trao tặng thì tôi xin nhận”; Di chúc Người còn dặn dò: “Sau khi tôi qua đời, chớ nên tổ chức điếu phúng linh đình để khỏi lãng phí thì giờ và tiền bạc của nhân dân”)
– Khiêm tốn và giản dị không hề làm giảm giá trị của bản thân mà trái lại sẽ được mọi người tôn trọng và tin cậy.
3. Bàn luận
– Đánh giá: Câu nói của Ăng-ghen thể hiện một quan niệm nhân sinh sâu sắc, hướng con người vươn tới những giá trị cao quý. Nó giúp con người tránh khỏi thói hợm hĩnh, kiêu ngạo để hoàn thiện mình.
– Phản biện: Phê phán thói tự cao, tự phụ, khoe khoang, đua đòi, thích phô trương, chạy theo hình thức
– Mở rộng: Trong hành trang cuộc sống, mỗi người cần biết làm giàu có tâm hồn mình từ trau dổi hai phẩm chất khiêm tốn và giản dị. Giá trị đích thực của con người bắt đầu từ đó.
4. Bài học nhận thức và hành động
– Nhận thức: Khiêm tốn sẽ giúp con người luôn hướng thiện, nêu cao tinh thần học hỏi, có ý thức phấn đấu không ngừng. Giản dị là một trong những nét đẹp của lối sống thời hiện đại hôm nay. Tuy nhiên, khiêm tổn không phải là tự ti, giản dị không phải là xuề xòa, dễ dãi.
– Hành động: Mỗi con người nên học lối sống khiêm tốn và giản dị (trong cách sống, học tập, hành động, ngôn ngữ) để có thể hòa đồng YỚi cộng đồng và luôn phấn đấu đóng góp thật nhiều cho xã hội.
Đề 3: Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
      Bạn ơi, nếu bạn muốn sống một đời mà không phạm chút sai lầm nào, làm gì được nấy, thì đó hoặc là bạn ảo tưởng, hoặc là bạn hèn nhát trước cuộc đời.
      Một người mà lúc nào cũng sợ thất bại, làm gì cũng sợ sai lầm là một người sợ hãi thực tế, trốn tránh thực tế, và suốt đời không bao giờ có thể tự lập được. Bạn sợ sặc nước thì bạn không biết bơi; bạn sợ nói sai thì bạn không  ... của các giáo sư đã cho thấy những người thường xuyên đọc sách văn học thường có khả năng thấu hiểu, cảm thông và nhìn nhận sự việc từ nhiều góc độ. Ngược lại những cá nhân có khả năng thấu cảm tốt cũng thường lựa chọn sách văn học để đọc. 
 Sau khi đã tìm thấy mối liên hệ hai chiều ở đối tượng độc giả là người lớn, các nhà nghiên cứu tiếp tục tiến hành với trẻ nhỏ và nhận thấy những điều thú vị, rằng những trẻ được đọc nhiều sách truyện thường có cách ứng xử ôn hòa, thân thiện hơn, thậm chí trở thành những đứa trẻ được yêu mến nhất trong nhóm bạn.
 	 (Trích Đọc sách văn học giúp chúng ta thông minh hơn- Dân trí) 
1. Phần trích trên được viết theo phương thức biểu đạt nào? ( 0,5 điểm)
2. Trong phần trích trên, theo nghiên cứu của các giáo sư tâm lí học, việc đọc sách văn học có tác dụng gì với con người? ( 1,5 điểm)
3. Em có nhận xét gì về văn hóa đọc sách của giới trẻ Việt Nam ( đặc biệt là giới học sinh) trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin hiện nay? ( 1,0 điểm)
4. Hãy nêu chính xác tên một cuấn sách văn học, hoặc một tác phẩm văn học em đã được học, được đọc ( có tên tác giả). Viết 5 đến 6 câu văn chia sẻ về tác dụng của cuấn sách ( tác phẩm) đó đối với bản thân em? ( 3,0 điểm)
Gợi ý: 
1- Phương thức biểu đạt: Nghị luận
2 - Việc đọc sách có tác dụng:
+ Đọc sách văn học thực sự giúp con người trở nên thông minh và tốt tính hơn.
+ Những người thường xuyên đọc sách văn học thường có khả năng thấu hiểu, cảm thông và nhìn nhận sự việc từ nhiều góc độ. 
+ Những trẻ được đọc nhiều sách truyện thường có cách ứng xử ôn hòa, thân thiện hơn, thậm chí trở thành những đứa trẻ được yêu mến nhất trong nhóm bạn
3 - Nhận xét gì về văn hóa đọc sách của giới trẻ Việt Nam ( đặc biệt là giới học sinh) trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin hiện nay:
+ Giói trẻ hiện nay còn thờ ơ với việc đọc sách, chưa có thói quen đọc sách, không dành thời gian để đọc sách.
+ Giới trẻ không mặn mà với các loại sách văn học , không quan tâm và không biết đến các tác phẩm văn học kinh điển nổi tiếng của Việt Nam và thế giới.
+ Một số học sinh đọc theo phong trào, chưa xá định được mục đích đúng đắn của việc đọc sách.
+ Đọc sách chưa có sự lựa chọn, một số còn lựa chọn “sách đen”( Sách tuyên truyền văn hóa phẩm đồi trụy, sách có nội dung bạo lực ) để đoc, tiêm nhiễm vào đầu óc những tư tưởng thiếu trong sáng, lành mạnh.
+ Nhiều người trẻ cho rằng đọc sách thời nay là lạc hậu vì owr thời đại công nghệ thông tin phát triển như vũ bão hiện nay lên mạng đọc nhanh và dễ hơn.
+ Xu hướng đọc theo cách “ mì ăn liền”, đọc nhanh , đọc ngắn và ít có thời gian suy ngẫm đang là trào lưu thịnh hành của giới trẻ.
+ Giới trẻ hiện nay hờ hững với văn hóa đọc vì điện thoại và Internet. Nói cách khác văn hóa đọc của giới trẻ hiện nay đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi sự bùng nổ thông tin, với sự xuất hiện của các loại hình đa phương tiện v..v..
4 * Các yêu cầu cụ thể: 
- Nêu chính xác tên một cuấn sách văn học, hoặc một tác phẩm văn học em đã được học, được đọc ( có tên tác giả). 
- Viết đúng số lượng từ 5 đến 6 câu văn chia sẻ về tác dụng của cuấn sách ( tác phẩm) đó đối với bản thân em.
Cần nêu các tác dụng cụ thể dựa trên các khía cạnh sau:
 + Tác dụng về việc cung cấp tri thức hiểu biết.
 + Bồi dưỡng tâm hồn, rèn giũa nhân cách, đạo đức.
 + Rèn luyện ngôn ngữ, giao tiếp, tư duy..
 + Nâng cao kĩ năng sốngvv
Đề 20: Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi: 
 “Quê hương là vòng tay ấm
 Con nằm ngủ giữa mưa đêm
 Quê hương là đêm trăng tỏ
 Hoa cau rụng trắng ngoài thềm
 .
 Quê hương mỗi người chỉ một
 Như là chỉ một mẹ thôi
 Quê hương nếu ai không nhớ
 Sẽ không lớn nổi thành người.”
 (Trích bài thơ “Quê hương” – Đỗ Trung Quân)
Câu 1(0.5 điểm). Xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn thơ trên?
Câu 2(1.0 điểm). Xác định nội dung của đoạn thơ?
Câu 3(2.5 điểm). Tìm và phân tích tác dụng của các biện pháp tu từ có trong đoạn thơ? 
Câu 4(2.0 điểm). Qua đoạn thơ tác giả muốn gửi gắm tới người đọc thông điệp gì?
Câu 5(4.0 điểm)
 Từ nội dung đoạn thơ ở phần Đọc- hiểu, em hãy viết một đoạn văn(khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về tình yêu quê hương của mỗi người.
Gợi ý: 
1. Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm 
2. - Đoạn thơ đã thể hiện được tình cảm yêu thương, gắn bó tha thiết, sâu nặng với quê hương của tác giả.
3. - Biện pháp tu từ: 
+ Điệp ngữ “quê hương” được lặp lại 4 lần.
+ So sánh: Quê hương là vòng tay ấm; là đêm trăng tỏ; như là chỉ một mẹ thôi.
- Tác dụng: Nhẫn mạnh tình yêu tha thiết, sự gắn bó sâu nặng với quê hương của tác giả. Đồng thời đã làm nổi bật hình ảnh quê hương thật bình dị, mộc mạc nhưng cũng thật ấm áp, gần gũi, thân thương, máu thịt, thắm thiết. 
4. - HS trình bày thành một đoạn văn (từ 5-7 câu)
- HS xác định thông điệp có ý nghĩa nhất đối với bản thân:
+ Vai trò của quê hương.
+ Giáo dục tình yêu quê hương 
5. - Tình yêu quê hương:
+ Là tình cảm tự nhiên mang giá trị nhân bản, thuần khiết trong tâm hồn mỗi người. quê hương chính là nguồn cội, nơi chôn rau cắt rốn, nơi gắn bó, nuôi dưỡng sự sống, đặc biệt là đời sống tâm hồn mỗi người.
+ Quê hương là bến đỗ bình yên, là điểm tựa tinh thần của con người trong cuộc sống. Dù đi đâu ở đâu hãy luôn nhớ về nguồn cội. (dẫn chứng)
- Bàn luận: Tình cảm đối với quê hương sẽ gợi nhắc đến tình yêu đất nước. Hướng về quê hương không có nghĩa là chỉ hướng về mảnh đất nơi mình sinh ra mà phải biết hướng tới tình cảm lớn lao, thiêng liêng bao trùm là Tổ quốc.
- Phê phán: Có thái độ phê phán trước những hành vi không coi trọng quê hương, suy nghĩ chưa tích cự về quê hương: chê quê hương nghèo khó, lạc hậu, phản bội lại quê hương; không có ý thức xây dựng quê hương.
- Bài học nhận thức và hành động: Có nhận thức đúng đắn về tình cảm đối với quê hương; có ý thức tu dưỡng, học tập, phấn đấu xây dựng quê hương; xây đắp bảo vệ quê hương, phát huy những truyền thống tốt đẹp của quê hương là trách nhiệm, là nghĩa vụ thiêng liêng của mỗi con người.
Đề 21: Đọc văn bản và trả lời các câu hỏi bên dưới:
ĐÔI TAI CỦA TÂM HỒN
Một cô bé vừa gầy vừa thấp bị thầy giáo loại khỏi dàn đồng ca. Cũng chỉ tại cô bé ấy lúc nào cũng chỉ mặc mỗi bộ quần áo vừa bẩn, vừa cũ lại vừa rộng nữa. Cô bé buồn tủi ngồi khóc một mình trong công viên. Cô bé nghĩ: Tại sao mình lại không được hát? Chẳng lẽ mình hát tồi đến thế sao? Cô bé nghĩ mãi rồi cô cất giọng hát khe khẽ. Cô bé cứ hát hết bài này đến bài khác cho đến khi mệt lả mới thôi.
- Cháu hát hay quá, một giọng nói vang lên: “Cảm ơn cháu, cháu gái bé nhỏ, cháu đã cho ta cả một buổi chiều thật vui vẻ”. Cô bé ngẩn người. Người vừa khen cô bé là một ông cụ tóc bạc trắng. Ông cụ nói xong liền chậm rãi bước đi.
Hôm sau, khi cô bé tới công viên đã thấy ông già ngồi ở chiếc ghế đá hôm trước. Khuôn mặt hiền từ mỉm cười chào cô bé. Cô lại hát, cụ già vẫn chăm chú lắng nghe. Ông vỗ tay lớn: “Cảm ơn cháu, cháu gái bé nhỏ của ta, cháu hát hay quá!” Nói xong cụ già lại một mình chậm rãi bước đi. Như vậy, nhiều năm trôi qua, cô bé giờ đây đã trở thành một ca sĩ nổi tiếng. Cô gái vẫn không quên cụ già ngồi tựa lưng vào thành ghế đá trong công viên nghe cô hát. Một buổi chiều mùa đông, cô đến công viên tìm cụ nhưng ở đó chỉ còn lại chiếc ghế đá trống không. Cô hỏi mọi người trong công viên về ông cụ:
- Ông cụ bị điếc ấy ư? Ông ấy đã qua đời rồi, một người trong công viên nói với cô.
Cô gái sững người, bật khóc. Hóa ra, bao nhiêu năm nay, tiếng hát của cô luôn được khích lệ bởi một đôi tai đặc biệt: đôi tai của tâm hồn.
Câu 1 (1,0 điểm). Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên?
Câu 2 (1,0 điểm). Truyện được kể theo ngôi thứ mấy?
Câu 3 (2,0 điểm). Tình huống bất ngờ trong câu chuyện là sự việc nào?
Câu 4 (2,0 điểm). Ý nghĩa mà câu chuyện gửi tới chúng ta là gì?
Câu 1. (4,0 điểm)
Từ nội dung phần đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của lời khen trong cuộc sống
HƯỚNG DẪN CHẤM
1. Phương thức biểu đạt chính: Tự sự:
2. Ngôi kể: Thứ ba. Tác dụng: làm cho câu chuyện khách quan, hay hơn
3. Tình huống bất ngờ trong câu chuyện: Cô gái sững người khi nhận ra người bấy lâu nay luôn khích lệ, động viên cho giọng hát của cô lại là một ông cụ bị điếc
4. Ý nghĩa câu chuyện gửi tới người đọc: 
- Trước khó khăn, thử thách, con người cần có niềm tin, nghị lực vượt lên hoàn cảnh để chiến thắng hoàn cảnh. 
- Truyện còn đề cao sức mạnh của tình yêu thương con người.
5. -  Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: vai trò của lời khen trong cuộc sống.
a. Giải thích
- Lời khen: là lời ghi nhận, động viên, khích lệ tinh thẩn của người khác khi họ làm được điều gì đó tốt đẹp.
b. Phân tích vai trò của lời khen trong cuộc sống
- Lời khen có tác dụng tiếp thêm sự tự tin, tự hào cho người khác, để họ biết họ đang đi đúng hướng và nên duy trì, tiếp tục.
- Tăng sự hưng phấn, tiếp thêm động lực để người khác tiếp tục cố gắng và gặt hái nhiểu thành công hơn nữa.
- Lời khen chứng tỏ việc làm của họ được quan tâm, được theo dõi. Họ sẽ cảm thấy hạnh phúc, thấy mình không đơn độc và muốn cố gắng nhiều hơn.
- Nếu sự nỗ lực và thành quả không được ghi nhận và ghi nhận kịp thời, có thể làm người ta buồn tủi, nản chí, cảm thấy sự cố gắng của mình không có giá trị hoặc trở nên tự ti và dễ buông xuôi.
(Học sinh lấy ví dụ cụ thể.)
-> Khuyến khích những lời động viên, khen ngợi kịp thời, đúng lúc, đúng người, đúng sự việc.
c. Bàn luận
- Lời khen không được giả tạo, nếu không sẽ gây ra chứng "ảo tưởng"cho người được khen. Điều đó, khiến họ không tiến bộ được, thậm chí còn chủ quan, tự mãn dễ vấp ngã, thất bại.
- Lời khen không chỉ dành cho người thành công mà còn cẩn cho những người dù chưa thành công nhưng đã có sựcố gắng và tiến bộ hơn chính họ của ngày hôm qua.
- Bên cạnh lời khen, cuộc sống vẫn rất cần những lời góp ý chân thành, mang tính chất xây dựng để giúp mỗi người khắc phục điểm yếu, hoàn thiện mình hơn.
d. Bài học
- Bài học: Đừng tiết kiệm lời khen nhưng cũng đừng lạm dụng và nói những lời khen sáo rỗng; người nghe cần biết phân biệt đâu là lời khen thật, đâu là những lời sáo rỗng.

File đính kèm:

  • docluyen_de_doc_hieu_ngu_van_lop_9.doc