Lớp tập huấn kĩ thuật xây dựng ma trận đề kiểm tra đánh giá kết quả dạy học môn Ngữ văn Lớp 9

BỐN NGỌN NẾN

 Trong một căn phòng lặng thinh, có bốn ngọn nến đang cháy.

 Ngọn nến thứ nhất nói:

 - Tôi là biểu tượng của hòa bình, thế giới này rất cần tôi.

 Ngọn nến thứ hai nói:

 - Tôi là biểu tượng của lòng trung thành. Hơn tất cả, mọi người đều cần đến tôi.

 Ngọn nến thứ ba lên tiếng:

 - Tôi là biểu tượng của tình yêu, hãy tưởng tượng xem thế giới sẽ ra sao nếu không có tình yêu, thế giới thực sự rất cần đến tôi.

 Đột nhiên, cánh cửa căn phòng mở tung, một làn gió lùa vào thổi tắt cả ba ngọn nến. Cậu bé chạy vào ngạc nhiên hỏi:

 - Tại sao ba ngọn nến lại tắt?

 Cậu bé òa khóc, lúc này ngọn nến thứ tư mới lên tiếng:

 - Đừng khóc cậu bé, khi nào tôi còn cháy sáng thì cậu vẫn còn có thể thắp sáng cả ba ngọn nến kia lại. Bởi vì, tôi chính là hiện thân của hi vọng.

 Lúc này, cậu bé không khóc nữa và cầm ngọn nến thứ tư lần lượt thắp sáng cả ba ngọn nến còn lại.

 (Theo Quà tặng cuộc sống)

Câu 1: Văn bản trên sử dụng phương thức biểu đạt chính là gì? (NB)

Câu 2: Hình ảnh “ngọn nến”, “gió” trong văn bản sử dụng các phép tu từ gì?(NB)

Câu 3: “Cậu bé òa khóc, lúc này ngọn nến thứ tư mới lên tiếng”. Xét theo cấu trúc, câu văn trên thuộc kiểu câu nào? Vì sao? (TH)

 

doc 2 trang cucpham 01/08/2022 2020
Bạn đang xem tài liệu "Lớp tập huấn kĩ thuật xây dựng ma trận đề kiểm tra đánh giá kết quả dạy học môn Ngữ văn Lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Lớp tập huấn kĩ thuật xây dựng ma trận đề kiểm tra đánh giá kết quả dạy học môn Ngữ văn Lớp 9

Lớp tập huấn kĩ thuật xây dựng ma trận đề kiểm tra đánh giá kết quả dạy học môn Ngữ văn Lớp 9
LỚP TẬP HUẤN
KĨ THUẬT XÂY DỰNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ DẠY HỌC
ĐOÀN QUẢNG NAM
***
Đề kiểm tra môn Ngữ văn, lớp 9
Đọc văn bản dưới đây, rồi thực hiện các yêu cầu bên dưới:
BỐN NGỌN NẾN
	Trong một căn phòng lặng thinh, có bốn ngọn nến đang cháy.
	Ngọn nến thứ nhất nói:
	- Tôi là biểu tượng của hòa bình, thế giới này rất cần tôi.
	Ngọn nến thứ hai nói:
	- Tôi là biểu tượng của lòng trung thành. Hơn tất cả, mọi người đều cần đến tôi.
	Ngọn nến thứ ba lên tiếng:
	- Tôi là biểu tượng của tình yêu, hãy tưởng tượng xem thế giới sẽ ra sao nếu không có tình yêu, thế giới thực sự rất cần đến tôi.
	Đột nhiên, cánh cửa căn phòng mở tung, một làn gió lùa vào thổi tắt cả ba ngọn nến. Cậu bé chạy vào ngạc nhiên hỏi:
	- Tại sao ba ngọn nến lại tắt?
	Cậu bé òa khóc, lúc này ngọn nến thứ tư mới lên tiếng:
	- Đừng khóc cậu bé, khi nào tôi còn cháy sáng thì cậu vẫn còn có thể thắp sáng cả ba ngọn nến kia lại. Bởi vì, tôi chính là hiện thân của hi vọng.
	Lúc này, cậu bé không khóc nữa và cầm ngọn nến thứ tư lần lượt thắp sáng cả ba ngọn nến còn lại.
 (Theo Quà tặng cuộc sống) 
Câu 1: Văn bản trên sử dụng phương thức biểu đạt chính là gì? (NB)
Câu 2: Hình ảnh “ngọn nến”, “gió” trong văn bản sử dụng các phép tu từ gì?(NB)
Câu 3: “Cậu bé òa khóc, lúc này ngọn nến thứ tư mới lên tiếng”. Xét theo cấu trúc, câu văn trên thuộc kiểu câu nào? Vì sao? (TH)
Câu hỏi 4: Câu hỏi mở (VD thấp)
Em rút ra bài học gì từ câu chuyện trên? 
Mức điểm 100%: Nêu ý bài học đúng đắn sát hợp từ ý nghĩa nhân vật trung tâm và tình tiết của văn bản
HS làm được một trong các ý sau 
 - Luôn nuôi dưỡng niềm hi vọng trong cuộc sống trong mọi hoàn cảnh.
 - Không nên bi quan trước mọi khó khăn thử thách mà luôn tìm cách vượt qua.
 - Cuộc sống khó lường những điều bất trắc xảy ra nên đừng tự cho mình hoàn hảo tốt đẹp. 
 Mức điểm 50%: Bài học rút ra còn chung chung hoặc liên quan đến văn bản ở mức độ 
 Có hy vọng
 Không bi quan 
 Không kiêu ngạo 
Mức 3: Không có điểm.
 - Bài học không liên quan đến văn bản
 - Không trả lời
Câu hỏi 5: Nếu em là ngọn nến “trung thành”, “hòa bình”, “tình yêu” em sẽ nói gì với ngọn nến “hy vọng” sau khi được thắp sáng trở lại? (VDT)
 	Mức 1: Đạt 100% số điểm
 - Ân hân, xin lỗi vì đã khoe khoang, tự cho mình quan trọng nhất.
 	- Cảm ơn ngọn nến “hi vọng”(vì đã giúp bản thân hiểu ý nghĩa của sự chia sẻ,hy vọng...) 
 - Hứa sống khiêm tốn ...
 Mức 2: Đạt 50% số điểm
 -Lời nói còn mơ hồ có thành ý nhưng chưa rõ 
 Mức 3: không có điểm
 -Không nói 
 -Lời nói thể hiện sự ích kỉ hẹp hòi 

File đính kèm:

  • doclop_tap_huan_ki_thuat_xay_dung_ma_tran_de_kiem_tra_danh_gia.doc