Lớp tập huấn kĩ thuật xây dựng ma trận đề kiểm tra đánh giá kết quả dạy học Học kì 2 Ngữ văn Lớp 9

I. ĐỌC – HIỂU (5.0 điểm)

Đọc văn bản sau, rồi thực hiện các yêu cầu bên dưới:

BỐN NGỌN NẾN

 Trong một căn phòng lặng thinh, có bốn ngọn nến đang cháy.

 Ngọn nến thứ nhất nói:

 - Tôi là biểu tượng của hòa bình, thế giới này rất cần tôi.

 Ngọn nến thứ hai nói:

 - Tôi là biểu tượng của lòng trung thành. Hơn tất cả, mọi người đều cần đến tôi.

 Ngọn nến thứ ba lên tiếng:

 - Tôi là biểu tượng của tình yêu, hãy tưởng tượng xem thế giới sẽ ra sao nếu không có tình yêu, thế giới thực sự rất cần đến tôi.

 Đột nhiên, cánh cửa căn phòng mở tung, một làn gió lùa vào thổi tắt cả ba ngọn nến. Cậu bé chạy vào ngạc nhiên hỏi:

 - Tại sao ba ngọn nến lại tắt?

 Cậu bé òa khóc, lúc này ngọn nến thứ tư mới lên tiếng:

 - Đừng khóc cậu bé, khi nào tôi còn cháy sáng thì cậu vẫn còn có thể thắp sáng cả ba ngọn nến kia lại. Bởi vì, tôi chính là hiện thân của hi vọng.

 Lúc này, cậu bé không khóc nữa và cầm ngọn nến thứ tư lần lượt thắp sáng cả ba ngọn nến còn lại.

 (Những câu chuyện khơi nguồn trí tuệ - Trương Thiết Thành - NXB Văn hóa)

 1. Phần trắc nghiệm khách quan: (2 điểm)

Chọn đáp án đúng cho câu 1, 2

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính trong văn bản trên?

A. Tự sự

 B. Miêu tả

C. Biểu cảm

D. Nghị luận

Câu 2: Phép liên kết nào được sử dụng qua những từ in đậm trong hai câu sau?

 “Đừng khóc cậu bé, khi nào tôi còn cháy sáng thì cậu vẫn còn có thể thắp sáng cả ba ngọn nến kia lại. Bởi vì, tôi chính là hiện thân của hi vọng.

A. Lặp từ ngữ, thế

B. Nối, lặp từ ngữ

C. Thế, nối

D. Nối, liên tưởng.

 

doc 7 trang cucpham 01/08/2022 1540
Bạn đang xem tài liệu "Lớp tập huấn kĩ thuật xây dựng ma trận đề kiểm tra đánh giá kết quả dạy học Học kì 2 Ngữ văn Lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Lớp tập huấn kĩ thuật xây dựng ma trận đề kiểm tra đánh giá kết quả dạy học Học kì 2 Ngữ văn Lớp 9

Lớp tập huấn kĩ thuật xây dựng ma trận đề kiểm tra đánh giá kết quả dạy học Học kì 2 Ngữ văn Lớp 9
LỚP TẬP HUẤN
KĨ THUẬT XÂY DỰNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ DẠY HỌC
ĐOÀN QUẢNG NAM
*
ĐỀ KIỂM TRA NGỮ VĂN 9 _ HỌC KÌ II
A- MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Kiểm tra và đánh giá kiến thức tổng hợp trong chương trình học kì II, Ngữ văn 9.
2. Kỹ năng: Rèn luyện kĩ năng đọc - hiểu và tạo lập văn bản. 
3. Thái độ: Học sinh có ý thức tự giác, nghiêm túc khi làm bài.
4. Năng lực: Nhận thức, giải quyết vấn đề, cảm thụ văn chương.
B- MA TRẬN
Mức
 Lĩnh vực độ
 nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
Tổng số
I. Đọc hiểu văn bản
- Ngữ liệu: văn bản 
truyện
- Tiêu chí lựa chọn ngữ liệu: Văn bản hoàn chỉnh
- Phương thức biểu đạt chính
- Nhận diện các dấu hiệu hình thức bằng kiến thức về tiếng Việt, đề tài, chủ đề của văn bản
- Hiểu ý nghĩa của từ ngữ, hình ảnh trong văn bản
- Rút bài học cho bản thân
- Hình thức kiểm tra
- Số câu 
- Tỉ lệ
TNKQ+TL
4
20%
TNKQ
1
10%
TNKQ
1
10%
II. Tạo lập văn bản
 Viết một bài văn nghị luận văn học
- Hình thức kiểm tra
- Số câu 
- Tỉ lệ
Tự luận
1
50%
Cộng số câu
Tổng số điểm
4
2
1
1
1
2
1
5
7
10
C- ĐỀ KIỂM TRA TỔNG HỢP HỌC KÌ II LỚP 9 – Thời gian: 90 phút
I. ĐỌC – HIỂU (5.0 điểm)
Đọc văn bản sau, rồi thực hiện các yêu cầu bên dưới:
BỐN NGỌN NẾN
	Trong một căn phòng lặng thinh, có bốn ngọn nến đang cháy.
	Ngọn nến thứ nhất nói:
	- Tôi là biểu tượng của hòa bình, thế giới này rất cần tôi.
	Ngọn nến thứ hai nói:
	- Tôi là biểu tượng của lòng trung thành. Hơn tất cả, mọi người đều cần đến tôi.
	Ngọn nến thứ ba lên tiếng:
	- Tôi là biểu tượng của tình yêu, hãy tưởng tượng xem thế giới sẽ ra sao nếu không có tình yêu, thế giới thực sự rất cần đến tôi.
	Đột nhiên, cánh cửa căn phòng mở tung, một làn gió lùa vào thổi tắt cả ba ngọn nến. Cậu bé chạy vào ngạc nhiên hỏi:
	- Tại sao ba ngọn nến lại tắt?
	Cậu bé òa khóc, lúc này ngọn nến thứ tư mới lên tiếng:
	- Đừng khóc cậu bé, khi nào tôi còn cháy sáng thì cậu vẫn còn có thể thắp sáng cả ba ngọn nến kia lại. Bởi vì, tôi chính là hiện thân của hi vọng.
	Lúc này, cậu bé không khóc nữa và cầm ngọn nến thứ tư lần lượt thắp sáng cả ba ngọn nến còn lại.
 (Những câu chuyện khơi nguồn trí tuệ - Trương Thiết Thành - NXB Văn hóa) 
 	1. Phần trắc nghiệm khách quan: (2 điểm) 
Chọn đáp án đúng cho câu 1, 2
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính trong văn bản trên?
A. Tự sự	
 	B. Miêu tả	
C. Biểu cảm	
D. Nghị luận
Câu 2: Phép liên kết nào được sử dụng qua những từ in đậm trong hai câu sau?
 	“Đừng khóc cậu bé, khi nào tôi còn cháy sáng thì cậu vẫn còn có thể thắp sáng cả ba ngọn nến kia lại. Bởi vì, tôi chính là hiện thân của hi vọng.
Lặp từ ngữ, thế
Nối, lặp từ ngữ
Thế, nối 
Nối, liên tưởng. 
Câu 3: Khoanh tròn vào đáp án Đ (đúng) hoặc S (sai) sao cho phù hợp vào mỗi dòng nêu ý nghĩa của hình ảnh trong câu chuyện. 
Mỗi ngọn nến biểu trưng cho một điều tốt đẹp trong đời sống.
Đ
S
Ba ngọn nến bị tắt biểu trưng những điều tốt đẹp bị mất đi.
Đ
S
Ngọn gió biểu trưng cho những điều bất trắc trong cuộc sống.
Đ
S
Ngọn nến hi vọng là biểu tượng của tương lai mịt mờ.
Đ
S
 	Câu 4: Điền tên tầng nghĩa (tường minh, hàm ý) vào mỗi chỗ trống trong mỗi câu văn sau để có nhận xét đúng về ý nghĩa văn bản.
 	- Nghĩa ................. của văn bản là kể chuyện bất trắc xảy ra với bốn ngọn nến và cuối cùng ngọn nến hi vọng đã cứu vãn tình thế.
 	- Nghĩa .................. của văn bản là đề cao vai trò của niềm hi vọng trong cuộc sống.
 	2. Phần câu hỏi trả lời ngắn: (3 điểm) 
 	Câu 1: “Đột nhiên, cánh cửa căn phòng mở tung, một làn gió lùa vào thổi tắt cả ba ngọn nến.” Xác định từ ngữ thuộc thành phần biệt lập trong câu văn trên và gọi tên thành phần biệt lập đó.
 	Câu 2: Nếu em là một trong những ngọn nến “trung thành”, “hòa bình”, “tình yêu” em sẽ nói gì với ngọn nến hi vọng sau khi được thắp sáng trở lại?
Câu 3: Bài học từ câu chuyện có ý nghĩa nhất đối với em là gì? Vì sao?
II. TẠO LẬP VĂN BẢN (5 điểm) 
 	Ta làm con chim hót
	Ta làm một cành hoa
	Ta nhập vào hòa ca
	Một nốt trầm xao xuyến.
	Một mùa xuân nho nhỏ
	Lặng lẽ dâng cho đời
	Dù là tuổi hai mươi
	Dù là khi tóc bạc.
	 (Trích Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải)
	Phân tích đoạn thơ trên để thấy được ước nguyện hòa nhập và dâng hiến của nhà thơ Thanh Hải.
 HƯỚNG DẪN CHẤM 
I. Hướng dẫn chung
- Giáo viên cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của học sinh, tránh trường hợp đếm ý cho điểm.
- Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên giáo viên cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có ý tưởng riêng và giàu chất văn.
- Giáo viên cần vận dụng đầy đủ các thang điểm; tránh tâm lí ngại cho điểm tối đa. Cần quan niệm rằng một bài đạt điểm tối đa vẫn là một bài làm có thể còn những sơ suất nhỏ.
- Điểm lẻ toàn bài tính đến 0,25 điểm. Sau đó, làm tròn số đúng theo quy định.
II. Đáp án và thang điểm 
ĐÁP ÁN
ĐIỂM
Đọc hiểu văn bản
(5 điểm)
1. Phần TNKQ:
2.0
Câu 1: A
0.25
Câu 2: B
0.25
Câu 3: Theo thứ tự Đ, Đ, Đ, S
1.0
Câu 4: 
 - Tường minh
 - Hàm ý
0,5
2. Phần trả lời ngắn 
3.0
Câu 5: Đột nhiên – thành phần tình thái 
1.0
 Câu 6: 
* Mức 1.0 điểm: Nêu ý bài học đúng đắn sát hợp từ ý nghĩa nhân vật trung tâm và tình tiết của văn bản, lý giải được nguyên nhân của bài học trải nghiệm bản thân. HS làm được một trong các ý sau: 
 - Luôn nuôi dưỡng niềm hi vọng trong cuộc sống trong mọi hoàn cảnh.
 - Không nên bi quan trước mọi khó khăn thử thách luôn tìm cách vượt qua.
 - Cuộc sống khó lường những điều bất trắc xảy ra nên đừng tự cho mình hoàn hảo tốt đẹp. 
* Mức 0.5 điểm: Bài học rút ra còn chung chung hoặc liên quan đến văn bản ở mức độ.
 - Có hy vọng 
 - Không bi quan 
 - Không kiêu ngạo 
* Mức 3 Không có điểm:
 - Có nêu bài học nhưng không chính xác, không liên quan đến văn bản.
 - Không trả lời. 
2.0
Tạo lập 
văn bản
(5,0 đ)
Phân tích đoạn thơ trên để thấy được ước nguyện hòa nhập và dâng hiến của nhà thơ Thanh Hải.
a. Yêu cầu về kĩ năng:
- Bài làm phải được tổ chức thành bài làm văn hoàn chỉnh.
- Vận dụng phương pháp làm bài văn nghị luận văn học để phân tích đoạn thơ. 
- Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt trôi chảy; hạn chế lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. 
b. Yêu cầu về kiến thức: 
Trên cơ sở hiểu biết về bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải, học sinh phân tích và làm rõ cái hay, cái đẹp trong đoạn thơ.
Học sinh có thể tổ chức bài làm theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đáp ứng được những ý cơ bản sau:
Giới thiệu tác giả, tác phẩm, đoạn thơ được trích và vấn đề cần nghị luận: ước nguyện hòa nhập và dâng hiến của nhà thơ Thanh Hải.
1.00
Phân tích đoạn thơ:
* Về nội dung:
 - Phân tích cội nguồn của khát vọng (từ tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương, đất nước)
 - Khát vọng được hoà nhập vào cuộc sống chung (chân thành, tha thiết nhưng rất khiêm nhường).
 - Khát vọng cống hiến (phần tốt đẹp – dù bé nhỏ - của mình cho cuộc đời chung, cho đất nước)
 - Suy nghĩ về ý nghĩa, giá trị cuộc sống của mỗi cá nhân sống có ích, cống hiến cho cuộc đời chung.
 * Về nghệ thuật:
+ Âm hưởng nhẹ nhàng. Giọng thơ thể hiện đúng tâm trạng cảm xúc 
+ Cấu tứ lặp tạo sự đối ứng chặt chẽ
+ Ngôn ngữ thơ giản dị, trong sáng + Hình ảnh tự nhiên, giản dị và đẹp: giàu ý nghĩa biểu trưng, khái quát 
3.00
- Nêu nhận xét, đánh giá chung về giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ và những suy ngẫm của bản thân về ý nghĩa, giá trị của cuộc sống.
1.00
* Giáo viên định điểm bài làm của học sinh cần căn cứ vào mức độ đạt được ở cả hai yêu cầu: kiến thức và kỹ năng.
- Hết -

File đính kèm:

  • doclop_tap_huan_ki_thuat_xay_dung_ma_tran_de_kiem_tra_danh_gia.doc