Lớp tập huấn Đề thi tuyển sinh Lớp 10 môn Ngữ văn - Năm học 2017-2018 (Có đáp án)

Đọc văn bản sau rồi trả lời các câu hỏi bên dưới:

NGƯỜI ĂN XIN

Một người ăn xin đã già. Đôi mắt ông đỏ hoe, nước mắt ông giàn giụa, đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi. Ông chìa tay xin tôi.

Tôi lục hết túi nọ đến túi kia, không có lấy một xu, không có cả khăn tay, chẳng có gì hết. Ông vẫn đợi tôi. Tôi chẳng biết làm thế nào. Bàn tay tôi run run nắm chặt lấy bàn tay run rẩy của ông:

- Xin ông đừng giận cháu! Cháu không có gì cho ông cả.

Ông nhìn tôi chăm chăm, đôi môi nở nụ cười:

 - Cháu ơi, cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi.

Khi ấy, tôi chợt hiểu ra: cả tôi nữa, tôi cũng vừa nhận được một cái gì đó của ông.

(Theo Tuốc-ghê-nhép – SGK Ngữ Văn 9 - tập 1, trang 22)

Câu 1: (0,5 điểm) Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là gì?

Câu 2: (0,5 điểm) Câu văn“Khi ấy, tôi chợt hiểu rằng: cả tôi nữa, tôi cũng vừa nhận được chút gì của lão” chứa thành phần biệt lập nào?

Câu 3: (1,0 điểm) Cậu bé không có gì cho ông lão, nhưng ông lão lại nói: “Như vậy là cháu đã cho lão rồi”. Em hiểu cậu bé đã cho ông lão những gì?

Câu 4: (1,0 điểm) Em có đồng tình với cách cư xử của cậu bé trong câu chuyện trên không? Vì sao?

 

docx 3 trang cucpham 01/08/2022 180
Bạn đang xem tài liệu "Lớp tập huấn Đề thi tuyển sinh Lớp 10 môn Ngữ văn - Năm học 2017-2018 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Lớp tập huấn Đề thi tuyển sinh Lớp 10 môn Ngữ văn - Năm học 2017-2018 (Có đáp án)

Lớp tập huấn Đề thi tuyển sinh Lớp 10 môn Ngữ văn - Năm học 2017-2018 (Có đáp án)
LỚP TẬP HUẤN ĐỀ KIỂM TRA 2018
NHÓM QUẢNG BÌNH – SƠN LA
ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT
NĂM HỌC 2017 – 2018
MÔN: NGỮ VĂN
A. MA TRẬN:
Nội dung
Mức độ cần đạt
Tổng số
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng cao
I. Đọc hiểu 
- Phương thức biểu đạt
- Thành phần biệt lập
- Hiểu được ý nghĩa của từ ngữ, hình ảnh, hành động...trong văn bản.
- Trình bày quan điểm về vấn đề đặt ra trong văn bản
2
1
1
4
1,0
1,0
1,0
3,0
10 %
10 %
10 %
30 %
II. Tập làm văn
Viết đoạn văn nghị luận xã hội ngắn (200 chữ)
Viết bài văn nghị luận văn học.
1
1
2
2,0
5,0
7,0
20%
50%
70%
Tổng số câu
Tổng số điểm
Tỉ lệ %
2
1,0
10 %
1
1,0
10 %
2
3
30%
1
5
50%
6
10
100%
B. ĐỀ RA:
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc văn bản sau rồi trả lời các câu hỏi bên dưới: 
NGƯỜI ĂN XIN
Một người ăn xin đã già. Đôi mắt ông đỏ hoe, nước mắt ông giàn giụa, đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi. Ông chìa tay xin tôi.
Tôi lục hết túi nọ đến túi kia, không có lấy một xu, không có cả khăn tay, chẳng có gì hết. Ông vẫn đợi tôi. Tôi chẳng biết làm thế nào. Bàn tay tôi run run nắm chặt lấy bàn tay run rẩy của ông:
- Xin ông đừng giận cháu! Cháu không có gì cho ông cả.
Ông nhìn tôi chăm chăm, đôi môi nở nụ cười:
 - Cháu ơi, cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi. 
Khi ấy, tôi chợt hiểu ra: cả tôi nữa, tôi cũng vừa nhận được một cái gì đó của ông.
(Theo Tuốc-ghê-nhép – SGK Ngữ Văn 9 - tập 1, trang 22)
Câu 1: (0,5 điểm) Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là gì?
Câu 2: (0,5 điểm) Câu văn“Khi ấy, tôi chợt hiểu rằng: cả tôi nữa, tôi cũng vừa nhận được chút gì của lão” chứa thành phần biệt lập nào?
Câu 3: (1,0 điểm) Cậu bé không có gì cho ông lão, nhưng ông lão lại nói: “Như vậy là cháu đã cho lão rồi”. Em hiểu cậu bé đã cho ông lão những gì? 
Câu 4: (1,0 điểm) Em có đồng tình với cách cư xử của cậu bé trong câu chuyện trên không? Vì sao?
II. TẬP LÀM VĂN. (7,0 điểm)
Câu 1: (2,0 điểm) 
Viết đoạn văn nghị luận ngắn (khoảng 200 chữ) nêu suy nghĩ của em về những điều tác giả muốn gửi gắm qua câu chuyện trên. 
Câu 2: (5,0 điểm)
Cảm nhận của em về nhân vật Phương Định trong truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” của tác giả Lê Minh Khuê (Ngữ Văn 9 – Tập 2)
C. ĐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂM VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM
Phần/Câu
Nội dung cần đạt
Biểu điểm
Phần I
ĐỌC HIỂU
3,0
Câu 1
Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là: Phương thức tự sự. 
0,5
Câu 2
Câu văn “Khi ấy, tôi chợt hiểu rằng: cả tôi nữa, tôi cũng vừa nhận được chút gì của lão” chứa thành phần phụ chú.
0,5 
Câu 3
Học sinh có thể diễn đạt theo những cách khác nhau, nhưng thể hiện được rằng: Cậu bé đã cho ông lão tình thương, sự thông cảm và tôn trọng.
1,0 
Câu 4
Học sinh có thể đồng ý hoặc không đồng ý với cách cư xử của cậu bé nhưng phải có cách giải thích hợp lý.
- Đồng ý hoặc không đồng ý với cách cư xử của cậu bé và có cách giải thích hợp lý 
1,0
- Đồng ý hoặc không đồng ý với cách cư xử của cậu bé và có cách giải thích tương đối hợp lý
0,5
- Đồng ý với cách cư xử của cậu bé và có cách giải thích nhưng chưa hợp lý
0,25
- Không đồng ý với cách cư xử của cậu bé và không có cách giải thích 
0
Phần II
TẬP LÀM VĂN
7,0
Câu 1
Viết đoạn văn nghị luận ngắn (khoảng 200 chữ) để nêu suy nghĩ của em về những điều tác giả muốn gửi gắm qua câu chuyện trên. 
2,0 
1. Yêu cầu về kĩ năng: 
- Đúng thể thức của một đoạn văn ngắn, đúng kiểu bài nghị luận xã hội. 
- Lập luận chặt chẽ; luận điểm rõ ràng. 
- Diễn đạt lưu loát; dẫn chứng xác thực; liên hệ mở rộng tốt. 
- Trình bày sạch đẹp; ít sai lỗi câu, từ, chính tả. 
2. Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể trình bày bằng nhiều cách nhưng cần làm rõ được các yêu cầu cơ bản sau: 
- Những điều rút ra từ câu chuyện:
0,75
+ Câu chuyện ngắn gọn, hấp dẫn nhưng chứa đựng ý nghĩa triết lý lớn lao: tình yêu thương và sự cảm thông giữa con người với con người. 
0,25
+ Dù ở vào hoàn cảnh bần cùng (ông lão, cậu bé) những không tỏ ra khinh miệt, xa lánh mà vẫn có thái độ, lời nói, hành động hết sức chân thành thể hiện sự tôn trọng, quan tâm, yêu thương, chia sẻ với người khác. 
0,25
+ Tuy cả cậu bé và ông lão đều không có của cải, tiền bạc để cho nhau nhưng cả hai đều cảm nhận được tình cảm mà người kia đã dành cho mình.
0,25
- Bình luận, rút ra bài học:
0,75
+ Những biểu hiện của tình yêu thương và sự cảm thông: quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau
0,25
+ Tình yêu thương và sự cảm thông là đạo lý tốt đẹp trong xã hội. Hãy yêu thương và tôn trọng những người nghèo khổ, không phân biệt hoàn cảnh, địa vị xã hội của con người. 
0,5
- Liên hệ mở rộng: Tình yêu thương và sự cảm thông của con người trong xã hội ta hiện nay.
0,5 
Câu 2
Cảm nhận của em về nhân vật Phương Định trong truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” của tác giả Lê Minh Khuê
5,0 
1. Yêu cầu về kỹ năng:
- Học sinh nắm vững kỹ năng làm bài văn nghị luận văn học, có khả năng trình bày, nhận xét, đánh giá về nhân vật văn học.
- Bài văn có bố cục rõ ràng, hợp lý, diễn đạt trôi chảy, không lệ thuộc vào tài liêu sẵn có, ít mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp.
2. Các yêu cầu về kiến thức: Các ý trong bài có thể được sắp xếp trinh bày, tách và gộp theo những ý khác nhau miễn là đạt được nội dung cơ bản sau:
- Giới thiệu được những nét khái quát về tác giả và hoàn cảnh ra đời của tác phẩm.
0,5
- Giới thiệu về hoàn cảnh và công việc của Phương Định và hai nữ thanh niên xung phong trong tổ trinh sát mặt đường.
0,5
- Trình bày cảm nhận của bản thân về vẻ đẹp của Phương Định
+ Đó là một cô gái trẻ đẹp hồn nhiên và yêu đời, nữ tính, giàu cảm xúc và lạc quan......(Dẫn chứng và phân tích) 
1,0
+ Phương Định là một cô gái có thinh thần trách nhiệm cao trong công việc, gan dạ, dũng cảm....(Dẫn chứng, và phân tích)
1,0
+ Cô là người gắn bó yêu thương đồng đội. (Dẫn chứng và phân tích)
0,5
- Khẳng định vẻ đẹp của nhân vật Phương Định, bày tỏ thái độ của bản thân đối với nhân vật.
0,5
- Liên hệ với vẻ đẹp của thế hệ trẻ Việt Nam trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ.
0,5
- Nhận xét về nghệ thuật xây dựng nhân vật: Ngôi kể, sự am hiểu tâm lý nhân vật sinh động chân thực của tác giả... làm hiện lên thế giới nội tâm phong phú, vẻ đẹp trong sáng, hồn nhiên, dũng cảm, lạc quan của Phương Định.
0,5
 NHÓM NGỮ VĂN QUẢNG BÌNH – SƠN LA

File đính kèm:

  • docxlop_tap_huan_de_thi_tuyen_sinh_lop_10_mon_ngu_van_lop_9_nam.docx