Kỹ năng làm văn nghị luận xã hội Lớp 9

A. DÀN Ý CHUNG VỀ NGHỊ LUÂN XÃ HỘI:

1. Yêu cầu đối với học sinh:

 Có khả năng độc lập, có kiến thức về đời sống, dám trình bày chính kiến của mình.

 Cần huy động các nguồn kiến thức từ sách vở, đời sống, trải nghiệm bản thân

2. Các dạng đề: (có 3 dạng đề).

 Nghị luận về tư tưởng đạo lý.

 Nghị luận về hiện tượng đời sống.

 Nghị luận xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học.

NGHỊ LUẬN VỀ TƯ TƯỞNG ĐẠO LÝ

NGHỊ LUẬN VỀ HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG

 Bàn về lĩnh vực, tư tưởng, đạo lý, lối sống có ý nghĩa quan trọng đối với con người, cuộc sống.

 Hiểu rộng hơn là bàn về:

• Những truyền thống tốt đẹp trong lối sống con người Việt Nam.

• Tư tưởng con người.

• Mối quan hệ giữa con người trong gia đình, xã hội.  Bàn về hiện tượng có ý nghĩa đối với xã hội đáng khen, đáng chê hay đáng suy nghĩ.

 Bàn những vấn đề bức xúc đang đặt ra trong đời sống hiện tại.

• Vấn đề có tính thời sự.

• Vấn đề được dư luận xã hội quan tâm.

 

docx 13 trang cucpham 920
Bạn đang xem tài liệu "Kỹ năng làm văn nghị luận xã hội Lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kỹ năng làm văn nghị luận xã hội Lớp 9

Kỹ năng làm văn nghị luận xã hội Lớp 9
KỸ NĂNG LÀM VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI
DÀN Ý CHUNG VỀ NGHỊ LUÂN XÃ HỘI:
Yêu cầu đối với học sinh:
Có khả năng độc lập, có kiến thức về đời sống, dám trình bày chính kiến của mình.
Cần huy động các nguồn kiến thức từ sách vở, đời sống, trải nghiệm bản thân
Các dạng đề: (có 3 dạng đề).
Nghị luận về tư tưởng đạo lý.
Nghị luận về hiện tượng đời sống.
Nghị luận xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học.
NGHỊ LUẬN VỀ TƯ TƯỞNG ĐẠO LÝ
NGHỊ LUẬN VỀ HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG
Bàn về lĩnh vực, tư tưởng, đạo lý, lối sống có ý nghĩa quan trọng đối với con người, cuộc sống.
Hiểu rộng hơn là bàn về:
Những truyền thống tốt đẹp trong lối sống con người Việt Nam.
Tư tưởng con người.
Mối quan hệ giữa con người trong gia đình, xã hội.
Bàn về hiện tượng có ý nghĩa đối với xã hội đáng khen, đáng chê hay đáng suy nghĩ.
Bàn những vấn đề bức xúc đang đặt ra trong đời sống hiện tại.
Vấn đề có tính thời sự.
Vấn đề được dư luận xã hội quan tâm.
I.NGHỊ LUẬN XÃ HỘI ĐẶT RA TRONG TÁC PHẨM VĂN HỌC
Bố cục
Nội dung
Thao tác chủ yếu
MỞ BÀI
Dẫn dắt vấn đề.
Nêu vấn đề cần nghị luận (luận đề)
® Viết một đoạn văn.
THÂN BÀI
Khái quát vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học.
Các khía cạnh, biểu hiện vấn đề xã hội mà tác phẩm đặt ra (Vấn đề xã hội ý kiến đặt ra đúng, sai thế nào? Nó có ý nghĩa với cuộc sống hiện nay không?).
Ý kiến đó như thế nào? Nhất là đối với cuộc sống hôm nay.
Giải thích.
Phân tích.
Bình luận.
Phân tích.
KẾT LUẬN
Khẳng định ý kiến bản thân về hiện tượng đó.
Nêu suy nghĩ của bản thân với vấn đề đó.
® Viết một đoạn văn.
ÔN TẬP TẬP LÀM VĂN
II. Sơ đồ cấu trúc bài văn NLXH về một hiện tượng đời sống tiêu cực
Mở bài
Dẫn dắt, giới thiệu vấn đề
Dẫn dắt từ hiện thực đời sống
Nêu hiện tượng
Ghi lại hiện tượng đặt ra trong đề bài ( có thể là một tình huống, một câu hỏi)
Thân bài
Giải thích hiện tượng
Nếu cách hiểu về hiện tượng
Đánh giá hiện tượng: Tiêu cực
Bàn luận
Hiện trạng
Tác hại/Nguyên nhân
Giải pháp ngăn chặn hiện tượng
Bài học nhận thức và hành động
Bài học nhận thức: Khẳng định hiện tượng xấu, cần phê phán, bị loại trừ
Bài học hành động: Rút ra hành động cụ thể cho bản thân
Kết bài
Kết thúc vấn đề
Khẳng định ý nghĩa, tính thời sự của hiện tượng đối với xã hội
*Lưu ý: Tùy vào từng ý kiến, quan điểm và yêu cầu của đề bài mà người viết vận dụng LINH HOẠT kết cấu trên
III. Sơ đồ cấu trúc bài văn NLXH về một hiện tượng đời sống tích cực
Mở bài
Dẫn dắt, giới thiệu vấn đề
Dẫn dắt từ hiện thực đời sống
Nêu hiện tượng
Ghi lại câu nói đặt ra trong đề bài 
Thân bài
Giải thích hiện tượng
Nếu cách hiểu về hiện tượng
Đánh giá hiện tượng: Tích cực
Bàn luận
Nêu biểu hiện của hiện tượng
Tác dụng/ Ý nghĩa
Mở rộng, phản đề
Bài học nhận thức và hành động
Bài học nhận thức: Khẳng định tính nhân văn của hiện tượng
Bài học hành động: Rút ra hành động cụ thể cho bản thân
Kết bài
Kết thúc vấn đề
Khẳng định ý nghĩa, tính thời sự của hiện tượng đối với thời đại
IV.Sơ đồ cấu trúc bài văn nghị luận về một tư tưởng đạo lý dưới dạng cho hai quan điểm đối lập nhau
Mở bài
Dẫn dắt, giới thiệu vấn đề
Dẫn dắt từ hiện thực đời sống hoặc câu thơ, câu danh ngôn có nội dung GẦN với tư tưởng
Nêu tư tưởng đạo lý
Ghi lại 2 ý kiến đặt ra trong đề bài
Thân bài
Giải thích tư tưởng
Giải thích ý kiến 1
Giải thích ý kiến 2
Nội dung 2 ý kiến
Bàn luận
Bàn về ý kiến 1: Lý giải ý kiến
Bàn về ý kiến 2: Lý giải ý kiến
So sánh 2 ý kiến: Giống, khác nhau và đưa ra cách hiểu vấn đề đúng đắn nhất
Bài học nhận thức và hành động
Bài học nhận thức: Khẳng định ý kiến quan điểm đúng đắn
Bài học hành động: Rút ra hành động cụ thể cho bản thân
Kết bài
Kết thúc vấn đề
Khẳng định ý nghĩa, giá trị tư tưởng đối với thời đại
*Lưu ý: Tùy vào từng ý kiến, quan điểm và yêu cầu của đề bài mà người viết vận dụng LINH HOẠT kết cấu trên
V. Sơ đồ cấu trúc bài văn nghị luận về một tư tưởng đạo lý dưới dạng câu hỏi cho 1 vấn đề, 1 câu danh ngôn
Mở bài
Dẫn dắt, giới thiệu vấn đề
Dẫn dắt từ hiện thực đời sống hoặc câu thơ, câu danh ngôn có nội dung GẦN với tư tưởng
Nêu tư tưởng đạo lý
Ghi lại câu nói hoặc vấn đề tư tưởng trong đề bài
Thân bài
Giải thích tư tưởng
Giải thích từ ngữ
Nêu nội dung câu nói
Bàn luận
Nêu biểu hiện tư tưởng
Lý giải vì sao lại như thế?
Mở rộng, phản đề
Bài học nhận thức và hành động
Bài học nhận thức: Khẳng định tính đúng đắn của tư tưởng
Bài học hành động: Rút ra hành động cụ thể cho bản thân
Kết bài
Kết thúc vấn đề
Khẳng định ý nghĩa, giá trị tư tưởng đối với thời đại
*Lưu ý: Tùy vào từng ý kiến, quan điểm và yêu cầu của đề bài mà người viết vận dụng LINH HOẠT kết cấu trên
Một số đề minh họa
Đề 1: Nêu suy nghĩ của em về đạo lí Uống nước nhớ nguồn của dân tộc ta
Gợi ý:
“Uống nước nhớ nguồn” là một câu tục ngữ tuy súc tích, ngắn gọn nhưng lại chứa đựng một truyền thống đạo lý tốt đẹp của dân tộc, nhắc nhở mỗi chúng ta lối sống ân nghĩa, thủy chung với quá khứ.
STT
Thao tác
Nội dung
1
Giải thích
- “Uống nước” là sự thừa hưởng những thành quả vật chất và tinh thần. “Nhớ nguồn” thể hiện lòng biết ơn, sự tri ân, ghi nhớ những người đã giúp đỡ chúng ta được hưởng những thành quả đó.
- Cả câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn” nhắc nhở mỗi người lối sống ân nghĩa, thủy chung; trân trọng và biết ơn với quá khứ, với những thế hệ đi trước.
2
Biểu hiện
Hiện nay, trên bước đường hội nhập quốc tế, những ngày lễ truyền thống như ngày thương binh liệt sĩ 27/7, ngày 20/11, ngày giỗ tổ Hùng Vương hay ngày Tết âm lịch,những ngày để thế hệ hiện tại, thế hệ con cháu hướng về quá khứ, hướng về gia đình, thầy cô chưa bao giờ bị lãng quên.
Hay những gia đình chính sách, người có công với cách mạng luôn luôn được sự quan tâm từ cộng đồng, xã hội
Đó đều là những hành động thể hiện truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, thể hiện một tình cảm đẹp, một đạo lí đẹp của dân tộc.
3
Phân tích chứng minh
Tại sao chúng ta phải “Uống nước nhớ nguồn”?
- Nhỏ bé như hạt gạo, hay lớn lao như cuộc sống hòa bình, tự do chúng ta đang tận hưởng, tất cả đều bắt nguồn từ một quá trình lao động miệt mài và cả sự hi sinh máu xương,tính mạng của thệ hệ đi trước. Không có điều gì tự nhiên mà có, như cây có cội, như sông có nguồn, như con người có tổ tiên, và quá khứ. Bởi vậy chúng ta phải biết quý trọng, biết ơn những người đã giúp đỡ ta, cho ta những gì ta đang có. 
- “Uống nước nhớ nguồn” giúp ta đoàn kết gắn bó và yêu thương nhau qua nhiều thế hệ.
( Dẫn chứng: Con cháu thể hiện lòng biết ơn, tình yêu thương với ông bà cha mẹ. Vào những ngày nghỉ lễ, hay dịp Tết, dù bận rộn đến đâu cũng trở về thăm gia đình, đó là việc làm đơn giản nhưng rất có ý nghĩa thể hiện tình yêu thương, lòng nhớ ơn đến các bậc sinh thành )
- Truyền thống đạo lý tốt đẹp sẽ được gìn giữ muôn đời, và tạo nên sức mạnh của dân tộc. 
( Dẫn chứng: Trong chiến tranh, thế hệ này ngã xuống thế hệ sau tiếp nối đứng lên để bảo vệ độc lập, tự do đất nước. Và trong hòa bình, chúng ta biết trân trọng, giữ gìn cuộc sống độc lập tự do ấy, tiếp nối truyền thống ngàn đời của cha ông dành cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc )
4
Phê phán
Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn đâu đó một số cá nhân có lối sống ích kỉ, ăn cháo đá bát, vong ân bội nghĩa, lãng quên đi quá khứ, chỉ biết hưởng thụ mà quên mất nguồn cội. 
Chúng ta đau lòng trước những tin tức như con bỏ rơi bố mẹ, đối xử không có nhân tính với bố mẹ, cô gái ngồi lên bia mộ chụp ảnhđó đều là những hành động đáng bị lên án và phê phán. 
5
Liên hệ bản thân
- Thấm nhuần ý nghĩa của câu tục ngữ, ta thấy: "Uống nước nhớ nguồn" là phẩm chất cần có của con người. Mỗi chúng ta cần có trách nhiệm gìn giữ, vun đắp, phát huy truyền thống đạo lí tốt đẹp đó. 
- Ở lứa tuổi học sinh, chúng ta chưa làm ra của cải vất chất, tinh thần cho xã hội, do đó hãy bày tỏ lòng biết ơn chân thành với cha mẹ, thầy cô bằng lời nói, việc làm cụ thể của mình: phấn đấu học tập, rèn luyện và tu dưỡng thành con ngoan, trò giỏi để trở thành những công dân có ích cho xã hội sau này .
Đề 2 Từ lời kêu gọi binh sĩ tham gia chiến đấu bảo vệ đất nước của Trần Quốc Tuấn trong Hịch tướng sĩ cùng với những kiến thức xã hội em hãy trình bày suy nghĩ của mình về lòng yêu nước của thệ hệ trẻ hiện nay
Gợi ý:
Lòng yêu nước là một truyền thống vô cùng quý báu của dân tộc ta từ ngàn đời nay, từ quá khứ đến hiện tại tương lai, trong khó khăn gian khổ và cả trong hòa bình.
STT
Thao tác
Nội dung
1
Giải thích
Lòng yêu nước là tình cảm yêu quí, gắn bó, tự bào về quê hương, đất nước và tinh thần sẵn sàng đem hết tài năng, trí tuệ của mình phục vụ lợi ích của đất nước.
2
Biểu hiện
Lòng yêu nước trong mỗi con người cụ thể mang một hình hài riêng. Có thể là sự hi sinh anh dũng của những chiến sĩ ngoài mặt trận; có thể là sự cống hiến lặng lẽ và âm thầm trong lao động để xây dựng, phát triển đất nước.Lòng yêu nước còn bắt nguồn từ những điều rất đơn giản nhưng giàu ý nghĩa: đó là tình yêu thương đối với ông bà, cha mẹ, luôn luôn hướng về cội nguồn của mình những lúc đi xa. Hay đơn giản chỉ là dõi theo, âm thầm cổ vũ, ủng hộ cách mạng, khánh chiến như ông Hai trong truyện ngắn Làng; hàng triệu trái tim người Việt Nam cùng hướng về chủ quyền biển đảo khi Trung Quốc có những hành động xâm chiếm 
Đó đều là những biểu hiện của một trái tim nồng nàn yêu nước.
3
Phân tích chứng minh
Tại sao chúng ta cần phải có lòng yêu nước?
- Bởi vì đất nước là quê hương, là nguồn cội thiêng liêng nhất của mỗi con người,là nơi chúng ta lớn lên, cũng là chốn quay về.
( Nhiều kiều bào Việt Nam sống ở nước ngoài vẫn luôn hướng về đất nước, luôn nhớ về những hình ảnh của quê hương. Họ là những nhà hảo tâm giúp đỡ những người dân mình gặp hoàn cảnh khó khăn, bệnh tật. Đất nước với họ là điểm tựa tinh thần, là một nơi để nhớ về, cũng là một nơi để trở về )
- Lòng yêu nước tạo nên sức mạnh đoàn kết dân tộc, là yếu tố quyết định chiến thắng, giúp chúng ta đánh bại những kẻ thù mạnh nhất trên thế giới. Trong hòa bình, lòng yêu nước là sức mạnh để chúng ta vượt qua những khó khăn, giúp đất nước phát triển đi lên.
( Bác Hồ đã nói: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nướcnó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”. Và lịch sử đã chứng minh điều đó, từ thời các vua Hùng dựng nước, thời Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung đến kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ )
- Lòng yêu nước còn khiến mỗi chúng ta sống có trách nhiệm hơn với cộng đồng, với quê hương, dân tộc và với chính bản thân mình.
( Thực ra, ở mỗi người, khát vọng vinh danh cho quê hương đất nước không khi nào tách rời khát vọng vinh danh cho chính bản thân mình. Chúng ta say mê học tập, lao động với chính mình nhưng những thành quả mà ta đạt được sẽ điểm tô cho non sông đất nướcNhững bạn HSG đạt thành tích cao trong các cuộc thi quốc tế, những cống hiến, đóng góp về KH – KT)
4
Phê phán
- Thế nhưng, hiện nay, vẫn những một bộ phận nhỏ những người mang dòng máu Việt Nam, sinh ra ở Việt Nam lại có những hành động, suy nghĩ lệch lạch như chống phá nhà nước, nói xấu đất nước, sống ích kỉ, chỉ biết phục vụ lợi ích cá nhân, những người bỏ quên đất nước.
- Tránh yêu nước mù quáng, cả tin không phân định rạch ròi để sa vào cạm bẫy của kẻ thù lợi dụng ( vụ gian khoan HD981 của Trung Quốc )
5
Liên hệ bản thân
- Lòng yêu nước đó là tình cảm tốt đẹp, thiêng liêng cần có trong mỗi con người.
- Nhưng làm thế nào để tình yêu đó ngày càng nồng nàn, tha thiết, ngày càng mãnh liệt hơn - đó là điều ai cũng cần tự giác nhận thức và tim cho mình câu trả lời.
- Lòng yêu nước không cần biểu hiện bằng lời nói, lòng yêu nước là những gì bình dị nhất nhưng cũng thiêng liêng nhất. Là học sinh, yêu đất nước là khi cố gắng học tập tố, rèn luyện tốt để mai này giúp ích cho đất nước. Yêu đất nước từ việc yêu những người thân trong gia đình, yêu những điều bình dị ở quê hương, yêu ngôn ngữ giàu đẹp mà phong phú nước mình, yêu lá cờ đỏ sao vàng biết mấy tự hào. yêu cả những trang sử hào hùng của đất nước.
Đề 3. Suy nghĩ về tình cảm gia đình
Trong những thời điểm khó khăn nhất của cuộc sống, mỗi người trong chúng ta đều tìm đến những điểm tựa tinh thần, những điểm tựa vực chúng ta đứng dậy sau những vấp ngã. Một trong số những điểm tựa vô cùng quý gia đối với mỗi cá nhân chính là tình cảm gia đình. 
STT
Thao tác
Nội dung
1
Giải thích
Tình cảm gia đình là tình cảm trong mối quan hệ giữa những người thân cùng máu mủ, ruột rà, là điều thiêng liêng mà không ai có thể phủ nhận được.
2
Biểu hiện
- Tình cảm gia đình trước hết là tình cảm mà những người trong gia đình dành cho nhau, đó có thể là tình mẫu tử, tình cha con, hoặc tình cảm bà cháu, tình anh/chị em trong gia đình.
- Tình cảm gia đình có nhiều cách để thể hiện, đôi khi những sự quan tâm rất nhỏ lại làm nên những điều rất lớn: cha mẹ, ông bà chăm lo cho con cháu từng bữa ăn, giấc ngủ; sự kính trọng, tình yêu thương, lòng biết ơn của con cháu dành cho ông bà, cha mẹ
3
Phân tích chứng minh
Gia đình có ý nghĩa và vai trò vô cùng đặc biệt đối với cuộc đời mỗi con người.
- Gia đình là mái ấm, là nơi ta được sinh ra, được sống và trưởng thành. 
- Gia đình là điểm tựa tinh thần, là chỗ dựa vững chắc, là bến đỗ bình yên nhất trong cuộc đời con người.
- Gia đình là ngôi trường đầu tiên, bồi dưỡng và hình thành nhân cách cao đẹp.
( Lấy dẫn chứng cụ thể cho từng vai trò )
4
Phê phán
Những người không biết quý trọng tình cảm gia đình, không có lòng biết ơn đối với cha mẹ, ông bà, quay lưng lại với gia đình của mình
5
Liên hệ bản thân
Tình cảm gia đình là tình cảm cao quý, vì vậy mỗi người cần ý thức được vai trò của nó và biết trân trọng thứ tình cảm thiêng liêng đó. 
Người lớn cần có trách nhiệm bảo vệ và giữ gìn mái ấm gia đình, không nên vì bất cứ lí do gì mà làm tổn thương đến những tình cảm trong gia đình của mình.
Là con cái, biết vâng lời, làm vui lòng ông bà, cha mẹ, thể hiện tình yêu thương và lòng biết ơn đối với những người thân trong gia đình của mình
Đề 4: trình bày suy nghĩ của em về lí tưởng sống của thanh niên.
 Mỗi con tàu trên đại dương bao la đều cần ngọn hải đăng trên đất liền soi chiếu để đi trong đêm tối. Cuộc sống của bất kì con người nào cũng cần sự soi rọi của lí tưởng.
STT
Thao tác
Nội dung
1
Giải thích
“Lí tưởng sống” là mục đích sống cao đẹp của con người, là ước mơ, hoài bão, mục tiêu mà mỗi người đặt ra trong cuộc đời và khát khao hướng tới.
2
Biểu hiện
Lí tưởng sống được biểu hiện rất đa dạng:
- Những chiến sĩ chiến đấu và hi sinh cho công cuộc cách mạng giành độc lập tự do cho dân tộc.
- Những con người ngày đêm âm thầm, lặng lẽ cống hiến cho công cuộc xây dựng đất nước.
=> Tuy biểu hiện khác nhau nhưng họ đều là những người biết sống có lí tưởng, giúp ích cho xã hội và đất nước.
3
Phân tích chứng minh
Tại sao chúng ta cần có lí tưởng sống?
Lí tưởng sống mang lại nhiều ý nghĩa trong cuộc đời mỗi con người.
- Lí tưởng giống như ngọn đèn soi đường, cho ta thấy cái đích mà ta đạt được nếu như cố gắng hết sức. Chính vì thế này, nếu có lí tưởng sống thì chúng ta sẽ có ý chí nghị lực để vượt qua những khó khăn, thử thách để đạt được ước mơ của mình.
( Khi ta vấp ngã trên con đường đua maraton cuộc đời, lí tưởng luôn đứng ở gần đích và ngoái lại nhìn ta mà nói rằng: “Hãy đứng dậy và chạy tiếp đi. Nếu không bạn sẽ chẳng bao giờ bắt kịp tôi đâu”. Những khi ta mệt mỏi với những thất bại, những lúc ta yếu đuối muốn buông xuôi tất cả, lí tưởng sẽ đến bên ta mà thủ thỉ rằng “Hãy cố lên nào. Tôi luôn ở bên bạn mà. Bạn đừng có bỏ rơi tôi chứ”. )
“Tôi không thất bại. Tôi chỉ là đã tìm ra 10.000 cách không hoạt động” đó là cách mà nhà sáng chế vĩ đại Thomas Edison nói về hàng ngàn lần thử nghiệm thất bại để tìm ra đúng vật liệu làm sợi dây tóc trong bóng đèn. Chính lí tưởng sống cùng với tinh thần học tập và lao động không ngừng nghỉ, mà Edison đã có những phát minh có ý nghĩa với nhân loại, làm thay đổi cả thế giới.
- Lí tưởng sống cao đẹp sẽ làm cuộc sống trở nên hạnh phúc, cuộc đời trở nên ý nghĩa hơn. 
Nhà văn Nga nổi tiếng Lép Tôi – xtoi đã nói “Không có lý tưởng thì không có phương hướng kiên định, mà không có phương hướng kiên định thì không có cuộc sống”. Không có lí tưởng giống như lần bước trong bóng tối không nhìn thấy đường, thiếu lí tưởng, ta dễ nản chí, dễ cảm thấy buồn chán với chính cuộc đời của mình, cảm thấy bản thân là kẻ thất bại. Con người phải sống có lí tưởng, sống có lí tưởng cuộc sống con người mới thực sự ý nghĩa.
- Có lí tưởng sống là người có suy nghĩ tích cực, và hành động để hoàn thiện mình hơn, giúp ích cho bản thân, gia đình, xã hội và đất nước.
Lép tôn – xtoi là một nhà quý tộc, nhưng ông đã cố gắng đấu tranh để bãi bỏ chế độ nông nô. Ngài Nen-son Man-đê-la, tổng thống Nam Phi, đã cống hiến cả cuộc đời mình để loại trừ chế độ A – pac – thai. Hồ Chí Minh đã từng nói: Không có gì quý hơn độc lập tự do. Và người đã suốt đời theo đuổi một khát vọng: làm sao cho dân ta ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành. Đó là lí tưởng của những vĩ nhân, những bậc anh hùng, những chiến sĩ tiên phong của nhân loại.
(Học văn lớp 9 )
4
Phê phán
 Thế nhưng, trong cuộc sống hiện nay vẫn có không ít người sống không có lí tưởng. Nhiều thanh niên chạy theo lối sống hưởng thụ, sống buông thả bản thân, ăn chơi sa đọa, sa ngã vào những tệ nạn xã hội. Thiếu lí tưởng sống cao đẹp, con người ta sẽ có những hành động tiêu cực, biến mình trở thành những con người xấu, để thời gian thanh xuân, thời gian cuộc đời trôi qua một cách lãng phí, tẻ nhạt.
5
Liên hệ bản thân
Lí tưởng sống nên hướng vào thực tế, nên phù hợp với chính năng lực của bản thân. Là học sinh, tôi sẽ luôn phấn đấu để hoàn thành lí tưởng của mình: trở thành một công dân có ích cho xã hội, đóng góp sức mình vì sự nghiệp chung xây dựng đất nước. Tôi sẽ luôn cố gắng để ánh sáng của ngọn đèn lí tưởng không bao giờ lụi tắt. Để những năm tháng mà tôi may mắn được sinh ra, được sống và được nhìn thấy ánh sáng mặt trời trên thế gian này là những năm tháng ý nghĩa.
Cố gắng học hành đàng hoàng sau này thi Bách Khoa chế tạo máy bay, tên lửa hành tinh. Thi Bác sĩ chữa bệnh cho nhân dân và bộ đội, thi giáo viên để đào tạo nhân tài cho đất nước, thi ngoại thương, ngân hàng để kiếm nhiều ngoại tệ cho quốc gia, thi nông lâm ngư để tăng năng suốt cây trồng, đánh bắt thủy hải sản.
Đề 5. Viết 01 đoạn văn (khoảng 10 – 12 câu/200 chữ) nêu suy nghĩ của em về ý kiến: “Nếu con người không bước đi thì cũng không bao giờ có những con đường”.
Gợi ý:
* Mở đoạn: Nêu nhận xét khái quát và nội dung ý kiến: Nếu con người không bước đi thì không bao giờ có những con đường.
* Thân đoạn:
- Giải thích:
+ Câu nói đã nói đến một quy luật thực tế: mọi con đường đều được hình thành từ những bước đi của con người.
+ Như vậy, câu nói cũng cho thấy tầm quan trọng của tinh thần dấn thân, khám phá, dám bước đi để tạo nên những con đường.
- Bàn luận: Cần đưa ra các ý kiến bàn luận có sự kết hợp giữa lí lẽ, dẫn chứng.
Tại sao con người cần bước đi để tạo ra những con đường?
+ Con đường cũng là nơi đưa chúng ta đến với những cái đích, những mục tiêu khác nhau trong cuộc sống. Nếu chúng ta không thử bước đi, không bắt tay vào điều mình muốn làm thì cũng sẽ không bao giờ đi tới đích.
+ Không chỉ bước trên những con đường cho sẵn, chúng ta còn cần bước đi trên những con đường mới, những nơi “chưa có đường”. Đó là tinh thần khám phá, dấn thân, sẵn sàng băng mình qua những điều chưa biết, chưa có để tạo ra những giá trị mới mẻ. Có như vậy, cuộc sống mới có thể tiến về phía trước và con người cũng mới có thể đi tới đích, gặt hái được những thành công.
- Như vậy, không phải tự nhiên mà những con đường được hình thành, nó bắt đầu từ những bước đi “tìm đường” của con người. Trong hành trình tìm đường ấy, ta cũng tạo nên những con đường. Vì thế, mỗi chúng ta đều cần có tinh thần tìm đường, dám hành động để thực hiện những điều mình mong muốn cũng như sẵn sàng đi những con đường chưa ai đi để tìm ra những giá trị mới cho cuộc đời.
- Liên hệ bản thân: Cần nhận thức được trách nhiệm của thế hệ trẻ trong vai trò ‘tìm đường”. Mỗi người trẻ không chỉ bước đi mà còn cần là những người tiên phong.
* Kết đoạn: Khái quát lại vấn đề. 

File đính kèm:

  • docxky_nang_lam_van_nghi_luan_xa_hoi_lop_9.docx