Kế hoạch bài dạy minh họa Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 1+2+3: Đọc, hiểu "Tôi đi học"

I. Mục tiêu:

1. Phẩm chất:

- Biết yêu thương, đồng cảm chia sẻ, trân trọng những kỉ niệm tuổi thơ.

- Có ý thức và trách nhiệm đối với việc học của bản thân.

2. Năng lực:

 - Đọc hiểu một truyện kí hiện đại Việt Nam, cụ thể:

+ Hiểu vai trò, ý nghĩa một số đặc điểm hình thức của tác phẩm: thể loại truyện ngắn có yếu tố hồi kí; ngôi kể thứ nhất; chất trữ tình; biện pháp nghệ thuật đặc sắc của tác phẩm (so sánh, nhân hóa, ).

+ Hiểu được tư tưởng, tình cảm, thông điệp tác giả gửi gắm.

+ Kết nối được với những trải nghiệm sống giúp bản thân hiểu thêm về nhân vật, sự việc trong tác phẩm.

+ Biết đọc hiểu một tác phẩm khác cùng thể loại.

- Viết: ghi chép trong đọc.

- Nói - nghe: thuyết trình nhóm, trình bày, phản hồi trong quá trình đọc hiểu.

II. Chuẩn bị

1. Giáo viên: Kế hoạch bài dạy, SGK, máy tính, máy chiếu, tranh ảnh, giấy A0, bút dạ, phiếu học tập.

2. Học sinh: SGK, Bài soạn, hoàn thành các phiếu học tập theo hướng dẫn của giáo viên.

 

docx 20 trang cucpham 03/08/2022 260
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch bài dạy minh họa Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 1+2+3: Đọc, hiểu "Tôi đi học"", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kế hoạch bài dạy minh họa Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 1+2+3: Đọc, hiểu "Tôi đi học"

Kế hoạch bài dạy minh họa Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 1+2+3: Đọc, hiểu "Tôi đi học"
KHBD MINH HỌA VIỆC SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC 
PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT VÀ NĂNG LỰC CHO HỌC SINH CẤP THCS
(NHÓM 4: TRIỆU SƠN, YÊN ĐỊNH, NHƯ XUÂN)
TIẾT 1,2,3: ĐỌC – HIỂU: TÔI ĐI HỌC (Thanh Tịnh)
I. Mục tiêu:
1. Phẩm chất: 
- Biết yêu thương, đồng cảm chia sẻ, trân trọng những kỉ niệm tuổi thơ. 
- Có ý thức và trách nhiệm đối với việc học của bản thân..
2. Năng lực:
 - Đọc hiểu một truyện kí hiện đại Việt Nam, cụ thể:
+ Hiểu vai trò, ý nghĩa một số đặc điểm hình thức của tác phẩm: thể loại truyện ngắn có yếu tố hồi kí; ngôi kể thứ nhất; chất trữ tình; biện pháp nghệ thuật đặc sắc của tác phẩm (so sánh, nhân hóa,).
+ Hiểu được tư tưởng, tình cảm, thông điệp tác giả gửi gắm.
+ Kết nối được với những trải nghiệm sống giúp bản thân hiểu thêm về nhân vật, sự việc trong tác phẩm.
+ Biết đọc hiểu một tác phẩm khác cùng thể loại.
- Viết: ghi chép trong đọc.
- Nói - nghe: thuyết trình nhóm, trình bày, phản hồi trong quá trình đọc hiểu.
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên: Kế hoạch bài dạy, SGK, máy tính, máy chiếu, tranh ảnh, giấy A0, bút dạ, phiếu học tập.
2. Học sinh: SGK, Bài soạn, hoàn thành các phiếu học tập theo hướng dẫn của giáo viên.
III. Tiến trình dạy học:
Tiết 1: 
Hoạt động 1: Khởi động (5 phút)
*Mục tiêu: Kích hoạt kiến thức nền; nêu ấn tượng chung về văn bản.
Yêu cầu cần đạt
Nội dung
Phương pháp, kỹ thuật, phương tiện
+ Kết nối với những trải nghiệm cá nhân; huy động những tri thức cần thiết liên quan đến văn bản đọc hiểu.
+ Tạo hứng thú khởi đầu tiết học.
- Ở chương trình Ngữ văn 7 các em đã được tìm hiểu một văn bản nói về kỉ niệm ngày đầu tiên đi học đó là văn bản nào?
- GV gợi ý cho HS chia sẻ: Em có nhớ ngày đầu tiên đến trường để vào lớp 1 của mình không? Hãy sẻ một vài suy nghĩ, cảm xúc của mình cho các bạn nghe? 
Học sinh chia sẻ kỉ niệm trước lớp.
Giáo viên nêu vấn đề: “Cứ mỗi độ thu sang....” đó là thời khắc đáng nhớ của học trò chúng ta. , mùa của hoa cúc nở,của những sự khởi đầu đối với mỗi học sinh sau những tháng hè dài.
Và rồi mọi sự đều nguyên vẹn, tươi mới với những dòng xúc cảm khác nhau trước mùa tựu trường. Và đây là một số bức tranh về ngày khai trường – ngày hội toàn dân đưa trẻ đến trường. Hôm nay cô và các em sẽ cùng nhau cảm nhận những dòng kí ức trong veo, cảm xúc của Thanh Tịnh qua văn bản “Tôi đi học”.
 (2) GV dẫn dắt vào bài
- Đàm thoại, kĩ thuật dự đoán, học cá nhân và toàn lớp.
- Trình chiếu tranh (máy chiếu, vi tính)
Hoạt động 2: Khám phá kiến thức (75 phút)
*Mục tiêu:
- Nhận biết và phân tích được thể loại, cốt truyện, nhân vật, tình huống, các chi 
tiết tiêu biểu trong tính chỉnh thể của tác phẩm.
- Nhận biết, phân tích và nhận xét được chủ đề, tư tưởng, thông điệp mà văn bản 
muốn gửi đến người đọc thông qua hình thức nghệ thuật của văn bản.
- Nêu được những thay đổi trong suy nghĩ, tình cảm hoặc cách sống của bản thân sau khi đọc tác phẩm.
- HS có thể tự đọc được một số truyện ngắn hiện đại khác có giá trị nội dung và hình thức tương đương ra đời trước năm 1945. 
Yêu cầu cần đạt
Nội dung
Phương pháp, kỹ thuật, phương tiện
-HS hiểu được những vấn đề cơ bản về tác giả, tác phẩm
- Rèn kĩ năng đọc diễn cảm, tóm tắt được văn bản, xác định được bố cục văn bản.
- Hiểu được mạch cảm xúc thể hiện trong văn bản.
I. Đọc hiểu khái quát về tác giả, tác phẩm 
+ Văn bản này do ai sáng tác? Em biết gì về nhà văn ấy?
1. Tác giả, tác phẩm
* Tác giả:
Thanh Tịnh (1911-1988) quê ở Huế. Dạy học, viết báo, làm văn, là tác giả nhiều tập thơ và truyện ngắn (Quê Mẹ) Sáng tác đậm chất trữ tình, vẻ đẹp đằm thắm, nhẹ nhàng mà sâu lắng.)
* Tác phẩm:
+ Văn bản này được trích từ tác phẩm nào? Sáng tác thời gian nào?
Tôi đi học" in trong tập “Quê Mẹ” xuất bản năm 1941.
2. Đọc, tìm hiểu từ khó 
- Trước khi đọc văn bản: GV cho HS thực hiện phiếu học tập số 1 bằng chiến thuật dự đoán: 
Phiếu học tập số 1
Từ nhan đề “Tôi đi học”, em hãy dự đoán nội dung văn bản và ghi vào cột thứ nhất trong bảng sau:
Dự đoán nội dung văn bản
Nội dung (sau khi học xong văn bản)
1. Từ nhan đề, chúng tôi dự đoán câu chuyện này nói về  ...
2. Nhân vật có thể là 
3.	Kết thúc tác phẩm có thể là..
Câu chuyện này khác so 
với dự đoán ban đầu của tôi. 
Bây giờ chúng tôi nghĩ là:
................
- GV cho HS đọc toàn bộ văn bản tìm hiểu từ ngữ khó: Trao đổi với bạn bên cạnh về những từ ngữ em không hiểu hoặc hiểu chưa rõ bằng cách dự đoán nghĩa của từ trong ngữ cảnh, có thể tham khảo phần chú thích trong sách giáo khoa. Phát hiện thể loại của văn bản.
 3. Thể loại 
Thể loại: Truyện ngắn (đậm chất hồi kí).
 4. Tóm tắt văn bản
GV hướng dẫn học sinh tìm các sự việc chính để tóm tắt văn bản
5. Bố cục
GV yêu cầu HS chia bố cục của văn bản: Văn bản có thể được chia thành mấy phần? Nội dung của mỗi phần là gì?
- Bố cục: 2 phần chính:
+ Phần 1 (Hàng năm cứ vàotưng bừng rộn rã): Cảm xúc của nhân vật tôi từ hiện tại nhớ về dĩ vãng.
+ Phần 2 (Còn lại): Sự hồi tưởng của nhân vật tôi về buổi tựu trường đầu tiên của mình.
*Mạch cảm xúc: GV yêu cầu HS nêu ấn tượng nổi bật về văn bản: Câu chuyện đã mang lại cho em cảm xúc gì (vui, buồn, tiếc nuối)?
->Mạch hồi tưởng, tác giả chú ý đến khơi gợi những cảm xúc trong trẻo, dịu dàng nảy nở trong lòng nhân vật tôi và truyền cảm xúc đó cho người đọc.
Hằng năm cứ vào cuối thu, vật nhân tôi lại nhớ về kỉ niệm ngày đầu tiên đi học. Đó là một buổi sáng mùa thu, tác giả được mẹ dắt tay đi học. Nhân vật tôi đến trường trong cảm xúc: Hôm nay tôi đi học khác với thường ngày. Cậu đến trường xếp hàng, điểm danh, vào lớp trong tâm thế hồi hộp lo âu. Và bài học đầu tiên mà hôm đó thầy giáo viết lên bảng đó là bài tập viết: Tôi đi học!
- Dạy học hợp tác, hoạt động nhóm, đàm thoại.
- Phiếu học tập
- Tiếp tục rèn kĩ năng phân tích tác phẩm văn học cho HS.
- Rèn kĩ năng hợp tác, nêu và giải quyết vấn đề.
- Bổ sung, mở rộng hiểu biết về đặc điểm về thể loại của văn bản tự sự.
- Hiểu được cảm xúc, tâm trạng của nhân vật trữ tình thể hiện trong văn bản.
- HS nhớ được những lưu ý khi đọc – hiểu văn bản truyện.
II. Đọc hiểu chi tiết về tác phẩm 
1. Nhân vật và ngôi kể trong tác phẩm truyện
Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu về nhân vật và ngôi kể trong tác phẩm truyện
- GV yêu cầu HS làm việc theo cặp và trả lời câu hỏi: 
+ Nhân vật trong câu chuyện này là những ai? 
+ Nhận xét về ngôi kể? trình tự kể
- Nhân vật chính : n/v “tôi”
- Ngôi kể: ngôi thứ nhất-giúp cho việc thể hiện tình cảm, cảm xúc chân thực, sâu sắc hơn 
- Trình tự kể:Theo trình tự thời gian kết hợp với không gian: 
+ Thời gian: Từ hiện tại mà nhớ về dĩ vãng.
+ Gắn với không gian là: trên đường tới trường; lúc ở sân trường; trong lớp học. 
2. Mạch cảm xúc khơi nguồn kỉ niệm. 
Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu về mạch cảm xúc khơi nguồn kỉ niệm. 
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu về phần 2 của truyện qua phiếu bài tập số 2:
Phiếu học tập số 2
Nhiệm vụ: Đọc phần 1 của văn bản 
“Tôi đi học” và hoàn thành bảng thống kê sau bằng cách điền từ/ cụm từ phù hợp vào ô trống.
Những kỉ niệm về ngày tựu trường hiện về trong nhân vật tôi trong hoàn cảnh thời gian và không gian nào?
.
Cảm xúc của nhân vật tôi về ngày tựu trường được diễn tả qua những chi tiết nào?
..........................
.......................
Nhận xét về cách dùng từ ngữ của tác giả khi diễn tả cảm xúc? Tác dụng của những biện pháp nghệ thuật đó ?
Vai trò của yếu tố miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự? 
* Hoàn cảnh gợi cảm xúc:
- Hàng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc.
- Một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh, trên con đường làng dài và hẹp, mẹ âu yếm nắm tay tôi...
 * Cảm xúc khi nhớ về kỉ niệm
- Lòng tôi lại náo nức những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường 
- Mỗi lần thấy những em nhỏ rụt rè núp dưới nón mẹ lần đầu tiên đi đến trường, lòng tôi lại tưng bừng, rộn rã
- Cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng
- GV yêu cầu HS trao đổi về nghệ thuật kể chuyện của nhà văn Tô Hoài bằng câu hỏi:
+ Chỉ ra những nét đặc sắc về nghệ thuật của đoạn văn miêu tả hoàn cảnh thời gian và không gian?
* Các từ láy: náo nức, mơn man, tưng bừng, rộn rã” 
->diễn tả những rung động thiết tha , vô cùng tươi trẻ và trạng thái êm ái, nhẹ nhàng trong tâm hồn 
* Các cụm từ lặp lại như những điệp khúc->khẳng định sức sống lâu bền của kỉ niệm
* Cách so sánh và nhân hoá giàu hình ảnh, giàu sức gợi cảm được gắn với cảnh sắc thiên nhiên tươi sáng 
-> Vừa diễn tả cụ thể những cảm giác đẹp đẽ, trong sáng trong tâm hồn cậu học trò nhỏ, vừa tạo nên chất thơ tươi tắn, man mác
3. Diễn biến tâm trạng nhân vật “tôi” trong buổi tựu trường đầu tiên 
Nhiệm vụ 3: Diễn biến tâm trạng nhân vật “tôi” trong buổi tựu trường đầu tiên 
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu phần 2 của văn bản bằng phiếu học tập số 3:
Phiếu học tập số 3
Nhóm 1. Hoàn thiện bảng sau và nhận xét về Diễn biến tâm trạng nhân vật “tôi” trong buổi tựu trường đầu tiên
Nhóm 1: Trên con đường cùng mẹ tới trường
Trên con đường cùng mẹ tới trường nhân vật “tôi” có tâm trạng, cảm xúc như thế nào ?
.......................
Nhóm 2:Diễn biến tâm trạng nhân vật “tôi” lúc ở sân trường
-Cảm nhận của nhân vật tôi về cảnh sân trường? Về ngôi trường như thế nào?
(Vẫn ngôi trường ấy nhưng có sự thay đổi, thay đổi như thế nào?)
- Đứng trước ngôi trường tâm trạng nhân vật tôi ra sao?
-Khi xếp hàng và nghe ông đốc gọi tên, tâm trạng nhân vật tôi biểu hiện như thế nào? Vì sao "tôi" bất giác gục đầu vào lòng mẹ nức nở khóc? 
..........................
Nhóm 3: Diễn biến tâm trạng nhân vật khi ngồi vào lớp và đón nhận giờ học đầu tiên
Tâm trạng và cảm giác nhân vật "tôi" khi bước vào chỗ ngồi và đón nhận tiết học đầu tiên như thế nào? 
Hình ảnh "một con chim....bay cao" có ý nghĩa gì ? Vì sao?
- Kết thúc truyện là hình ảnh nào? Em suy nghĩ như thế nào về dòng chữ cuối ? 
a. Trên con đường cùng mẹ tới trường:
- Con đường vốn quen đi lại tự nhiên thấy lạ.
- Cảnh vật chung quanh thay đổi 
- Tự cảm thấy có sự thay đổi lớn trong lòng mình: 
+ Thấy mình trang trọng và đứng đắn.
+ Cầm hai quyển  ... n, hình thức.
Trò chơi
IV. Hướng dẫn về nhà: (5 phút)
- Ôn tập nội dung bài học.
- Làm bài tập về nhà.
- Chuẩn bị: Tìm hiểu đề, tìm ý và xác định các yếu tố miêu tả và biểu cảm cho đề văn sau: Kể kỉ niệm sâu sắc nhất của em trong ngày khai trường đầu tiên.
* ĐÁNH GIÁ, ĐIỀU CHỈNH KẾ HOẠCH BÀI DẠY:
..
TIẾT 4,5: VIẾT VĂN BẢN TỰ SỰ (KỂ CHUYỆN ĐỜI THƯỜNG)
I. Mục tiêu:
1. Phẩm chất: 
- Biết bày tỏ tình cảm, cảm xúc trước vấn đề trình bày. Tự tin, thêm yêu trường lớp, bạn bè, trân trọng kỉ niệm tuổi thơ.
- Ý nghĩa của kỉ niệm đó đối với bản thân.
2. Năng lực:
- Trình bày được câu chuyện của mình bằng tình cảm chân thành, cảm xúc, cô đọng.
- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ trình bày lưu loát, bố cục rõ ràng, âm lượng phù hợp. 
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên: Kế hoạch bài dạy, SGK, máy tính, máy chiếu, tranh ảnh, sơ đồ tư duy, giấy A0, bút dạ, phiếu học tập,...
2. Học sinh: SGK, bài soạn, hoàn thành trước các phiếu học tập theo hướng dẫn của GV
III. Tiến trình dạy học:
Lưu ý: HS đã được học về cách viết văn bản Tự sự trong chương trình Ngữ Văn 6 và đã hiểu được đặc điểm kiểu văn bản tự sự (kể chuyện đời thường); thực hành viết đoạn văn tự sự.
 (Tiến trình hoạt động: 85 phút)
Mục tiêu và yêu cầu cần đạt
Nội dung
Phương pháp, kỹ thuật, phương tiện
* Mục tiêu:
+ Huy động, kích hoạt tri thức nền về kiểu VBTS đã được học.
+ Tạo hứng thú khởi đầu tiết học
* YCCĐ:
+ Hiểu đặc điểm văn tự sự, bước đầu biết vận dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm vào viết đoạn văn tự sự.
+ Bước đầu đưa ra cảm nhận riêng, có ý thức trình bày cảm nhận; có định hướng thiết thực rèn luyện khả năng viết cho bản thân. 
* Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
 (1) HS nhắc lại yêu cầu của bài văn tự sự kết hợp yếu tố miêu tả và biểu cảm 
GV nhận xét và nhắc lại một số tri thức đã học về đặc điểm VBTS:
? Viết bài văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm cho đề bài: Kể kỉ niệm sâu sắc nhất của em trong ngày khai trường đầu tiên.
(2) GV đặt tình huống có vấn đề, HS trình bày ý kiến cá nhân
?Tuổi thơ của chúng ta ai cũng trải qua ngày đầu tiên đi học và cảm xúc của mỗi người có thể khác nhau,có bạn vui, có bạn vừa vui vừa man mác buồn vì lí do nào đó. Riêng em, tâm trạng như thế nào?Vì sao?
(3) GV dẫn dắt, kết nối với tiết học viết văn tự sự
- Thuyết trình
- Đàm thoại
- Dạy học nêu vấn đề
* Mục tiêu:
+ Biết viết văn Tự sự.
+ Đề xuất được các bước tạo lập văn bản Tự sự (dạng viết)
* YCCĐ:
+ Xác định được nội dung và cấu trúc của văn bản mẫu.
+ Nêu được các bước tạo lập văn bản Tự sự (dạng viết)
*Thực hiện nhiệm vụ học tập: 
 (1) GV hướng dẫn HS xác định quy trình viết một bài văn tự sự:
? Em hãy thử đề xuất quy trình viết một bài văn nghị luận?
(2) HS thảo luận nhóm, vẽ sơ đồ tư duy vào giấy A0.
- GV định hướng quy trình viết văn TS:
+ Xác định ngôi kể, thứ tự kể, sự việc ......
+ Xác định mục đích kể.
+ Xác định tình cảm, thái độ của người viết.
+ Lập dàn ý 
- Thảo luận nhóm
- Kỹ thuật sơ đồ tư duy (giấy A0, bút dạ)
- Thuyết trình
- Đàm thoại
* Mục tiêu:
+ Hiểu được ý nghĩa các bước viết TS.
+ Vận dụng được các bước của quy trình viết TS đời thường.
* YCCĐ:
+ Giải thích được nội dung, ý nghĩa của các bước viết văn TS
+Lựa chọn được sự việc kể và lập được dàn ý bài văn TS.
+ Viết được một bài văn trong văn bản Tự sự.
(2) Khám phá ý nghĩa các bước của quy trình viết văn tự sự:
- GV chia nhóm, HS thực hiện nhiệm vụ theo nhóm, trình bày kết quả vào giấy A0, GV nhận xét, góp ý:
Nhóm 1. Nêu ý nghĩa của việc xác định nội dung và các bước viết văn tự sự.
Nhóm 2. Nêu ý nghĩa của việc lựa chọn các sự việc kể.
Nhóm 3. Nêu ý nghĩa thái độ của người viết.
Nhóm 4. Nêu ý nghĩa của việc lập dàn ý bài văn TS
- GV treo sơ đồ tư duy mô hình hóa dàn ý của một bài văn TS và chốt lại quy trình viết bài văn TS
(3) Phác thảo dàn ý đoạn văn Tự sự:
+ Lập dàn ý cho bài văn tựu sự đã lựa chọn
1. Mở bài
Giới thiệu hoàn cảnh nhớ kỉ niệm ngày đầu tiên đi học
2. Thân bài
a. Trước ngày khai giảng
- Tâm trạng náo nức xen lẫn lo lắng.
b. Ngày khai trường.
 * Trên đường đến trường
Tôi mặc bộ quần áo đồng phục trông thật chỉnh tề, tự tin nắm tay mẹ thật chặt.
Bầu trời sáng hôm đó trong xanh, gió thổi nhẹ nhàng.
Hai bên đường hàng cây cao xòe bóng rộng, sao cảm thấy khác mọi khi, đẹp lạ thường.
Tôi đi cạnh những anh chị khóa trên, cảm thấy thật nhỏ bé và thầm ước ao mình sẽ mạnh dạn như họ.
c. Vào sân trường
Trường to và rộng hơn nhiều so với trường mẫu giáo của tôi.
Sân trường nhộn nhịp và tấp nập 
Tiếng trống vang lên, tôi phải rời xa mẹ xếp hàng.
Thầy hiệu trường chào mừng năm học mới.
Thầy cô giáo chủ nhiệm dắt chúng tôi vào lớp.
d. Vào lớp
Chọn chỗ ngồi, đón tiết học đầu tiên trong cuộc đời.
Quan sát bạn bè, khung cảnh xung quanh.
3. Kết bài
Đây là kỉ niệm mà em không bao giờ quên trong cuộc đời mình.
(4)Thực hành viết đoạn tự sự theo dàn ý đã chọn:
- HS làm việc độc lập, viết bài VBTS tự chọn:
+Viết phần mở đầu
+ Viết kết luận
- Đại diện 4 HS lên bảng ghi lại đoạn văn vừa viết thực hành của mình. Cả lớp thảo luận. GV nhận xét, định hướng sửa chữa. HS ghi chép và sửa chữa dàn ý, đoạn văn trên cơ sở góp ý của GV.
- Thảo luận nhóm
- Kỹ thuật khăn trải bàn
- Thuyết trình
-Thảo luận nhóm (sơ đồ tư duy)
- Làm việc độc lập
- Đàm thoại
* Mục tiêu:
+ Bước đầu viết được bài văn TS
+ Đánh giá và tự đánh giá về bài văn TS.
* YCCĐ:
+ Viết được một bài văn TS, thể hiện thái độ, tình cảm người viết 
+ Dung lượng bài viết không quá 2 trang
+ Nhận biết và sửa chữa được các lỗi của bài viết; chủ động tìm kiếm sự giúp đỡ của GV và bạn trong lớp khi gặp khó khăn trong sửa chữa.
*Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ:
- HS thực hành viết bài văn TS theo dàn ý đã lập ở hoạt động 3:
- GV quan sát, nhắc nhở HS nghiêm túc viết bài (có sản phẩm đánh giá thường xuyên)
* Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:
- GV thu bài và đánh giá, nhận xét theo Rubric
Có 2 phương án: Thu bài về nhà nhận xét hoặc tổ chức chấm tại lớp.
Phương án đánh giá: Thu bài, chấm tại lớp:
- GV rút bất kì 2 bài làm của 2 HS, yêu cầu cả lớp chấm chung theo Rubric. 
- GV rút 5 bài bất kì tiếp theo để chính GV chấm đánh giá
- Số bài còn lại GV yêu cầu nhóm cặp đôi tiến hành chấm chéo (trong số này sẽ có 5 nhóm cặp đôi chỉ có 5 bài do GV đã rút chấm nên tiến hành chấm chung)
- GV phát Rubric đánh giá kĩ năng viết văn TS
- Đối với 2 bài chấm chung trước lớp:HS đọc to bài làm của mình, cả lớp dựa vào Rubric và đánh giá số điểm.
- Đối với các bài chấm chéo theo nhóm cặp đôi: HS dựa vào Rubric đánh giá bài làm chéo, cả nhóm cùng thảo luận đi đến điểm số cuối cùng.
- Đại diện nhóm đọc bản nhận xét đánh giá về bài của cả nhóm, báo cáo điểm số.
- GV nhận xét, đánh giá 5 bài chấm mà GV rút bất kì ở đầu tiết học.
- HS tự đánh giá bài mình theo nhận xét của GV và Rubric GV cung cấp.
- HS đọc lại bài viết của mình, tự sửa chữa theo nhận xét và định hướng sửa của GV; chia sẻ bài viết của mình với những bạn khác, nhóm khác; bàn luận về kinh nghiệm viết.
- HS báo cáo những lỗi đã tự sửa, những khó khăn cần trợ giúp, rút kinh nghiệm viết văn tự sự.
- GV hỗ trợ sửa chữa, nhận xét, định hướng.
- Làm việc độc lập
- Rubric
- Thảo luận cặp đôi
- Đàm thoại
IV. Hướng dẫn về nhà (5 phút)
- Hoàn thành bài viết.
- Chuẩn bị cho phần thuyết trình: Kể kỉ niệm sâu sắc nhất của em trong ngày khai trường đầu tiên.
* ĐÁNH GIÁ, ĐIỀU CHỈNH KẾ HOẠCH BÀI DẠY:
..
TIẾT 6,7: THUYẾT TRÌNH: KỈ NIỆM VỀ NGÀY ĐẦU TIÊN ĐI HỌC 
CỦA BẢN THÂN
I. Mục tiêu:
1. Phẩm chất: 
- Biết bày tỏ tình cảm, cảm xúc trước vấn đề trình bày. Tự tin, thêm yêu trường lớp, bạn bè, trân trọng kỉ niệm tuổi thơ.
- Ý nghĩa của kỉ niệm đó đối với bản thân.
2. Năng lực:
- Trình bày được câu chuyện của mình bằng tình cảm chân thành, cảm xúc, cô đọng.
- Năng lực ngôn ngữ trình bày lưu loát, bố cục rõ ràng, âm lượng phù hợp. 
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên: Kế hoạch bài dạy, SGK, máy tính, máy chiếu, video, phiếu học tập,...
2. Học sinh:SGK, bài văn kể chuyện, công cụ thuyết trình, hoàn thành trước các câu hỏi hướng dẫn của GV
III. Tiến trình dạy học:
Hoạt động 1: Chuẩn bị (kiểm tra việc chuẩn bị ở nhà của HS) (5 phút)
* Mục tiêu:
+ Biết tìm kiếm và thu thập tư liệu về cách làm bài văn tự sự
+ Hình thành ý tưởng viết thành bài văn tự sự.
Yêu cầu cần đạt
Nội dung
Phương pháp, kỹ thuật, phương tiện
- Học sinh tạo lập được một văn bản tự sự, bố cục rõ ràng, câu chuyện cuốn hút.
- HS đọc lại ở nhà bài văn đã viết ở tiết trước để nhớ lại kỉ niệm của bản thân mình.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh làm dàn ý theo trình tự.
- Làm việc độc lập
 Hoạt động 2: Thuyết trình (80 phút)
* Mục tiêu:
+ Trình bày được kỉ niệm của em bằng hình thức thuyết trình
+ Hiểu được nội dung thuyết trình, bày tỏ được ý kiến về bài thuyết trình
Yêu cầu cần đạt
Nội dung
Phương pháp, kỹ thuật, phương tiện
- Thuyết trình về kỉ niệm ngày đầu tiên đi học của bản thân
- Nắm bắt được nội dung và các bước của bài thuyết trình. Nhận xét, đánh giá được nội dung và cách thức thuyết trình. Đặt được câu hỏi về những điểm cần làm rõ và trao đổi về những điểm có ý kiến khác biệt.
(1) Giáo viên tổ chức cho học sinh trình bày trong nhóm. Mỗi nhóm chọn một bạn đại diện thuyết trình trước lớp.
(2) Giáo viên hướng dẫn học sinh nghe và nắm bắt được nội dung thuyết trình, thái độ của người nói và đưa ra các nhận xét về nội dung và hình thức thuyết trình của bạn theo phiếu học tập sau:
Phiếu học tập
Nội dung phát biểu
Nhận xét, bình luận
Nội dung:..
Về nội dung:..
Quan điểm của người nói:
Về quan điểm của người nói:..
Cách thức thể hiện:
Về cách thức thể hiện:
(3) Giáo viên tổ chức cho học sinh nêu câu hỏi/ý kiến phản biện về các nội dung trong bài thuyết trình của bạn.
(4) HS rút ra những ưu, nhược điểm trong quá trình thực hiện bài thuyết trình.
- Thuyết trình
- Thảo luận nhóm
IV. Hướng dẫn về nhà: (5 phút)
- HS về nhà tập thuyết trình dựa trên cơ sở đánh giá, góp ý của các bạn trong lớp và giáo viên.
- Chuẩn bị bài mới: Văn bản “Trong lòng mẹ”
* ĐÁNH GIÁ, ĐIỀU CHỈNH KẾ HOẠCH BÀI DẠY:
..

File đính kèm:

  • docxke_hoach_bai_day_minh_hoa_ngu_van_lop_8_tiet_123_doc_hieu_to.docx