Kể chuyện sáng tạo: Bài thơ về tiểu đội xe không kính

Trong đời ta, có ai chưa từng qua những lần gặp gỡ dù tình cờ hay đã hẹn? Có

những cuộc gặp sẽ đi ngang qua như cơn gió thoảng, có những cuộc gặp để lại

trong ta bao dư vị ngọt ngào. Và với tôi thì, cuộc gặp gỡ đầy bất ngờ với một vị

cựu binh – người lính lái xe trên đường Trường Sơn năm xưa mà tôi từng được

biết tới qua bài thơ “ Bài thơ về tiểu đội xe không kính ” của Phạm Tiến Duật là

điều thú vị nhất, tuyệt vời nhất.

Người chiến sĩ trẻ trung, hồn nhiên, tinh nghịch năm xưa nay đã già. Tôi được gặp

bác nhân dịp chương trình “ Tiếng thơ Phạm Tiến Duật” được tổ chức tại Văn

Miếu Quốc Tử Giám và bác là khách mời đặc biệt. Sau lời giới thiệu của ban tổ

chức, bác xuất hiện trong bộ quân phục mới, trang trọng, oai nghiêm và đĩnh đạc.

Giọng nói bác khỏe vang, tiếng cười khà khà sảng khoái khiến tôi có cảm nhận

như cả một thời tuổi trẻ oai hùng trong bác đang sống dậy. Trên khuôn mặt thể

hiện sự già dặn, từng trải, tôi vẫn nhận ra những nét hóm hỉnh, yêu đời ở bác. Tôi

nhớ đến lời cô giáo giảng trên lớp về vẻ đẹp của những anh lính lái xe Trường Sơn

thời chống Mỹ, trong tôi trào dâng niềm ngưỡng mộ và yêu quý bác vô cùng

pdf 6 trang cucpham 2400
Bạn đang xem tài liệu "Kể chuyện sáng tạo: Bài thơ về tiểu đội xe không kính", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kể chuyện sáng tạo: Bài thơ về tiểu đội xe không kính

Kể chuyện sáng tạo: Bài thơ về tiểu đội xe không kính
Hãy tưởng tượng em được gặp người chiến sĩ lái xe trong bài thơ Bài thơ về 
tiểu đội xe không kính của tác giả Phạm Tiến Duật, kể lại cuộc gặp gỡ đó. 
Trong đời ta, có ai chưa từng qua những lần gặp gỡ dù tình cờ hay đã hẹn? Có 
những cuộc gặp sẽ đi ngang qua như cơn gió thoảng, có những cuộc gặp để lại 
trong ta bao dư vị ngọt ngào. Và với tôi thì, cuộc gặp gỡ đầy bất ngờ với một vị 
cựu binh – người lính lái xe trên đường Trường Sơn năm xưa mà tôi từng được 
biết tới qua bài thơ “ Bài thơ về tiểu đội xe không kính ” của Phạm Tiến Duật là 
điều thú vị nhất, tuyệt vời nhất. 
Người chiến sĩ trẻ trung, hồn nhiên, tinh nghịch năm xưa nay đã già. Tôi được gặp 
bác nhân dịp chương trình “ Tiếng thơ Phạm Tiến Duật” được tổ chức tại Văn 
Miếu Quốc Tử Giám và bác là khách mời đặc biệt. Sau lời giới thiệu của ban tổ 
chức, bác xuất hiện trong bộ quân phục mới, trang trọng, oai nghiêm và đĩnh đạc. 
Giọng nói bác khỏe vang, tiếng cười khà khà sảng khoái khiến tôi có cảm nhận 
như cả một thời tuổi trẻ oai hùng trong bác đang sống dậy. Trên khuôn mặt thể 
hiện sự già dặn, từng trải, tôi vẫn nhận ra những nét hóm hỉnh, yêu đời ở bác. Tôi 
nhớ đến lời cô giáo giảng trên lớp về vẻ đẹp của những anh lính lái xe Trường Sơn 
thời chống Mỹ, trong tôi trào dâng niềm ngưỡng mộ và yêu quý bác vô cùng. 
Bác kể cho mọi người nghe về những năm tháng bác được cống hiến tuổi thanh 
xuân của mình cho nhiệm vụ vinh quang mà đất nước giao phó. Năm tháng ấy 
được ghi lại bằng sự tàn phá dữ dội của quân thù, bằng sự vất vả gian lao của bác 
và những người đồng đội, bằng nhiệt huyết và ý chí quyết tâm cao độ của những 
con người “ Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” dù gian khó hiểm nguy chất chồng 
mà tâm hồn thì luôn phơi phới. Tôi say sưa theo lời kể của bác, muốn được nghe 
bác kể nhiều hơn mà thời gian cho cuộc tọa đàm thì có hạn. Một ý nghĩ mạnh dạn 
lóe lên trong tôi, tôi sẽ gặp riêng bác để được hỏi bác nhiều hơn, được nghe bác 
kể nhiều hơn về tuổi trẻ tươi đẹp của bác gắn liền với nhiệm vụ lái xe trên đường 
Trường Sơn máu lửa. 
Và thật may mắn cho đứa con gái vốn nhút nhát như tôi biết chừng nào. Tôi đến 
gặp bác, được bác đón chào bằng thái độ niềm nở. Như những gì tôi mong muốn, 
bác kể cho tôi nghe về tuổi trẻ ngang tàng của bác. Bác đã từng là sinh viên với 
những kỉ niệm đáng nhớ của tuổi học trò. Nhưng rồi tiếng gọi thiêng liêng của Tổ 
Quốc vang lên, bác đã cùng những người bạn của mình sẵn sàng gác lại tất cả 
những gì tươi đẹp nhất để lên đường chiến đấu. Bác được sắp xếp vào binh đoàn 
lái xe vận tải Trường Sơn, nơi trọng điểm bắn phá của máy bay Mỹ. Có biết bao 
nhiêu điều muốn hỏi vậy mà tôi chẳng biết phải bắt đầu từ đâu nữa, tôi nhớ đến 
bài thơ “ Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của nhà thơ Phạm Tiến Duật vừa được 
học tuần trước, tồi liền hỏi bác: 
- Bác ơi, hình ảnh những người lính lái xe trong bài thơ về tiểu đội xe không kính 
ấy có phải chính là bác và những người đồng đội của bác không ạ? 
Bác nhìn tôi trìu mến: 
- Đúng rồi cháu gái ạ. Có thể nói bác Duật đã viết rất chính xác và rất hay về một 
thế hệ những người như bác. Cháu có biết tại sao bác Phạm Tiến Duật lại viết hay 
và đúng như thế không? 
Như để bác biết tôi rất chịu khó ghi nhớ bài học trên lớp, tôi trả lời thật nhanh: 
- Dạ, vì nhà thơ Phạm Tiến Duật cũng từng là một người lính lái xe ạ. 
- Ồ, đúng rồi đó cháu. Hồi đó bác và đồng đội bác rất thích bài thơ ấy. Không ai lại 
không thuộc một vài đoạn cho đến cả bài bởi nó đã nói hộ phần nào khát vọng 
chiến đấu, những gian khổ, lòng dũng cảm và sự lạc quan của những người lính 
như bác.Giọng bác chợt trầm xuống như nhớ đến một cái gì đã xa, xa lắm. Rồi 
bác nói tiếp: 
- Hồi đó bác được giao nhiệm vụ lái xe vận tải thuốc men, vũ khí, đạn dược,vào 
chi viện cho chiến trường miền Nam. Những chuyến đi có khi kéo dài cả tháng 
trời, gian khổ lắm cháu ạ. Nhất là những đoạn đường xuyên qua dãy Trường Sơn, 
giặc bắn phá rất dữ dội. Chúng muốn san phẳng tất cả, cắt đứt con đường huyết 
mạch nối liền Bắc Nam ấy. Tiểu đội xe của bác ban đầu được trang bị toàn xe mới 
để phục vụ mặt trận. Lúc đó, xe có kính như muôn vàn chiếc xe khác. Nhưng ngày 
nào xe cũng lao đi giữa bom gầm, đạn nổ khiến kính rạn vỡ, đèn xe cũng mất dần 
hết cả. Rồi cả mui xe cũng bị đạn pháo cày hất tung lên. Thùng xe va quẹt nhiều 
cũng chằng chịt vết xước. Chẳng còn chiếc xe nào còn nguyên vẹn cháu à. 
- Lái xe không kính đã gian khổ lắm rồi, vậy mà còn không có cả đèn, cả mui thì 
nguy hiểm lắm phải không bác? 
- Nếu không có lòng yêu nước, không có nghị lực phi thường thì có lẽ không dám 
ngồi lên xe cháu ạ. Vì không có kính nên tất cả mọi thứ có thể va đập, quăng ném 
vào trong buồng lái bất cứ lúc nào. Chính bác cũng đã bao lần bị cành cây tấp vào 
đầu, vào mặt làm xây xát, chảy máu, có những vết thương hằn thành sẹo đến giờ 
vẫn còn đấy cháu ạ. 
Bác đưa hai bàn tay gầy guộc chỉ cho tôi xem những vết sẹo dài có, ngắn có. Chợt 
tôi thấy thương bác lạ. Bác cười hà hà, tiếng cười của tuổi trẻ hiên ngang và dũng 
cảm, bác nói tiếp: 
- Gian khổ thế chưa có là gì. Cái khủng khiếp nhất với người lính lái xe không kính 
như bác chính là gió bụi và mưa rừng Trường Sơn đấy cháu ạ. Cháu đã được nghe 
câu hát : “Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây, nơi nắng đốt, nơi mưa quay,” 
chưa? Đường Trường Sơn nắng thì bụi mà mưa thì lầy lội lắm. Mùa khô bụi cuốn 
mù trời sau làn xe chạy. Bụi cuốn vào mặt, vào quần áo. Bụi dày đặc đến mức mắt 
cay xè, không thể mở nổi. Lúc ấy, râu, tóc, quần áo và cả xe rực lên một màu đất 
đỏ Trường Sơn. Rồi cả mưa nữa chứ. Mưa Trường Sơn thường bất ngờ. Đang bụi 
bám đầy thì bỗng cả người nặng chịch vì ướt sũng nước mưa. Mưa xối xả quất 
vào người, vào mặt, vào mắt. Những làn nước cay xè, buốt rát khiến việc lái xe 
khó hơn gấp trăm ngàn lần. Thế nhưng, những người lính lái xe như bác không 
bao giờ dừng lại vì nhiệm vụ phía trước còn quan trọng hơn nhiều. Bụi bặm, áo 
ướt đâu có khó khăn gì, gió lùa một chốc là khô ngay. Làm sao để đưa xe về nơi 
tập kết nhanh nhất mới là việc lớn. 
Tôi hình dung được những gian khổ, hiểm nguy mà bác và đồng đội phải đối mặt. 
Tôi cũng thấy cả khí phách hiên ngang, dũng cảm và tinh thần yêu nước lớn lao 
của bác. Bởi có như vậy, bác mới coi những hiểm nguy kia là tầm thường và sẵn 
sàng chấp nhận nó như một lẽ đương nhiên với thái độ bình thản đến vậy. 
Vẻ mặt bác trầm ngâm, nụ cười khẽ nở trên môi , đôi mắt ánh lên vẻ rạng rỡ và tự 
hào. Lời bác kể như chất chứa bao nhiệt huyết, bao sôi nổi của một thời tuổi trẻ 
nơi chiến trường. Bác dường như đang được sống lại những phút giây lịch sử ấy. 
Rồi bác nói tiếp: 
- Cứ bảo xe không kính là thiếu thốn, là hiểm nguy ấy thế mà lại hay cháu ạ. Ngồi 
trong xe, chẳng những bác được thỏa sức nhìn ngắm thế giới bên ngoài mà tình 
cảm đồng chí, đồng đội của các bác lại thêm thắt chặt. Cháu có biết tại sao không? 
Dọc đường đi, gặp bạn cũ, gặp đồng đội, các bác chỉ cần đưa tay qua ô cửa kính 
đã vỡ bắt tay nhau mà không cần mở cửa, xuống xe đó cháu . 
Tiếng cười hào sảng của bác lại vang lên. Bất chợt tôi thấy nơi khóe mắt nhăn 
nheo của bác đang trực trào hai dòng lệ. Bác bảo với tôi: 
- Khi sống xa gia đình, vào quân ngũ thì tình đồng đội chính là tình anh em ruột 
thịt cháu ạ. Các bác nấu cơm bằng bếp Hoàng cầm dựng ở giữa trời. Dù chỉ có bữa 
cơm đạm bạc giữa rừng nhưng chứa đựng trong đó là tình cảm đồng chí, đồng 
đội keo sơn như tình cảm gia đình đó cháu. Hành trang nghỉ ngơi quý giá của 
người lính khi đó chỉ là chiếc võng dù mắc tạm bợ nghỉ ngơi qua loa rồi lại tiếp tục 
lên đường với niềm tin bất diệt về ngày đất nước giải phóng, non sông liền một 
dải. Niềm tin ấy chính là động lực để các bác vượt qua mọi khó khăn, gian khổ đấy 
cháu ạ. 
Tôi lặng yên nghe bác kể, lời kể của bác như làm sống dậy từng khoảnh khắc đã 
qua. Tôi như đang nghe thấy tiếng xe chạy rầm rầm qua cung đường đất đỏ 
Trường Sơn, tôi như thấy cảnh bụi tung mù mịt, mưa xối ầm ầm trên những cánh 
rừng trơ trụi lá và tôi còn thấy cả bữa cơm tạm trên đường dừng chân của những 
người lính lái xe, tiếng cười hào sảng bất chập khó khăn của họ,tất cả như đang 
hiện về thật tự nhiên và sinh động. Dường như bác cũng đang nghĩ ngợi điều gì, 
cả tôi và bác đều yên lặng. Chợt bác cất giọng trầm ngâm: 
- Tuổi trẻ của bác đã trải qua những năm tháng khốc liệt nhất của cuộc kháng 
chiến chống Mỹ như thế đấy cháu ạ. Tuy gian khổ, hiểm nguy nhưng vui sướng vô 
cùng. Cuộc đời bác ý nghĩa nhất là khi được đóng góp một phần sức mình cho sự 
nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Bác mãi luôn tự hào vì mình đã 
từng là một chiến sĩ lái xe Trường Sơn đó cháu. 
 Giờ thì tôi đã biết tại sao những chiếc xe bị tàn phá nặng nề, biến dạng, méo mó 
tưởng chừng như tê liệt ấy lại vẫn có thể băng băng ra chiến trường để lập nên 
những kì tích. Bởi những chiếc xe ấy đâu chỉ chạy bằng nhiên liệu thông thường, 
nó được chạy bằng ý chí, nghị lực và nhiệt huyết sục sôi của người lính; nó chạy 
bằng trái tim yêu nước nhiệt thành không gì lay chuyển được như nhà thơ Phạm 
Tiến Duật đã nói trong hai câu kết bài thơ của mình: 
Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước 
Chỉ cần trong xe có một trái tim. 
Trong tôi bỗng trào dâng một cảm xúc thật kỳ lạ, vừa khâm phục, vừa tự hào. Tôi 
hiểu thêm rằng, cuộc sống hòa bình hôm nay mà tôi đang được sống chính là 
thành quả của bao thế hệ cha anh đã không tiếc tuổi xuân và máu xương của đời 
mình cho đất nước . Ý chí kiên cường, tinh thần dũng cảm ấy mãi là tấm gương 
sáng ngời, bất diệt cho thế hệ hôm nay và mai sau. 
Cuộc gặp gỡ và trò chuyện với bác – người lính lái xe Trường Sơn dũng cảm, can 
trường đã đem đến cho tôi bao điều thú vị, tôi thấy mình như trưởng thành hơn, 
thấy được trách nhiệm và bổn phận của mình sao cho xứng đáng với những hy 
sinh của bác. Ra sức học tập, rèn luyện để đắp xây cuộc sống hòa bình và phát 
triển đất nước, tiếp bước cha anh chính là nhiệm vụ của mỗi chúng ta. 

File đính kèm:

  • pdfke_chuyen_sang_tao_bai_tho_ve_tieu_doi_xe_khong_kinh.pdf