Hướng dẫn về thiết bị dạy học môn Lịch sử

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG

 1. Thực hiện quy chế thiết bị giáo dục, ban hành theo quyết định số 41/2000/QĐ/BGD&ĐT, ngày 24 tháng 3 năm 2000 của Bộ Giáo dục và Đào tạo: "Thiết bị giáo dục phải được sử dụng có hiệu quả cao nhất, đáp ứng các yêu cầu về nội dung và phương pháp được quy định trong chương trình giáo dục." (Điều 10.2)

 2. Thực hiện đầy đủ những thí nghiệm, những bài thực hành quy định trong chương trình và sách giáo khoa.

 3. Sử dụng thành thạo thiết bị giáo dục theo tài liệu hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất, cung ứng.

 4. Có kế hoạch chuẩn bị trước thiết bị giáo dục theo Danh mục thiết bị tối thiểu, ban hành theo Quyết định số 13/2003/QĐ/BGD&ĐT, ngày 24 tháng 3 năm 2003, của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

 5. Mua vật liệu tiêu hao, tự sưu tầm, tự làm thiết bị cần thiết.

 6. Làm thử thuần thục thí nghiệm, thực hành trước giờ lên lớp.

 

doc 37 trang cucpham 12880
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Hướng dẫn về thiết bị dạy học môn Lịch sử", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Hướng dẫn về thiết bị dạy học môn Lịch sử

Hướng dẫn về thiết bị dạy học môn Lịch sử
Hướng dẫn về thiết bị dạy học
 môn: lịch sử
 I. Những vấn đề chung
	1. Thực hiện quy chế thiết bị giáo dục, ban hành theo quyết định số 41/2000/QĐ/BGD&ĐT, ngày 24 tháng 3 năm 2000 của Bộ Giáo dục và Đào tạo: "Thiết bị giáo dục phải được sử dụng có hiệu quả cao nhất, đáp ứng các yêu cầu về nội dung và phương pháp được quy định trong chương trình giáo dục." (Điều 10.2)
	2. Thực hiện đầy đủ những thí nghiệm, những bài thực hành quy định trong chương trình và sách giáo khoa.
	3. Sử dụng thành thạo thiết bị giáo dục theo tài liệu hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất, cung ứng.
	4. Có kế hoạch chuẩn bị trước thiết bị giáo dục theo Danh mục thiết bị tối thiểu, ban hành theo Quyết định số 13/2003/QĐ/BGD&ĐT, ngày 24 tháng 3 năm 2003, của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
	5. Mua vật liệu tiêu hao, tự sưu tầm, tự làm thiết bị cần thiết.
	6. Làm thử thuần thục thí nghiệm, thực hành trước giờ lên lớp.
II. Những vấn đề cần lưu ý đối với sử dụng thiết bị dạy học quan trọng
	- Thiết bị dạy học môn lịch sử rất đa dạng phong phú: tranh ảnh, bản đồ (lược đồ), mẫu vật, băng hình... ở đây xin được hướng dẫn việc thực hiện sử dụng tranh ảnh và bản đồ -hai loại thiết bị thường được sử dụng nhiều nhất trong dạy học lịch sử 
	- Tranh ảnh, bản đồ là phương tiện dạy học quan trọng của môn lịch sử, hệ thống tranh ảnh, bản đồ phục vụ cho việc dạy học lịch sử 
	-Tập tranh ảnh lịch sử (lịch sử thế giới và lịch sử Việt Nam)
	-Bản đồ (lược đồ) một số bài về lịch sử thế giới và lịch sử Việt Nam
để việc sử dụng tranh ảnh, bản đồ thống nhất và có hiệu quả nhằm phát huy được tích tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập bộ môn và theo quan điểm đổi mới dạy học, thiết bị đồ dùng dạy học là một nguồn nhận thức lịch sử chứ không chỉ là minh hoạ cho bài học, xin được nêu một số gợi ý về việc sử dụng tranh ảnh, bản đồ lịch sử trong hệ thống danh mục thiết bị tối thiểu đã được Bộ Giáo dục và Đào tào ban hành để dạy học lịch sử
1. Giới thiệu danh mục
Lớp 9
* Tranh ảnh lịch sử
1. Lãnh tụ Nguyễn ái Quốc với quá trình thành lập Đảng cộng sản Việt Nam
2. Phong trào dân tộc, dân chủ ở Việt Nam từ 1919 -1929.
3. Các hình thức đấu tranh thời kì 1936-1939.
4. Tổng khởi nghĩa giàng chính quyền trong cách mạng tháng Tám 1945.
5. Bầu cử Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà 1-1946.
6. Hoạt động của quân và dân cả nước chuẩn bị chiến dịch Điện Biên Phủ (1953-1954).
7. Thắng lợi của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975.
8. Một số thành tựu đổi mới đất nước (1986-2000)
*Lược đồ
1. Hành trình cứu nước của Hồ Chí Minh
2. Phong trào 1930-1931 và Xô viết Nghệ -Tĩnh.
3. Cách mạng tháng Tám 1945
4.Chiến dich Việt Bắc thu đông 1947 (trống)
5.Chiến dịch Biên giới 1950 (trống)
6. Chiến cuộc Đông Xuân 1953-1954 
7. Chiến thắng Điện Biên Phủ. (trống)
8. Cuộc tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân năm 1968 
9. Miền Bắc chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mĩ lần thứ nhất (1965-1968)
10. Miền Bắc chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mĩ lần thứ hai (1969-1973)
11. Bản đồ chính trị thế giới từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 1989 .
12. Phong trào giải phong dân tộc ở các nước châu á-Phi-Mĩ la tinh từ sau chiến tranh thế giới thứ hai
2. Kĩ năng khai thác
2.1. Tranh ảnh
 Những kĩ năng cần lưu ý 
	Khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung của tranh ảnh lịch sử 9 giáo viên cần chú ý rèn cho học sinh những kĩ năng :
	- Kĩ năng quan sát, nhận xét.
	-Kĩ năng mô tả, tường thuật
	-Kĩ năng phân tích, nhận định, đánh giá.
 Các bước làm việc với tranh ảnh
	Để việc khai thác tranh ảnh có hiệu quả, phát huy được tính tích cực của học sinh nhằm mục tiêu học sinh tự tìm hiểu nội dung của tranh ảnh dưới sự hướng dẫn tổ chức của thày, xin được nêu một số gợi ý việc khai thác tranh ảnh lịch sử 9 như sau:
	Bước 1: Cho học sinh quan sát tranh ảnh để xác định một cách khái quát nội dung tranh ảnh cần khai thác.
	Bước 2 : GV nêu câu hỏi nêu vấn đề, tổ chức hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung tranh ảnh.
	Bước 3: Học sinh trình bày kết quả tìm hiểu nội dung tranh ảnh sau khi đã quan sát, kết kợp gợi ý của GV và tìm hiểu nội dung trong bài học.
	Bước 4: GV nhận xét, bổ sung HS trả lời, hoàn thiện nội dung khai thác tranh ảnh cung cấp cho HS.
d) Kết luận
	Học sinh nắm được cách khai thác tranh ảnh và nội dung tranh ảnh trong bài học .
	2.1.1. Hướng dẫn cụ thể
Khai thác tranh ảnh: Lãnh Tụ Nguyễn ái Quốc với quá trình thành lập Đảng cộng sản Việt Nam
* Giới thiệu tranh, ảnh
-Bức tranh có khổ rộng 54 cm x 79 cm; in trên giấy couché định lượng 200g/m2; cán mờ.
-Nội dung: Đây là những tranh, ảnh thể hiện rõ những mốc quan trọng trong quá trình tìm đường cứu nước của lãnh tụ Nguyễn ái Quốc, chuẩn bị về mọi mặt cho sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam . Cụ thể có những tranh ảnh sau:
+ Nguyễn ái Quốc phát biểu tại Đại hội lần thứ 18 đảng xã hội Pháp (thành phố Tua), Người tham gia sáng lập Đảng cộng sản Pháp và trở thành người cộng sản Việt Nam đầu tiên 12-1920.
	+ Cuốn sách Bản án chế độ thực dân.
	+Cuốn sách Đường Kách Mệnh.
	+ Nguyễn ái Quốc mở lớp tập huấn cho cách mạng Việt Nam tại Quảng Châu Trung Quốc trong những năm 1925-1927.
	+ ảnh Nguyễn ái Quốc năm 1930.
+ Nguyễn ái Quốc chủ trì hội nghị thành lập Đảng cộng sản Việt Nam 
* Hướng dẫn sử dụng 
	Dùng sử dụng dạy bài 16: Hoạt động của Nguyễn ái Quốc ở nước ngoài trong những năm 1919-1925 
	 GV tập trung khai thác tấm ảnh: Nguyễn ái Quốc phát biểu tại Đại hội lần thứ 18 đảng xã hội Pháp (thành phố Tua), Người tham gia sáng lập Đảng cộng sản Pháp và trở thành người cộng sản đầu tiên 12-1920, khi GV trình bày sự kiện Đại hội Tua. 
	Trước hết GV yêu cầu HS quan sát nêu câu hỏi: Hãy cho biết nội dung bức tranh ? Trước khi HS trả lời GV gợi ý:
	Tên người phát biểu? Những người ngồi xung quanh? Họp ở đâu? Thời gian? địa điểm?...
Sau khi HS trả lời, GV bổ sung và giới thiệu : Bức ảnh được in từ tư liệu trong Bào tàng Cách mạng Việt Nam. Bức ảnh thể hiện quang cảnh Đại Hội lần thứ 18 của Đảng Xã hội Pháp họp tại thành phố Tua từ ngày 25 đến 30 tháng 12-1920. Tham gia Đại Hội có 285 đại biểu Nguyễn ái Quốc tham dự Đại hội với tư cách là đại biểu chính thức của Đảng và cũng là Đại biểu duy nhất của các nước thuộc địa Đông Dương. Trên ảnh Nguyễn ái Quốc đang phát biểu trước Đại Hội. Bên trái là Pôn vayăng- Cutuyyriê (ông là người giới thiệu Nguyễn ái Quốc vào Đảng xã hội Pháp năm 1919). Cách một người phía bên phải là Mac xen-Casanh (nhà hoạt động của phong trào công nhân Pháp và Quốc tế, từ 1918 là chủ bút tờ báo “Nhân đạo” ông đã giúp đỡ Nguyễn ái Quốc trong thời gian ở Pháp và sau này trở thành lãnh tụ Đảng Cộng sản Pháp) .
Vấn đề quan trọng mà trọng tâm Đại hội thảo luận là việc Đảng Xã hội Pháp có tán thành và gia nhập Quốc tế Cộng sản hay không? Sau 4 ngày tranh luận gay gắt, căng thẳng, Đại hội đi tới biểu quyết với hơn 70% số phiếu tán thành gia nhập Quốc tế Cộng sản. Nguyễn ái Quốc là nngười tham gia bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế Cộng sản. Khi trả lời nữ đồng chí Rôdơ (thư kícủa Đại hội) Người nói rõ lí do bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế thứ ba: “ Đệ tam Quốc tế rất chú ý đến vấn đề giải phóng thuộc địa. Đệ Tam Quốc tế nói sẽ giúp đỡ các dân tộc bị áp bức giàmh lại tự do độc lập của họ”.
Cuối cùng GV có thể hỏi HS : ý nghĩa của việc Nguyễn ái Quốc bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế Cộng sản và tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp?
Sau khi HS trả lời GV bổ sung và kết luận: Sự kiện này đánh dấu bước chuyển biến về chất trong tư tưởng của Nguyễn ái Quốc từ một người yêu nước chân chính Người trở thành một người cộng sản-người cộng sản đầu tiên tìm thấy con đường cứu nước giải phóng đúng cho dân tộc-con đường “cách mạng vô sản” theo chủ nghĩa Mác-Lênin và Cách mạng tháng Mười Nga . Đồng thời sự kiện đó cũng đánh dấu mở đường giải quyết cuộc khủng hoảng về đường lối giải phóng dân tộc Việt Nam.
2. Các hình thức đấu tranh thời kì 1936-1939
* Giới thiệu tranh, ảnh
-Bức tranh có khổ rộng 54 cm x 79 cm; tin trên giấy couché định lượng 200g/m2; cán mờ.
-Nội dung: Đây là những ảnh tư liệu thể hiện hiện các hình thức đấu tranh phong phú, sôi nổi trong thời kì 1936-1939 của các tầng lớp quần chúng nhân dướ sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương và mặt trận dân chủ Đông Dương. Cụ thể có những ảnh sau:
+Báo nhành Lúa: xuất bản năm 1937 đưa tin Chính phủ mặt trận Bình dân Pháp được thành lập và những chính sách mới của Chính phủ đối với chính quốc và thuộc địa năm 1936.
+ Cuộc mít tinh kỉ niệm ngày 1-5-1938 ở khu Đấu Xảo (Hà Nội)
+ Trụ sở tin tức cơ quan ngôn luận của mặt trận dân chủ ở Hà Nội năm 1938.
+Một cuộc diễn thuyết truyền bá quốc ngữ năm 1938.
+ Báo “Dân chúng” Cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Đông Dương, số 41ra ngày 3-1-1939.
+Đám tang Phan Thanh, một chiến sĩ xuất sắc tại Hà Nội, ngày 4-5-1939.
* Hướng dẫn sử dụng 
Dùng sử dụng dạy bài 20: Cuộc vận động dân chủ trong những năm 1936-1939
	 GV tập trung khai thác tấm ảnh: Cuộc mít tinh kỉ niệm ngày 1-5-1938 ở khu Đấu Xảo (Hà Nội) Trước hết, GV giới thiệu cho HS biết bức ảnh này được sưu tầm từ bộ ảnh tư liệu trưng bày tại Bảo tàng Cách mạng Việt Nam . Tiếp theo, GV cho HS quan sát bức ảnh và nêu câu hỏi: Hãy cho biết nội dung của bức ảnh trên?
Trước khi HS trả lời GV gợi ý: 
	Địa điểm diễn ra cuộc đấu tranh ở đâu?
	Thời gian diễn ra cuộc đấu tranh?
	Các giai cấp tầng lớp nào tham gia?
	Hình thức đấu tranh?...
	Sau đó, GV gọi HS trình bày về sự hiểu biết của mình về nội dung bức ảnh đó. HS khác bổ sung cho bạn. Cuối cùng, GV nhận xét HS trả lời và dựa vào tài liệu để trình bày nội dung bức ảnh và miêu tả, tường thuật không khí sôi động ngày hội lao động của quần chúng nhân dân Hà Nội: Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương, cuộc vận động dân chủ 1936-1939 đã diễn ra với nhiều hình thức phong phú: phong trào Đông Dương Đại hội, phong trào đấu tranh đòi dân sinh dân chủ của công nhân, nông dân và quần chúng, phong trào đấu tranh nghị trường, phong trào báo chí công khai Trong cuộc đấu tranh đòi dân sinh dân chủ, bên cạnh các cuộc đấu tranh của công nông thì cuộc đ ...  phát thanh, sân bay Tân Sơn Nhất, trong đợt 1 ta đã loại khỏi vòng chiến đấu 147000 tên địch, trong đó có 43000lính Mĩ, phá huỷ một khối lượng lớn vật chất và phương tiện chiến tranh.
Đến đây GV hỏi: Nêu ý nghĩa của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968?
	Sau HS trao đổi và trả lời, GV bổ sung và chốt ý: Tổng tiến công và nổi dậy đã làm lung lay ý chí xâm lược của đế quốc Mĩ, buộc Mĩ phải tuyên bố “Phi Mĩ hoá” chiến tranh xâm lược miền Nam, tức thừa nhận thất bại của chiến lược Chiến tranh cục bộ, chấm dứt không điều kiện chiến tranh phá hoại miền Bắc, chấp nhận đàn phán ở Hội nghị Pa-ri bàn về chấp dứt chiến tranh.
Miền Bắc chống chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của Mĩ và tiếp tục xây dựng CNXH (1965-1968)
8.1. Giới thiệu lược đồ
Để khai thác lược đồ có hiệu quả GV kết hợp việc nêu câu hỏi với tổ chức cho HS trả lời; tường thuật, miêu tả với chỉ lược đồ.
	- Lược đồ khổ 102cm x72cm; Tỉ lệ1: 25.000.000; in 4 màu trên giấy couché, định lượng 200g/cm2; cán màng OPP mờ, có nẹp nhựa ở trên và dưới, rộng 13mm, dày 6mm và 2 tai treo bằng nhựa.
-Nội dung lược đồ: đây là lược đồ thể hiện cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của đế quốc Mĩ (1965-1968) và những thành tựu trong công cuộc xây dựng và khôi phục kinh tế ở miền Bắc.
8. 2. Hướng dẫn sử dụng
Dùng để giảng dạy mục II: Miền Bắc vừa chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lầ thứ nhất của Mĩ, vừa sản xuất (1965-1968), trong bài 29 : Cả nước trực tiếp chiến đấu chống Mĩ cứu nước (1965-1973) 
Trước hết, GV nêu nhiệm vụ cho HS : Hãy cho biết những thành phố, thị xã, bị không quân, hải quân Mĩ đánh phá? Cuộc chiến đấu của quân và dân ta diễn ra như thế nào? 
	HS dựa vào SGK, lược đồ và vốn kiến thức của mình trình bày. GV gọi HS khác bổ sung cho bạn. Cuối cùng GV nhận xét và trình bày diễn biến Cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân của Mĩ. (Việc trình bày của GV phải kết hợp với chỉ các kí hiệu trên lược đồ những thành phố, thị xã, bị không quân hải quân Mĩ đánh phá và cuộc chiến đấu của quân và dân ta) 
 Cuối năm 1964, đầu năm 1965, đứng trước nguy cơ chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” bị thất bại, chúng đã bịa đặt ra “Sự kiện Vịnh Bắc bộ” dùng không quân và hải quân đánh phá miền Bắc, nhằm ngăn chặn sự chi viện của miềm Bắc, phá hoại công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, làm lung lay ý chí chiến đấu của quân dân ta.
Trong cuộc chiến tranh này, Mỹ đã huy động một lực lượng không quân và hải quân rất lớn, gồm hàng ngàn máy bay tối tân thuộc 50 loại khác nhau, kể cả những loại mới nhất như B52, F111 và các loại vũ khí hiện đại khác. Máy bay, tàu chiến Mỹ đã ném bom, bắn phá liên tục vào các mục tiêu quân sự, các đầu mối giao thông, các nhà máy, xí nghiệp, hầm mỏm các công trình thuỷ lợi, khu đông dân kể cả trường học,bệnh viện, nhà thờ Trung bình mỗi ngày có 300 lần chiếc máy bay đi gây tội ác,với 1.600 tấn bom đạn trút xuống các làng mạc, phố xá, gây biết bao nhiêu tổn thất, đau thương cho nhân dân miền Bắc.
Chống lại những hành động phá hoại bằng không quân và hải quân của đé quốc Mỹ, quân và dân miềm Bắc không phân biệt trẻ, già, trai,gái đã quyết tâm tiêu diệt địch với mọi vũ khí thông thường, quân và dân miền Bắc đã bắn tan xác máy bay Mỹ ngay giữa lòng Thủ đô Hà nội và nhiều địa phương khác trong cả nước. Mỹ tưởng rằng với “uy thế của không lực Huê Kỳ” có thể phá tan công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, làm lung lay quyết tâm chống Mỹ của quân dân ta, nhưng chúng đã bị hạ gục và thất bại cay đắng. Sau thất bại này, chúng buộc phải tuyên bố ngừng ném bon miền Bắc”.Với khẩu hiệu “Nhằm thẳng quân thù, bắn” và quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược, trong hơn 4 năm (từ 5/8/1964 đến 1/11/1968), quân và dân miền Bắc đã bắn rơi và bắn cháy 3.234 máy bay Mỹ (trong đó có 6 máy bay B52, F111 – loại máy bay hiện đại nhất lúc bấy giờ của Mỹ) ; diệt và bắt sống hàng nghìn giặc lái; bắn chìm và bắn bị thương 134 tàu chiến và tày biệt kích của chúng.
 Miền Bắc tiếp tục xây dựng CNXH và chống chiến tranh phá hoại lần thứ hai của Mĩ (1969-1973)
9.1. Giới thiệu lược đồ
	- Lược đồ khổ 102cm x72cm; Tỉ lệ1: 25.000.000; in 4 màu trên giấy couché, định lượng 200g/cm2; cán màng OPP mờ, có nẹp nhựa ở trên và dưới, rộng 13mm, dày 6mm và 2 tai treo bằng nhựa.
-Nội dung lược đồ: đây là lược đồ trống, thể hiện cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của đế quốc Mĩ (1965-1968) và những thành tựu trong công cuộc xây dựng và khôi phục kinh tế ở miền Bắc.
8. 2. Hướng dẫn sử dụng
Dùng cho dạy học bài mục IV. Miền Bắc khôi phục và phát triển kinh tế-văn hoá, chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần thứ hai của Mĩ (1969-1973) trong bài 29: Cả nước trực tiếp chiến đấu chống Mĩ cứu nước (1965-1973) 
Để khai thác lược đồ có hiệu quả GV kết hợp việc nêu câu hỏi với tổ chức cho HS trả lời; tường thuật, miêu tả với chỉ lược đồ.
Trước hết, GV nêu nhiệm vụ cho HS : Hãy cho biết những thành phố, thị xã, bị không quân, hải quân Mĩ đánh phá lần thứ hai? Cuộc chiến đấu của quân và dân ta diễn ra như thế nào? 
	HS dựa vào SGK, lược đồ và vốn kiến thức của mình trình bày. GV gọi HS khác bổ sung cho bạn. Cuối cùng GV nhận xét và trình bày diễn biến Cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân lần thứ hai của Mĩ. (Việc trình bày của GV phải kết hợp với chỉ các kí hiệu trên lược đồ những thành phố, thị xã bị không quân hải quân Mĩ đánh phá và cuộc chiến đấu của quân và dân ta ) 
Nhờ chuẩn bị sẵn sàng và tinh thần chiến đấu anh dũng, miền Bắc đã có thế chủ động, kịp thời chống trả địch ngay từ trận đầu. Đặc biệt là những đơn vị tên lửa của quân chủng phòng không không quân, chỉ trong vòng 5 tháng (từ tháng 4 đến tháng 10-1972), bộ đội tên lửa đã bắn rơi nhiều máy bay hiện đại của Mỹ. Đặc biệt trong 12 ngày đêm cuối năm 1942, các tiểu đoàn tên lửa đã lập nhiều chiến công xuất sắc. Ngay trong đêm 18/12/1972, máy bay đoàn 59 (Đoàn tên lửa Thanh Loa) đã bắn tan xác một máy bay B52G của Mỹ, rơi tại cánh đồng Gầm, cạnh ngã ba Phủ Lỗ (Vĩnh Phúc). Cũng trong đêm đó, các tiểu đoàn 59, 77, 52 hạ thêm 4 máy bay Mỹ trong đó có 3 máy bay B52. những ngày tiếp theo, bộ đội tên lửa tiếp tục lập chiến công giòn giã.
Có thể nói, trong cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, các tiểu đoàn tên lửa lập nhiều chiến công ta lớn tiêu biểu là đoàn tên lửa Thành Loa bắn rơi 12 máy bay B52, đoàn tên lửa Cờ Đỏ bắn rơi 11 máy bay B52
Cùng với các đơn vị tên lửa, các chiến sĩ phi công của lực lượng không quân Việt Nam cũng giáng trả địch những đòn đích đáng:
“ Vào những ngày cuối năm 1972, Nichsơn đã phát động cuộc tấn công lớn bằng pháo đài bay B52 vào miền Bắc nước ta. Hàng ngày có tới hàng trăm máy bay, mang đầy bom đạn ồ ạt trút xuống các tỉnh, thành phố miền Bắc nước ta,trọng tâm là Thủ đô Hà nội và thành phố Hải Phòng.
Chúng trút xuống miền Bắc 10 vạn tấn đạm (tương đương bằng sức công phá của 5 quả bom nguyên tử thuộc loại Mỹ đã ném xuống Nhật Bản năm 1945. Riêng Hà nội là 4 vạn tấn).
Đế quốc Mỹ tính toán, với sức mạnh “ưu thế tuyệt đối trên không” chúng hy vọng có thể nhanh chóng áp đảo được lực lượng phòng không của quân dân miền Bắc, gây nên những tổn thất khủng khiếp, làm lung lay ý chí chiến đấu của quân dân ta, đi đến phải chịu khuất phục và chấp nhận những điều kiện của chúng.
Trước hành động dã man, tàn bạo của kẻ thù, quân dân miền Bắc đã giáng trả địch những đòn đích đáng, trong đó có chiến công của các chiến sỹ lái máy bay đoàn Không quân Sao Đỏ anh hùng.
Đêm 27/12/1972, lũ máy bay B52 và phản lực Mỹ tiếp tục gây tội ác. Nhận được lệnh xuất kích, biên đội Phạm Tuân cất cánh trong tiếng động cơ gầm rú mãnh liệt. Dưới sự chỉ huy dẫn đường tài tình của mặt đất, trong giây lát, biên đội Phạm Tuân đã bay vút lên cao và phát hiện ngay kẻ địch. Với kỹ thuật điêu luyện, mưu trí, Phạm Tuân lái máy bay ập đến gần kẻ địch bình tĩnh kiểm tra mục tiêu thật chính xác rồi bấm nút phóng quả đạn. Một chiếc “siêu pháo đài bay” đã bốc cháy thành một dàn lửa, vỡ tung. Hoảng hốt, bọn lái máy bay bảo vệ bắn tên lửa bừa bãi rồi vội vã quay ra, không dám lao vào bầu trời Hà nội.
Đây là lần đầu tiên, Đoàn Sao Đỏ với anh hùng phi công Phạm Tuân đã bắn tan xác máy bay B52 bằng Míc 21.
Trong 12 ngày đêm ác liệt cuối năm 1972, quân dân miền Bắc đã làm thất bị hoàn toàn cuộc tập kích chiến lược bằng không quân của địch, lập nên trận “Điện Biên Phủ trên không” vĩ đại: 81 máy bay hiện đại (trong đó có 34 chiếc B52, 5 chiếc F111) bị bắn rơi, 43 giặc lái bị bắt sống. Riêng Hà nội bắn rơi 30 máy bay (trong đó 23 chiếc B52, 2 chiếc F111). Cuối cùng, Mỹ phải tuyên bố ngừng mọi hoạt động chống phá miền Bắc nước ta và trở lại bàn Hội nghị thương lượng với ta ở Pari.
10. Bản đồ chính trị thế giới từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 1989
10.1. Gới thiệu lược đồ
- Lược đồ khổ 102cm x72cm; Tỉ lệ1: 25.000.000; in 4 màu trên giấy couché, định lượng 200g/cm2; cán màng OPP mờ, có nẹp nhựa ở trên và dưới, rộng 13mm, dày 6mm và 2 tai treo bằng nhựa.
-Nội dung lược đồ: thể hiện chế độ chính trị của các nước trên thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 1989.
10.2. Hướng dẫn sử dụng
Dùng cho dạy học:
-ChươngI. Liên Xô và các nước Đông Âu sau chiến tranh thế giới thứ hai
 GV yêu cầu HS quan sát lược đồ và yêu cầu trả lời câu hỏi: Hãy chỉ tên trên lược đồ Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 1989? 
Sau khi HS chỉ và trả lời, GV nhận xét bổ sung và trình bày khái quát quá trình thành lập và sự phát triển của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 1989.
-Chương III. Mĩ, Nhật Bản, Tây Âu từ 1945 đến nay
GV yêu cầu HS quan sát lược đồ và yêu cầu trả lời câu hỏi: Hãy chỉ tên trên lược đồ các nước tư bản chủ nghĩa từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay ? 
Sau khi HS chỉ và trả lời, GV nhận xét bổ sung và trình bày khái quát sự phát triển của các nước tư bản chủ nghĩa Mĩ, Nhật Bản, Tây Âu từ 1945 đến nay, các nước này tuy phát triển nhưng cũng có khủng hoảng và phải đối mặt với nhiều thách thức.

File đính kèm:

  • dochuong_dan_ve_thiet_bi_day_hoc_mon_lich_su.doc