Hướng dẫn sử dụng kênh hình sách giáo khoa Lịch sử Lớp 9

-Nội dung

Cùng với việc khôi phục kinh tế (1945-1950), nhân dân Liên Xô lại bắt tay ngay vào công cuộc xây dựng cơ sở vật chất – kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội. Trong đó, việc nghiên cứu khoa học nhằm đuổi kịp và vươn lên vượt Mĩ là một mục tiêu quan trọng, nhằm ứng dụng những thành tựu của khoa học không những để phát triển kinh tế mà còn trong lĩnh vực quân sự, vì Mĩ năm 1945 đã chế tạo thành công bon nguyên tử.

Việc xây dựng cơ cở vật chất – kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô diễn ra trong điều kiện cực kì khó khăn. Các nước đế quốc do Mĩ cầm đầu đã phát động cuộc “chiến tranh lạnh” nhằm bao vây kinh tế, cô lập chính trị, tích cực chạy đua vũ trang, chuẩn bị một cuộc chiến tranh tổng lực nhằm tiêu diệt Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa khác. chính vì vậy, Liên Xô vừa phải chi những khoản tiền lớn cho xây dựng cơ sở vật chất – kĩ thuật, cừa phải chi tiền cho củng cố quốc phòng để bảo vệ tổ quốc, giúp đỡ phong trào cách mạng thế giới, đồng thời là nước đi tiên phong trong nhiều lĩnh vực khoa học – kĩ thuật và nghiên cứu vũ trụ.

Nhân dân Liên Xô đã thu được những thắng lợi to lớn trong các kế hoạch 5 năm và 7 năm, đạt được những thành tựu về kinh tế, khoa học – kĩ thuât và vũ trụ.

Trong lĩnh vực khoa học – kĩ thuật. Ngày 4-10-1957 Liên Xô đã phóng thành công vệ tinh nhân tạo lên khoảng không vũ trụ mang tên “Xputnich”, trở thành nước đầu tiên trên thế giới chinh phục vũ trụ.

Vệ tinh được phóng lên bởi một tên lửa do Cô-lô-lép chế tạo, bay quanh trái đất theo một quĩ đạo hình bầu dục, điểm thấp nhất cách mặt đất 227km, điểm cao nhất cách mặt đất 947km, thời gian vệ tinh được phóng lên bay vòng quanh trái đất hết 1 giờ 36 phút. Gần 4 năm sau, ngày 12-4-1961, Liên Xô lại phóng tàu vũ trụ Phương Đông (vô-xtốc) chở i-u-ri Ga-ga-rin bay vòng quanh trái đất trong 108 phút.

Như vậy, cùng với các thành tựu về kinh tế, văn hoá, xã hội, giáo dục và quân sự thì thành tựu về khoa học vũ trụ của nhân dân Liên Xô đạt được sau chiến tranh thế giới thứ hai đã chứng tỏ Liên Xô là một nước hùng mạnh trên thế giới.

 

doc 226 trang cucpham 23/07/2022 9140
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Hướng dẫn sử dụng kênh hình sách giáo khoa Lịch sử Lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Hướng dẫn sử dụng kênh hình sách giáo khoa Lịch sử Lớp 9

Hướng dẫn sử dụng kênh hình sách giáo khoa Lịch sử Lớp 9
Kênh hình lớp 9 – phần lịch sử thế giới
Bài 1 – liên xô và các nước đông âu
từ năm 1945 đến giữa những năm 70 của thế kỷ xx
1. Hình. Vệ tinh nhân tạo đầu tiên của Liên Xô
-Nội dung
Cùng với việc khôi phục kinh tế (1945-1950), nhân dân Liên Xô lại bắt tay ngay vào công cuộc xây dựng cơ sở vật chất – kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội. Trong đó, việc nghiên cứu khoa học nhằm đuổi kịp và vươn lên vượt Mĩ là một mục tiêu quan trọng, nhằm ứng dụng những thành tựu của khoa học không những để phát triển kinh tế mà còn trong lĩnh vực quân sự, vì Mĩ năm 1945 đã chế tạo thành công bon nguyên tử.
Việc xây dựng cơ cở vật chất – kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô diễn ra trong điều kiện cực kì khó khăn. Các nước đế quốc do Mĩ cầm đầu đã phát động cuộc “chiến tranh lạnh” nhằm bao vây kinh tế, cô lập chính trị, tích cực chạy đua vũ trang, chuẩn bị một cuộc chiến tranh tổng lực nhằm tiêu diệt Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa khác. chính vì vậy, Liên Xô vừa phải chi những khoản tiền lớn cho xây dựng cơ sở vật chất – kĩ thuật, cừa phải chi tiền cho củng cố quốc phòng để bảo vệ tổ quốc, giúp đỡ phong trào cách mạng thế giới, đồng thời là nước đi tiên phong trong nhiều lĩnh vực khoa học – kĩ thuật và nghiên cứu vũ trụ.
Nhân dân Liên Xô đã thu được những thắng lợi to lớn trong các kế hoạch 5 năm và 7 năm, đạt được những thành tựu về kinh tế, khoa học – kĩ thuât và vũ trụ.
Trong lĩnh vực khoa học – kĩ thuật. Ngày 4-10-1957 Liên Xô đã phóng thành công vệ tinh nhân tạo lên khoảng không vũ trụ mang tên “Xputnich”, trở thành nước đầu tiên trên thế giới chinh phục vũ trụ.
Vệ tinh được phóng lên bởi một tên lửa do Cô-lô-lép chế tạo, bay quanh trái đất theo một quĩ đạo hình bầu dục, điểm thấp nhất cách mặt đất 227km, điểm cao nhất cách mặt đất 947km, thời gian vệ tinh được phóng lên bay vòng quanh trái đất hết 1 giờ 36 phút. Gần 4 năm sau, ngày 12-4-1961, Liên Xô lại phóng tàu vũ trụ Phương Đông (vô-xtốc) chở i-u-ri Ga-ga-rin bay vòng quanh trái đất trong 108 phút.
Như vậy, cùng với các thành tựu về kinh tế, văn hoá, xã hội, giáo dục và quân sự thì thành tựu về khoa học vũ trụ của nhân dân Liên Xô đạt được sau chiến tranh thế giới thứ hai đã chứng tỏ Liên Xô là một nước hùng mạnh trên thế giới.
Phương pháp sử dụng 
GV hướng dẫn HS quan sát toàn bộ bức tranh, tổ chức cho HS khai thác nội dung bằng việc nêu các câu hỏi như sau:
Hãy cho biết những hiểu biết của mình về vệ tinh nhân tạo do Liên Xô phóng lên vũ trụ?
Việc Liên Xô là nước đầu tiên phóng thành công vệ tinh nhân tạo lên vũ trụ có ý nghĩa như thế nào?
Sau khi HS trả lời, GV hoàn thiện việc khai thác tranh ảnh như nội dung trên.
-Liên Xô phóng vệ tinh đầu tiên lên vũ trụ phản ánh sự phát triển của lĩnh vực nào?
 2. Lược đồ các nước dân chủ nhân dân Đông Âu
Nội dung
Trên lược đồ là các nước dân chủ nhân dân Đông Âu nằm gần với Cộng hoà xuất hiện chủ nghĩa Xô Viết ( Liên Xô ): Ba Lan,Cộng hoà dân chủ Đức, Tiệp Khắc, Hung- Ga- Ri, Ru- ma- ni, Nam Tư, Bun- ga- ri và An- ba- ni.
Trước chiến tranh , các nước Đông Âu (Ba Lan, Tiệp Khắc, Hung- Ga- Ri, Ru- ma- ni, Nam Tư, Bun- ga- ri và An- ba- ni ) là những nước tư bản chậm phát triển lệ thuộc về cả kinh tế và chính trị vào các nước Anh, Pháp.
 Mĩ.Trong chiến tranh thế giới thứ hai, họ bị các nước đế quốc xâm lược, chiếm đóng và phong trào đấu tranh giải phóng do các Đảng cộng sản lãnh đạo, Riêng nước Đức là một bộ phận chủ nghĩa tư bản phát triển và phát xít thống trị.
Trong những năm 1944-1945, lợi dụng thời cơ Hồng quân Liên Xô tiến quân truy quét công đội phát xít Đức qua lãnh thổ Đông Âu, nhân dân và các lực lượng vũ trang Đông Âu đã nổi dậy phối hợp với Hồng quân Liên Xô tiêu diệt bọn phát xít, giành chính quyền và thành lập các nước dân chủ nhân dân: Cộng hòa nhân dân Ba lan(22-7-1944), Cộng hoà nhân dân Hung- ga- ri(4-4-1945), Cộng hoà Tiệp Khắc(9-5-1945), Cộng hoà liên bang nhân dân Nam Tư(29-11-1945), Cộng hoà nhân dân An- Ba- ni(11-12-1945) và Cộng hoà nhân dân Bun- ga- ri(15-9-1946).
Đối với nước Đức, năm 1949 có hai nước Đức ra đời. Theo kết quả của hội nghị Pốt-xđam, các nước Mĩ, Anh, Pháp sẽ kéo quân vào Tây Đức, Liên Xô sẽ vào Đông Đức làm nhiệm vụ tiêu diệt tận gốc chế độ phát xít, làm cho nước Đức được thống nhất, hoà bình, phát triển và dân chủ thực sự. Tại Đông Đức
 Liên Xô đã chấp hành nghiêm chỉnh những nhiệm vụ này. Nhưng với âm mưu chia cắt lâu dài nước Đức, phục hồi chủ nghĩa phát xít và gây thù địch với Liên Xô, tháng 9 -1949 các nước Mĩ, Anh, Pháp đã giúp đỡ các thế lực tư bản thế lực phản động hợp nhất ba miền tạm chiếm đóng của ba nước này lại và thành lập nhà nước Cộng hoà liên bang Đức ( Tây Đức). Liền sau đó, thể theo nguyện vọng của nhân dân Đông Đức, dưới sự giúp đỡ của Liên Xô, ngày 7-10-1949, nước Cộng hoà dân chủ Đức cũng chính thức được thành lập. Thủ đô Béc-lin cũng bị chia làm hai khu vực là Đông Béc-lin dưới sự ảnh hưởng của Liên Xô và Tây Béc-lin dưới sự ảnh hưởng của Anh, Pháp, Mĩ.
Sự ra đời của các nước dân chủ nhân dân Đông Âu là một thay đổi lớn của cục diện Châu Âu sau chiến tranh thế giới thứ hai.
Từ 1945-1949, các nước dân chủ nhân dân Đông Âu đã tiến hành nhiều nhiệm vụ quan trọng để hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân như xây dựng chính quyền dân chủ nhân dân, cải cách ruộng đất, quốc hữu hoá các xí nghiệp tư bản, ban hành các quyền tự do dân chủ cho người dân
Phương pháp sử dụng 
Đây là lược đồ thể hiện vị trí địa lí và tình hình của tám nước dân chủ nhân dân Đông Âu sau chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945). GV sử dụng kênh hình này để dạy mục I, ý 1- sự ra đời của các nước dân chủ nhân dân Đông Âu.Trước khi sử dụng kênh hình, Gv cho HS quan sát lược đồ, đặt một số câu hỏi sau:
Có bao nhiêu nước dân chủ nhân dân Đông Âu ?
Hãy nói tên các nước này.
Tại sao năm 1949 lại có hai nước Đức ra đời ?
GV tiến hành khai thác lược đồ như nôi dung ở trên, đồng thời có kết hợp các câu hỏi phụ để kích thích tinh thần học tập sáng tạo của HS.
3. Liên Xô khôi phục và phát triển kinh tế sau chiến tranh 
Tháng 3/1946, kế hoạch 5 năm lần thứ IV được Xô viết tối cao thông qua và bắt đầu thực hiện. Nhiệm vụ chính của kế hoạch 5 năm lần thứ IV là: Hàn gắn vết thương chiến tranh, đưa sản lượng công nghiệp và nông nghiệp đạt và vượt so với năm 1940 và trên cơ sở đó nâng cao đời sống vật chất và văn hoá cho nhân dân. Phong trào thi đua hoàn thành và hoàn thành vượt kế hoạch 5 năm được phát động rộng rãi. Nhân dân lao động khắp đất nước hào hứng bắt tay vào công cuộc xây dựng hoà bình.
Về công nghiệp: Các biện pháp cấp bách để phục hồi sản xuất công nghiệp được thực hiện: trang bị kỹ thuật mới, khắc phục tình trạng mất cân đối giữa các ngành sản xuất cũng như thiếu nhiên liệu, năng lượng, nguyên liệu để duy trì hoạt động cho các cơ sở công nghiệp. Đầu năm 1948, có 8,5 triệu binh lính được phục viên trở về với cuộc sống lao động hoà bình. Đây là một nguồn nhân lực quan trọng, góp phần tham gia vào xây dựng đất nước sau chiến tranh.
Các nhà máy điện, khu công nghiệp than và luyện kim miền Nam được tập trung xây dựng lại như nhà máy thủy điện Đơ-nhép, Đu-ép-ca, Ku-ra-khốp-xcai-a, ở Đôn-bát, Vít-xki ở Muốc-man-xcơ, Khác-kốp, Ka-ri-vôi Rốc công việc khôi phục vùng Đôn-bát có quy mô lớn. Kỹ thuật khai thác mới được áp dụng đã làm tăng sản lượng than. Năm 1949, khai thác than đã đạt mức trước chiến tranh. 
Kỹ thuật được nghiên cứu và ứng dụng để cơ khí hoá sản xuất. Lao động chân tay trong công nghiệp luyện kim, khai khoáng dần dần được thay thế bằng máy móc. Quy trình sản xuất mới và các hệ thống tự động được lắp đặt ở các nhà máy cơ khí. Năng lượng điện tử được sử dụng rộng rãi. Ngành điện tử bắt đầu phát triển. Công nghiệp quốc phòng được nhà nước đặc biệt chú trọng. Sau nhiều nghiên cứu và thử nghiệm, các nhà khoa học Liên xô đã chế tạo thành công bom nguyên tử vào năm 1949. Kế hoạch phát triển công nghiệp được hoàn thành trong vòng 4 năm 3 tháng. 
Về nông nghiệp: Mặc dù những hậu quả mà chiến tranh để lại cho nông nghiệp rất nghiêm trọng, nhưng Đảng và nhà nước Liên Xô đã kịp thời đề ra những biện pháp nhằm nhanh chóng khắc phuc hậu quả chiến tranh và phát triển nông nghiệp.
Công tác quản lý và tăng cường lực lượng lao động cho nông nghiệp được chú trọng. Hàng ngàn đảng viên tình nguyện về nông thôn tham gia lao động. Các nông trang được giao chỉ tiêu, kế hoạch chi tiết đến từng sản phẩm.
Cơ sở vật chất và kỹ thuật nông nghiệp được mở rộng và tăng cường đáng kể. Hơn 900 trạm máy kéo và máy nông nghiệp được thành lập. Tổng số máy kéo tăng 30%; máy liên hợp tăng 405%.
Ngành chăn nuôi gặp nhiều khó khăn. Đến cuối năm 1948, số đầu gia súc đã đạt mức trước chiến tranh, nhưng không đáp ứng kịp nhu cầu ngày càng tăng. Thức ăn gia súc, thịt, sữa vẫn là những vấn đề cấp bạch cần giải quyết. 
Giao thông vận tải: đạt được những thành tựu lớn, đường sắt được khôi phục nhanh chóng, ngành đường sắt đã vượt mức kế hoạch vận chuyển hàng hoá. Những chuyến đường sắt ở U-ran và ngoại Cáp-ca-rơ bắt đầu được xây dựng và đưa vào sử dụng.
Quan hệ ngoại thương của Liên Xô thời kỳ này thiết lập chủ yếu với các nước xã hội chủ nghĩa. Để tăng cường hợp tác kinh tế giữa các nước xã hội chủ nghĩa, hội đồng tương trợ kinh tế (SEV) được thành lập ở Mát-xcơ-va (tháng 1 năm 1949).
(Theo: Nguyễn Quốc Hùng, Nguyễn Thị Thư.
Lược sử Liên Bang Nga 1917-1991
NXB Giáo dục H.2002)
4. Sự phát triển khoa học –kỹ thuật của Liên Xô trong những năm 1950-1960.
Nền khoa học Xô viết thời kỳ này tiếp tục phát triển cả về chiều sâu và chiều rộng. Số lượng các cơ quan nghiên cứu tăng nhanh: Từ 2848 viện nghiên cứu năm 1950, tăng lên 2987 viện vào năm 1958. Số lượng cán bộ nghiên cứu tăng từ 162,5 nghìn lên 284 nghìn người, trong đó có hơn 100 nghìn tiến sĩ và phó tiến sĩ. Mỗi nước cộng hoà đều có viện hàn lâm khoa học riêng và có các ngành mũi nhọn tầm cỡ thế giới. Các nhà khoa học Liên Xô đã tham gia nhiều hội nghị khoa học quốc tế và các công trình của họ được đánh giá cao. Xu hướng kết hợp nghiên cứu với ứng dụng thực tiễn phát triển. Các trung tâm nghiên cứu được thành lập trên đảo Xa-kha-lin, ở Ka ... ế trong kế hoạch 5 năm 1986-1990.
+ Đa dạng hoá nền kinh tế thị trường, từng bứơc gắn nền kinh tế nước ta với nền kinh tế thế giới, thị trường trong nước và thị trường quốc tế, trên nguyên tắc bảo đảm chủ quyền dân tộc, an ninh quốc gia.
Đại hội cũng đề ra phương hướng, nhiệm vụ và mục tiêu cho kế hoạch 5 năm 1986-1990 với những chỉ tiêu lớn như sau:
- Thu nhập quốc dân tăng bình quân mỗi năm 6-7%.
- Phấn đấu năm 1990 sản xuất được 22 đến 23 triệu tấn lương thực quy thóc.
- Sản xuất hàng tiêu dùng tăng bình quân mỗi năm 13-15%.
- Giá trị xuất khẩu trong 5 năm 1986-1990 tăng 70% so với 5 năm (1981-1985).
- Hạ tỉ lệ dân số xuống còn 1,7% năm vào năm 1990.
Trong ảnh là toàn cảnh Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI tại Hội trường Ba Đình – Hà Nội. Hội trường trang trí trang trọng theo đúng nghi thức của một Đại hội Đảng. Một bức phông lớn trên có gắn ảnh 2 vị lãnh tụ củ giai cấp vô sản quốc tế là Mác và Lênin, dưới ảnh chân dung 2 vị lãnh tụ là hàng chữ Đại hội VI. Tượng bán thân Chủ tịch Hồ Chí Minh mầu trắng được đặt trang trọng trên một bục cao phủ vải sa tanh đỏ. Trên lễ đài đặt 4 hàng ghế của Chủ tịch đoàn. Phía dưới là toàn thể các đại biểu dự đại hội đảng, các đại biểu ngồi chật hết hội trường và hướng lên phía Chủ tịch đoàn. Quang cảnh và không khí của Đại hội thật trang nghiêm và long trọng.
-Hướng dẫn sử dụng:
GV cho HS quan sát và hướng dẫn HS trả lời câu hỏi
Hãy cho biết về hoàn cảnh đất nước ta đổi mới? Nội dung đổi mới?
Sau khi HS trả lời GV nhận xét và kết luận như nội dung trên.
2.Hình.: Khai thác dàu ở mỏ Bạch Hổ trên biển Đông
-Nội dung 
Sau 2 năm rưỡi thành lập Việt – Xô Pê-tơ-rô đã tìm thấy dầu mỏ ở mỏ Bạch Hổ thuộc thềm lục địa ngoài khơi Bà Rịa – Vũng Tàu.
Ngày 26/6/1986, Việt –Xô Pê-tơ-rô khai thác tấn dầu đầu tiên tại mỏ Bạch Hổ. Đây là mỏ dầu lớn nhất ở Việt Nam. Hiện nay việc khai thác dầu mỏ này đã đạt công suất tối đa.(mỗi ngày khai thác được 39 nghìn tấn dầu thô, chiếm 80% sản lượng dầu thô của Việt Nam). Mỏ dầu Bạch Hổ có chữ lượng khoảng 300 triệu tấn và được khai thác suốt từ tháng 6/1986 đến nay. Vừa qua Việt –Xô Pê-tơ-rô đã làm lễ đón mừng tấn dầu thứ 100 triệu khai thác được từ mỏ dầu này.
Trong ảnh là cảnh giàn khoan dầu đang khai thác. Giàn khoan được xây dựng ở ngoài khơi. Trên đó có các máy móc, cần cẩu, có cả nơi ở và làm việc cho cán bộ và công nhân. Khói đang nhả ra từ các ống chứa do khí đồng hành bị đốt cháy thải ra. Nhìn vào bức ảnh, chúng ta càng thêm yêu đất nước mình và càng thêm phấn khởi, tin tưởng trước sức vươn lên mạnh mẽ của dân tộc.
-Hướng dẫn sử dụng:
GV cho HS quan sát và hướng dẫn HS trả lời câu hỏi
Qua bức tranh đó thể hiện điều gì?
Sau khi HS trả lời GV nhận xét và kết luận như nội dung trên.
3.Hình . Xuất khẩu gạo từ cảng Hải Phòng
-Nội dung 
Từ một nước có nền kinh tế kém phát triển, thiếu lương thực trầm trọng, phải nhập khẩu và nhận viện trợ của nước ngoài, Việt Nam đã phấn đấu đạt được không những đáp ứng đủ nhu cầu lương thực trong nước mà còn có dư để xuất khẩu. Hiện nay, Việt Nam là một trong 3 nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, góp phần tích cực giảm sự căng thẳng vì thiếu hụt lương thực trên thế giới, có được thành tựu to lớn ấy là do sản lượng lúa gạo của Việt Nam trong những năm qua tăng với tốc độ bình quân hàng năm, xấp xỉ 5% (trong khi tốc độ tăng dân số 1,9%); do dó, lương thực tính theo bình quân đầu người tăng đang kể, từ 268kg/người vào năm 1980, lên 450kg/người vào năm 1999 Đó là kết quả của những năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và nhà nước Việt Nam, đặc biệt là việc áp dụng thâm canh, hệ thống thuỷ lợi cùng với cơ sở hạ tầng khác cũng như việc áp dụng tiến bộ khoa học – kỹ thuật để tạo ra những giống lúa mới phù hợp với điều kiện khí hậu Việt Nam. Trong khi đẩy mạnh xuất khẩu gạo, tăng nguồn ngoại tệ cho nền kinh tế đất nước, đảng và nhà nước ta cũng rất coi trọng sự cân đối giữa xuất khẩu gạo với chính sách an ninh lương thực quốc gia, có nhiều giải pháp tích cực và đồng bộ để đảm bảo sự cân đối ấy.
Trong ảnh là hình ảnh bốc xếp gạo lên tàu thuỷ để xuất khẩu ở cảng Hải Phòng. Khung cảnh làm việc diễn ra ở trên một bãi cầu cảng rộng, tầu thuỷ đậu sát vào thành cầu. 7 chiếc ôtô tải đậu sát vào mạn cầu. Trên ô tô xếp đầy những bao gạo được đóng gói cẩn thận. Qua quan sát bứ c ảnh, gợi lên cho chúng ta một cảm giác phấn khởi và tin tưởng hơn vào tiềm năng của đất nước, vào công cuộc đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng ta.
-Hướng dẫn sử dụng:
GV cho HS quan sát và hướng dẫn HS trả lời câu hỏi
Qua bức tranh đó thể hiện điều gì?
ý nghĩa của việc nước ta xuất khẩu gạo?
Sau khi HS trả lời GV nhận xét và kết luận như nội dung trên.
4.Hình. Công trình thuỷ điện Y-A-ly
-Nội dung 
Hình 86 cho ta thấy phần nào về công trình thủy điện Y-a-ly được xây dựng trên sông Sê san thuộc hai tỉnh Gia Lai – Kon Tum. Đập ngăn nước cao sừng sững đang tuôn ra những dòng nước bạc trắng, nhờ đó mà tạo ra ngùôn điện lớn cho đất nước. Ngày 12/5/2000, nhà máy thủy điện Y-a-ly đã đưa tổ máy số 1 vào chạy thử tải và hoà lưới điện quốc gia. Đây là công trình thủy điện lớn thứ 2 sau thuỷ điện Hoà Bình (gồm 4 tổ máy, với công suất thiết kế 720mW) và là công trình thuỷ điện lớn đầu tiên do Việt Nam thiết kế và thi công.
-Hướng dẫn sử dụng:
GV cho HS quan sát và hướng dẫn HS trả lời câu hỏi
Qua bức tranh đó thể hiện điều gì?
Hãy cho biết những hiểu biết của mình về thuỷ điện Y-A-ly
Sau khi HS trả lời GV nhận xét và kết luận như nội dung trên.
5.Hình. Một khu chung cư ở Hà Nội 
-Nội dung:
Nhờ công cuộc đổi mới và những thành tựu đạt được sau 15 năm thực hiện 3 kế hoạch nhà nước 5 năm, bộ mặt của đất nước đã được thay đổi, đời sống của nhân dân được cải thiện rõ rệt. Nhiều khu nhà chung cư cao tầng mọc lên. Hình 88 trong sách giáo khoa là hình ảnh khu chung cư cao hơn 10 tầng, hiện đại ở Hà Nội. ở mỗi khu chung cư đều có siêu thị, trường học, trạm xá, có khu vui chơi cho trẻ em và người già, có công viên và trồng rất nhiều cây xanh, tạo nên môi trường đẹp và không khí trog lành cho những cư dân sinh sống ở đó. Với những khu chung cư cao tầng hiện đại như vậy đã góp phần thay đổi bộ mặt của thủ đô Hà Nội ngày càng hiện đại hơn.
-Hướng dẫn sử dụng:
GV cho HS quan sát và hướng dẫn HS trả lời câu hỏi
Qua bức tranh đó thể hiện điều gì?
Sau khi HS trả lời GV giới thiệu nội dung như trên.
6.Hình. Thành phố bên sông Hàn (Đà Nẵng)
Thành phố mới mọc lên bên sông Hàn – Thành phố Đà Nẵng, chạy dọc theo con sông đã được xây kè hiện đại, với hàng cây, đường nhựa chạy dài theo bờ sông. Bên đường là những ngôi nhà cao tầng của các cơ quan, các công ty kinh doanh, các siêu thị cảnh tượng thật nên thơ -Thành phố bên Sông.
-Hướng dẫn sử dụng:
GV cho HS quan sát và hướng dẫn HS trả lời câu hỏi
Qua bức tranh đó thể hiện điều gì?
Sau khi HS trả lời GV giới thiệu nội dung như trên.
7.Hình . Một góc thành phố Hồ Chí Minh 
-Nội dung 
Thành phố Hồ Chí Minh một thành phố đông dân và có diện tích lớn nhất trong các thành phố của nước ta. thành phố đang được mở rộng và thay đổi từng ngày. Nhìn trong ảnh, ta thấy ở giữa là đường cao tốc hiện đại với 6 làn đường giành cho ôtô, có dải phân cách và hai bên có đường giành cho người đi xe đạp. Phía bên phải bức ảnh là khu trồng cây xanh, xa xa ở bên trái ẩn hiện những dãy nhà cao tầng - đó là các khu nhà chung cư mới được xây dựng để bán cho cán bộ công nhân viên và người lao động.
-Hướng dẫn sử dụng:
GV cho HS quan sát và hướng dẫn HS trả lời câu hỏi
Qua bức tranh đó thể hiện điều gì?
Sau khi HS trả lời GV giới thiệu nội dung như trên.
8.Hình. Một mô hình kinh tế trang trai
-Nội dung 
Sau 4 năm thực hiện nghị quyết 03 của chính phủ về khuyến khích phát triển kinh tế trang trại. Tính đến nay (2/2005) cả nước đã có trên 56700 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, trong đó có tới 55500 doanh nghiệp thuộc khu vực ngoài quốc doanh (chiếm 27% doanh nghiệp ngoài quốc doanh của cả nước). Mô hình này đã và đang giải quyết việc làm cho hàng triệu lao động ở nông thôn.
Mô hình kinh tế trang trại đã tạo ra bước chuỷên cơ bản về giá trị sản phẩm hàng hoá; thu nhập của trang trại vượt hẳn so với kinh tế hộ gia đình, bình quân một trang trại đã tạo ra giá trị sản xuất 980 triệu đồng, gấp 6 lần bình quân giá trị sản xuất của một hộ nông dân.
Mô hình này đã có những kết quả vượt trội so với kinh tế hộ nông dân về khai thác tiềm năng lao động, đất đai, huy động vốn đầu tư trong dân, áp dụng khoa học – kỹ thuật vào sản xuất để hình thành nên những vùng sản xuất hàng hoá lớn, tập trung; tạo động lực thúc đẩy quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, tiến tới xây dựng những vùng miền nông – lâm mới văn minh, hiện đại.
Trong ảnh là một mô hình trang trại trồng cây ăn quả. Cây được trồng trên một vùng đất rất rộng, có đến hàng trămg, hàng nghìn cây, theo các đường lối quy củ. Tất cả các cây đều xanh tốt, lá mọc thành tán tròn trông rất đẹp mắt.
-Hướng dẫn sử dụng:
GV cho HS quan sát và hướng dẫn HS trả lời câu hỏi
Qua bức tranh đó thể hiện điều gì?
Sau khi HS trả lời GV giới thiệu nội dung như trên.
9.Hình . Cầu Mĩ Thuận bắt qua sông Tiền (Khánh thành ngày 21/5/2000)
-Nội dung 
Ngày 21/5/2000, khánh thành cầu Mĩ Thuận bắc qua sông Tiền, trên quốc lộ 1A, nối liền 2 tỉnh Tiền Giang và Vĩnh Long. Đây là một trong 2 dự án viện trợ lớn của chính phủ Ô-xtrây-li-a giành cho Việt Nam.
Bức ảnh chụp cầu Mĩ Thuận trong đêm. ở dưới các chân mố cầu gắn mỗi bên một đèn pha sáng rực. Đèn điện được lắp khắp 2 bên thành cầu và ở mỗi dây cáp làm cho cầu rực sáng trong đêm, soi bóng xuống dòng sông phẳng lặng trông thật lung linh và huyền ảo. 
Toàn cảnh cầu treo Mĩ Thuận in bóng trên dòng sông vừa mang vẻ thơ mộng, vừa toát lên vẻ đẹp hoành tráng của cây cầu. Đây là một trong những công trình tiêu biểu của công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng.
-Hướng dẫn sử dụng:
GV cho HS quan sát và hướng dẫn HS trả lời câu hỏi
Qua bức tranh đó thể hiện điều gì?
Hãy cho biết những hiểu biết của mình về Cầu Mĩ Thuận?
Sau khi HS trả lời GV giới thiệu nội dung như trên.

File đính kèm:

  • dochuong_dan_su_dung_kenh_hinh_sach_giao_khoa_lich_su_lop_9.doc