Hệ thống Tiếng Việt THCS

1.Danh từ: từ chỉ người, sự vật, hiện tượng, khái niệm

-2 loại: DT chỉ sự vật: (DT chung, DT riêng)

 DT đơn vị: (đứng trước DT sự vật) -DT sự vật: bông hoa, học sinh, trí tuệ, , Hồ Chí Minh, .

-DT đơn vị: chục, cặp, tá, mét, lít, ki-lô-gam , nắm, mớ, đàn

2.Động từ: từ chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật

-2 loại: ĐT tình thái (có ĐT khác đi kèm); ĐT chi hoạt động, trạng thái. - ĐT tình thái: dám, khiến, định, toan,

-ĐT hoạt động, trạng thái: đi, chạy, nhức, nứt,

3.Tính từ: từ chỉ đặc điểm, tính chất của sự vật, hiên tượng VD; đẹp, thông minh,.

4.Số từ: từ chỉ số lượng và thứ tự của sự vật, sự việc

-ST chỉ số lượng: đứng trước danh từ

-ST chỉ thứ tự: đứng sau danh từ

VD: một canh, hai canh.

VD: canh bốn, canh năm

5.Lượng từ: từ chỉ lượng ít hay nhiều của sự vật Tất cả, mọi, những, mấy, vài, dăm, từng, các, mỗi.

 

doc 5 trang cucpham 1000
Bạn đang xem tài liệu "Hệ thống Tiếng Việt THCS", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Hệ thống Tiếng Việt THCS

Hệ thống Tiếng Việt THCS
HỆ THỐNG TIẾNG VIỆT THCS
Tên bài
Kiến thức cơ bản
Ví dụ
I.
TỪ LOẠI
1.Danh từ: từ chỉ người, sự vật, hiện tượng, khái niệm
-2 loại: DT chỉ sự vật: (DT chung, DT riêng) 
 DT đơn vị: (đứng trước DT sự vật)
-DT sự vật: bông hoa, học sinh, trí tuệ,, Hồ Chí Minh, ..
-DT đơn vị: chục, cặp, tá, mét, lít, ki-lô-gam, nắm, mớ, đàn
2.Động từ: từ chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật
-2 loại: ĐT tình thái (có ĐT khác đi kèm); ĐT chi hoạt động, trạng thái.
- ĐT tình thái: dám, khiến, định, toan, 
-ĐT hoạt động, trạng thái: đi, chạy, nhức, nứt, 
3.Tính từ: từ chỉ đặc điểm, tính chất của sự vật, hiên tượng
VD; đẹp, thông minh,..
4.Số từ: từ chỉ số lượng và thứ tự của sự vật, sự việc
-ST chỉ số lượng: đứng trước danh từ
-ST chỉ thứ tự: đứng sau danh từ
VD: một canh, hai canh..
VD: canh bốn, canh năm
5.Lượng từ: từ chỉ lượng ít hay nhiều của sự vật
Tất cả, mọi, những, mấy, vài, dăm, từng, các, mỗi..
6.Phó từ: từ chuyên đi kèm với động từ, tính từ để bổ sung ý nghĩa cho nó
VD: đã-đang-sẽ, rất-lắm-quá, cũng-từng, không-chưa-chẳng, được
7.Đại từ: từ dùng để trỏ người, sự vật, hoặc dùng để hỏi
-ĐT để trỏ: tôi, ta, nó, họ, hắn; bấy nhiêu,
-ĐT để hỏi: bao nhiêu, gì, ai, sao, thế nào...
8.Chỉ từ: từ dùng để trỏ vào sự vật nhằm xác định vị trí của sự vật trong không gian, thời gian.
-này, kia, ấy, nọ
9.Quan hệ từ: từ dùng để biểu thị ý nghĩa quan hệ như so sánh, sở hữu, nhân quả... giữa các bộ phận của câu hoặc giữa các câu trong một đoạn văn.
-và, nhưng, bởi vì, nếu, như, của...
-tuy...nhưng, không những...mà còn, vì...nên,..
10.Trợ từ: từ chuyên đi kèm với một số từ ngữ để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ đánh giá sự vật, sự việc được nói đến ở từ ngữ đó
-ăn những hai bát cơm, ăn có hai bát cơm, chỉ ba đứa,đi ngay, chính nó, ..
11.Thán từ: từ dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc hoặc để gọi đáp.
-a, ái, ôi, ô hay, than ôi,...
-này, ơi, vâng, dạ
12.Tình thái từ: từ dùng để thêm vào câu để tạo nên câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán hoặc biểu thị sắc thái tình cảm của người nói.
-à, ư, hử, nhỉ, chăng, chứ (nghi vấn)
-đi, nào, với (cầu khiến)
-thay, sao... (cảm thán)
-ạ, nhé, cơ mà... (sắc thái tình cảm)
II. 
PHÂN LOẠI TỪ THEO CẤU TẠO
1.Từ là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất dùng để đặt câu.
2.Từ có 2 loại: Từ đơn, từ phức
-Từ đơn: có 1 tiếng
-Từ phức: có 2 tiếng trở lên.
+Từ ghép: các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa (từ ghép chính phụ, từ ghép đẳng lập)
+Từ láy: giữa các tiếng có sự láy âm. (từ láy toàn bộ, từ láy bộ phận
-Từ đơn: mẹ, bàn, trường, học, ngã...
-Từ ghép chính phụ: nhà máy, xanh ngắt 
-Từ ghép đẳng lập: học hành, thầy trò, chạy nhảy
-Từ láy toàn bộ: xanh xanh, đèm đẹp, xôm xốp... (có thể đổi thanh điệu hoặc đổi phụ âm cuối ở tiếng đứng trước)
-Từ láy bộ phận: nhanh nhẹn, rón rén, lăn tăn...
III.
PHÂN LOẠI TỪ THEO NGUỒN GỐC
1.Từ thuần Việt: từ do nhân dân ta sáng tạo ra.
2.Từ mượn: từ mượn của tiếng nước ngoài...
Có 2 loại:
-Từ mượn gốc Hán (từ gốc Hán, từ Hán Việt)
-Từ mượn các ngôn ngữ khác: 
-sứ giả, giang sơn... 
-ra-đi-ô; mít tinh...
IV. 
HIỆN TƯỢNG CHUYỂN NGHĨA CỦA TỪ
1.Chuyển nghĩa là hiện tượng thay đổi nghĩa của từ, tạo ra những từ nhiều nghĩa.
2.Trong từ nhiều nghĩa có:
-Nghĩa gốc: nghĩa xuất hiện ban đầu. Làm cơ sở để hình thành các nghĩa khác
-Nghĩa chuyển: là nghĩa được hình thành trên cơ sở của nghĩa gốc.
-Có 2 phương thức chuyển nghĩa thường gặp: Ẩn dụ và hoán dụ
*Cần phân biệt với hiện tượng chuyển nghĩa tu từ không tạo ra từ nhiều nghĩa
-Ăn cho ấm bụng (1)
-Anh ấy rất tốt bụng (2)
-Bụng chân săn chắc (3)
Bụng (1) –nghĩa gốc
Bụng (2)-nghĩa chuyển (hoán dụ)
Bụng (3)-nghĩa chuyển (ẩn dụ)
-Chuyển nghĩa tu từ: Thềm hoa một bước lệ hoa mấy hàng. (hoa –Thúy Kiều)
V.
CỤM TỪ
1.Cụm danh từ: là tổ hợp từ do danh từ và một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành.
-Mô hình 3 bộ phận: (có thể vắng phần trước hoặc phần sau)
Phần trước
Phần trung tâm
Phần sau
t2
t1
Danh từ
s1
 s2
Lượng từ toàn thể
Lượng từ bộ phận/ Số từ
Bổ sung đặc điểm
Chỉ từ
VD:
Phần trước
Phần trung tâm
Phần sau
t2
t1
Danh từ
s1
 s2
Tất cả
những
học sinh
chăm ngoan
ấy...
Viên quan
ấy
một
thanh sẳt
2.Cụm động từ: là tổ hợp từ do động từ và một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành.
- Mô hình 3 bộ phận: (có thể vắng phần trước hoặc phần sau)
Phần trước
Phần trung tâm
Phần sau
Phó từ
Động từ
Bổ sung ý nghĩa cho ĐT
VD:
Phần trước
Phần trung tâm
Phần sau
đang 
đùa nghịch
ở sau nhà
chạy
tới
đã
rụng
3.Cụm tính từ: là tổ hợp từ do tính từ và một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành.
- Mô hình 3 bộ phận: (có thể vắng phần trước hoặc phần sau)
Phần trước
Phần trung tâm
Phần sau
Phó từ
Tính từ
Bổ sung ý nghĩa cho TT
VD:
Phần trước
Phần trung tâm
Phần sau
vốn đã rất
yên tĩnh
này
nhỏ
lại
vẫn
trẻ
VI. THÀNH PHẦN CÂU
1.Thành phần chính: Chủ ngữ, Vị ngữ
2.Thành phần phụ: Trạng ngữ, Khởi ngữ
-Khởi ngữ: đứng trước chủ ngữ, nêu lên đề tài được nói đến trong câu. (Có thể thêm quan hệ từ Về, đối với vào trước KN và thì vào sau KN)
3.Thành phần biệt lập: 
a.Thành phần tình thái: thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu. (tin cậy thấp/tin cậy cao)
b.Thành phần cảm thán: bộc lộ tâm lí người nói.
c.Thành phần gọi đáp: tạo lập hoặc duy trì quan hệ giao tiếp
d.Thành phần phụ chú: giải thích, bổ sung (nằm giữa 2 dấu phẩy, 2 dấu ngoặc đơn, 2 dấu gạch ngang, 1 dấu gạch ngang và 1 đáu phẩy)TP tình thái, TP cảm thán, TP gọi đáp, TP phụ chú
-Mùa đông, lá bàng// đỏ như màu đồng.
 TN CN VN
-Còn anh, anh// không ghìm nổi xúc động.
 KN CN VN
-TP tình thái: (Tin cậy cao-thấp): chắc chắn, chắc,chắc hẳn, chắc là, hình như, dường như, có lẽ, chả nhẽ..
-TP cảm thán: chao ôi, ồ, trời ơi...
-TP gọi đáp: này, thưa ông, Lan ơi, Lan à, ạ, vâng, dạ, bẩm..
-TP phụ chú: Chúng tôi, mọi người –kể cả anh, ...
 Cô bé nhà bên (có ai ngờ)
VII.
CÂU THEO CẤU TẠO NGỮ PHÁP
1. Câu đơn: câu do một cụm C-V tạo thành.
-Bà đỡ Trần //là người huyện Đông Triều
-Cầu Rồng, cầu Sông Hàn, cầu Thuận Phước// là những cây cầu lớn của Đà Nẵng
-Anh// chạy thật nhanh đến chị và tặng chị một bó hoa.
2.Câu ghép: là câu do hai hay nhiều cụm C-V không bao chứa nhau tạo thành. Mỗi cụm C-V này được gọi là một vế câu.
- Về chiều, sương mù //tỏa biếc, Ba Vì //nổi bồng bềnh như vị thần bất tử ngự trên sóng.
-Nếu bạn// không tự nhận lỗi thì tôi // sẽ nói việc này cho cả lớp biết.
3. Câu đặc biệt: Là câu không có cấu tạo theo mô hình CN-VN
Vd1: Đoàn người nhốn nháo lên. Tiếng reo. Tiếng vỗ tay.
Vd2: An gào lên:
 -Sơn! Em Sơn! Sơn ơi!
4.Câu rút gọn: Lược bỏ thành phần của câu (CN, VN hoặc cả CN và VN)
-Căn cứ vào các câu xung quanh nó để khôi phục thành phần bị rút gọn.
Vd1: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
Vd2: Hai ba người đuổi theo nó. Rồi ba bốn người.
Vd3: -Bao giờ cậu đi Hà Nội?
 -Ngày mai. 
VIII.
 CÂU CHIA THEO MỤC ĐÍCH NÓI
1.Câu trần thuật: dùng để kể, tả, giới thiệu, nêu ý kiến
2.Câu nghi vấn: dùng để hỏi
3.Câu cầu khiến: dùng để yêu cầu, sai khiến, khuyên bảo, ra lệnh.
4.Câu cảm thán: Dùng để bộc lộ cảm xúc.
-Câu trần thuật: Ngày thứ năm trên đảo Cô Tô là một ngày trong trẻo và sáng sủa.
 -Câu nghi vấn: -Sao cụ lo xa quá thế?
-Câu cầu khiến: -Ở nhà trông em nhá!
-Câu cảm thán: -Chao ôi! Chú chuồn chuồn nước mới đẹp làm sao!
IX.
CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI
1.Phương châm về lượng: Nói phải có nội dung, nội dung đáp ứng đúng yêu cầu giao tiếp, không thiếu không thừa.
2.Phương châm về chất: đừng nói những điều mình không tin là đúng hay không có bằng chứng xác thực.
3.Phương châm cách thức: nói ngắn gọn, rành mạch, tránh cách nói mơ hồ.
4.Phương châm quan hệ: cần nói đúng vào đề tài giao tiếp, tránh cách nói lạc đề.
Các thành ngữ sau liên quan đến phương châm hội thoại nào:
-Ăn ngay nói thật
-Nói nhăng nói cuội
-Nói có sách, mách có chứng
-Tiếng chì tiếng bấc
-Nói băm nói bổ
-Ông nói gà, bà nói vịt
-Nói bóng nói gió
X.
NGHĨA TƯỜNG MINH VÀ HÀM Ý
1.Nghĩa tường minh: phần thông báo được diễn đạt trực tiêp bằng từ ngữ trong câu.
2.Hàm ý: phần thông báo tuy không được diễn đạt trực tiêp bằng từ ngữ trong câu nhưng có thể suy ra từ những từ ngữ ấy.
Vd:
-Ô! Cô còn quên chiếc khăn mùi soa đây này. (Tường minh)
-Cơm chín rồi! (Hàm ý: mời vô văn cơm)
XI.
LIÊN KẾT CÂU VÀ LIÊN KẾT ĐOẠN VĂN 
1.Về nội dung: liên kết chủ đề, liên kết lô gích
2.Về hình thức: phép lặp, phép thế, phép nối, phép đồng nghĩa, trái nghĩa.
Vd1: Văn nghệ đã làm cho tâm hồn họ được sống. Lời gửi của văn nghệ là sự sống.
Vd2: Những người yếu đuối vẫn hay hiền lành. Muốn ác phải là kẻ mạnh.
Vd3: Chương đi bộ đội ở Quảng Trị. Lúc đó, anh vừa 18 tuổi.
XII.
CÁC BIỆN PHÁP TU TỪ
1.So sánh : đối chiếu sự vật này với sự vật kia giữa chúng có nét tương đồng để tăng sức gợi hình, gợi cảm.
-2 loại : SS ngang bằng, SS không ngang bằng
Vd1 : Ngôi nhà như trẻ nhỏ
 Lớn lên với trời xanh
Vd2 : Những ngôi sao thức ngoài kia
Không bằng mẹ đã thức vì chúng con
2.Nhân hóa : gọi hoặc tả vật bằng từ ngữ vốn gọi hoặc tả người.
-3 kiểu : 
+dùng từ ngữ vốn gọi người để gọi vật
+dùng từ chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ vật
+trò chuyện, xưng hô với vật như với người
Vd1 : Tàu mẹ, tàu con đậu đầy mặt nước.
Vd2 : Tre xung phong vào xe tăng, đại bác.
Vd3 : Trâu ơi, ta bảo trâu này...
3.Ẩn dụ: gọi tên sự vật này bằng tên sự vật kia có nét tương đồng với nó.
-4 kiểu :
+Ẩn dụ hình thức
+Ẩn dụ cách thức
+Ẩ dụ phẩm chất
+Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác
Vd1 : Về thăm nhà Bác làng Sen
Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng
Vd2 : Thuyền về có nhớ bến chăng
Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền
Vd3 : Cha lại dắt con đi trên cát mịn
 Ánh nắng chảy đầy vai.
4.Hoán dụ :gọi tên sự vật này bằng tên sự vật khác giữa chúng có quan hệ gần gũi...
-4 kiểu :
+Lấy bộ phận để gọi toàn thể
+Lấy vật chức đựng để gọi vật bị chứa đựng
+Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật
+Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng
Vd1 : Bàn tay ta làm nên tất cả...
Vd2 :Bác nhớ miền Nam nỗi nhớ nhà
Vd3 : Ngày Huế đổ máu
Vd4 : Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao
5.Điệp ngữ : lặp lại từ ngữ để làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh.
-3 dạng : ĐN cách quãng, ĐN nối tiếp, ĐN chuyển tiếp
-ĐN cách quãng : Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa
-ĐN nối tiếp : Anh đã tìm em rất lâu, rất lâu..
-ĐN chuyển tiếp : : Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy
 Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu
6.Liệt kê : sắp xếp hàng loạt từ, cụm từ cùng loại để nhấn mạnh ý.
-Các kiểu liệt kê : theo cặp – không theo cặp, tăng tiến – không tăng tiến
Vd1 : Tre, nứa, trúc, mai, vầu mấy chục loại khác nhau, nhưng cùng một mầm non măng mọc thẳng.
7.Nói quá : phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật để nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm.
Gươm mài đá đá núi cũng mòn
Voi uống nước nước sông phải cạn.
8.Nói giảm nói tránh : diễn đạt tế nhị, uyển chuyển để tránh gây cảm giác đau buồn, ghê sợ ; tránh thô tục, thiếu lịch sự.
Vd1 : Bác đã đi rồi sao bác ơi !
9.Chơi chữ : lợi dụng đặc sắc về âm, về nghĩa của từ ngữ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước.
Con cá đối nằm trong cối đá
Con mèo cái nằm trên mái kèo
LƯU Ý : Cacphép tu từ bao giờ cũng có tác dụng gợi hình, gợi cảm : 
+ Gợi hình : Giúp cho việc miêu tả sự vật, sự việc, con người thêm sinh động, cụ thể
+ Gợi cảm : Biểu hiện tư tưởng tình cảm sâu sắc
XIII.
MỘT SỐ KIẾN THỨC KHÁC
1.Thành ngữ : cụm từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh.
Bảy nổi ba chìm, lên thác xuống ghềnh, tắt lửa tối đèn, ...
2.Từ đồng nghĩa : từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau.
-Phân loại : đồng nghĩa hoàn toàn, đồng nghĩa không hoàn toàn
Vd1 : trái – quả, bố-ba, mẹ -má
Vd2 : chết-hi sinh-toi mạng, ăn-đớp-chén
3.Từ đồng âm : từ có âm giống nhau nhưng nghĩa khác nhau
Thu (1) : mùa thu - Thu (2) : thu tiền 
Sâu (1): con sâu – Sâu (2): độ sâu
4.Trường từ vựng: tập hợp những từ ít nhất có một nét chung về nghĩa.
Hãy đặt tên trường từ vựng cho mỗi dãy từ dưới đây:
-lưới, mơm, câu, vó
-tủ, rương, hòm, va li, chai, lọ
-hiền lành, độc ác, cởi mở
Bút máy, bút bi, phấn, bút chì
5.Từ tượng hình, từ tượng thanh : gợi tả hình ảnh, trạng thái của sự vật / mô phỏng âm thanh của sự vật
-Tăng sức gợi hình gợi cảm.
Vd1 : cái miệng móm mém, xồng xộc chạy vào...
Vd2 : cười hơ hớ, cười ha hả, cười hô hố
6.Cách dẫn trực tiếp, cách dẫn gián tiếp :
-Dẫn trực tiếp : nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của người nói hoặc nhân vật, đặt trong đấu ngoặc kép.
-Dẫn gián tiếp : thuật lại một lời nói hay ý nghĩ có điều chỉnh cho thích hợp, không đặt trong dấu ngoặt kép.
Vd1 : Cháu nói : « Đấy, bác cũng chẳng thèm người là gì ? ». 
Vd2 : Nhưng chớ hiểu lầm rằng Bác sống khắc khổ theo lối nhà tu hành...
7.Thuật ngữ : từ ngữ biểu thị khái niệm khoa học công nghệ, thường dùng trong văn bản khoa học công nghệ.
Vd : thạch nhũ, ba-dơ, a-xít...
8. Các cách phát triển từ vựng :
-Phát triển số lượng từ : tạo từ mới, mượn từ
-Phát triển nghĩa của từ : thay đổi nghĩa của từ, tạo từ nhiều nghĩa
-Tạo từ mới : kinh tế tri thức, điện thoại di động...
-Mượn từ : in-tơ-nét...
-Thay đổi nghĩa của từ : kinh tế...
-Tạo từ nhiều nghĩa : chân,mặt...

File đính kèm:

  • doche_thong_tieng_viet_thcs.doc