Hệ thống hóa những kiến thức cơ bản Tiếng Việt Lớp 9

Từ đơn Là từ chỉ gồm một tiếng sông, núi, học, ăn, áo

Từ phức Là từ gồm hai hay nhiều tiếng quần áo, hợp tác xã

Từ ghép Là những từ phức được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan hệ vói nhau về nghĩa quần áo, ăn mặc, dơ bẩn, mỏi mệt

Từ láy Là những từ phức có quan hệ láy âm giữa các tiếng lù mù, mù mờ

Thành ngữ Là loại từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh (tương đương như một từ) Trắng như trứng gà bóc; Đen như củ súng

Nghĩa của từ Là nội dung (sự vật, tính chất, hoạt động, quan hệ.) mà từ biểu thị Tư dung: dáng vẻ và nhan sắc

Từ nhiều nghĩa Là từ mang những sắc thái ý nghĩa khác nhau do hiện tượng chuyển nghĩa "lá phổi" của thành phố

Hiện tượng chuyển nghĩa của từ Là hiện tượng đổi nghĩa của từ tạo ra những từ nhiều nghĩa (nghĩa gốc -> nghĩa chuyển, nghĩa đen, nghĩa bóng) Nhịp chày nghiêng giấc ngủ em nghiêng. (Nguyễn Khoa Điềm)

Từ đồng âm Là những từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác xa nhau, không liên quan gì vói nhau Con ngựa đá con ngựa đá

Từ đồng nghĩa Là những.từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau quả - trái, chết - hy sinh

Từ trái nghĩa Là những từ có nghĩa trái ngược nhau xấu - tốt, đúng - sai,. cao - thấp

 

doc 5 trang cucpham 940
Bạn đang xem tài liệu "Hệ thống hóa những kiến thức cơ bản Tiếng Việt Lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Hệ thống hóa những kiến thức cơ bản Tiếng Việt Lớp 9

Hệ thống hóa những kiến thức cơ bản Tiếng Việt Lớp 9
PHẦN THỨ NHẤT
HỆ THỐNG HÓA NHỮNG KIẾN THỨC CƠ BẢN
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ TIẾNG VIỆT VÀ TẬP LÀM VĂN
1. Bảng tóm tắt kiến thức cơ bản về từ vựng:
Đơn vị
 bài học
Khái niệm
Ví dụ
Từ đơn
Là từ chỉ gồm một tiếng
sông, núi, học, ăn, áo
Từ phức
Là từ gồm hai hay nhiều tiếng
quần áo, hợp tác xã
Từ ghép
Là những từ phức được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan hệ vói nhau về nghĩa
quần áo, ăn mặc, dơ bẩn, mỏi mệt
Từ láy
Là những từ phức có quan hệ láy âm giữa các tiếng
lù mù, mù mờ
Thành ngữ
Là loại từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh (tương đương như một từ)
Trắng như trứng gà bóc; Đen như củ súng
Nghĩa của từ
Là nội dung (sự vật, tính chất, hoạt động, quan hệ...) mà từ biểu thị
Tư dung: dáng vẻ và nhan sắc
Từ nhiều nghĩa
Là từ mang những sắc thái ý nghĩa khác nhau do hiện tượng chuyển nghĩa
"lá phổi" của thành phố
Hiện tượng chuyển nghĩa của từ
Là hiện tượng đổi nghĩa của từ tạo ra những từ nhiều nghĩa (nghĩa gốc -> nghĩa chuyển, nghĩa đen, nghĩa bóng)
Nhịp chày nghiêng giấc ngủ em nghiêng. (Nguyễn Khoa Điềm)
Từ đồng âm
Là những từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác xa nhau, không liên quan gì vói nhau
Con ngựa đá con ngựa đá
Từ đồng nghĩa
Là những.từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau
quả - trái, chết - hy sinh
Từ trái nghĩa
Là những từ có nghĩa trái ngược nhau
xấu - tốt, đúng - sai,. cao - thấp
Từ Hán Việt
Là những từ gốc Hán được phát âm theo cách của người Việt
phi cơ, hoả xa, chiến đấu
Từ tượng hình
Là từ gợi tả hình dáng, dáng vẻ, trạng thái của sự vật
lom khom, ngoằn ngoèo
Từ tượng thanh
Là từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên, con người
róc rách, vi vu. inh ỏi
So sánh
Là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
Hiền như bụt; Im như thóc
Ẩn dụ
Là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt
Uống nước nhớ nguồn
Nhân hoá
Là gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật... bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người, làm cho thế giới loài vật trở nên gần gũi...
Sương chùng chình qua ngõ.
Nói quá
Là biện pháp tu từ phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn tượng, tãng sức biểu cảm
VD1: Nở từng khúc một.
VD2: Con đi trăm suối ngàn khe - Đâu bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm (Tố Hữu)
Nói giảm nói tránh
Là một biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển, tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề, tránh thô tục, thiếu lịch sự
Bác đã đi về với tổ tiên Mác, Lênin thế giới người hiền (Tố Hữu)
Liệt kê
Là sắp xếp, nôi tiếp hàng loạt từ hay cụm từ cùng loại để diễn tả được đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế, tư tưởng, tình cảm
Tre, nứa, trúc, mai. vầu mấy chục loại khác nhau nhưng cùng một mầm non măng mọc thẳng
Điệp ngữ
Là biện pháp lặp lại từ ngữ (hoặc cả câu) để làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh
Võng mắc chông chênh đường xe chạy. Lại đi, lại đi trời xanh thêm... (Phạm Tiến Duật)
Chơi chữ
Là lợi dụng đặc sắc về âm, về nghĩa của từ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước... làm câu văn hấp dẫn và thú vị
Ruồi đậu mâm xôi đâu. Kiến bò đĩa thịt bò.
2. Bảng tóm tắt kiến thức cơ bản về ngữ pháp:
Đơn vị 
bài học
Khái niệm
Ví dụ
Danh từ
Là những từ chỉ người, vật, khái niệm...
bác sĩ, học sinh, bàn, ghế...
Động từ
Là những từ chỉ hành động, trạng thái của sự vật
học tập, nghiên cứu, hao mòn...
Tính từ
Là những từ chỉ đặc điểm, tính chất của sự vật, hành động, trạng thái
xấu, đẹp, vui, buồn...
Số từ
Là những từ chỉ số lượng và thứ tự của sự vật
một, hai, ba, thứ nhất, thứ hai...
Lượng từ
Là những từ chỉ lượng ít hay nhiều của sự vật
Tất cả, tất thảy, những, các, mỗi...
Chỉ từ
Là những từ dùng để trỏ vào sự vật nhằm xác định vị trí của sự vật trong không gian hoặc thòi gian.
ấy, nọ, kia...
Phó từ
Là những từ chuyên đi kèm với động từ, tính từ để bổ sung ý nghĩa cho động từ, tính từ
đã, đang, sẽ...
không, chưa, chẳng...
rất, quá, lắm
Đại từ
Là những từ dùng để trỏ người, sự vật, hoạt động tính chất được nói đến trong một ngữ cảnh nhất định của lời nói hoặc dùng để hỏi
tôi, nó, thế, ai, gì, này, ...
Quan hệ từ
Là những từ dùng để biểu thị các ý nghĩa quan hệ như sở hữu, so sánh, nhân quả... giữa các bộ phận của câu hay giữa các câu với câu trong đoạn văn
của, như, vì... nên
Trợ từ
Là những từ chuyên đi kèm với một từ ngữ trong câu để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ đánh giá sự vật, sự việc được nói đến ở từ ngữ đó
Nó ăn có 2 bát cơm.
Chính tôi cũng không biết việc này.
Tình thái từ
Là những từ được thêm vào câu để cấu tạo câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm và để biểu thị các sắc thái tình cảm của người nói
à, ạ, ư
A! ôi!
Thán từ
Là những từ ngữ dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc của người nói hoặc dùng để gọi đáp
Than ôi! Tròi ơi!
Thành phần chính của câu
Là những thành phần bắt buộc phải có mặt để câu có cấu tạo hoàn chỉnh và diễn đạt được ý trọn vẹn (CN - VN)
Mưa / rơi. 
Súng / nổ.
Thành phần phụ của câu
Là những thành phần không bắt buộc có mặt trong câu
Thành phần biệt lập
Là thành phần không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa sự việc cùa câu (tình thái, cảm thán, gọi-đáp, phụ chú).
Thành phần tình thái
Được dùng để thể hiên cách nhìn của người nói đối với sự việc được nói đến ừong câu
Chắc, có lẽ, hình như, dường như...
Thành phần cảm thán
Được dùng để bộc lộ tâm lí của người nói (vui, mừng, buồn, giận...)
Trời ơi, chao, ôi...
Thành phần gọi - đáp
Được dùng để tạo lập hoặc duy trì quan hệ giao tiếp
Này, ơi, thưa ông...
Thành phần phụ chú
Được dùng để bổ sung một số chi tiết cho nội dung chính của câu
Lão không hiểu tôi, tôi nghĩ vậy, và tôi càng buồn.
Khởi ngữ
Là thành phần câu đứng trước chủ ngữ để nêu lên đề tài được nói đến trong câu
Quvển sách này, tôi đã đọc rồi.
Câu đặc biệt
Là loại câu không cấu tạo theo mô hình chủ ngữ - vị ngữ
Mưa. Gió. Bom. Lửa
Câu rút gọn
Là câu mà khi nói hoặc viết có thể lược bỏ một số thành phần của câu nhằm thông tin nhanh, tránh lặp lại từ ngữ
Anh đến với ai?
Một mình!
Câu ghép
Là những câu do hai hoặc nhiều cụm C - V không bao chứa nhau tạo thành. Mỗi cụm C-V này được gọi là một vế câu.
+ Nối bằng một quan hệ từ.
+ Nối bằng một cặp quan hệ từ.
+ Nối bằng phó từ, đại từ.
+ Không dùng từ nối, dùng dấu phẩy, hai chấm...
VD1: Trời bão nên tôi nghỉ học.
VD2: Vì anh Khoai chăm chỉ khoẻ mạnh nên phú ông rất hài lòng
Mở rộng câu
Là khi nói hoặc viết có thể dùng cụm C-V để mở rộng thành phần câu —> Mở rộng CN, VN, phụ ngữ của cụm danh từ, động từ, tính từ.
Hoa nở -> Những đóa hoa ông tôi / trồng // đã nở rộ.
Câu bị động
Là câu có chủ ngữ chỉ người, vật thực hiện một hoạt động hướng vào người, vật khác (chỉ chủ thể của hoạt động)
Em được mọi người yêu mến.
Câu cảm thán
Là câu có những từ ngữ cảm thán dùng để bộc lộ trực tiếp cảm xúc của người nói (người viết): xuất hiện trong ngôn ngữ giao tiếp và ngồn ngữ văn chương.
VĐ: Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu!
Câu nghi
vấn
Là câu có những từ nghi vấn, những từ nối các vế có quan hệ lựa chọn. Chức năng chính là để hỏi, ngoài ra còn dùng để khẳng định, bác bỏ, đe doạ...
"Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?" (Bằng Việt)
Câu cầu khiến
Là câu có những từ cầu khiến hay ngữ điệu cầu khiến; dùng để ra lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo...
Xin đừng hút thuốc!
Câu phủ định
Là câu có những từ phủ định dùng để thông báo, phản bác...
- Con không về phép được mẹ à!
Liên kết câu và liên kết đoạn văn
Các đoạn văn trong văn bản cũng như các câu văn trong đoạn phải liên kết chặt chẽ vói nhau về nội dung và hình thức.
Về nội dung, các đoạn văn ừong văn bản cũng như các câu vãn ừong đoạn phải:
+ Tập trung làm rõ chủ đề.
+ Sắp xếp theo trình tự hơp lí.
Về hình thức: Các câu và các đoạn văn có thể được liên kết bằng một số biện pháp chính như: lặp, nối, thế...
- Kế đó,... Mặt khác...
Nghĩa tường minh và hàm ý
Nghĩa tường minh là phần thông báo được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu.
Hàm ý là phần thông báo tuy không diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu nhưng có thể xảy ra b những từ ngữ ấy.
Trời ơi! Chỉ còn có năm phút.
Nghĩa tường minh: Thông báo thời gian.
Hàm ý: Bộc lộ kin đáo sự nuối tiếc.
Cách dẫn trực tiếp
Là nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của một người hoặc nhân vật, được đặt trong dấu ngoặc kép.
Cháu nói: "Đấv bác cũng chẳng thèm người là gì?"
Cách dẫn gián tiếp
Là thuật lại lòi nói hay ý nghĩt của người hoặc nhân vật có điều chỉnh cho thích hợp, không đặt trong dấu ngoặc kép.
Nhưng chớ hiểu lầm rằng Bác sống khắc khổ theo lối tu hành.
Hành động nói
Là hành động được thực hiện bằng lời nói nhằm mục đích nhất định (hỏi, tình bày, điều khiển, báo tin, bộc lộ cảm xúc...)
Cậu chuyển giùrn quyển sách này cho Giáp được không? à Hành động nói: yêu cầu, đề nghị.
3. Phương pháp viết đoạn văn:
3.1. Khái niệm về đoạn văn: Đoạn văn là đợn vị trực tiếp tạo nên văn bản.
3.2. Đặc điểm cơ bản của đoạn văn:
	- Đoạn văn bắt đầu từ chữ viết hoa lùi đầu dòng, kết thúc bằng dấu chấm xuống dòng.
	- Đoạn văn thường biểu đạt một ý tương đối hoàn chỉnh, do nhiều câu tạo thành.
	- Đoạn văn thường có ý chủ đề và câu chủ đề:
	 + Từ ngữ chủ đề là các từ ngữ được dùng làm đề mục hoặc các từ ngữ được lặp lại nhiều lần (thường là chỉ từ, đại từ, các từ đồng nghĩa) nhằm duy trì đối tượng được biểu đạt.
 + Câu chủ đề mang nội dung khái quát, lời lẽ ngắn gọn, thường đủ hai thành phần chính và đứng ở đầu hoặc cuối đoạn văn.
 + Các câu khác trong đoạn văn có nhiệm vụ triển khai và làm sáng tỏ chủ đề của đoạn bằng các phép diễn dịch, quy nạp, song hành, tổng-phân-hợp...
3.3. Các phương pháp trình bày đoạn văn: (Hướng dẫn một số phương pháp cơ bản thường sử dạng)
	3.3.1. Đoạn văn quy nạp:
Công thức: 	cl + c2 + c3 + ... + cn = c (chủ đề)
Trong đó:	cl: mở đoạn hoặc mang tính giới thiệu, không chứa ý chủ đề.
	c2, c3, cn: triển khai nội dung, 
	C (câu cuối đoạn): khái quát nội dung - chủ đề.
	3.3.2. Đoạn văn diễn dịch:
	Công thức: 	C = cl + c2 + c3 + ... + cn 
	Trong đó: 	C (câu mở đoạn): nêu ý chủ đề.
	cl, c2, c3,,cn: triển khai ý chủ đề.
	3.3.3. Đoạn văn tổng-phân-hợp:
	Công thức: 	C = cl + c2 + c3 + ... + cn = C’
	Trong đó: 	C (câu mở đầu đoạn): nêu ý chủ đề.
	cl, c2, c3,, cn: triển khai ý chủ đề.
	C’: câu kết đoạn chứa ý chủ đề và cảm xúc, nhận xét của người viết.

File đính kèm:

  • doche_thong_hoa_nhung_kien_thuc_co_ban_tieng_viet_lop_9.doc