Hệ thống câu hỏi thông hiểu văn bản "Mây và sóng"
Câu 1: Hãy phân tích ý nghĩa biểu tượng của những hình ảnh thiên nhiên trong bài thơ ?
Định hướng
- Mây, trăng, sóng, bờ biển, bầu trời vốn là những hình ảnh thiên nhiên thơ mộng. Những hình ảnh đó hiện lên trong bài thơ thông qua trí tưởng tượng của em bé nên càng lung linh kì ảo. Những ai sống trên mây và trong sóng vậy? Phải chăng đó là những tiên đồng ngọc nữ, những ông tiên hay những nàng tiên cá? Hình ảnh thơ thật giàu sức gợi.
- Đồng thời những hình ảnh thiên nhiên trong bài đều mang ý nghĩa tượng trưng:
+ Mây và sóng là biểu tượng cho đứa con ưa hành động, bay nhảy và hồn nhiên.
+ Trăng và bờ biển là biểu tượng cho lòng mẹ bao dung, dịu hiền, rộng mở.
Ta –go lấy quan hệ mây - trăng, sóng và bến bờ để khẳng định sự gắn bó của tình mẫu từ và nâng những tình cảm ấy lớn lao như kích thước của thiên nhiên, vũ trụ vĩnh hằng. Mây và sóng- những người trên mây, trên sóng mời gọi con, còn biểu tượng cho những điều hấp dẫn, những cám dỗ của cuộc đời và muốn khước từ chúng, cần có những điểm tựa vững chắc mà tình mẫu tử là một trong những điểm tựa ấy.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Hệ thống câu hỏi thông hiểu văn bản "Mây và sóng"
VĂN BẢN : MÂY VÀ SÓNG Câu 1: Hãy phân tích ý nghĩa biểu tượng của những hình ảnh thiên nhiên trong bài thơ ? Định hướng - Mây, trăng, sóng, bờ biển, bầu trời vốn là những hình ảnh thiên nhiên thơ mộng. Những hình ảnh đó hiện lên trong bài thơ thông qua trí tưởng tượng của em bé nên càng lung linh kì ảo. Những ai sống trên mây và trong sóng vậy? Phải chăng đó là những tiên đồng ngọc nữ, những ông tiên hay những nàng tiên cá? Hình ảnh thơ thật giàu sức gợi. - Đồng thời những hình ảnh thiên nhiên trong bài đều mang ý nghĩa tượng trưng: + Mây và sóng là biểu tượng cho đứa con ưa hành động, bay nhảy và hồn nhiên. + Trăng và bờ biển là biểu tượng cho lòng mẹ bao dung, dịu hiền, rộng mở. Ta –go lấy quan hệ mây - trăng, sóng và bến bờ để khẳng định sự gắn bó của tình mẫu từ và nâng những tình cảm ấy lớn lao như kích thước của thiên nhiên, vũ trụ vĩnh hằng. Mây và sóng- những người trên mây, trên sóng mời gọi con, còn biểu tượng cho những điều hấp dẫn, những cám dỗ của cuộc đời và muốn khước từ chúng, cần có những điểm tựa vững chắc mà tình mẫu tử là một trong những điểm tựa ấy. Câu 2 : Ý nghĩa của những câu thơ cuối ? Định hướng - Khẳng định niềm hạnh phúc tuyệt vời trong thế giới của tình mẫu tử - Khẳng định tình mẫu từ có ở khắp mọi nơi, thiêng liêng, bất diệt không gì có thể chia cắt. Câu 3: Ý nghĩa triết lí của tác phẩm? Định hướng. - Ca ngợi tình mẫu tử. Khẳng định sức mạnh của tình mẫu tử có thể giúp ta vượt qua những cám dỗ trong cuộc đời. - Con người có thể mơ tưởng đến những chân trời đẹp đẽ xa xôi, nhưng hạnh phúc không phải điều gì xa xôi, không phải do một ai ban phát mà hạnh phúc có ngay từ trần thế do chính con người tạo ra và cội nguồn của hạnh phúc chính là tình yêu thương. - Bài thơ cho thấy mối quan hệ giữa tình yêu và sự sáng tạo. Câu 4 : Cảm giác hạnh phúc tuyệt diệu của em bé khi cười vang vỡ tan vào lòng mẹ gợi cho em nhớ đến cảm giác tương tự của một nhân vật mà em đã học trong chương trình THCS, đó là nhân vật nào? Thuộc đoạn trích nào? của ai? Định hướng - Đó là cảm giác của chú bé Hồng trong đoạn trích “Trong lòng mẹ” của nhà văn Nguyên Hồng: “Phải bé lại và lăn vào lòng một người mẹ, áp mặt vào bầu sữa nóng của người mẹ, để bàn tay người mẹ vuốt ve từ trán xuống cằm, và gãi rôm ở sống lưng cho, mới thấy người mẹ có một êm dịu vô cùng”. Câu 5. Đọc kĩ hai phần của bài thơ, tìm ra sự giống và khác nhau giữa hai phần, dựa trên căn cứ về số dòng thơ, cách xây dựng hình ảnh, các khổ thơ để thấy được dụng ý nghệ thuật của tác giả. * Gợi ý trả lời Bài thơ có cấu trúc gồm hai phần, có nhiều nét giống nhau, song mỗi phần lại có một đặc điểm riêng. - Phần một, diễn tả lần thử thách thứ nhất: Em bé chọn trò chơi hấp dẫn với những người trên mây cao hay ở nhà cùng mẹ. - Phần hai, kể lại thử thách thứ hai: Em bé chọn trò chơi hấp dẫn với những người dưới sóng hay ở nhà với mẹ. - Cả hai lần thử thách trước lời mời gọi quyến rũ của mây và sóng, em bé đều từ chối và quyết định ở nhà cùng mẹ. Nếu chỉ có một lần thử thách thì chưa đủ khẳng định tình cảm yêu mến của người con với mẹ. Trong lời mời gọi thứ hai, trò chơi càng hấp dẫn hơn, lôi cuốn hơn và thực hiện dễ dàng hơn rất nhiều. Nhưng em bé vẫn từ chối. Phần thứ hai đã góp phần khẳng định tình yêu mẹ sâu sắc, trọn vẹn của em. Vì vậy, ta không thể bỏ đi phần hai trong bài vì nếu thiếu phần này, bài thơ không thể trọn vẹn. - Hai phần của bài thơ giông nhau ở trình tự kết cấu: đều thuật lại lời mời của những người bạn sống trên mây và sóng, lời từ chối đi chơi cùng họ của em bé và em bé tạo ra trò chơi mới có mẹ bên cạnh. Cả hai phần của bài thơ đều thể hiện tình yêu mẹ tha thiết của em. Dù trước sự cuốn hút của những trò chơi thú vị của những người sống trên mây, dưới sóng, em bé rất thích nhưng vẫn không theo họ vì ‘‘Làm sao có thể rời mẹ mà đến được. Em bé còn sáng tạo ra những trò chơi mới luôn có mẹ kề bên “con là mây, và mẹ sẽ là trăng ”, “con là sóng, và mẹ sẽ là bến bờ kỉ lạ”. Tuy phần một và phần hai của bài thơ có phần giống nhau về kết cấu song không hoàn toàn giống nhau, không phải là sự lặp đơn điệu. Ý và lời của hai phần khác nhau. Đối tượng mời gọi là mây, sóng và các trò chơi hấp dẫn của họ cũng khác nhau. Và ở phần thứ hai, trong trí tưởng tượng của em bé còn có hình ảnh ngưòi mẹ thiêng liêng. Kết cấu gồm hai phần của bài thơ thống nhất với nhau góp phần thể hiện chủ đề của tác phẩm, ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt. Câu 6. Đọc kĩ câu thơ diễn tả câu hỏi để tham gia vào trò chơi của những người sống trên mây, dưới sóng của em bé. Vì sao em bé có hỏi họ, nhưng ngay sau đó lại từ chối đi chơi cùng họ? Lời từ chối đó nói lên điều gì? b. Gợi ý trả lời - Câu thơ “Con hỏi: ” là lời háo hức của em bé hỏi về trò chơi của những người sống trên mây, dưới sóng và đứng ỏ dòng thơ thứ 3 của mỗi phần. - Những trò chơi thú vị của những ngươi trên mây có “bình minh vàng ”, có “vầng trăng bạc ”, và người dưới sóng ca hát vui vẻ từ sáng sớm đến chiều tối, ngao du mọi nơi là những lời mời gọi vô cùng hấp dẫn. - Tâm hồn trẻ thơ giàu trí tưởng tượng và nhiều ước mơ bay bổng của em bé không thể không háo hức trước những trò chơi thú vị của mây, sóng. Nhưng em không thể đi chơi cùng mây và không thể du ngoạn với sóng. Bởi tình yêu mẹ mênh mông nên em không thể rời xa mẹ “mẹ mình đang đợi ở nhà ” “làm sao có thê rời mẹ mà đến được ” (Phần một) và “Buổi chiều mẹ luôn muốn mình ở nhà, làm sao có thể rời mẹ mà đi được ” (Phần hai). - Dòng thơ thứ 3 thể hiện chân thực ước mong, tâm lí, tình cảm của trẻ thơ. Em bé có ước mong đi xa, háo hức trước nhiều trò chơi mới lạ, hấp dẫn, nhưng tình yêu mẹ đã níu chân em, em đã từ chối những cuộc đi chơi thú vị với mây và sóng. Câu 7. Đọc kĩ những câu thơ nói về cuộc vui chơi của những người “trên mây”, ‘‘trong sóng” – là trò chơi cùng thế giới tự nhiên và trò chơi “mây và sóng ” – do em bé tạo ra. Trò chơi của em bé có gì đặc biệt và chúng nói lên điều gì? b. Gợi ý trả lời - Hỏi đấy song cũng là từ chối đấy. Vậy là khát vọng được cùng mây, sóng làm những cuộc viễn du không thành, các mơ ước, khám phá nhiều không gian mới chẳng thể thành hiện thực. Nhưng em bé đã không thất vọng, chán nản. Trái lại, em đã tự tạo ra cho mình những trò chơi khác, tự biến cuộc viễn du thành sự thực một cách rất độc đáo. Con là mây và mẹ sẽ là trăng. Hai bàn tay con ôm lấy mẹ, và mái nhà ta sẽ là bầu trời xanh thăm. Con là sóng và mẹ sẽ là bến bờ kì lạ, - Cũng giống như những trò chơi của mây và sóng, trong trò chơi do em bé tự tạo ra vẫn có mây, trăng, có bầu trời xanh, sóng, có bờ biển kì lạ, vẫn là một không gian bao la với kích cỡ của vũ trụ. Nhưng trong trò chơi của em bé không chỉ có cái bao la, bất tận, rợn ngợp của không gian mà còn có cái ấm áp, dịu hiền của tình mẹ con thắm thiết. Sẽ chẳng còn gì gọi là kì thú nữa nếu những cuộc viễn du của con không có mẹ. Sẽ chẳng còn gì là hạnh phúc nữa khi mơ ước của con thành hiện thực mà phải xa rời mẹ yêu. - Trong trò chơi do em bé sáng tạo ra, em biến mình thành mây, thành sóng, còn mẹ là vầng trăng, bò bến lạ vừa dịu hiền, ôm ấp, nâng niu. Như thế em vẫn được vui chơi thoả thích, được du ngoạn khắp mọi nơi nhưng em vẫn có một ‘‘bến bờ kì lạ ” để hướng về, để được ấp ủ, chở che. Bến bờ ấy chính là lòng mẹ luôn dang tay đón nhận, chở che để em “lăn, lăn, lăn mãi rồi sẽ cười vang vỡ tan vào lòng mẹ” Câu thơ có cái bao la, kì diệu của thiên nhiên, vũ trụ nhưng vẫn tràn ngập cảm giác ấm áp, thiết tha của tình mẹ. - Những lời mời gọi của mây và sóng đã mở ra một thế giới hoàn toàn mới lạ, còn phong nguyên những bí ẩn chưa từng được khám phá. Không gian được mở ra nhiều chiều và mang một vẻ đẹp rất kì vĩ với sự hiện diện của buổi sớm mai hồng, của vầng trăng bạc và những cuộc tuần du kì thú của mây và sóng. Cái thế giới của những người sông trên mây, những người sống trên sóng nước với vẻ đẹp kì vĩ ấy vì thế có một sức hút mãnh liệt với tâm hồn trẻ thơ, làm cháy lên trong bé bao khát vọng “được làn sóng nâng đi”, “được nhấc bổng lên tận tầng mây”. Lời mời gọi của mây, sóng không chỉ dừng lại ở đó mà trở nên hấp dẫn hơn khi mây và sóng tự giới thiệu, kể về những cuộc tuần du của mình: Bọn tớ chơi từ khi thức dậy cho đên lúc chiều tà Bọn tớ chơi với bình minh vàng Bọn tớ ca hát từ sáng sớm cho đến hoàng hôn - Các trò chơi của mây và sóng không có sự hạn định của thời gian và sự bó hẹp của không gian. Cái bao la của một thế giới còn nguyên sơ những bí ẩn với những cuộc vui chơi kì thú ấy. Quả thực tất cả đã thu hút được em bé, đã đánh thức dậy nỗi khát khao khám phá một miền không gian mà mình chưa đặt chân tới bao giờ. Nhưng dù đầy cám dỗ, đầy quyến rũ thì lời mời gọi của không gian, cũng phải chững lại trước tiếng gọi của trái tim con người: Mẹ mình đang đợi ờ nhà – con bảo Làm sao có thể rời mẹ mà đến được? Nhưng con biết có trò chơi thú vị hơn, mẹ ạ. Con là mây và mẹ sẽ là trăng. Hai bàn tay con ôm lấy mẹ, và mái nhà ta sẽ là bầu trời xanh thẳm. Trò chơi của em bé chứa cả thế giới tự nhiên có mây, có mẹ là mặt trăng. Em có thể dang rộng vòng tay để ôm ngưòi mẹ hiền. Mẹ và em bé được che chở dưới mái nhà gia đình là “bầu trời xanh thẳm . Khi biến mình thành mây em được ôm mẹ, được sống cùng mẹ. Khi biến mình thành sóng, em cũng được ngao du khắp các bến bờ như những người sông dưới sóng từng đi. Em còn có mẹ luôn dang tay chở che để em “lăn, lăn, lăn mãi rồi sẽ cười vang vỡ tan vào lòng mẹ Với ước mơ bay bổng, kì diệu của em bé, em đã tạo ra những trò chơi với mây, sóng vô cùng thú vị. Ở đó có sự hoà hợp giữa tình yêu thiên nhiên và tình mẫu tử thiêng liêng. Qua trí tưởng tượng phong phú của mình, em bé vừa thực hiện ước nguyện của trẻ thơ được ngao du đó đây, vừa được ở bên mẹ, được âu yếm, vỗ về, vừa thể hiện được tình yêu mẹ đằm thắm. Văn bản: RÔ - BIN - XƠN NGOÀI ĐẢO HOANG Câu 1.Trong kho tàng truyện cổ đân gian Việt Nam, có truyện nào cũng kể về một nhân vật phải sống ngoài đảo hoang? Giữa nhân vật đó và nhân vật Rô – bin –xơn có điểm gì chung và điểm gì khác biệt? Định hướng. - Truyện “ Sự tích dưa hấu”, kể về nhân vật Ma ... sống đời thường Câu 4.Bài học rút ra từ đoạn trích là gì? Định hướng - Trong cuộc sống phải lạc quan yêu đời không được tuyệt vọng trong bất cứ hoàn cảnh nào - Nếu giàu nghị lực con người ta vượt qua tất cả sẽ đi đến một cuộc sống tốt đẹp điều kỳ diệu sẽ đến VĂN BẢN: CON CHÓ BẤC Giắc Lân-đơn – Bài 1: Cho đoạn văn sau: “Anh không bao giờ quên chào hỏi thân mật hoặc nói lời vui vẻ và ngồi xuống trò chuyện lâu với chúng (mà anh gọi là “tầm phào”), điều mà cả anh và chúng đều thích thú. Anh có thói quen dùng hai bàn tay túm chặt lấy đầu Bấc rồi dựa đầu anh vào đầu nó, hoặc lắc nó đẩy tới đẩy lui, vừa lắc vừa khe khẽ thốt lân những tiếng rủa mà đối với Bấc lại là những lời nói nựng âu yếm. Bấc thấy không có gì vui sướng bằng cái ôm ghì mạnh mẽ ấy và những tiếng rủ rỉ bên tai ấy, và theo mỗi cái lắc đẩy tới đẩy lui, nó lại tưởng chừng như quả tim mình nhảy tung ra khỏi cơ thể vì quá ngây ngất. Và khi được buông ra, nó bật vùng dậy trên hai chân, miệng cười, mắt long lanh, họng rung lên những âm thanh không thốt nên lời, và cứ như vậy trong tư thế đứng yên bất động, những lúc ấy, Giôn Thoóc-tơn lại như muốn kêu lên, trân trọng: “Trời đất! Đằng ấy hầu như biết nói đấy!”” Nêu nội dung chính của đoạn văn trên bằng một câu văn. Tình cảm của Thoóc-tơn đối với Bấc qua đoạn trích trên được thể hiện như thế nào? Tình cảm của Thooc-tơn đối với Bấc ra sao? Em cảm nhận được gì về tình cảm của Thoóc-tơn đối với Bấc qua câu văn: “Trời đất! Đằng ấy hầu như biết nói đấy!”? Trong đoạn trích, tại sao trước khi nói về tình cảm của Bấc đối với Thoóc-tơn, nhà văn lại dành ra một đoạn để nói về tình cảm của Thoóc-tơn đối với Bấc? Xác định các thành phần biệt lập có trong đoạn văn trên, cho biết đó là thành phần nào? Chỉ ra câu đặc biệt có trong đoạn văn trên? Nêu tác dụng? Chỉ ra các từ cùng trường từ vựng có trong các câu văn sau và gọi tên trường từ vựng đó: “Và khi được buông ra, nó bật vùng dậy trên hai chân, miệng cười, mắt long lanh, họng rung lên những âm thanh không thốt nên lời, và cư như vậy trong tư thế đứng yên bất động, những lúc ấy, Giôn Thoóc-tơn lại như muốn kêu lên, trân trọng: “Trời đất! Đằng ấy hầu như biết nói đấy!”” Gợi ý trả lời: 1.Nội dung chính của đoạn văn trên là: Tình cảm yêu thương của Thoóc-tơn đối với Bấc. 2.Tình cảm của Thoóc-tơn đối với Bấc qua đoạn trích trên được thể hiện qua cách cư xử của anh: - chào hỏi - nói chuyện - đùa nghịch. - Đặc biệt, tình cảm đó được thể hiện rõ nét qua câu văn: “Trời đất! Đằng ấy hầu như biết nói đấy!” Đó là sự trân trọng, yêu thương chân thành, nồng nhiệt. 3.Tình cảm của Thooc-tơn đối với Bấc ra sao? - Thooc-tơn coi Bấc như con cái của anh. Trong ý nghĩ của Thooc- tơn, Bấc không phải là con vật mà là con người - một con người gần gũi và tin cậy. - Quan hệ của Bấc và Thooc-tơn như là quan hệ đồng loại: Chào Bấc bằng cử chỉ thân ái hoặc một lời hớn hở, trò chuyện tầm phào, túm chặt đầu Bấc dựa vào đầu mình, đẩy tới đẩy lui, rủa yêu, 4.- Qua câu văn, đặc biệt là qua cách xưng hô thân mật “Đằng ấy”, ta cảm nhận được một tình cảm chân thành, nồng nhiệt giữa chủ với Bấc. Dường như trước mắt Thoóc-tơn bây giờ không phải là một con chó mà là một con người gần gũi và tin cậy. Đó là con anh, là bạn anh. Đặc biệt, qua câu văn, nhà văn còn nhận ra một sự giao cảm kì lạ giữa chủ với Bấc. Trong suy nghĩ của Thoóc-tơn, anh có cảm giác như con chó đang nói với anh bằng lời chứ không phải chỉ qua hành động, cử chỉ. Như vậy, phải đến lúc này, con Bấc mới thực sự được coi như một con người. 5. Trước khi nói về tình cảm của Bấc đối với Thoóc-tơn, nhà văn lại dành ra một đoạn để nói về tình cảm của Thoóc-tơn đối với Bấc là vì: Bấc đã qua tay nhiều người chủ nhưng không phải đối với chủ nào nó cũng đối xử tốt đâu. Chỉ riêng với Thoóc-tơn là người đã có lòng nhân từ đối với nó, cho nên nó mới dành những tình cảm đặc biệt cho Thoóc-tơn. Như vậy, trước khi nói về tình cảm của Bấc đối với Thoóc-tơn, nhà văn lại dành ra một đoạn để nói về tình cảm của Thoóc-tơn đối với Bấc mục đích là để lí giải vì sao Bấc lại có những tình cảm đặc biệt đối với chủ. 6.Thành phần biệt lập: - Tình thái: tưởng chừng, hầu như - Phụ chú: (mà anh gọi là “tầm phào”), điều mà cả anh và chúng đều thích thú 7.Câu đặc biệt có trong đoạn văn trên: Trời đất! - Tác dụng: Bộc lộ sự ngạc nhiên đến thích thú của Thooc- tơn khi cảm nhận thấy giữa anh và Bấc có mối giao cảm đặc biệt. 8. Các từ cùng trường từ vựng có trong các câu văn là: chân, miệng, mắt, họng. => Trường cơ thể Bài tập 2: Cho đoạn văn sau: “Nó thường nằm phục ở chân Thoóc-tơn hằng giờ, mắt háo hức, tỉnh táo, ngước nhìn lên mặt anh, chăm chú xem xét, hết sức quan tâm theo dõi từng biểu hiện thoáng qua, mọi cử động hoặc đổi thay trên nét mặt. Hoặc cũng có lúc nó nằm ra xa hơn, về một bên hoặc đằng sau anh, quan sát hình dáng của anh và từng cử động của thân thể anh. Và thường thường, như mối giao cảm giữa họ với nhau, sức mạnh ánh mắt của Bấc làm cho Giôn Thoóc-tơn quay đầu sang và nhìn lại nó, không nói năng gì, đôi mắt anh tỏa rạng tình cảm tự đáy lòng, trong khi tình cảm của Bấc ngời ánh lên qua đôi mắt nó tỏa rạng ra ngoài” (Trích “Tiếng gọi nơi hoang dã ” – Giắc Lân-đơn, Ngữ văn 9, tập hai) 1. Khi miêu tả con Bấc, vì sao rất nhiều lần nhà văn miêu tả đôi mắt? 2. Nhà văn chủ yếu sử dụng biện pháp nghệ thuật nào để miêu tả Bấc? Tác dụng của việc sử dụng biện pháp nghệ thuật đó? Những câu văn trên gợi cho em nhớ tới tác phẩm nào trong chương trình Ngữ văn THCS cũng sử dụng biện pháp nghệ thuật đó để miêu tả loài vật? (Ghi rõ tên tác giả, tác phẩm. 3. Tình cảm của Bấc đối với Thooc-tơn có gì đặc biệt so với các ông chủ khác? Gợi ý trả lời: 1. Khi miêu tả con Bấc, rất nhiều lần nhà văn miêu tả đôi mắt vì: đôi mắt là cửa sổ tâm hồn. Đối với con Bấc, qua đôi mắt biết nói ấy, ta thấy Bấc có tâm hồn, khác hẳn với những con chó khác. 2. - Nhà văn chủ yếu sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hóa để miêu tả Bấc - Tác dụng của việc sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hóa: Dường như trước mắt Thoóc-tơn , Bấc không phải là một con chó mà là một con người gần gũi và tin cậy. Đó là con anh, là bạn anh. - Những câu văn trên gợi nhớ tới tác phẩm trong chương trình Ngữ văn THCS cũng sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hóa để miêu tả loài vật đó là: Lão Hạc (Nam Cao), Dế Mèn phiêu lưu kí (Tô Hoài) 3. Tình cảm của Bấc đối với Thooc-tơn có sự đặc biệt so với các ông chủ khác chỗ: - Ngậm bàn tay của chủ rồi ép chặt hàm răng đến nỗi hằn lên những vết răng - một cách bày tỏ sự yêu quý đối với chủ. - Nằm hàng giờ dưới chân chủ, “mắt háo hức, tỉnh táo, ngước nhìn lên mặt” chủ, hoặc cũng có khi “nằm ra xa hơn, về một bên hoặc đằng sau”chủ theo dõi, quan sát từng động tác của chủ. - Tình cảm của Bấc với chủ không chỉ là yêu quý mà còn là sự tôn thờ. Nó sung sướng phát cuồng lên mỗi khi được chủ vuốt ve trò chuyện, nhưng thường thì nó không đòi hỏi gì ở chủ kể cả việc đáp lại những biểu hiện tình cảm của nó. Từ khi được Thooc-tơn cứu, Bấc không rời chủ bất cứ lúc nào. Có khi đang đêm nó cũng tỉnh giấc, trườn qua giá lạnh đến tận mép lều, đứng đấy lắng nghe tiếng thở đều đều của chủ. Trong tình cảm của Bấc với Thooc-tơn có cả sự lo âu mơ hồ vì nó đã từng qua tay nhiều ông chủ và không một ai được như Thooc-tơn. BỐ CỦA XI-MÔNG - Guy đơ Mô-pa-xăng - Câu 1: Với cốt truyện giản dị, văn bản đã khai thác đề tài gì? Nhận xét của em về đề tài đó? Gợi ý: - Văn bản đã khai thác đề tài mang tính nhân đạo: Số phận của những người phụ nữ không có chồng mà có con ( mẹ đơn thân), những đứa trẻ sinh ra không có bố. - Nhận xét: Đây là một vấn đề mang tính nhân văn sâu sắc thu hút sự quan tâm của Guy đơ Mô-pa-xăng và nhiều nhà văn lớn ở mọi thời đại. Câu 2: Qua diễn biến tâm trạng của mẹ Xi-mông, hãy nêu một vài suy nghĩ của em về nhân vật này? Gợi ý: Blăng-sốt không phải là người phụ nữ hư hỏng, thiếu đứng đắn mà là một người phụ nữ một thời nhẹ dạ, lỡ lầm. - Là người phụ nữ đức hạnh sống đứng đắn nghiêm túc nhưng bị lừa dối. - Chấp nhận hoàn cảnh sống hiện tại, gửi tình yêu cho Xi-mông. Câu 3: Nhận xét khái quát về diễn biến tình cảm và tâm trạng của ba nhân vật: Xi-mông, Blăng-sốt và Phi-líp? Gợi ý: - Xi-mông: Từ buồn tủi, tuyệt vọng đến ngạc nhiên, mừng vui, tự tin, hạnh phúc ngập tràn. - Blăng-sốt :Từ ngượng ngập đến đau khổ, xấu hổ. - Phi-líp: Từ ngạc nhiên đến cảm thông, từ đùa cợt thành nghiêm túc. => Chỉ trong một đoạn truyện ngắn, tác giả đã thể hiện tâm trạng, phẩm chất của ba nhân vật qua việc miêu tả ngoại hình, cử chỉ, lời nói rất chân thực phù hợp với lứa tuổi và hoàn cảnh từng người. Câu 4: Cho đoạn văn sau: “ Ngày hôm sau khi em bé đến trường, một tiếng cười ác ý đón em. Và lúc tan học, thằng kia lại muốn trêu chọc, Xi-mông quát vào mặt nó những lời này, như nếm một hòn đá: “Bố tao ấy à, bố tao tên là Phi-líp”. Khắp chung quanh bật lên những tiếng la hét thích thú: - Phi-líp gì?... Phi-líp nào?... Phi-líp là cái gì?...Mày lấy đâu ra Phi-líp của mày thế? Xi-mông không trả lời gì hết, và một mực tin tưởng sắt đá, em đưa con mắt thách thức chúng, sẵn sàng chịu hành hạ, còn hơn là bỏ chạy. Thầy giáo giải thoát cho em về nhà.” Tác giả Guy đơ Mô-pa-xăng muốn nhắn nhủ điều gì qua thái độ và hành động của lũ trẻ bạn Xi-mông? Nhận xét về tâm trạng của Xi- mông trong đoạn văn trên? Gợi ý: Lòng cảm thông và tình yêu thương bạn bè, nhất là với những bạn bè có hoàn cảnh đặc biệt: nghèo khó, mồ côi, tật nguyềnkhông nên xa lánh, ghẻ lạnh, thờ ơ, càng không cảnh trêu chọc, rẻ khinh. Tâm trạng của Xi- mông trong đoạn văn trên là mừng vui, hạnh phúc tràn ngập. Câu 5: Qua truyện ngắn “ Bố của Xi-mông ”, nhà văn Guy đơ Mô-pa-xăng đã hướng người đọc tới nhận thức và tình cảm nào? Gợi ý: Qua truyện ngắn “ Bố của Xi-mông ”, nhà văn Guy đơ Mô-pa-xăng đã hướng người đọc tới nhận thức và tình cảm: - Biết phê phán thái độ, hành động đáng trách nhưng cũng biết khoan dung với sai lầm của con người. - Biết chia sẻ nỗi đau, sự mất mát thua thiệt của người khác. - Biết trân trọng những phẩm chất tốt đẹp của con người.
File đính kèm:
- he_thong_cau_hoi_thong_hieu_van_ban_may_va_song.docx