Hệ thống câu hỏi ôn tập Truyện Kiều

Câu 1:

“Vân xem trang trọng khác vời

Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang

Hoa cười ngọc thốt đoan trang,

Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da,

Kiều càng sắc sảo mặn mà,

So bề tài sắc lại là phần hơn.

Làn thu thủy,nét xuân sơn,

Hoa ghen thua thắm,liễu hờn kém xanh”

( “Truyện Kiều”,Nguyễn Du).

a, Chỉ ra các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ trên.

b,Viết một đoạn văn ( tối đa 7 câu) phân tích hiệu quả của một biện pháp tu từ, trong đó có sử dụng câu ghép đẳng lập.

Câu 2: Cho câu thơ sau:

“Kiều càng sắc sảo mặn mà”

a, Hãy chép chính xác ba câu thơ tiếp theo miêu tả sắc đẹp của Thúy Kiều. Cho biết tác giả đã sử dụng bút pháp nghệ thuật gì để miêu tả sắc đẹp ấy.

b, Cách nói “làn thu thủy”.”nét xuân sơn” dùng biện pháp tu từ ẩn dụ hay hoán dụ? Vì sao? Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó.

c, Nói: khi miêu tả vẻ đẹp của Thúy Kiều, Nguyễn Du đã dự báo trước cuộc đời và số phận của nàng có đúng không? Hãy làm rõ ý kiến của em.

Câu 3: Nêu sự khác nhau về bút pháp tả người của Nguyễn Du qua các đoạn trích Truyện Kiều đã học.

Câu 4: Nêu nội dung nhân đạo của các đoạn trích truyện Kiều : Chị em Thuý Kiều, Kiều ở lầu Ngưng Bích.

Câu 5. Chỉ ra sự giống và khác nhau trong nghệ thuật miêu tả ngoại hình nhân vật Thúy Vân, Thúy Kiều trong đoạn trích Chị em Thúy Kiều.

Câu 6. Chỉ ra sự giống và khác nhau trong nghệ thuật miêu tả ngoại hình nhân vật Thúy Vân, Thúy Kiều trong hai câu thơ sau:

- Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da

- Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh

 

docx 7 trang cucpham 3820
Bạn đang xem tài liệu "Hệ thống câu hỏi ôn tập Truyện Kiều", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Hệ thống câu hỏi ôn tập Truyện Kiều

Hệ thống câu hỏi ôn tập Truyện Kiều
HỆ THỐNG CÂU HỎI ÔN TẬP TRUYỆN KIỀU
CHỊ EM THÚY KIỀU
Câu 1:
“Vân xem trang trọng khác vời
Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang
Hoa cười ngọc thốt đoan trang,
Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da,
Kiều càng sắc sảo mặn mà,
So bề tài sắc lại là phần hơn.
Làn thu thủy,nét xuân sơn,
Hoa ghen thua thắm,liễu hờn kém xanh”
( “Truyện Kiều”,Nguyễn Du).
a, Chỉ ra các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ trên.
b,Viết một đoạn văn ( tối đa 7 câu) phân tích hiệu quả của một biện pháp tu từ, trong đó có sử dụng câu ghép đẳng lập.
Câu 2: Cho câu thơ sau:
“Kiều càng sắc sảo mặn mà”
a, Hãy chép chính xác ba câu thơ tiếp theo miêu tả sắc đẹp của Thúy Kiều. Cho biết tác giả đã sử dụng bút pháp nghệ thuật gì để miêu tả sắc đẹp ấy.
b, Cách nói “làn thu thủy”.”nét xuân sơn” dùng biện pháp tu từ ẩn dụ hay hoán dụ? Vì sao? Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó.
c, Nói: khi miêu tả vẻ đẹp của Thúy Kiều, Nguyễn Du đã dự báo trước cuộc đời và số phận của nàng có đúng không? Hãy làm rõ ý kiến của em.
Câu 3: Nêu sự khác nhau về bút pháp tả người của Nguyễn Du qua các đoạn trích Truyện Kiều đã học.
Câu 4: Nêu nội dung nhân đạo của các đoạn trích truyện Kiều : Chị em Thuý Kiều, Kiều ở lầu Ngưng Bích.
Câu 5. Chỉ ra sự giống và khác nhau trong nghệ thuật miêu tả ngoại hình nhân vật Thúy Vân, Thúy Kiều trong đoạn trích Chị em Thúy Kiều.
Câu 6. Chỉ ra sự giống và khác nhau trong nghệ thuật miêu tả ngoại hình nhân vật Thúy Vân, Thúy Kiều trong hai câu thơ sau:
- Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da
- Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh
Câu 7. Viết đoạn văn theo cách lập luận tổng – phân – hợp (khoảng 12 câu ) nêu cảm nhận của em về vẻ đẹp của nhân vật Thúy Kiều qua đoạn trích Chị em Thúy Kiều. Trong đoạn văn có sử dụng một câu ghép ( gạch chân câu ghép đó).
Câu 8:
 “Vân xem trang trọng khác vời
 Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang
 Hoa cười ngọc thốt đoan trang,
 Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da,
Kiều càng sắc sảo mặn mà,
 So bề tài sắc lại là phần hơn.
 Làn thu thủy,nét xuân sơn,
 Hoa ghen thua thắm,liễu hờn kém xanh”
 ( “Truyện Kiều”,Nguyễn Du).
a, Chỉ ra các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ trên.
b,Viết một đoạn văn ( tối đa 7 câu) phân tích hiệu quả của một biện pháp tu từ, trong đó có sử dụng câu ghép đẳng lập.
Câu 9: Đoạn trích “Chị em Thúy Kiều” thể hiện cảm hứng nhân đạo nào của Nguyễn Du trong “Truyện Kiều”?
A – Thương cảm trước bi kịch của con người
B – Lên án tố cáo tội các những thế lực xấu xa, tàn bạo
C – Trân trọng, đề cao vẻ đẹp con người
D – Khát vọng công lí, chính nghĩa.
CẢNH NGÀY XUÂN
Câu 1. 
Ngày xuân con én đưa thoi,
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi..
Cỏ non xanh tận chân trời,
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.
a. Hình ảnh con én đưa thoi trong đoạn thơ có thể hiểu là như thế nào?
b. Hãy viết một đoạn văn khoảng 10 câu ( có dùng lời dẫn trực tiếp và câu ghép) trình bày cảm nhận của em về cảnh mùa xuân trong đoạn thơ.
Câu 2. Trong bài thơ Mùa xuân chín của Hàn Mặc Tử có câu thơ tả mùa xuân:
Sóng cỏ xanh non gợn tới trời
a. Chép lại một câu thơ tương tự trong Truyện Kiều
b. Viết đoạn văn trình bày cảm nhận của em về hai câu thơ trên.
Câu 3.
Thanh minh trong tiết tháng ba,
Lễ là tảo mộ, hội là đạp Thanh.
Gần xa nô nức yến anh,
Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân.
Dập dìu tài tử, giai nhân,
Ngựa xe như nước áo quần như nêm.
a. Tìm 4 từ ghép Hán Việt trong đoạn thơ trên
b. Câu thơ nào là câu ghép?
c. Câu thơ nào dùng phép đảo ngữ?
d.Câu thơ nào là câu trần thuật đơn có mô hình C-V
Câu 4.
Tà tà bóng ngả về tây,
Chị em thơ thẩn dan tay ra về.
Bước dần theo ngọn tiểu khê,
Lần xem phong cảnh có bề thanh thanh.
Nao nao dòng nước uốn quanh,
Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang.
a. Sáu câu thơ trên nằm ở phần nào trong Truyện Kiều của Nguyễn Du. Nêu ngắn gọn nội dung đoạn thơ đó.
b. Nao nao vốn là từ láy diễn tả tâm trạng người vậy mà Nguyễn Du lại viết “Nao nao dòng nước uốn quanh” , cách dùng từ như vậy mang đến ý nghĩa nào cho câu thơ?
c. Trong truyện Kiều, cách dùng từ tả tâm trạng người để tả cảnh vật không chỉ xuất hiện một lần. Hãy chép lại hai câu thơ liền nhau trong đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích có cách dùng từ như vậy.
d. Viết đoạn văn theo cách lập luận Tổng – phân – hợp nêu cảm nhận của em về khung cảnh thiên nhiên và tâm trạng con người trong sáu câu thơ trên.
Câu 5.
Trong Truyện Kiều Nguyễn Du có hai đoạn thơ miêu tả khung cảnh thiên nhiên vào buổi chiều ngày thanh minh:
- Đoạn thơ tả cảnh chị em Thúy Kiều du xuân trở về:
Bước dần theo ngọn tiểu khê,
Lần xem phong cảnh có bề thanh thanh.
Nao nao dòng nước uốn quanh,
Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang.
- Đoạn thơ tả cảnh Thúy Kiều, Kim Trọng gặp gỡ và từ biệt:
Bóng tà như giục cơn buồn,
Khách đà lên ngựa, người còn nghé theo.
Dưới cầu nước chảy trong veo,
Bên cầu tơ liễu bóng chiều thướt tha.
a) Chỉ ra những điểm giống nhau và khác nhau của hai bức tranh phong cảnh trong hai đoạn thơ trên.
b) Viết đoạn văn theo cách lập luận Tổng – phân – hợp (12 câu) bàn về nghệ thuật miêu tả thiên nhiên của Nguyễn Du trong bốn dòng thơ cuối đoạn trích Cảnh ngày xuân.
KIỀU Ở LẦU NGƯNG BÍCH
Câu 1. Dưới đây là tám câu thơ trích từ Truyện Kiều của Nguyễn Du:
Tưởng người dưới nguyệt chén đồng
Tin sương luống những rày trông mai chờ
Bên trời góc bể bơ vơ
Tấm son gột rửa bao giờ cho phai
Xót người tựa cửa hôm mai
Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ
Sân Lai cách mấy nắng mưa
Có khi gốc tử đã vừa người ôm
(Theo Ngữ văn 9 , tập 1)
a) Đoạn thơ trên thuộc phần nào trong cốt truyện của Truyện Kiều? 
b) "Người dưới nguyệt chén đồng" và "Người tựa cửa hôm mai" được nói đến trong đoạn thơ là những ai?
c) Viết đoạn văn theo cách lập luận quy nạp ( khoảng 10 câu) phân tích diễn biến tâm trạng của nhân vật Thúy Kiều trong đoạn thơ trên.
Câu 2. Cho đoạn thơ:
Buồn trông cửa bể chiều hôm
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa
Buồn trông ngọn nước mới sa
Hoa trôi man mác biết là về đâu 
Buồn trông nội cỏ rầu rầu
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh
Buồn trông gió cuốn mặt duềnh
Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi
a) Đoạn thơ trên được trích từ tác phẩm nào? Của ai? Tác phẩm đó được viết bằng thể loại và thể thơ nào?
b) Nêu ngắn gọn tác dụng của phép điệp từ ngữ trong đoạn thơ.
c) Viết đoạn văn theo hình thức Tổng - Phân - Hợp (khoảng 12 câu) phân tích nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật trong đoạn trích trên.
Câu 3. Trong đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích có câu:
Tưởng người dưới nguyệt chén đồng
a. Hãy chép bảy câu thơ tiếp theo để hoàn thành khổ thơ trên.
b. Đoạn thơ vừa chép diễn tả tâm trạng của ai với ai ?
c. Trật tự diễn tả tâm trạng đó có hợp lý không? Tại sao?
d. Viết một đoạn văn ngắn khoảng 10 câu, theo cách diễn dịch phân tích tâm trạng của nhân vật trữ tình trong đoạn thơ trên.
Câu 4. Nhận xét về đoạn trích Kiều ở lầu Nhưng Bích, có ý kiến cho rằng: 
Ngòi bút của Nguyễn Du hết sức tinh tế, cảnh không chỉ đơn thuần là bức tranh thiên nhiên mà còn là bức tranh tâm trạng. Mỗi biểu hiện của cảnh phù hợp với từng trạng thái của tình.
Hãy viết 1 đoạn văn từ 10-12 câu, phân tích 8 câu thơ cuối của đoạn trích để làm sáng tỏ nhận xét trên.
Chỉ ra một phép liên kết nối, một phép thế sử dụng trong đoạn trên.
Câu 4. Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về bức tranh thiên nhiên trong sáu câu thơ đầu đoạn trích. 

File đính kèm:

  • docxhe_thong_cau_hoi_on_tap_truyen_kieu.docx