Giáo trình Giáo dục công dân Lớp 6 Sách Chân trời sáng tạo
1. Truyền thống gia dinh, dòng họ
Đọc thông tin dưới đây và trả lời câu hỏi
Gia đình, dòng họ cố giáo SƯ, nhà giáo nhan dan Nguyễn Lan nổi tiếng về truyền thống hiếu học. Từ thòi chiến tranh cho đến hiện tọi, gia đình đã có tám ngưòi con đều là giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ ỏ nhiều lĩnh vực khác nhau và đều có những thành tựu nổi bột.
Con cháu trong dòng họ luôn tự hào và không ngừng phát huy truyền hiếu học âý. Tính đến ba đòi, con trai, con gái, dâu rể và các cháu, gia đình, dòng họ Nguyễn Lân có gần 20 giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, đóng góp tích cực trong việc xây dựng và phát triển quê hương, đất nước.
a) Em có suy nghĩ gì về truyền thống của dòng họ Nguyễn Lân?
b) Từ thông tin trên và những hiểu biết của bản thân, em hiểu thế nào là truyền thống gia đinh, dòng họ?
c) Hãy kể tên các truyền thống gia đinh, dòng họ mà em biết.
2. Ỷ nghĩa của truyền thống gia đình, dòng họ
Em hãy đọc các trường hợp dưới đây và trả lời câu hỏi
o Dung xa nhà lên phố huyện học. Mỗi khi gặp khó khăn trong cuộc sống hay học tập, Dung lại nhớ tới ông ngoại, người đã cần cù lao động, khai khẩn đất đai đề trồng trọt, chăn nuôi. Cũng như ông ngoại, bố mẹ Dung không quản khó khăn, vất vả để tiếp tục mở rộng và phát triển kinh tế. Bạn cảm thấy tự hào về tinh thần lao động chăm chỉ và không ngại khó của ông ngoại và bố mẹ mình. Nhờ đó, bạn có động lực để tiếp tục học tập tốt dù ở xa nhà.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Giáo dục công dân Lớp 6 Sách Chân trời sáng tạo
GIÁO DỤC CÔNG DÂN 6 GIÁO DỤC CÔNG DÂN HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG SÁCH Mỗi hoạt động trong sách Giáo dục công dân 6 đều được chỉ dẫn bằng một kí hiệu. Thầy cô sẽ hướng dẫn các em học theo những chỉ dẫn này. Các em cũng có thể theo các kí hiệu chỉ dẫn để tự học. LƠI NOI ĐAU Các em học sinh yêu quý! Sách giáo khoa Giáo dục công dân 6 được biên soạn theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh. Sách sẽ giúp các em có những tri thức cơ bản về đạo đức, kĩ năng sống, kinh tế và pháp luật qua 12 bài học. Sách giáo dục các em niềm tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ; tình yêu thương đối với con người; siêng năng, kiên trì trong học tập và trong công việc; tôn trọng sự thật; tự lập trong cuộc sống; tiết kiệm, không xa hoa, lãng phí; giúp các em biết tự nhận thức bản thân; có kĩ năng ứng phó với một số tình huống nguy hiểm trong cuộc sống; có những hiểu biết về quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, về quyền trẻ em. Từ những tri thức đã khám phá, các em sẽ nhận xét, đánh giá được thái độ, hành vi của bản thân và người khác; tự điều chỉnh, phát triển bản thân và nhắc nhở người khác điều chỉnh thái độ, hành vi phù hợp với chuẩn mực đạo đức và các quy định của pháp luật. Chúc các em có những giờ học vui vẻ và bổ ích. MUC LUC Tự HÀO VỂ TRUYỀN THổNG GĨA ĐÌNH, DÒNG HỌ MỤC TIÊU Nêu được một sô'truyền thông của gia đình, dòng họ. Giải thích được một cách đcm giản ý nghĩa của truyền thống gia đình, dòng họ. Biết giữ gìn, phát huy truyền thông gia đình, dòng họ bằng những việc làm cụ tìĩểphù hợp. ị KHỞI ĐỘNG m. Cùng nghe/ hát bài hát “Lá cờ” (sáng tác: Tạ Quang Thắng). Bài hát nói về truyền thống nào của gia đình Việt Nam? Hãy chia sẻ hiểu biết của em về những truyền thống đó. Truyền thống gia dinh, dòng họ Đọc thông tin dưới đây và trả lời câu hỏi Gia đình, dòng họ cố giáo SƯ, nhà giáo nhan dan Nguyễn Lan nổi tiếng về truyền thống hiếu học. Từ thòi chiến tranh cho đến hiện tọi, gia đình đã có tám ngưòi con đều là giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ ỏ nhiều lĩnh vực khác nhau và đều có những thành tựu nổi bột. Con cháu trong dòng họ luôn tự hào và không ngừng phát huy truyền hiếu học âý. Tính đến ba đòi, con trai, con gái, dâu rể và các cháu, gia đình, dòng họ Nguyễn Lân có gần 20 giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, đóng góp tích cực trong việc xây dựng và phát triển quê hương, đất nước. © - - - - ----- Em có suy nghĩ gì về truyền thống của dòng họ Nguyễn Lân? Từ thông tin trên và những hiểu biết của bản thân, em hiểu thế nào là truyền thống gia đinh, dòng họ? Hãy kể tên các truyền thống gia đinh, dòng họ mà em biết. Ỷ nghĩa của truyền thống gia đình, dòng họ Em hãy đọc các trường hợp dưới đây và trả lời câu hỏi ( -\ © Gia đình Nam có nhiều thế hệ sống chung một nhà, việc duy trì nề nếp, gia phong “kính trên, nhường dưới”, “uống nước nhớ nguồn” đã trở thành truyền thống của gia đình. Mỗi thế hệ có nếp nghĩ, cách sống khác nhau nhưng mọi người luôn lắng nghe và bao dung nên cuộc sống gia đình luôn đoàn kết, vui vẻ, đầm ấm. V J ( o Dung xa nhà lên phố huyện học. Mỗi khi gặp khó khăn trong cuộc sống hay học tập, Dung lại nhớ tới ông ngoại, người đã cần cù lao động, khai khẩn đất đai đề trồng trọt, chăn nuôi. Cũng như ông ngoại, bố mẹ Dung không quản khó khăn, vất vả để tiếp tục mở rộng và phát triển kinh tế. Bạn cảm thấy tự hào về tinh thần lao động chăm chỉ và không ngại khó của ông ngoại và bố mẹ mình. Nhờ đó, bạn có động lực để tiếp tục học tập tốt dù ở xa nhà. V ' J © Việc tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ đã giúp ích gì cho Dung? Việc duy trì nền nếp, gia phong đã đem lại điều gì cho gia đình Nam? Theo em, truyền thống gia đinh, dòng họ có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi cá nhân, gia đình và xã hội? Giữ gìn và phát huy truyền thống gia đình, dòng họ Em hãy đọc các trường hợp dưới đây và trả lời câu hỏi r o Năm nào cũng vậy, Linh luôn háo hức mong chờ đến sáng mùng một Tết Nguyên đán. Khi đó, mọi thành viên trong gia dinh đều tụ họp đông đủ, cùng nhau đi chúc tết ông bà và những người thân trong gia đình, dòng họ. Tết năm nay, Linh còn học được rất nhiều lời chúc ý nghĩa đề chúc mừng ông bà, bố mẹ. © Tuổi thơ của An đã gắn bó với tiếng đàn bầu vì bà ngoại và mẹ của An đều là nghệ sĩ đàn bầu nổi tiếng. Từ nhỏ, An đã được tập đàn cùng bà và mẹ. Giờ đây, kĩ thuật đánh đàn của An đã khá điêu luyện. An luôn mong muốn sẽ có nhiều cơ hội mang nét độc đáo của tiếng đàn bầu Việt Nam giới thiệu với bạn bè trong nước và quốc tế. ô Theo em, việc làm của Linh và gia đình sẽ mang đến cảm xúc như thế nào cho người thân? Em có suy nghĩ gì về mong muốn của bạn An? Từ việc làm của gia đinh bạn Linh và bạn An, theo em mỗi người cần làm gì để giữ gìn, phát huy truyền thống gia đình, dòng họ? Truyền thống gia đình, dòng họ là những giá trị tốt đẹp mà gia đình, dòng họ đã tạo ra cần được giữ gìn và phát huy qua nhiều thế hệ. Một số truyền thống tiêu biểu của gia đình, dòng họ Việt Nam như: yêu nước, yêu thương con người, hiếu học, lao động cần cù, giữ nghề truyền thống,... Hiểu biết và tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ là nền tảng phát triển lòng tự tôn của mỗi cá nhân; nâng đỡ và tạo sức mạnh vượt qua khó khăn cho mỗi người. Việc giữ gìn, phát huy những giá trị tốt đẹp của truyền thống gia đình, dòng họ còn có ý nghĩa quan trọng, tích cực đối với gia đình và xã hội. Chúng ta cần tìm hiểu đề tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ mình; từ đó, có những việc làm phù hợp với khả năng để phát huy truyền thống. ,CM ™uYỀN g'4 OÌNli. —« • < LUYỆN TẬP Em hãy cùng các bạn trong lớp giới thiệu truyền thống gia đình, dòng họ bằng cách vẽ hoặc dán ảnh các thành viên trong gia đình của mình vào "cây truyền thống gia đình" theo mẫu. Sau đó, ghi chú thích về nghề nghiệp, đức tính, tư tưởng, lối sống,... được lưu truyền và gìn giữ từ nhiều đời nay. Em có mong muốn tiếp nối các truyền thống đó không? Vì sao? Hãy chia sẻ cùng các bạn trong lớp. Xử lí tình huống ( ” " A o Dòng họ Nguyễn Huy của Bình có truyền thống hiếu học. Hằng năm, cứ vào đầu năm học, dòng họ lại tổ chức trao phần thưởng cho con cháu đạt thành tích cao trong học tập và thi đỗ đại học. Năm nay, Bình không được nhận phần thưởng vì kết quả học tập của bạn chưa cao. Theo em, Bình cần làm gì để phát huy truyền thống hiếu học của dòng họ? V ) © Gia đình Hải có nghề truyền thống làm đồ chơi Trung thu. ông nội bạn đã từng được vinh danh là nghệ nhân nổi tiếng và cha mẹ Hải vẫn tiếp tục say mê làm ra những chiếc mặt nạ, đèn ông sao, đèn lồng,... và mong muốn Hải tiếp nối nghề truyền thống của gia đình. Có người khuyên Hải không nên theo nghề truyền thống của gia đình vì vất vả và không còn phù hợp với xu thế hiện nay nữa. © Gia đình Tuấn có truyền thống yêu nước, ông của bạn là lão thành cách mạng, bố đang làm việc trong quân đội. Tuấn rất tự hào về truyền thống gia đình mình nhưng lại muốn trở thành một doanh nhân, bởi theo Tuấn làm công việc gì mà có đóng góp cho đất nước cũng là tiếp nối truyền thống của gia đình. Tùng phản đối và cho rằng Tuấn phải tiếp nối công việc, nghề nghiệp được truyền từ đời ông, cha đến nay mới là tiếp nối truyền thống của gia đình. Em đồng tình với ý kiến của bạn nào? Vì sao? VẬN DỤNG 1. Em hãy viết thư cho ông bà, bố mẹ trong gia dinh đề nói lên niềm tự hào của em về truyền thống gia đình, dòng họ và chia sẻ những việc em sẽ làm để phát huy những truyền thống tốt đẹp đó. 2. Em hãy lập kế hoạch và thực hiện việc giữ gìn, phát huy truyền thống gia đình, dòng họ của em theo bảng mẫu sau: Tên truyền thống Cách giữ gìn và phát huy YÊU THƯƠNG CON NGƯỜI MỤC TIÊU Nêu được khái niệm và biểu hiện của tình yêu thương con người. Trình bày được giá trị của tình yêu thương con người. Thực hiện được những việc làm thể hiện tình yêu thương con người. Đánh giá được thái độ, hành vi thể hiện tình yêu thương của người khác. Phê phán những biểu hiện trái với tình yêu thương con người. 1$ KHỞI ĐỘNG Quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi © Hình ảnh gợi em nhớ tới sự việc nào xảy ra ở nước ta? Trước sự việc đó, Nhà nước và Nhân dân ta đã có những hành động gì? Em hãy chia sẻ cảm xúc của mình trước những hành động đó. Yêu thưong con người và biểu hiện của yêu thưong con người * Thế nào là yêu thương con người? Đọc thông tin và trả lời câu hỏi Bé Nguyễn Hải Ar\, 7 tuổi bị can bệnh u thần kinh đệm cầu não lan toả - một can bệnh hiện tọi chưa có phương pháp điều trị tối ƯU. Thực hiện ưóc nguyện của bé khi còn sống, sau một thòi gian điều trị tọi bệnh viện nhưng không qua khỏi, mẹ bé và gia đình đã quyết định hiến tọng giác mọc của bé. Hai giác mọc của bé sau đó đã được ghép cho một cụ bà 73 tuổi và một ngưòi đàn ông 42 tuổi. Việc mẹ bé và gia đình đã cố gắng vượt qua nỗi đau, quyết định thực hiện di nguyện của bé là hiến tọng giác mọc đểtrao ánh sáng cho người khác vói mục đích cúư ngưòi, làm việc thiện đã viết nên câu chuyện đẹp về lòng nhân di, biết sống vì ngưòi khác, đem lọi họnh phúc cho ngưòi khác để sự sống mãi tiếp nối, trường tồn. Cô Thuỳ Dương, mẹ của bé chia sẻ: “Việc hiến tọng nội tọng là di nguyện của con. Lúc con còn tỉnh táo, hai mẹ con hay thủ th? và bé đã nói ra mong muốn của mình về hiến tọng, một phần là muốn cống hiến cho xã hội, giúp ngưòi; một phần là muốn mẹ tiếp tục sống tiếp vì con còn trên thế gian". Như một hiệu ứng kì diệu, sau khi biết nghĩa cử cao đẹp của bé Hải /An, đã có hàng ngàn ngưòi trên cả nước đang kí hiến tọng sau khi qua đòi. 9 ----------------- Em có suy nghĩ gì khi đọc thông tin trên? Theo em, tình yêu thương con người là gì? * Biểu hiện của tình yêu thương con người - Qua thông tin ở phần trên và trải nghiệm của bản thân, em hãy chỉ ra những biểu hiện của tình yêu thương con người theo bảng mẫu sau: Hình thức Biểu hiện Lời nói Việc làm Thái độ - Quan sát hình ảnh và cho biết: tình yêu thương con người được biểu hiện như thế nào trong các mối quan hệ: gia đình, nhà trường, xã hội. Hãy nêu ví dụ minh hoạ. Ỷ nghĩa của tình yêu thirong con người Em hãy đọc thông tin dưới đây, thảo luận và trả lời câu hỏi ... được bảo vệ, quyền được phát triển, quyền được tham gia) để kề về từng quyền cụ thể của trẻ em ở nhóm quyền đó. Em hãy sắp xếp các quyền cụ thể của trẻ em dưới đây theo đúng bốn nhóm quyền: nhóm quyền được sống còn; nhóm quyền được bảo vệ; nhóm quyền được phát triển; nhóm quyền được tham gia. Trẻ em đến tuổi đi học được tới trường. Trẻ em mồ côi được chăm sóc tại cơ sở bảo trợ. Trẻ em có năng khiếu múa hát được học ở các trường nghệ thuật. Trẻ em được viết thư kết bạn, giao lưu với bạn bè năm châu. Trẻ em không phải làm các công việc nặng nhọc, quá sức so với bản thân. Trẻ em được tiêm phòng vắc xin theo quy định của Nhà nước. Trẻ em có quyền có quốc tịch. Trẻ em khuyết tật được học ở các trường chuyên biệt. k. Trẻ em có quyền được bày tỏ ý kiến, quan điểm cá nhân. Trẻ em được bảo vệ, chống lại việc bóc lột, xâm hại. Em hãy kể về một tấm gương thực hiện tốt quyền của trẻ em. Em học được điều gì từ tấm gương đó? 9 Quân hiểu về quyền trẻ em trong tình huống này đúng hay sai? Vì sao? Nếu là Quân, em sẽ ứng xử như thế nào? Xử lí tình huống "\ Bố mẹ mua cho Quân rất nhiều sách tham khảo, Quân không thích đọc nên đem sách cho bạn. Khi biết chuyện, bố mẹ rất tức giận và đã mắng Quân. Quân cảm thấy rất ấm ức vì cho rằng mình là trẻ em nên có v quyền cho bạn sách, bố mẹ không được phản đối. Em hãy sưu tầm hoặc vẽ tranh về quyền trẻ em và chia sẻ ý nghĩa của bức tranh đó. Em hãy viết thư tư vấn cho một bạn hay bị bố đánh và doạ cho nghỉ học để giúp bạn được hưởng các quyền cơ bản của trẻ em. THỰC HIỆN QUYỂN TRẺ EM ■ ■ MỤC TIÊU Nêu được trách nhiệm của gia đình, nhà trường, xã hội trong việc thực hiện quyển trẻ em. Phân biệt được hành vi thực hiện quyển trẻ em và hành vi vi pìụim quyển trẻ em. Thực hiện tốt quyền và bổn phận của trẻ em. Nhận xét, đánh giá được việc thực hiện quyển trẻ em của bản thân, gia đình, nhà trường, cộng đồng; bày tỏ được nhu cầu để thực hiện tốt hcm quyển trẻ em. ĩ KHỞI ĐỘNG Cùng nghe/ hát bài hát “Dấu chấm hỏi” (sáng tác: Thế Hiển). Bạn nhỏ trong bài hát không được hưởng những quyền nào của trẻ em? Theo em, ai sẽ chịu trách nhiệm đảm bảo quyền trẻ em cho bạn nhỏ này? 1. Trách nhiệm của học sinh trong việc thực hiện quyển và bổn phận của trẻ em Bố ơi, chú Hưng hàng xóm lại đang đánh con chú ấy ạ! Em hãy đọc các tình huống dưới đây và trả lời câu hỏi o Đã vài lần Hải trông thấy chú Hưng hàng xóm đánh đập con trai. Hải rất thương em nên đã kề lại chuyện này với bố và nhờ bố tìm cách để giúp đỡ em. f \ ( 'N © Lên lớp 6, Lan yêu cầu bố mua xe máy điện để đi học nhưng bố không đồng ý vì Lan chưa đủ tuổi sử dụng. Lan nghĩ bố không thương mình nên giận dỗi, nhịn ăn. Bố mua xe máy điện cho con đi học nhé! \r Không được! Con chưa đủ tuổi sử dụng xe máy điện. Trang phục tớ chuẩn bị Mình ngại lắm! cho bạn đây. Bạn lên sân khấu hát đi. Bạn hát hay lắm! © Do phải ngồi xe lăn từ nhỏ nên Hoàng tự ti, ngại giao tiếp. Nhà trường tổ chức cuộc thi văn nghệ chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam, biết Hoàng có giọng hát hay, các bạn trong lớp đã động viên, khích lệ, chuẩn bị cả trang phục đề Hoàng tham gia thi khiến bạn rất cảm động. © Em hãy cho biết, trong các tình huống trên, bạn nào đã thực hiện đúng, bạn nào thực hiện chưa đúng quyền và bồn phận của trẻ em. Vì sao? Theo em, học sinh có trách nhiệm như thế nào trong việc thực hiện quyền và bồn phận của trẻ em? 2. Trách nhiệm của gia dinh, nhà trirởng và xã hội trong việc thực hiện quyển trẻ em Em hãy đọc thông tin, tình huống sau và trả lời câu hỏi ( ” ” ^ © Nghỉ hè về thăm quê, An được ông bà dẫn đi tham quan và kể cho nghe nhiều câu chuyện thú vị về các di tích lịch sử ở địa phương, ông bà còn dạy An cách trồng rau và chăm sóc vật nuôi trong nhà. Đây thật là một kì nghỉ vui vẻ, bổ ích. V ) © Chính quyền xã K đã tổ chức cuộc thi Tìm hiểu về Luật Giao thông nhằm nâng cao hiểu biết và ý thức tham gia giao thông an toàn của học sinh. Cùng với những phần quà có ý nghĩa, Ban tổ chức còn tuyên truyền đến từng thôn xóm để các gia đình động viên con em mình tham gia cuộc thi. © Nhận được tin báo của anh Hải, cơ quan công an đã điều tra, bắt giữ vợ chồng ông Nam về hành vi thường xuyên đánh đập con nuôi là bé Tùng. Toà án đã xét xử và tuyên phạt án tù vợ chồng ông Nam về hành vi vi phạm quyền trẻ em. © Theo em, gia đình, nhà trường và xã hội có trách nhiệm như thế nào trong việc thực hiện quyền trẻ em? Theo em, những hành vi xâm phạm quyền trẻ em sẽ bị xử lí như thế nào? Thực hiện các quyền trẻ em là trách nhiệm chung của mỗi cá nhân, gia đình, nhà trường và xã hội. Cụ thể: © Trường học của Lâm có kế hoạch tổ chức hoạt động ngoại khoá cho học sinh. Đề tổ chức các hoạt động phù hợp với học sinh, nhà trường đã đưa ra một số nội dung hoạt động ngoại khoá để các em đóng góp ý kiến và lựa chọn nội dung mà các em thấy hứng thú nhất. Đối với học sinh: tích cực, chủ động thực hiện các quyền trẻ em để phát triển và bảo vệ bản thân; đồng tình ủng hộ các hành vi thực hiện đúng quyền trẻ em và phê phán những hành vi vi phạm quyền trẻ em,... Đối với gia đình: tiến hành khai sinh, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ em; tạo điều kiện, khuyến khích trẻ em tham gia các hoạt động học tập, vui chơi giải trí, phát triển năng khiếu phù hợp; quản lí và bảo vệ trẻ em khỏi các nguy cơ bị xâm hại, bị lạm dụng, bị mua bán,... Đối với nhà trường: quản lí, chăm sóc sức khoẻ, giáo dục trẻ em; đảm bảo môi trường học tập an toàn cho học sinh,... Đối với xã hội: đảm bảo các quyền trẻ em được thực hiện; xử lí nghiêm minh các hành vi vi phạm quyền trẻ em; xây dựng, thực hiện các chính sách về quyền trẻ em, cung cấp các dịch vụ an toàn, bảo vệ quyền lợi của trẻ,... • LUYỆN TẬP ■ ■ Em hãy nêu một số biểu hiện thực hiện tốt và thực hiện chưa tốt quyền trẻ em ở gia đình, trường học và địa phương em. Em tán thành hoặc không tán thành ý kiến nào dưới đây? Vì sao? Trẻ em có quyền được học tập, vui chơi giải trí, không cần làm gì. Trẻ em khuyết tật cũng được hưởng các quyền như những trẻ em khác. Cha mẹ có quyền ưu tiên, chiều chuộng con trai hơn con gái. Lôi kéo trẻ em vào con đường nghiện hút là sai trái. Cho con đi học hay không là quyền của cha mẹ. Xử lí tình huống í T7T rr ^ © Trường Lan tổ chức cho học sinh đi tham quan di tích lịch sử. Tuy nhiên, bố Lan không muốn cho Lan đi vì địa điểm tham quan ở xa. Lan rất buồn và không biết phải làm gì đề bố đồng ý cho mình đi. V J 9 Nếu là Lan, em sẽ làm gì để bố đồng ý cho mình đi tham quan cùng các bạn? rz~z ; s ~ o Giờ ra chơi, Quân và các bạn cùng lớp ra sân trường đá cầu. Trong lúc nghiêng người để đỡ cầu, Quân vô tình giẫm phải chân Hưng. Mặc dù Quân đã xin lỗi nhưng Hưng vẫn tỏ thái độ khó chịu và mắng chửi Quân bằng những lời lẽ rất khó nghe, thậm chí Hưng còn đe doạ Quân. 9 Nếu là Quân, em sẽ làm gì? VẬN DỤNG 1. Em hãy tìm hiểu và trang bị cho bản thân các kiến thức và kĩ năng phòng, chống xâm hại trẻ em. Ghi lại những việc trẻ em nên làm và không nên làm để phòng, chống nguy cơ xâm hại trẻ em theo bảng mẫu sau: Việc trẻ em nên làm để phòng, chống Việc trẻ em không nên làm để phòng, chống nguy cơ bị xâm hại nguy cơ bị xâm hại 2. Em hãy tự nhận xét việc thực hiện bổn phận của mình đối với gia đình và thầy, cô giáo. Điều gì em đã thực hiện tốt và điều gì chưa thực hiện tốt? Hãy xây dựng kế hoạch rèn luyện để khắc phục những điều chưa tốt theo bảng mẫu sau: Đối tượng Việc đã thực hiện tốt Việc chưa thực hiện tốt Kế hoạch rèn luyện Gia đình Thầy, cô giáo MỘT SỐ THUẬT NGỮ DÙNG TRONG SÁCH • Thuật ngữ • Giải thích Trang Bồn phận Trách nhiệm và phần việc phải gánh vác, lo liệu, theo đạo lí thông thường. 54, 55, 56, 58 Hậu quả Kết quả không hay, có ảnh hưởng về sau. 19, 29, 30, 31, 38 Nghĩa vụ Việc bắt buộc phải làm đối với xã hội, đối với người khác mà pháp luật hay đạo đức quy định. 43, 48, 49 Quyền Điều mà pháp luật hoặc xã hội công nhận cho được hưởng, được làm, được đòi hòi mà không ai được ngăn càn, hạn chế. 11, 49, 50, 51, 52,... Tính cách Tổng thể nói chung những đặc điểm tâm lí ổn định trong cách xử sự của một người, biểu hiện thái độ cùa người đó trong những hoàn cảnh điển hình. 15, 28 Tinh huống Sự việc xảy ra tại một noi, trong một thời gian nhất định buộc con người phải suy nghĩ, hành động, đối phó. 12,19, 30, 31 j S3}iaa Tôn trọng Tò thái độ đánh giá cao và không được vi phạm hoặc xúc phạm đến. 17, 18, 20, 21, 25,... Trách nhiệm Phần việc được giao và phải đàm bảo hoàn thành, nếu kết quả không tốt thì phải gánh chịu phần hậu quà. 17, 55, 56, 57, 58 Trẻ em Là người dưới 16 tuổi. 44, 53, 54, 55, 56,... Truyền thống Thói quen hình thành đã lâu đời trong lối sống và nếp nghĩ, được truyền lại từ thế hệ này sang thế hệ khác. 5, 6, 7, 8 Tự hào Hài lòng, hãnh diện về những điều tốt đẹp mà mình có. 5, 6, 7, 8, 42 ứng phó Chủ động, sẵn sàng đáp lại tình thế bất lại một cách kịp thời. 30, 31, 32 Vi phạm Không tuân theo hoặc làm trái những điều quy định. 55, 57 Nhà xuất bán Giáo dục Việt Nam xin trân trọng cám 071 các tác giá có tác phẩm, tư liệu được sử dụng, trích dẩn trong cuốn sách này. Chịu trách nhiệm xuất bản: Chủ tịch Hội đồng Thành viên NGUYỀN ĐỨC THÁI Tổng Giám đốc HOÀNG LÊ BÁCH Chịu trách nhiệm nội dung: Tổng Giám đốc HOÀNG LÊ BÁCH Biên tập nội dung: HOÀNG KIM LIÊN - NGUYỀN TẮT THẮNG Biên tập mĩ thuật: NGUYỀN BÍCH LA Thiết kế sách: NGUYỄN THUÝ QUỲNH Trình bày bìa: NGUYỄN BÍCH LA Minh hoạ: LÊ MẠNH CƯỜNG Sửa bản in: TRỊNH ĐlNH DỰNG Chế bản: CÔNG TY CỒ PHẦN MĨ THUẬT VÀ TRUYỀN THÔNG Bản quyền © (2020) thuộc Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam. Xuất bản phẩm đã đăng kí quyền tác giả. Tất cả các phần của nội dung cuốn sách này đều không được sao chép, lưu trữ, chuyền thể dưới bất kì hình thức nào khi chưa có sự cho phép bằng văn bản của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam. GIÁO DỤC CÔNG DÂN 6 Mã số: In ... bản, (QĐ ...) khổ 19 X 26,5 cm. Đơn vị in: ... Địa chỉ:... SỐĐKXB: .../CXBIPH/.../GD. Số QĐXB: .../QĐ-GD - HN ngày ... tháng ... năm 2020 In xong và nộp lưu chiểu tháng ... năm 20... Mã số ISBN: ...
File đính kèm:
- giao_trinh_giao_duc_cong_dan_lop_6_sach_chan_troi_sang_tao.doc