Giáo án Vật lí Lớp 8 theo CV5512 - Chương trình học kì 2

I. MỤC TIÊU

 1. Kiến thức

- Nêu được các ví dụ khác SGK về trường hợp có công cơ học , không có công cơ học. Chỉ ra được sự khác biệt giữa hai trường hợp đó.

- Phát biểu được công thức tính công, nêu được các đại lượng và đơn vị có trong công thức

2. Năng lực

a. Năng lực chung:

- Năng lực tự học: Tự đọc sgk và nghiên cứu các tài liệu liên quan.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trao đổi thảo luận, trình bày kết quả thảo luận.

b. Năng lực đặc thù:

- Năng lực khoa học tự nhiên: Tìm hiểu tự nhiên

- Năng lực tính toán: Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để lập luận có căn cứ và giải được các bài tập đơn giản.

3. Phẩm chất

- Chăm chỉ, trách nhiệm

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Giáo viên:

- Nghiên cứu tài liệu soạn giảng, tranh vẽ h13.1 SGK, một số phiếu bài tập phần luyện tập

 2. Học sinh:

- Kiến thức phần hướng dẫn tự học và nghiên cứu ở nhà tiết 15

 

doc 24 trang cucpham 2540
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Vật lí Lớp 8 theo CV5512 - Chương trình học kì 2", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Vật lí Lớp 8 theo CV5512 - Chương trình học kì 2

Giáo án Vật lí Lớp 8 theo CV5512 - Chương trình học kì 2
CÔNG CƠ HỌC
I. MỤC TIÊU
 1. Kiến thức
- Nêu được các ví dụ khác SGK về trường hợp có công cơ học , không có công cơ học. Chỉ ra được sự khác biệt giữa hai trường hợp đó. 
- Phát biểu được công thức tính công, nêu được các đại lượng và đơn vị có trong công thức
2. Năng lực 
a. Năng lực chung:
- Năng lực tự học: Tự đọc sgk và nghiên cứu các tài liệu liên quan.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trao đổi thảo luận, trình bày kết quả thảo luận. 
b. Năng lực đặc thù:
- Năng lực khoa học tự nhiên: Tìm hiểu tự nhiên
- Năng lực tính toán: Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để lập luận có căn cứ và giải được các bài tập đơn giản. 
3. Phẩm chất
- Chăm chỉ, trách nhiệm
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên: 
- Nghiên cứu tài liệu soạn giảng, tranh vẽ h13.1 SGK, một số phiếu bài tập phần luyện tập
 2. Học sinh: 
- Kiến thức phần hướng dẫn tự học và nghiên cứu ở nhà tiết 15
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 
Họat động của giáo viên
Họat động của học sinh
Nội dung 
HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động
Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.
Nội dung: Tổ chức tình huống học tập
Sản phẩm:Trình bày được điểm khác nhau giữa 2 nhiệm vụ trong tình huống 
Tổ chức thực hiện: 
Giao nhiệm vu: 
- Bạn A: Nâng và giữ vật năng trên cao; bạn B di chuyển vật nặng
- Thông báo: Bạn B đã thực hiện công cơ học còn bạn A ko thực hiện được công cơ học.
- Thực hiện nhiệm vụ
- Nắm tình huống của bài
HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức
a. Mục tiêu: - Nêu được các ví dụ khác SGK về trường hợp có công cơ học , không có công cơ học. Chỉ ra được sự khác biệt giữa hai trường hợp đó. 
- Phát biểu được công thức tính công, nêu được các đại lượng và đơn vị có trong công thức
b. Nội dung: Các trường hợp có công cơ học, chỉ ra lực đã thực hiện công; công thức tính công
c. Sản phẩm: Nêu ví dụ về các trường hợp có công cơ học, chỉ ra được lực đã thực hiện công; Viết được công thức tính công, đơn vị đo của công
d. Tổ chức thực hiện: 
1. Hình thành khái niệm công cơ học
- So sánh hai nhiệm vụ và tìm ra điểm giống và khác nhau?
- Thông báo: Bạn A không thực hiện được công cơ học, Bạn B đã thực hiện được một công cơ học
- Y/c hs nêu điều kiện để có công cơ học
- Chốt kiến thức
- Y/c hs nêu ví dụ có công cơ học trong thực tế, chỉ ra lực đã thực hiện công
2. Công thức tính công
- GV thông báo công thức tính công A, 
- Y/c hs giải thích các đại lượng trong công thức và đơn vị công. 
- Nhận xét nội dung
- Thông báo phạm vi sử dụng công thức tính công
Quan sát và trả lời câu hỏi 
- Nêu điều kiện có công cơ học
- Nắm nội dung.
- Nêu được ví dụ thực tế, chỉ ra được lực đã thực hiện công
- Nắm vững công thức tính công
- Nêu tên và đơn vị các đại lượng theo y/c
- Nắm nội dung thông báo của GV
I. Khi nào có công cơ học?
Điều kiện:
 Chỉ có công cơ học khi:
- Có lực tác dụng vào vật
- Lực đó làm cho vật dịch chuyển 
II. Công thức tính công:
A= F.s
Trong đó:
A: Công lực F
F: lực td vào vật (N)
s: Quãng đường vật di chuyển (m)
Đơn vị công: Jun (J) hoặc N.m
- 1 KJ = 1000J
 1J = 1N.1m
HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập 
a. Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học
b. Nội dung: Bài tập cũng cố
c. Sản phẩm: Kết quả các bài tập
d. Tổ chức thực hiện: Tổ chức trò chơi powerpoint hoặc làm trên phiếu học tập
Bài 1. Trường hợp nào sau đây ngọn gió không thực hiện công
A. Gió thổi làm tốc mái nhà
B. Gió thổi vào bức tường thành 
Gió thổi làm tàu bè dạt vào bờ
 D. Gió xoáy hút nước lên cao 
⇒ Đáp án C
Bài 2: Trong các trường hợp dưới đây, trường hợp trọng lực đã nào thực hiện công cơ học?
A. Đầu tàu hỏa đang kéo đoàn tàu chuyển động.
B. Người công nhân dùng ròng rọc cố định kéo vật nặng lên.
C. Ô tô đang chuyển động trên đường nằm ngang.
D. Quả nặng rơi từ trên xuống.
⇒ Đáp án D
 Bài 3. Công cơ học phụ thuộc vào yếu tố nào dưới đây? 
A. Khối lượng của vật và quãng đường vật dịch chuyển.
B. Lực tác dụng vào vật và quãng đường vật dịch chuyển theo phương của lực.
C. phương chuyển động của vật
D. tất cả các yếu tố trên đều đúng
⇒ Đáp án B
Bài 4 . Một vật có khối lượng 500g, rơi từ độ cao 20 cm xuống đất . khi đó trọng lực đã thực hiện một công là
A. 10000 J B. 1000 J C. 1J D. 10 J
⇒ Đáp án B
Bài 5: Một nhóm học sinh đẩy một xe chở đất từ A đến B trên đoạn đường nằm ngang, tới B đổ hết đất rồi đẩy xe không theo đường cũ trở về A. So sánh công sinh ra ở lượt đi và lượt về.
A. Công ở lượt đi bằng công trượt ở lượt về vì quãng đường đi được bằng nhau.
B. Công ở lượt đi lớn hơn vì lực đẩy lượt đi lớn hơn lượt về.
C. Công ở lượt về lớn hơn vì xe không thì đi nhanh hơn.
D. Công ở lượt đi nhỏ hơn vì kéo xe nặng nên đi chậm.
⇒ Đáp án B
 Bài 6: Một ròng rọc cố định làm thay đổi hướng chuyển động của dây đi 900 khi kéo vật lên cao như hình vẽ.
A. Lực kéo đã thực hiện công vì có lực tác dụng làm vật dịch chuyển.
B. Lực kéo không thực hiện công vì phương của lực vuông góc với phương dịch chuyển của vật.
C. Lực kéo không thực hiện công vì lực kéo tác dụng lên vật phải thông qua ròng rọc.
D. Lực kéo không thực hiện công vì nếu không có lực vật vẫn có thể chuyển động theo quán tính.
⇒ Đáp án B
Bài 7: Người ta dùng một cần cẩu để nâng một thùng hàng có khối lượng 2500 kg lên độ cao 12 m. Tính công thực hiện được trong trường hợp này.
A. 300 kJ        B. 250 kJ
C. 2,08 kJ        D. 300 J
⇒ Đáp án A
Bài 8: Một đầu máy xe lửa kéo các toa xe bằng lực F = 7500 N. Công của lực kéo là bao nhiêu khi các toa xe chuyển động được quãng đường s = 8km.
A. A = 60000 kJ        B. A = 6000 kJ
C. Một kết quả khác        D. A = 600 Kj
⇒ Đáp án A
HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng – Hướng dẫn về nhà
a. Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập 
b. Nội dung: Bài tập vận dụng C5, C6, C7 sgk và bài tập thuộc sbt
c. Sản phẩm: Hoàn thành nội dung các bài tập vào vở
d. Tổ chức thực hiện:
Giao nhiệm vụ về nhà
Về nhà thực hiện nhiệm vụ được giao
C5: công của lực kéo của đầu tàu
A = F.s = 5000 . 1000
A = 5000000J = 5000KJ
C6: 
A = Fs = 20.6 = 120 (J)
C7: Trọng lực có phương thẳng đứng vuông góc với phương CĐ của vật, nên không có công cơ học của trọng lực....
IV. RÚT KINH NGHIỆM
Tuần : 19
Ngày soạn: 16/01/2021
Tiết : 19
Ngày dạy: 18/01/2021
Bài 14: ĐỊNH LUẬT VÊ CÔNG
I.MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Phát biểu được định luật bảo toàn công cho máy cơ đơn giản. Nêu được ví dụ minh họa.
2. Năng lực 
a. Năng lực chung:
- Năng lực tự học: Tự đọc sgk và nghiên cứu các tài liệu liên quan.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trao đổi thảo luận, trình bày kết quả thí nghiệm. 
b. Năng lực đặc thù:
- Năng lực khoa học tự nhiên: Nhận thức khoa học tự nhiên; Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học
3. Phẩm chất
- Trung thực, trách nhiệm
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên: 
Đối với cả lớp: Ròng rọc, Giá treo, Thước, Quả năng 200g, Lực kế. 
2. Học sinh: 
- Kiến thức phần hướng dẫn tự học và nghiên cứu ở nhà tiết 16
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 
Họat động của giáo viên
Họat động của học sinh
Nội dung 
HOẠT ĐỘNG 1: Kiểm tra bài cũ - Khởi động 
Mục tiêu: - Vận dụng được công thức tính công; 
- Khi sử dụng máy cơ đơn giản để hổ trợ trong công việc thì công có thay đổi?
b. Nội dung: Các trường hợp có công cơ học, chỉ ra lực đã thực hiện công; công thức tính công
c. Sản phẩm: - Nội dung các bài tâp
- Dự đoán kết quả
d. Tổ chức thực hiện:
- Y/c hs lên bảng hoàn thành nội dung bài tập C5, C6 (công)
- Trình chiếu hình ảnh ( nêu tên công việc tương ứng – nếu ko có máy chiếu) có sử dụng máy cơ đơn giản
- Y/ học sinh nêu tên và tác dụng cuả các loại máy cơ đó?
- Y/c hs nêu dự đoán về công thực hiện có thay đổi hay không? 
Trình bày bài giải
Quan sát (lắng nghe)
- Nêu tên và công dụng của máy cơ 
- Nêu dự đoán
HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức 
a. Mục tiêu: Phát biểu được định luật bảo toàn công cho máy cơ đơn giản. 
b. Nội dung: Làm thí nghiệm để kiểm tra dự đoán
c. Sản phẩm: Báo cáo kết quả thí nghiệm với ròng rọc, rút ra được nội dung định luật về công
d. Tổ chức thực hiện:
1. Thí nghiệm:
Giới thiệu đồ dùng thí nghiệm và cách tiến hành thí nghiệm như hình 
- Y/ c hs thực hiện thí nghiệm theo nhóm, ghi lại kết quả vào phiếu học tập và báo cáo kết quả TN (chỉ định học sinh báo cáo)
Thông báo:
Kết luận trên không những chỉ dùng cho ròng rọc động mà còn dùng cho mọi máy cơ đơn giản khác.
Y/c hs trả lời câu hỏi: Dùng máy cơ đơn giản cho ta lợi về gì? Thiệt về gì? Và không lợi về gì?
-Y/c HS nêu định luật về công.
- Quan sát và lắng nghe hướng dẫn.
Tiến hành TN theo nhóm, hoàn thành nội dung phiếu ; Báo cáo kết quả TN 
- Trả lời câu hỏi
- Nêu nội dung định luật
I. Thí nghiệm
TN
F 
N)
s(m)
A(J)
Không dùng ròng rọc
Dùng ròng rọc động
Nhận xét:
 Dùng ròng rọc động cho ta lợi hai lần về lực thì lại thiệt hai lần về quãng đường nghĩa là không được lợi gì về công.
II. Định luật về công
Không một máy cơ đơn giản nào cho ta lợi về công. Được lợi bao nhiêu lần về lực thì lại thiệt bấy nhiêu lần về đường đi và ngược lại.
HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập 
a. Mục tiêu: Học sinh tổng hợp được kiến thức thông qua các câu hỏi của giáo viên.
Nêu được ví dụ minh họa định luật về công của một số máy cơ đơn giản.
b. Nội dung: Bài tập cũng cố
c. Sản phẩm: Hoàn thành nội dung các bài tập
d. Tổ chức thực hiện: Tổ chức trò chơi powerpoint hoặc làm trên phiếu học tập
GV cho học sinh làm bài tập trắc nghiệm:
Bài 1: Trong các phát biểu sau, phát biểu nào đúng với định luật về công?
A. Các máy cơ đơn giản đều cho lợi về công.
B. Không một máy cơ đơn giản nào cho lợi về công, mà chỉ lợi về lực và lợi về đường đi.
C. Không một máy cơ đơn giản nào cho ta lợi về công, được lợi bao nhiêu lần về lực thì thiệt bấy nhiêu lần về đường đi và ngược lại.
D. Các máy cơ đơn giản đều lợi về công, trong đó lợi cả về lực lẫn cả đường đi.
Hiển thị đáp án
Không một máy cơ đơn giản nào cho ta lợi về công, được lợi bao nhiêu lần về lực th ... T ĐỘNG 1: Khởi động
a. Mục tiêu: Nắm vững các công thức và nội dung kiến thức ở các bài 14 đến17 sgk
b. Nội dung: Viết lại tên các bài 14 đến 17, các công thức thuộc nội dung các bài đó 
c. Sản phẩm: Công thức, tên bài học
d. Tổ chức thực hiện: Trò chơi vận động: Ai nhanh hơn
- Chia lớp thành hai đội. Nhiệm vụ: Viết lại tên các bài 14 đến 17, các công thức thuộc nội dung các bài đó
- Chú ý: Mỗi bạn chỉ được viết 1 lần và tiến hành lần lượt.
- Thời gian: 5 phút
- Nhận xét và xác nhận kết quả đúng.
- Tiến hành trò chơi theo y/c
- Chúc mừng đội thắng cuộc
HOẠT ĐỘNG 2: Luyện tập
a. Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung các bài 14,15,16,17
b. Nội dung: Bài tập cũng cố
c. Sản phẩm: Kết quả các bài tập 
d. Tổ chức thực hiện: Tổ chức trò chơi powepoint : Ai là triệu phú
- Chia lớp thành 2(hoặc 4) đội
- Thông báo luật chơi: Gồm 30(hoặc 40)câu hỏi được xếp theo thứ tự khó dần. Trả lời đúng được 10 điểm, sai trừ 5 điểm
- Từ câu thứ 5 trở đi các đội có thêm 2 quyền trợ giúp là 50/50( loại đi 2 đáp án sai), và hướng dẫn của giáo viên
- Khi trả lời sai, quyền trả lời thuộc về đội còn lại(đội nhanh hơn nếu 4 đội). Nếu trả lời đúng được 5 điểm
- Các đội bốc thăm thứ tự trả lời câu hỏi. Thời gian tối đa của mỗi câu là 30 giây
- Kết thúc trò chơi giáo viên tổng kết điểm và tuyên bố đội thắng cuộc
* Chú ý: Mỗi bạn chỉ được trả lời 1 lần đến khi hết lược
- Tiến hành trò chơi theo hướng dẫn của gv
IV. RÚT KINH NGHIỆM
Tuần : 
Ngày soạn: 
Tiết : 
Ngày dạy: 
Chủ đề: CẤU TẠO CHẤT
I. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức
- Nêu được các chất đều được cấu tạo từ các nguyên tử, phân tử.
- Nêu được giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách.
- Nêu được các nguyên tử, phân tử chuyển động nhiệt không ngừng.
- Nêu được mối quan hệ của nhiệt độ chuyển động của phân tử ( Nhiệt độ càng cao phân tử chuyển động càng nhanh và ngược lại)
2. Năng lực 
a. Năng lực chung:
- Năng lực tự học: Tự đọc sgk và nghiên cứu các tài liệu liên quan.
b. Năng lực đặc thù:
- Năng lực khoa học tự nhiên: Tìm hiểu tự nhiên, nhận thức khoa học tự nhiên, vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học
3. Phẩm chất
- Chăm chỉ, trách nhiệm
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên: 
- Kính hiển vi hiện đại, rượu, nước, hạt đậu, cát nhỏ, bình chia độ, mãnh nhôm...
 2. Học sinh: 
- Xem trước nội dung bài 18,19
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 
III.  CÂU HỎI VÀ BÀI  TẬP
1. Nhận biết:
Câu 1: Quả bóng tương tự với hạt nào trong thí nghiệm của Bơ rao?
Câu 2 : Các học sinh tương tự với hạt nào trong thí nghiệm của Bơ rao ?
2. Thông hiểu:?
Câu 1: Hãy dùng cách giải thích sự hụt thể tích trong thí nghiệm trộn đậu xanh vào đậu phộng(lạc) để giải thích sự hụt thể tích trong thí nghiệm trộn rượu với nước.
Câu 2 : Tại sao các phân tử nước có thể làm cho các hạt phấn hoa chuyển động ?
IV. THIẾT KẾ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động 1. Khởi động/mở bài 
1. Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.
2. Nhiệm vụ học tập của học sinh:Lắng nghe, đưa ra các dự đoán câu trả lời
3. Cách thức tiến hành hoạt động: 
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
Nội dung
HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động
a. Mục tiêu: Xác định được vấn đề cần nghiên cứu của bài 
b. Nội dung: Làm TN hình 19.1 sgk
c. Sản phẩm: Đự đoán nguyên nhân
d. Tổ chức thực hiện:
- Giới thiệu dụng cụ và tiến hành thí nghiệm hình 19.1 sgk
- Từ kết quả thu được. Y/c hs dự đoán nguyên nhân
- Quan sát thí nghiệm, đọc kết quả
- Dự đoán nguyên nhân
HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức mới
a. Mục tiêu: 
- Nêu được các chất đều được cấu tạo từ các nguyên tử, phân tử.
- Nêu được giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách.
- Nêu được các nguyên tử, phân tử chuyển động nhiệt không ngừng.
- Nêu được mối quan hệ của nhiệt độ chuyển động của phân tử ( Nhiệt độ càng cao phân tử chuyển động càng nhanh và ngược lại)
Xác định được vấn đề cần nghiên cứu của bài 
b. Nội dung: Nghiên cứu sgk, quan sát mấu vật, làm thí nghiệm thảo luận nhóm 
c. Sản phẩm: Kết quả thảo luận (phiếu, báo cáo)
d. Tổ chức thực hiện:
1. Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt?
- Y/c hs hoạt động nhóm nghiên cứu tài liệu, kết hợp quan sát mẫu vật dưới kính hiển vi hiển vi hiện đại. trả lời câu hỏi:
+ Các chất có liền một khối hay không?
+ Tại sao các chất có vẻ liền như một khối?
Nhận xét kết quả, chốt kiến thức
2. Giữa các nguyên tử, phân tử có khỏang cách?
- Giới thiệu TN mô hình
- Y/c hs hoạt động nhóm tiến hành thí nghiệm mô hình với đậu và cát. Quan sát mô tả hiện tượng
- Y/c hs giải thích sự thiếu hụt thể tích của hỗn hợp.
- Nhận xét, đánh giá tiến trình và kết quả thu được
- Y/c hs liên hệ giải thích thí nghiệm mở đầu (rượu, nước)
- Y/c học sinh rút ra kết luận
3. Nguyên tử, phân tử chuyển động hay đứng yên?
- Giới thiệu thí nghiệm Bơ-rao
( có thể cho hs xem video- nếu có)
- Y/c hs hoạt động nhóm nhỏ thảo luận và giải thích hiện tượng của TN Bơ-rao thông qua trả lời nội dung C1, C2, C3
- Nhận xét, chốt kiến thức
4. Chuyển động của phân tử và nhiệt độ
- Tiến hành TN: Dùng 2 tăm bông nhỏ nhúng nước màu sau đó đồng thời bỏ vào 2 cốc nước (1 lạnh, 1 nóng). 
- Y/c hs quan sát và mô tả hiện tượng
- Y/c hs giải thích hiện tượng quan sát được?
- Cốc nào hiện tượng xảy ra nhanh hơn. Hiện tượng này chứng tỏ điều gì?
- Nhận xét, chốt kiến thức
- Hoạt động nhóm Nghiên cứu sgk + quan sát mẫu vật bằng kính hiển vi. 
- Trả lời câu hỏi
- Nắm nội dung kiến thức
- Tiến hành TN theo nhóm
- Mô tả hiện tượng
- Giải thích kết quả
- Giải thích hiện tượng
- Rút ra kết luận
- Lắng nghe ( hoặc quan sát )TN Bơ –rao
- Thảo luận trả lời C1, C2, C3
- Nắm nội dung kiến thức
Quan sát TN của GV
Mô tả hiện tượng
Giải thích hiện tượng
Trả lời câu hỏi
Nắm nội dung kiến thức
I. Cấu tạo chất
1. Các chất được cấu tạo từ các hạt nhỏ bé, riêng biệt, đó là nguyên tử và phân tử 
- Các nguyên tử và phân tử cấu tạo nên các chất vô cùng nhỏ bé nên các chất có vẻ liền như một khối.
2. Giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách
3. Nguyên tử, phân tử luôn chuyển động không ngừng về mọi phía.
4. Chuyển động của nguyên tử, phân tử phụ thuộc vào nhiệt độ. 
- Nhiệt độ càng cao nguyên tử, phân tử chuyển động càng nhanh...
HOẠT ĐỘNG 3. Luyện tập 
a. Mục tiêu: Luyện tập, củng cố nội dung kiến thức của chủ đề 
b. Nội dung: làm bài tập củng cố 
c. Sản phẩm: Kết quả bài tập (phiếu học tập)
d. Tổ chức thực hiện: Tổ chức trò chơi powerpoint hoặc làm trên phiếu học tập
Bài 1: Các chất được cấu tạo từ
tế bào       
 các nguyên tử, phân tử        
 hợp chất      
  các mô
⇒ Đáp án B
Bài 2: Chọn phát biểu sai?
A. Các chất được cấu tạo từ các hạt nhỏ riêng biệt gọi là các nguyên tử, phân tử.
B. Nguyên tử là hạt chất nhỏ nhất.
C. Phân tử là một nhóm các nguyên tử kết hợp lại.
D. Giữa các nguyên tử, phân tử không có khoảng cách.
⇒ Đáp án D
Bài 3: Tại sao quả bóng bay dù được buộc chặt lâu ngày vẫn bị xẹp?
A. Vì khi mới thổi, không khí từ miệng vào bóng còn nóng, sau đó lạnh dần nên co lại.
B. Vì cao su là chất đàn hồi nên sau khi bị thổi căng nó tự động co lại.
C. Vì không khí nhẹ nên có thể chui qua chỗ buộc ra ngoài.
D. Vì giữa các phân tử của chất làm vỏ bóng có khoảng cách nên các phân tử không khí có thể qua đó thoát ra ngoài.
⇒ Đáp án D
Bài 4: Vì sao nước biển có vị mặn?
A. Do các phân tử nước biển có vị mặn.
B. Do các phân tử nước và các phân tử muối liên kết với nhau.
C. Các phân tử nước và phân tử muối xen kẽ với nhau vì giữa chúng có khoảng cách.
D. Các phân tử nước và nguyên tử muối xen kẽ với nhau vì giữa chúng có khoảng cách.
⇒ Đáp án C
Bài 5: Tại sao các chất trông đều có vẻ liền như một khối mặc dù chúng đều được cấu tạo từ các hạt riêng biệt? Câu giải thích nào sau đây là đúng nhất?
A. Vì các hạt vật chất rất nhỏ, khoảng cách giữa chúng cũng rất nhỏ nên mắt thường ta không thể phân biệt được.
B. Vì một vật chỉ được cấu tạo từ một số ít các hạt mà thôi.
C. Vì kích thước các hạt không nhỏ lắm nhưng chúng lại nằm rất sát nhau.
D. Một cách giải thích khác.
⇒ Đáp án A
Bài 6: Chọn phát biểu đúng khi nói về chuyển động của các phân tử, nguyên tử?
A. Các phân tử, nguyên tử có lúc chuyển động, có lúc đứng yên.
B. Các nguyên tử, phân tử chuyển động theo một hướng nhất định.
C. Nhiệt độ của vật càng cao thì các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động chậm lại.
D. Các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh thì nhiệt độ càng cao.
⇒ Đáp án D
Bài 7: Tại sao hòa tan đường trong nước nóng nhanh hơn trong nước lạnh?
A. Vì nước nóng có nhiệt độ cao hơn nước lạnh nên làm cho các phân tử đường và nước chuyển động nhanh hơn.
B. Vì nước nóng có nhiệt độ cao hơn nước lạnh, các phân tử đường chuyển động chậm hơn nên đường dễ hòa tan hơn.
C. Vì nước nóng có nhiệt độ cao hơn nước lạnh nên làm cho các phân tử nước hút các phân tử đường mạnh hơn.
D. Cả A và B đều đúng.
Hiển thị đáp án
Nhiệt độ của vật càng cao thì các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh ⇒ Đáp án A
Bài 8: Vận tốc chuyển động của các phân tử có liên quan đến đại lượng nào sau đây?
A. Khối lượng của vật
B. Nhiệt độ của vật
C. Thể tích của vật
D. Trọng lượng riêng của vật
⇒ Đáp án B
HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng – Hướng dẫn về nhà
a. Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập 
b. Nội dung: Bài tập vận dụng sgk và bài tập thuộc sbt
c. Sản phẩm: Hoàn thành nội dung các bài tập vào vở
d. Tổ chức thực hiện: Hs hoạt động cá nhân trả lời nội dung các câu hỏi và hoàn thành nội dung các bài tập về nhà
1. Vận dụng:
Câu 1: Giải thích : Thả 1 cục đường vào 1 cốc nước rồi khuấy lên, đường tan và nước có vị ngọt.
Câu 2: Giải thích : Quả bóng cao su hoặc quả bóng bay bơm căng, dù có buộc chặt cũng cứ ngày 1 xẹp dần.
Câu 3: Giải thích : Cá muốn sống được dưới nước phải có không khí, nhưng ta thấy cá vẫn sống được dưới nước.
Câu 4 : Tại sao trong hồ, ao , sông ,biển lại có không khí mặc dù không khí nhẹ hơn nước rất nhiều?
2. Hướng dẫn về nhà
- Hoàn chỉnh lại nội dung các câu hỏi và hoàn thành nội dung các bài tập về nhà
- Xem trước bài mới
IV. RÚT KINH NGHIỆM

File đính kèm:

  • docgiao_an_vat_li_lop_8_theo_cv5512_chuong_trinh_hoc_ki_2.doc