Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 5 - Tuần 6 - Nguyễn Thị Vi

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

1. Đọc thành tiếng:

- Biết đọc đúng các tiếng khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ.

- Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu, các cụm từ, nhấn giọng ở những số liệu, thông tin về chính sách đối sử bất công với người da đen, thể hiện sự bất bình với chế độ a- pác- thai.

- Đọc diễn cảm toàn bài.

2. Đọc hiểu:

- Hiểu các từ ngữ: chế độ phân biệt chủng tộc, công lí, sắc lệnh, tổng tuyển cử, đa sắc tộc.

- Hiểu nội dung bài: Phản đối chế độ phân biệt chủng tộc, ca ngợi cuộc đấu tranh của người da đen ở Nam Phi.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK

- Bảng phụ viết sẵn để hướng dẫn HS luyện đọc.

 

doc 41 trang cucpham 23/07/2022 2660
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 5 - Tuần 6 - Nguyễn Thị Vi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 5 - Tuần 6 - Nguyễn Thị Vi

Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 5 - Tuần 6 - Nguyễn Thị Vi
Tuần 6
 Ngày soạn:19/9/2009
Ngày giảng: Thứ hai ngày 21 tháng 9 năm 2009
Tập đọc
Sự sụp đổ của chế độ a –pác –thai
I. Mục đích yêu cầu
1. Đọc thành tiếng:
- Biết đọc đúng các tiếng khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ.
- Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu, các cụm từ, nhấn giọng ở những số liệu, thông tin về chính sách đối sử bất công với người da đen, thể hiện sự bất bình với chế độ a- pác- thai.
- Đọc diễn cảm toàn bài.
2. Đọc hiểu:
- Hiểu các từ ngữ: chế độ phân biệt chủng tộc, công lí, sắc lệnh, tổng tuyển cử, đa sắc tộc. 
- Hiểu nội dung bài: Phản đối chế độ phân biệt chủng tộc, ca ngợi cuộc đấu tranh của người da đen ở Nam Phi.
II. Đồ dùng dạy học 
- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK
- Bảng phụ viết sẵn để hướng dẫn HS luyện đọc.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A.Kiểm tra bài cũ :
- GVgọi 3HS tiếp nối nhau đọc thuộc lòng một đoạn thơ trong bài Ê- mi – li, con... và trả lời câu hỏi về nội dung bài.
- Nhận xét và ghi điểm cho HS.
B. Dạy học bài mới:
1. Giới thiệu bài:
- GV cho HS quan sát tranh minh hoạ, kết hợp giới thiệu bài.
2.Hướng dẫn HS luyện đọc:
- Gọi 1 học sinh đọc cả bài.
- GV chia 3 đoạn, gọi HS đọc nối tiếp.
 + Lần 1: Đọc + sửa phát âm.
 + Lần 2: Đọc + giảng nghĩa từ : chế độ phân biệt chủng tộc, công lí, sắc lệnh, tổng tuyển cử, đa sắc tộc. 
 + Lần 3: Đọc + nhận xét, đánh giá
+ Lưu ý cách đọc:1/5(một phần năm).
- Y/c Hs luyện đọc theo cặp.
- Gọi 1 Hs đọc cả bài
- GVđọc mẫu.
3. Hướng dẫn HS tìm hiểu bài:
- Hướng dẫn HS trao đổi và tìm hiểu nội dung bài.
+ Em biết gì về nước Nam Phi?
+ Dưới chế độ a- pác- thai người da đen bị đối sử như thế nào?
Giảng: Dưới chế độ a- pác- thai, người da đen bị đối xử khinh miệt, đối xử tàn nhẫn. Họ không có quyền tự do dân chủ nào. Họ bị coi khinh như một công cụ biết nói...
+ Người dân Nam Phi đã làm gì để xoá bỏ chế độ phân biệt chủng tộc?
+ Theo em, vì sao cuộc đấu tranh chống chế độ a- pác- thai được đông đảo mọi người trên thế giới ủng hộ? 
* Giảng: Chế độ a- pác- thai đã đưa ra một luật vô cùng hà khắc và bất công đối với người da đen. Họ bị mất hết quyền sống, quyền tự do, dân chủ...
Giới thiệu: Ông nen- xơn Man- dê- la luật sư da đen. Ông sinh năm 1918, vì đấu tranh chống chế độ a- pác- thai nên ông bị xử tù chung thân...Ông được nhận giải Nô- ben về hoà bình năm 1993.
+ Nội dung bài nói lên điều gì?
- Ghi nội dung chính của bài lên bảng.
 4. Đọc diễn cảm:
- Yêu cầu HS dựa vào nội dung bài tập đọc để tìm giọng đọc cho phù hợp.
- GV treo bảng phụ hướng dẫn HS luyện đọc đoạn 3.
- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm.
- Nhận xét, cho điểm từng HS.
5. Củng cố, dặn dò:
+ Hãy nêu cảm nghĩ của em qua bài tập đọc này?
- Nhận xét tiết học, dặn dò về nhà.
- 3 HS đọc thuộc lòng bài thơ, lần lượt trả lời từng câu hỏi.
- HS lắng nghe.
+ Đoạn 1: Nam Phi...tên gọi a- pác- thai
+ Đoạn 2 : ở nước này...dân chủ nào.
+ Đoạn 3 :Bất bình với chế độ... bước vào thế kỉ XXI.
- 2 HS ngồi cùng bàn luyện đọc .
-Một HS đọc 
-Lớp theo dõi sgk lắng nghe 
+ nam Phi là một nước nằm ở châu Phi. Đất nước này có nhiều vàng, kim cương và cũng rất nổi tiếng về nạn phân biệt chủng tộc.
+ Họ phải làm những công việc nặng nhọc, bẩn thỉu, bị trả lương thấp, phải sống, chữa bệnh làm việc ở những khu riêng, không được hưởng một chút tự do, dân chủ nào. 
+ Họ đã đứng lên đòi quyền bình đẳng. Cuộc đấu tranh dũng cảm và bền bỉ của họ được nhiều người ủng hộ và cuối cùng họ đã giành được chiến thắng.
- Tiếp nối nhau phát biểu :
+ Vì họ không thể chấp nhận được một chính sách phân biệt chủng tộc dã man , tàn bạo này.
+ Vì người dân nào cũng phải có quyền bình đẳng như nhau, cho dù họ khác màu da, ngôn ngữ.
- Lắng nghe.
* Phản đối chế độ phân biệt chủng tộc, ca ngợi cuộc đấu tranh của người da đen ở Nam Phi.
- Toàn bài đọc với giọng thông báo rõ ràng, rành mạch, tốc độ nhanh : đoạn cuối bài đọc với giọng cảm hứng ca ngợi cuộc đấu tranh dũng cảm bền bỉ của người da đen.
 Bất bình ...bình đẳng. Cuộc đấu tranh dũng cảm và bền bỉ của họ...ủng hộ... yêu chuộng tự do và công lí... thắng lợi.Ngày 17- 6-1991,...buộc phải huỷ bỏ sắc lệnh ...Ngày 27- 4-1994,... đa sắc tộc... Luật sư nen- xơn Man- dê- la,...xấu xa nhất... chấm dứt
- 2- 3 HS trả lời trước lớp.
Rút kinh nghiệm sau bài học:
.........._______________________________________________________________________
Toán
Tiết 26: Luyện tập
I/ Mục tiêu:
Giúp học sinh:
 - Củng cố mối quan hệ giữa các đơn vị đo diện tích.
 - Rèn kĩ năng đổi các đơn vị đo diện tích, so sánh các số đo diện tích, giải các bài toán có liên quan đến các đơn vị đo diện tích.
II/ Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Phương pháp
Nội dung
A.Bài cũ:
- Gọi học sinh chữa bài: 2,4 ( 28) 
- Nhận xét cho điểm.
? Hai đơn vị đo diện tích liền kề hơn kém nhau bao nhiêu đơn vị?
- 2 học sinh chữa bài.
- 2 học sinh nêu
B.Dạy học bài mới:
1.Giới thiệu bài:
2.Hướng dẫn luyện tập:
Bài 1 (28 ) Viết các số đo dưới dạng có đơn vị là m2 ; dm2 
- G viết lên bảng phép đổi mẫu:
6m235dm2= ....m2 và yêu cầu học sinh tìm các đổi.
- G giảng lại cách đổi cho học sinh, sau đó yêu cầu học sinh làm bài.
- Gọi học sinh lên bảng.
- Nhận xét chữa bài trên bảng.
- Học sinh trao đổi và nêu cách làm.
6m235dm2 = 6m2 +m2 = 6m2
8m227dm2=8m2 +m2 = 8m2
16 m2 9dm2= 16m2 +m2= 16m2
26 dm2 = m2
Bài 2 (28) Khoang vào chữ đặt trước câu trả lời đúng .
- Yêu cầu học sinh tự làm bài.
? Đáp án nào là đáp án đúng?
- G yêu cầu học sinh giải thích vì sao đáp án B là đúng
- Học sinh thực hiện phép tính
- Học sinh trả lời: Đáp án B là đúng
Bài 3 ( 29) > ; < ; = 
- Học sinh đọc yêu cầu, tự làm bài.
- 2 học sinh làm bài bảng, nhận xét.
? để so sánh các số đo diện tích, em làm thế nào? Giải thích cách làm 1,2 phép so sánh.
 2dm27cm2 = 207cm2
300mm2 > 2cm289mm2
3m248dm2 < 4m2
61km2 > 610hm2
Bài 4 ( 29) 
- Học sinh đọc bài.
 - Yêu cầu học sinh làm bài, nhận xét chữa.
? Bài toán thuộc dạng toán gì?
? Tìm như thế nào?
Bài giải
 Diện tích một viên gạch là:
40 x 40 = 1600 ( cm2)
 Diện tích của căn phòng là:
1600 x 150 = 240 000 ( cm2 )
240 000 cm2 = 24 m2
 Đáp số: 24 m2
3.Củng cố, dặn dò:
? Nêu mối quan hệ 2 đơn vị đo diện tích liền kề? Mỗi đơn vị diện tích ứng với mấy chữ số?
- Nhận xét tiết học, dặn dò về nhà.
- Mỗi đơn vị đo diện tích ứng với 2 chữ số.
- Học và chuẩn bị bài sau
Rút kinh nghiệm sau bài học:
.
_______________________________________________________________________
Khoa học
Tiết 11: Dùng thuốc an toàn
I. Mục tiêu
Sau bài học, học sinh có khả năng.
- Xác định khi nào nên dùng thuốc. Nêu những điểm cần chú ý khi phải dùng thuốc và mua thuốc.
- Nêu tác hại của việc dùng không đúng thuốc, không đúng cách và liều lượng.
II. Đồ dùng dạy – học.
Sưu tầm một số vỏ đựng và bản hướng dẫn sử dụng.
Hình trang 24, 25 (sgk).
III. Các hoạt động dạy học.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A, Kiểm tra bài cũ
- Em sẽ nói gì với các chất gây nghiện như ma tuý, thuốc lá, rượu...vì sao?.
- Nhận xét và cho điểm
B, Dạy bài mới
1, Giới thiệu bài
2, Hoạt động 1: Làm việc theo cặp.
*Bước 1: Làm việc theo cặp
- Yêu cầu các học sinh đọc các thông tin ở sgk để hỏi và trả lời.
*Bước 2: Báo cáo kết quả
? Em đã dùng thuốc bao giờ chưa và dùng trong trường hợp nào?.
- Gọi một số cặp lên bảng hỏi và trả lời câu hỏi ở sgk,
*Kết luận: Khi bị bệnh chúng ta cần dùng thuốc để chữa trị. Tuy nhiên nếu sử dụng thuốc không đúng có thể làm bệnh nặng hơn, thậm chí có thể gây chết người.
3, Hoạt động 2:sử dụng thuốc an toàn 
*Bước1: Yêu cầu học sinh làm bài tập 24 sgk.
*Bước2: Yêu cầu học sinh nêu kết quả.
NXKết luận: Chỉ dùng thuốc khi thật cần thiết dùng thuốc đúng cách và đúng liều lượng. Cần dùng thuốc theo sự chỉ định của bác sĩ, đặc biệt là thuốc kháng sinh. Khi mua thuốc cần đọc kĩ hướng dẫn.
- Giới thiệu một số vỏ đựng và bàn hướng dẫn sử dụng gọi học sinh đọc – giới thiệu.
4, Hoạt động 3: “Ai nhanh, ai đúng”
*Bước1: Hướng dẫn chơi
- Chia nhóm, yêu cầu mỗi nhóm đặt một bảng con trước mặt để ghi đáp án.
- Cử một học sinh làm quản trò, 03 BGK.
*Bước 2: Tổ chức chơi
- Quản trò đọc câu hỏi với các đáp án (Câu hỏi SGV – 56).
- Nhận xét, tổng kết đội thắng,
4. Củng cố dặn dò:
? Theo em thế nào là sử dụng thuốc an toàn . 
- Gọi học sinh nhắc lại nội dung bài.
- Nhận xét giờ học.
- Học sinh 2,3 em trả lời
- Học sinh về cặp trao đổi, trả lời từng câu hỏi
- Học sinh nối tiếp trả lời.
- 3- 4 cặp lên bảng hỏi đáp, học sinh dưới lớp nhận xét, bổ sung.
- Học sinh làm bài cá nhân
- Đáp án: 1- d, 2- c, 3- a, 4- b.
- 2-3 em đọc và giới thiệu
- Học sinh về nhóm, thực hiện yêu cầu.
- Các nhóm TL ghi nhanh đáp án ra bảng nhóm nào nhanh sẽ thắng. 
- Là dùng đúng thuốc, đúng cách, đúng liều lượng, dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ 
Rút kinh nghiệm sau bài học:
____________________________________________________________________
Đạo đức
Tiết 6 : Có chí thì nên ( tiếp )
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
Giúp HS hiểu:
- Trong cuộc sống, mỗi người đều có những khó khăn khác nhau và luôn phải đối mặt với những thử thách.
- Cần phải khắc phục, vượt qua những khó khăn bằng ý chí, quyết tâm của chính bản thân mình, biết tìm kiếm sự hỗ trợ của những người tin cậy.
2. Thái độ
- Cảm phục những tấm gương có ý chí vượt qua những khó khăn của số phận để trở thành những người có ích cho xã hội.
- Có ý thức khắc phục những khó khăn của bản thân mình trong học tập cũng như trong cuộc sống và giúp đỡ người khác khắc phục khó khăn.
3. Hành vi
- Xác định được những khó khăn, những thuận lợi của mình.
- Lập ra được kế hoạch vượt khó cho bản thân.
- Biết giúp đỡ những người có khó khăn hơn mình.
II. Đồ dùng dạy học
- Phiếu bài tập cho mỗi nhóm.
- Bảng phụ.
- Phiếu tự điều tra bản thân.
- Giấy màu xanh - đỏ cho mỗi HS.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Hoạt động 1: Gương sáng noi theo
- GV tổ chức hoạt động cả lớp.
- Yêu cầu HS kể một số tấm gương vượt khó trong cuộc sống và học tập ở xung quanh hoặc HS biết qua báo chí, truyền hình .
+ Khi gặp khó khăn trong học tậ ...  bé đến lớn?
? Nêu cách so sánh các phân số cùng mẫu, khác mẫu?
- 1 hs đọc
- HS làm bài, 2 hs lên bảng làm, nx, bổ sung
a) 
b) QĐMS các phân số ta có:
giữ nguyên vì nên
- Hs trả lời
Bài 2 ( 31) Tính 
- Gọi hs nêu y/c và tự làm bài
- Gọi 4 hs lên bảng làm
- NX, chữa bài
? Cách cộng trừ các phân số khác mẫu số? Nhân chia các phân số?
=>kết quả đưa về phân số tối giản
- 1 hs đọc y/c, lớp làm bài
- 4 hs lên bảng làm, nx, chữa bài
a) 
b) 
c) 
d) 
Bài 3 ( 32 )
- Gọi hs đọc đề toán, y/c hs tự làm bài
- Nx , chữa bài
- Y/c 1 hs nêu lại cách làm
- 1 hs đọc, lớp làm bài, 1hs lên bảng làm
- Nx, chữa
 Giải
5 ha= 50000m2
Diện tích của hồ nước là:
50000:10 x 3 = 15000 (m2 )
 Đáp số: 15000 m2
Bài 4 ( 32 )
- Gọi hs đọc đề toán, tóm tắt
- Y/c hs tự làm bài, chữa
- Hs làm bài, nx
Giải
Theo sơ đồ, hiệu số phần bằng nhau là:
4 – 1 = 3 ( phần )
Tuổi con là: 30 : 3 = 10 ( tuổi )
Tuổi của bố là: 10 + 30 = 40 ( tuổi )
 Đáp số: con 10 tuổi , bố 40 tuổi
? Bài toán thuộc dạng toán gì?
- Gv tóm nd
- Tìm 2 số khi biết hiệu và tỉ số của 2 số đó
3. Củng cố, dặn dò:
- GV tóm nội dung luyện tập
- Nhận xét tiết học, dặn dò về nhà
- Hs nhắc lại nd bài
- Học bài, chuẩn bị bài sau.
Rút kinh nghiệm sau giờ dạy
_______________________________________________________________________
Tập làm văn
Tiết 12 : Luyện tập tả cảnh
A. Mục tiêu:
Giúp học sinh.
- Biết cách quan sát cảnh sông nước thông qua phân tích một số đoạn văn.
- Lập được dàn ý miêu tả cảnh sông nước.
B. Đồ dùng dạy học:
- Giáo viên, học sinh sưu tầm ảnh minh hoạ cảnh sông nước.
- Bảng nhóm, bút dạ .
C. các hoạt động dạy – học.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
I, Kiểm tra bài cũ
- Thu chấm 2 -3 bài tập đơn xin gia nhập....
- Nhận xét cho điểm.
II, Dạy bài mới
1, Giới thiệu bài
2, Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
Bài tập 1.( 62 ) Đọc đoạn văn và TLCH
- Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập và đọc đoạn văn.
a) yêu cầu học sinh đọc thầm theo cặp trả lời
- Trao đổi cả lớp, giáo viên ghi nhanh ý.
- Nhà văn Vũ Tú Nam đã miêu tả cảnh sông nước nào?.
- Đoạn văn tả đặc điểm gì của biển?.
- Câu văn nào cho em biết điều đó ? 
- Để tả đặc điểm đó, tác giả đã quan sát những gì và vào thời điểm nào?.
- Tác giả đã sử dụng những màu sắc nào để miêu tả?.
- Khi quan sát biển, tác giả đã có liên tưởng thú vị như thế nào?.
- Theo em liên tưởng là gì?.
*TK. Trong miêu tả, nghệ thuật liên tưởng được sử dụng rất hiệu qủa...
b) yêu cầu học sinh thảo luận nhóm 4 trả lời câu hỏi.
- Trình bày:
- Nhà văn Đoàn Giỏi miêu tả cảnh sông nước nào?.
- Con kênh được quan sát ở những thời điểm nào trong ngày?.
- Tác giả nhận ra đặc điểm con sông chủ yếu bằng các giác quan nào?. 
- Tác giả miêu tả những đặc điểm nào của con kênh?.
 - Việc tác giả sử dụng nghệ thuật liên tưỏng để miêu tả con kênh có tác dụng gì?.
*TK: Tác giả sử dụng liên tưởng bằng từ ngữ: đỏ lửa, phơn phớt màu đào...làm cho người đọc hình dung hình ảnh con kênh sinh động...
Bài tập 2.( 62 ) Dựa vào kết quả quan sát, em hãy lập dàn ý bài văn miêu tả một cảnh sông nước .
- Gọi học sinh đọc yêu cầu bài.
- Hướng dẫn lập dàn ý.
- Yêu cầu học sinh làm bài cá nhân.
- Gọi học sinh nêu bài, nhận xét.
- GV nhận xét HS làm bài tốt ghi điểm .
D, Củng cố dặn dò
- Giáo viên nhận xét giờ học.
- Dặn dò: Hoàn thành dàn ý.
- 2 – 3 em mang vở lên.
- 2 em đọc, nhận xét đọc.
- Học sinh trao đổ theo cặp trả lời.
- Cảnh biển.
- Tả sự thay đổi màu sắc của mặt biển, theo sắc màu của trời mây.
- Biển luôn thay đổi màu tùy theo sắc mây trời 
- Tác giả đã tả bầu trời và mặt biển khi: bầu trời xanh thẳm, rải mây trắng nhạt...
- Xanh thẳm, thẳm xanh, trắng nhạt...
-....đến sự thay đổi tâm trạng của con người. “ biển như một con....gắt gỏng”.
- Là từ hình ảnh này nghĩ đến hình ảnh khác.
- Học sinh TL nhóm làm bài, 1 nhóm làm ở bảng phụ. 1 nhóm lên trình bày nhóm khác bổ xung.
- Miêu tả con kênh.
- Từ lúc mặt trời mọc đến lúc mặt trời lặn
- Thị giác.
-...ánh nắng chiếu xuống....bốn phía chân trời trống hếch, trống hoác...
-....cho người đọc hình dung được con kênh mặt trời làm cho nó sinh động hơn.
- 2 em.
- Học sinh làm, 2 em làm vào bảng phụ.
Rút kinh nghiệm sau giờ dạy
.
_______________________________________________________________________
Khoa học
Tiết 12: Phòng bệnh sốt rét
A. Mục tiêu
Sau bài học, học sinh có khả năng.
- Nhận biết một số dấu hiệu chính của bệnh sốt rét.
- Nêu tác nhân đường lây truyền bệnh sốt rét.
- Có ý thức giữ gìn vệ sinh và tự biết bảo vệ mình và những người thân trong gia đình.
B. Đồ dùng dạy – học.
- Thông tin về các hình trang 26, 27 sgk.
C. Các hoạt động dạy học.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
I. Kiểm tra bài cũ
- Khi mua thuốc em cần chú ý điều gì?.
- Dùng thuốc không đúng cách, không đúng thuốc sẽ gây ra tác hại gì ? 
- Giáo viên nhận xét ghi điểm.
II. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài.
2. Tìm hiểu bài.
*Hoạt động1: Một số kiến thức về bệnh sốt rét .
 - Yêu cầu học sinh làm viêc theo cặp để hỏi và trả lời câu hỏi sau:
+ Nêu một số dấu hiệu chính của bệnh sốt rét?.
+ Tác nhân gây ra bệnh sốt rét là gì?.
+ Bệnh sốt rét lây truyền như thế nào?.
+ Bệnh sốt rét nguy hiểm như thế nào?.
- Gọi đại diện các nhóm trả lời
*Hoạt đông 2: Cách đề phòng bệnh sốt rét .
- Giáo viên phát phiếu cho các nhóm thảo luận.
+ Muỗi A- nô- phen thường ẩn náu và đẻ trứng ở đâu?.
+ Khi nào thì muỗi bay ra đốt người?.
+ Bạn có thể làm gì để diệt muỗi trưởng thành?.
+ Bạn có thể làm gì để ngăn chặn không cho muỗi sinh sản?.
+ Bạn có thể làm gì để ngăn chặn không cho muỗi đốt người?.
*Tổ chức báo cáo
- Cử một học sinh lên điều hành báo cáo bằng cách gọi đại diện các nhóm trả lời, nhận xét.
- Giáo viên cùng học sinh nhận xét.
*Kết luận: Muỗi là trung gian truyền bậnh sốt rét cho người, chúng thường ẩn nấp ở những nơi có nước và ẩm thấp...Tuy nhiên chúng ta có thể ngăn chặn chúng bằng cách...
-Liên hệ: gia đình em đã làm gì để phòng bệnh sốt rét ? 
D. Củng cố dặn dò:
? Vì sao chúng ta phải diệt muỗi .
- GV nhận xét giờ học.
- Dặn dò chuẩn bị bài sau.
- 02 học sinh lên bảng trả lời
- Làm việc theo cặp
- Mỗi ngày lại xuất hiện 1cơn sốt, mỗi cơn sốt có 3 giai đoạn..
- Do một số loại kí sinh trùng gây ra.
- Muỗi A- nô - phen hút máu người bệnh trong đó có kí sinh trùng.
- Gây thiếu máu, bệnh nặng có thể chết người.
- Học sinh trả lời, nhận xét, bổ xung.
- Quan sát hình ảnh minh họa ( 27 ) và thảo luận TLCH
- Học sinh về nhóm 4, nhóm trưởng điều khiển bạn trả lời.
-...nơi tối tăm, ẩm thấp...
- Vào buổi tối, ban đêm.
- Phun thuốc trừ muỗi, dọn vệ sinh...
- Chôn kín rác thải, dọn vệ sinh...
- Ngủ màn, mặc quần dài, áo dài tay vào buổi tối...
- Các nhóm trả lời.
- Học sinh nghe
- Học sinh nối tiếp trả lời.
- Học sinh nêu .
Rút kinh nghệm sau giờ dạy
..
_______________________________________________________________________
Thể dục
Tiết 12: đội hình đội ngũ 
trò chơi: “ lăn bóng bằng tay”
I/ Mục tiêu:
- Ôn để củng cố và nâng cao kĩ thuật động tác đội hình đội ngũ: Dàn hàng, dồn hàng, đi đều vòng phải, vòng trái đổi chân khi đi đều sai nhịp. Yc dàn hàng, dồn hàng nhanh, trật tự, đi đều vòng trái, vòng phải tới vị trí bẻ góc không xô lệch hàng, biết cách đổi chân khi đi đều sai nhịp.
- Trò chơi “ Lăn bóng bằng tay”. Yêu cầu bình tĩnh khéo léo, lăn bóng theo đường zíc zắc qua các bạn hoặc qua các vật chuẩn.
II/ Địa điểm, phương tiện:
- Trên sân trường, vệ sinh nơi tập.
- 1 còi, 4 quả bóng, kẻ sân cho trò chơi.
III/ Nội dung và phương pháp lên lớp.
Nội dung
Định lương
Phương pháp
1. Phần mở đầu:
- Tập hợp lớp, phổ biến nội dung yêu cầu tiết học. Chấn chỉnh đội ngũ, trang phục tập luyện .
* Trò chơi: “Làm theo tín hiệu”
- Chạy nhẹ trên sân 100 -200m rồi đi 
thường, hít thở sâu, xoay các khớp.
2. Phần cơ bản:
a, Đội hình đội ngũ:
- Dàn hàng, dồn hàng, đi đều vòng phải, vòng trái đổi chân khi đi đều sai nhịp.
b, Trò chơi vận động:
- Trò chơi “Lăn bóng bắng tay”
3. Phần kết thúc:
- Cho học sinh tập một số động tác thả lỏng
- Hát một bài, vừa hát, vừa vỗ tay theo nhịp.
- G cùng học sinh hệ thống bài.
- G nhận xét, đánh giá kết quả bài học.
6 - 10
18 - 22
10 - 12
7 - 8
4 - 6
x x x x x x x x x x x x 
x x x x x x x x x x x x 
x x x x x x x x x x x x 
* GV
- Lần 1-2 G điều khiển lớp tập có nhận xét sửa chữa động tác sai cho học sinh.
- Chia tổ tập luyện, tổ trưởng điều khiển. G theo dõi, nhận xét, sửa sai
-Tổ chức thi đua giữa các tổ.
- Tập hợp theo đội hình chơi.
- G nêu tên trò chơi, hướng dẫn cách chơi.
- Lớp chơi thử, chơi thật.
- Nhận xét tuyên dương nhóm chơi tốt.
x x x x x x x x x x x x 
x x x x x x x x x x x x 
x x x x x x x x x x x x 
x x x x x x x x x x x x 
* GV
Rút kinh nghệm sau giờ dạy
.
Sinh hoạt
Nhận xét tuần 6
I/Mục tiêu 
-Nhận xét các hoạt động của lớp trong tuần 
-Học sinh rút kinh nghiệm cho bản thân .
II/ Nội dung 
 1/Lớp trưởng nhận xét 
 2/GV nhận xét chung 
a/Ưu điểm :
 - Sinh hoạt 15 phút đầu giờ nghiêm túc và đúng lịch , đi học đều, không có hiện tượng đi học muộn .
 - Nhiều em có ý thức trong học tập . trong giờ học hăng hái phát biểu xây dựng bài . chuẩn bị bài chu đáo trước khi đến lớp như em : Lê Yến , Lương Yến , Thỉu 
 - Chuẩn bị đồ dùng sách vở tương đối tốt 
 - Giữ vệ sinh lớp học sạch sẽ 
b/Nhược điểm 
 - Một số em còn nói chuyện làm việc riêng trong giờ học như em : Phú, Hùng .
 - Chưa có ý thức tự quản 
 - Chưa chuẩn bị đồ dùng chu đáo .
III/ Phương hướng tuần tới .
 - Phát huy ưu điểm khắc phục nhược điểm .
 - Làm bài, học bài trước khi đến lớp 
 - Trong giờ học hăng hái phát biểu xây dựng bài 
 - Làm đèn ông sao, tập văn nghệ chuẩn bị rằm trung thu .
An toàn giao thông
Tiết 5: Em làm gì để giữ an toàn giao thông
I. Mục tiêu.
HS biết xác định mình phải làm gì để giữ an toàn giao thông .
II. Chuẩn bị .
 HS : sgk 
 GV : Nội dung bài.
III. Các hoạt động dạy học .
* Hoạt động 1: Tuyên truyền .
* Hoạt động 2: Lập phương án thực hiện an toàn giao thông .
IV. Củng cố- Dặn dò .
- GV nhận xét giờ học 
- HS chuẩn bị bài sau .

File đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_5_tuan_6_nguyen_thi_vi.doc