Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 5 - Tuần 4 - Nguyễn Thị Vi

I.MỤC TIÊU

1.Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài:

- Đọc đúng các tên người, tên địa lí nước ngoài.

- Biết đọc diễn cảm toàn bài văn với giọng trầm, buồn; nhấn giọng những từ ngữ miêu tả hậu quả nặng nề của chiến tranh hạt nhân, khát vọng sống của cô bé Xa- da- cô, mong ước hoà bình của thiếu nhi.

2. Hiểu ý nghĩa của bài: Tố cáo tội ác chiến tranh hạt nhân, nói lên khát vọng sống, khát vọng hoà bình của trẻ em toàn thế giới.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Tranh minh hoạ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

 

docx 45 trang cucpham 23/07/2022 2760
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 5 - Tuần 4 - Nguyễn Thị Vi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 5 - Tuần 4 - Nguyễn Thị Vi

Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 5 - Tuần 4 - Nguyễn Thị Vi
Tuần 4
Ngày soạn : 5/9/2009 
Ngày giảng : Thứ hai ngày 7 tháng 9 năm 2009
Tập đọc
Tiết 7: Những con sếu bằng giấy
I.Mục tiêu
1.Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài:
- Đọc đúng các tên người, tên địa lí nước ngoài.
- Biết đọc diễn cảm toàn bài văn với giọng trầm, buồn; nhấn giọng những từ ngữ miêu tả hậu quả nặng nề của chiến tranh hạt nhân, khát vọng sống của cô bé Xa- da- cô, mong ước hoà bình của thiếu nhi.
2. Hiểu ý nghĩa của bài: Tố cáo tội ác chiến tranh hạt nhân, nói lên khát vọng sống, khát vọng hoà bình của trẻ em toàn thế giới.
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh hoạ.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A.Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS đọc phân vai vở kịch “Lòng dân”.
? Tại sao vở kịch lại được tác giả đặt tên là “Lòng dân”? 
? Nêu nội dung chính của vở kịch .
- Gọi HS nhận xét, Gv nhận xét ghi điểm .
- 6 em đọc
- Trả lời câu hỏi.
- nhận xét.
B.Bài mới:
1.Giới thiệu bài: cho HS qs tranh .
? Bức tranh vẽ ai? Người đó đang làm gì ?
- GV giới thiệu, ghi bảng.
2. Luyện đọc:
- Gọi 1 HS đọc cả bài.
- GV ghi bảng: 100.000 người; Hi-rô-si ma; Na-ga-da- ki ; Xa-ra-cô Xa xa ki.
- GV chia 4 đoạn, gọi HS đọc nối tiếp
 + Lần 1: đọc + sửa phát âm.
 + Lần 2: đọc + giải nghĩa từ.
 + Lần 3: đọc + hướng dẫn câu dài, nhận xét, đánh giá.
- Y/c HS đọc theo cặp .
- HS đọc cả bài.
- GV đọc mẫu.
- Bức tranh vẽ một bé gái ngồi trên giường bệnh, gấp những con sếu 
- 1 HS đọc
+ Đoạn 1: Ngày ... Nhật Bản .
+ Đoạn 2: Hai ...nguyên tử
+ Đoạn 3: Khi ...644 con
+ Đoạn 4: Xúc động ...hòa bình.
Câu dài:
+ Đoạn 2: Hai quả .../ và ... người.
+ Đoạn 3: ... Nhật/ và ... giới/... cô.
+ Đoạn 4: Trên ... mét/ là ... sếu.
- Các cặp đọc và sửa lỗi .
- 1 HS đọc, lớp theo dõi .
3.Tìm hiểu bài:
- Y/c HS đọc đoạn 1 và 2 TLCH 1 trong sgk .
? Vì sao Xa- da- cô bị nhiễm phóng xạ?
? Hậu quả mà hai quả bom nguyên tử đã gây ra cho nước Nhật là gì?
? Từ khi bị nhiễm phóng xạ, bao lâu sau Xa- da- cô mới mắc bệnh?
* GV giảng: Mĩ ném hai...tử để chứng tỏ sức mạnh của mình, hòng làm thế giới khiếp sợ ... phóng xạ nguyên tử có thể di truyền cho nhiều thế hệ sau.
? ý đoạn1,2 nói gì .
- Yêu cầu học sinh đọc thầm đoạn còn lại và TLCH 2,3,4 trong sgk .
? Lúc đó Xa- da- cô mới mắc bệnh cô bé hy vọng kéo dài cuộc sống của mình bằng cách nào?
? Vì sao Xa- da- cô lại tin như vậy?
? Các bạn nhỏ đã làm gì để tỏ tình đoàn kết với Xa- da- cô?
? Các bạn nhỏ đã làm gì để bày tỏ nguyện vọng hoà bình? 
? Nếu như em đứng trước tượng đài của Xa- da- cô, em sẽ nói gì?
? ý đoạn 3,4 nói gì .
? Câu chuyện muốn nói với các em điều gì ?
=> GV tóm, ghi
- Trao đổi cặp đôi.
+ Do Mĩ đã ném hai quả bom ...
+ Cướp đi mạng ... nguyên tử.
+ Mười năm sau.
1.Hậu quả mà hai quả bom nguyên tử gây ra .
- Học sinh đọc thầm trao đổi nhóm 4.
+ Ngày ngày gấp sếu bằng giấy vì em tin vào truyền thuyết...bệnh.
+ Vì em chỉ sống được ít ngày, em mong muốn khỏi bệnh được sống như bao trẻ em khác.
+ Gấp những con sếu gửi tới cho Xa- da- cô.
+ ... quyên góp tiền ... hoà bình.
+ Học sinh nối tiếp nhau phát biểu:
VD: - Chúng tôi căm ghét chiến tranh.
2. Khát vọng sống của Xa-da-cô và ước vọng hòa bình của HS thành phố Hi- rô-si-ma 
* Câu chuyện tố cáo tội ác chiến tranh hạt nhân, nói lên khát vọng sống, khát vọng hoà bình của trẻ em toàn thế giới.
4. Đọc diễn cảm:
- Gọi HS đoạn từng đoạn và nêu giọng đọc của đoạn đó
- GV kết luận giọng đọc.
- Tổ chức cho học sinh đọc diễn cảm đoạn 3.
+ Học sinh nêu cách đọc
+ Đọc theo cặp.
+ Thi đọc.
+ Nhận xét, cho điểm
- 4 học sinh đọc
+ Đ1: Đọc to, rõ ràng.
+ Đ2: Đọc giọng trầm, buồn.
+ Đ3: Đọc giọng thương cảm, xúc động.
+ Đ4: Đọc giọng trầm., chậm
Khi Hi-rô-si- ma bị ...may mắn...phóng xạ...lâm bệnh nặng...viện/ nhẩm đếm..rằng/...một nghìn...lặng lẽ... toàn nước Nhật..chết/...644 con.
5. Củng cố, dặn dò:
? Các em có biết trong kháng chiến chống đế quốc Mĩ, Việt Nam chún ta đã bị ném những loại bom gì và hậu quả của nó ra sao?
- Nhận xét tiết học, dặn dò về nhà
- Bom âm thanh, bom từ trường, bom bi, bom na pan.
- Về học, chuẩn bị bài sau bài ca về trái đất .
*/ Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
.
.
Toán
Tiết 16: Ôn tập bổ sung về giải toán
I/ Mục tiêu:
 Giúp học sinh:
- Làm quen với bài toán tỉ lệ.
- Biết cách giải bài toán liên quan đến tỉ lệ.
II/ Đồ dùng dạy học:
- Bảng số trong ví dụ viết sẵn vào bảng phụ.
III/ Hoạt động dạy học:
Phương pháp
Nội dung
A. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 học sinh chữa bài 1 ( 18 ) 
- Nhận xét. Yêu cầu học sinh nêu lại các bước giải bài toán tìm hai số khi biết tổng ( hiệu ) và tỉ số của hai số.
- Nhận xét, cho điểm.
B. Dạy học bài mới.
1. Giới thiệu bài.
2. Tìm hiểu ví dụ về quan hệ tỉ lệ:
a, Ví dụ:
- G treo bảng phụ có viết sẵn nội dung và yêu cầu học sinh đọc.
 ? 1 giờ người đó đi được bao nhiêu ki – lô mét?
 ? 2 giờ người đó đi được bao nhiêu ki – lô - mét?
 ? 2 giờ gấp mấy lần 1 giờ ?
 ? 8 km gấp mấy lần 4 km ?
 ? Như vậy thời gian đi gấp lên 2 lần thì quãng đường đi được gấp mấy lần ?
 ? 3 giờ người đó đi được mấy km?
 ? 3 giờ so với một giờ thì gấp mấy lần?
 ? 12 km so với 4 km thì gấp mấy lần?
 ? Như vậy thời gian đi gấp lên 3 lần thì quãng đường đi được gấp mấy lần ?
 ? Qua ví dụ trên bạn nào có thể nêu được mối quan hệ giữa thời gian đi và quãng đường đi được ?
- G nhận xét ý kiến của học sinh sau đó kết luận: Khi thời gian gấp lên bao nhiêu lần thì quãng đường đi được cũng gấp lên bấy nhiêu lần.
b, Bài toán:
- G yêu cầu học sinh đọc đề toán.
? Bài toán cho em biết những gì?
? Bài toán hỏi gì?
- G yêu cầu học sinh tóm tắt đề toán.
- G hướng dẫn học sinh viết tóm tắt như sgk trình bày.
- Yêu cầu học sinh suy nghĩ cách giải.
- Cho một số học sinh lên trình bày. Nhận xét, hướng dẫn theo trình tự như sau:
* Giải bằng cách rút về đơn vị :
? Biết 2 giờ ô tô đi được 90 km, làm thế nào để tính được số ki – lô - mét ô tô đi được trong 1 giờ ?
? Biết 1 giờ ô tô đi được 45 km. Tính số km đi được trong 4 giờ?
? Như vậy để tìm được số km ô tô đi được trong 4 giờ chúng ta làm như thế nào?
? Dựa vào mối quan hệ nào chúng ta có thể làm được như thế?
* GV: Bước tìm số km đi trong một giờ ở bài tập trên người ta gọi là bước rút về đơn vị.
* Giải bằng cách tìm tỉ số:
? So với 2 giờ thì 4 giờ gấp mấy lần?
? Như vậy quãng đường 4 giờ đi được gấp mấy lần quãng đường 2 giờ đi được? Vì sao?
? Vậy 4 giờ đi được bao nhiêu km?
? Như vậy chúng ta đã làm như thế nào để tìm được quãng đường ô tô đi được trong 4 giờ?
- Bước tìm xem 4 giờ gấp 2 giờ mấy lần được gọi là bước tìm tỉ số
3. Thực hành:
Bài 1( 19 ) 
- Gọi học sinh đọc đề bài
? Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì?
? Theo em nếu giá tiền không đổi, số tiền mua vải gấp lên thì số vải mua được sẽ như thế nào? Tăng lên hay giảm đi?
? Số tiền mua vải giảm đi thì số mét vải sẽ như thế nào?
? Em hãy nêu mối quan hệ số tiền và số vải mua được?
- Yêu cầu học sinh giải?
- Nhận xét chữa.
? Em đã giải bài tập bằng cách nào?
? Có thể giải bài toán bằng cách tìm tỉ số không? Vì sao?
Bài 2 ( 19) 
- Gọi học sinh đọc đề toán.
? Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì?
- Yêu cầu học sinh tự giải bằng một trong hai cách.
 Nhận xét, chữa.
? Khi số người và năng suất trồng cây không đổi thì số cây trồng được sẽ như thế nào nếu ta gấp ngày trồng lên một số lần?
Bài 3( 19 ) 
- Gọi HS đọc y/c bài.
? Bài toán cho biết gì ? hỏi gì ? 
- Y/c HS tóm tắt và giải bài toán .
- Gọi HS nhận xét, Gv nhận xét .
5. Củng cố dặn dò:
- Nêu cách giải bài toán tỉ lệ?
- Tóm nội dung, nhận xét tiết học.
- Dặn dò về nhà
- 2 học sinh chữa bài.
- 2 học sinh nêu.
- 1 học sinh đọc
- 1 giờ đi được 4 km
-2 giờ đi được 8 km.
- 2 lần.
- 2 lần.
- Quãng đường đi đuợc gấp 2 lần.
- đi được 12 km.
- 3 lần.
- 3 lần.
- Quãng đường đi được gấp 3 lần.
- Thời gian gấp lên bao nhiêu lần thì quãng đường gấp lên bấy nhiêu lần.
- Học sinh đọc đề toán:
2 giờ: 90 km
4 giờ:. .km?
Lấy 90 : 2 = 45 (km)
- Trong 4 giờ ôt tô đi được là:
45 x 4 = 180 (km)
- Tìm số km ô tô đi được trong 1 giờ.
- Lấy số km trong 1 giờ x 4.
- Vì biết thời gian gấp lên bao nhiêu lần thì quãng đường gấp lên bấy nhiêu lần.
- Số lần 4 giờ gấp 2 giờ là:
4 : 2 = 2 ( lần)
- Gấp 2 lần. Vì khi gấp thời gian lên bao nhiêu lần thì gấp quãng đường lên bấy nhiêu lần.
Trong 4 giờ đi được:
90 x 2 = 180 ( km)
- Tìm xem 4 giờ gấp 2 giờ mấy lần.
- Lấy 90 x với số lần vừa tìm đuợc.
- Số tiền mua vải tăng lên thì số vải mua được cũng tăng lên.
- Số tiền mua vải giảm đi thì số vải mua được cũng giảm đi.
- Số tiền mua vải giảm đi thì số vải mua được sẽ giảm đi.
- Khi tiền mua vải gấp lên bao nhiêu lần thì vải mua được gấp lên bấy nhiêu lần.
Bài giải:
Mua 1 m vải hết số tiền là:
80 000 : 5 = 16 000 ( đồng)
Mua 7 m vải đó hết số tiền là:
16 000 x 7 = 112 000 ( đồng)
 Đáp số: 112 000 ( đồng)
- Rút về đơn vị.
- Không vì: 7 không chia hết cho 5.
C1: Trong một ngày trồng được số cây là:
1200 : 3 = 400 ( cây)
Trong 12 ngày trồng được số cây là:
400 x 12 = 4 800 (cây)
 Đáp số: 4 800 cây.
- Gấp lên bấy nhiêu lần;
- 1 HS đọc 
- 2 HS lên bảng làm bài 
 Bài giải 
a) Số lần 4000 người gấp 1000 người là : 
4000 : 1000 = 4 ( lần )
Một năm sau dân số của xã tăng thêm 
21 x 4 = 84 ( người )
 Đáp số : 84 người 
b) Một năm sau dân số của xã tăng thêm 
15 x4 = 60 ( người )
 Đáp số : 60 người
- Học sinh nêu lại.
- Học, làm bài 3, Chẩu bị bài sau: 
*/ Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
.
.
Khoa hoc
Tiết 7 : Từ tuổi vị thành niên đến tuổi già
I. Mục tiêu:
Giúp HS: 
- Kể được một số đặc điểm chung của tuổi vị thành niên, tuổi trưởng thành, tuổi già
- Xác định được bản thân mình đang ở vào giai đoạn nào.
- Nhận thấy được lợi ích của việc biết được các giai đoạn phát triển cơ thể của con người. 
II. Đồ dùng dạy học 
- Các hình minh hoạ 1,2,3,4 phô tô cắt rời từng hình
- HS sưu tầm tranh ảnh của người lớn ở các lứa tuổi khác nhau về nghề nghiệp khác nhau.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động dạy
hoạt động học
Hoạt động khởi động
- Kiểm tra bài cũ
- Gọi 2 HS TL bài học trước .
? ở ... nữ là:
28 – 8 = 20 ( em)
 Đáp số: 8 em nam và 20 em nữ
Bài 2 ( 22 )
- Tổ chức cho học sinh làm bài tương tự cách làm bài 1,
? Muốn tìm hai số khi biế hiệu và tỉ số của hai số ta lam như thế nào?
Bài giải:
? m
15m
Chiều dài:
? m
Chiều rộng:
Theo sơ đồ hiệu số phần bằng nhau là:
2 -1 = 1( phần)
Chiều rộng của mảnh đất hình chữa nhật là:
15 : 1 = 15 (m)
Chiều dài của mảnh đất hình chữ nhật là:
15 + 15 = 30 (m)
Chu vi của mảnh đất hình chữ nhật là:
(15 + 30 ) x 2 = 90 (m)
 Đáp số: 90m
Bài 3 ( 22 ) 
- Học sinh đọc đề toán, tóm tắt.
? Khi quãng đường giảm đi một số lần thì số lít xăng tiêu thụ sẽ như thế nào?
- Yêu cầu học sinh tự làm bài.
- Nhận xét, chữa.
? Giải bằng cách nào?
- Củng cố quan hệ tỉ lệ ( thuận)
Tóm tắt:
100 km: 2l
50km: ...l?
- Giảm đi bấy nhiêu lần.
Bài giải:
100 km gấp 50 km số lần là:
100 : 50 = 2 ( lần)
Đi 50 km thì tiêu thụ hết số lít xăng là:
12 : 2 = 6 ( l )
Đáp số: 6 lít.
Bài 4:( 22 )
- Học sinh đọc đề tóm tắt bài toán.
? Khi số bộ bàn ghế đóng được mỗi ngày gấp lên một số lần thì tổng số ngày hoàn thành theo kế hoạch thay đổi như thế nào?
- Yêu cầu học sinh làm bài.
- Nhận xét, chữa.
- Củng cố quan hệ tỉ lệ ( nghịch)
Tóm tắt:
Mỗi ngày 12 bộ: 30 ngày
Mỗi ngày 18 bộ: ...ngày?
- Giảm đi bấy nhiêu lần.
Bài giải:
Số bộ bàn ghế xưởng phải đóng theo kế hoạch là:
12 x 30 = 360 ( bộ)
Nếu mỗi ngày đóng 18 bộ thì hoàn thành kế hoạch trong số ngày là:
360 : 18 = 20 ( ngày)
 Đáp số: 20 ngày.
3. Củng cố dặn dò:
? Nhắc lại mối quan hệ tỉ lệ đã học?
- Nhận xét tiết học- dặn dò về nhà
- 2 học sinh nhắc lại
- Học và chuẩn bị bài sau.
*/ Rút kinh nghiệm sau tiết dạy :
.
Tập làm văn
Tiết 8 : Tả cảnh (Kiểm tra viết)
I, Mục tiêu:
Giúp học sinh viết một bài văn tả cảnh.
II, Đồ dùng dạy học:
- Bảng viết đề tài, cấu tạo bài văn tả cảnh.
III, Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
Hoạt động dạy
1, Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra sự chuẩn bị vở của học sinh.
2, Thực hành viết.
- Gv đưa ra các đề bài, gọi học sinh đọc (Sgk - 44).
- Lưu ý về cấu tạo bài văn tả cảnh, cần viết đủ theo các phần.
Hoạt động học
- Học sinh đọc đề bài.
- Học sinh đọc và quan sát cấu tạo ở bảng. Học sinh viết bài.
3, Thu và chấm một số bài.
- Nêu nhận xét chung.
4, Củng cố dặn dò:
- Nhận xét giờ viết.
- Dặn dò chuẩn bị bài sau.
*/ Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
.
Khoa hoc
Tiết 8: Vệ sinh ở tuổi dậy thì
I. Mục tiêu:
Giúp HS: 
- Biết cách giữ vệ sinh và làm vệ sinh cơ quan sinh dục( theo giới)
- Biết cách lựa chọn quần áo lót hợp vệ sinh ( theo giới)
- Nêu đựơc những việc nên làm và không nên làm để bảo vệ sức khoẻ thể chất và tinh thần ở tuổi dậy thì.
- Luôn có ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân và nhắc nhở mọi người cùng thực hiện.
II. Đồ dùng dạy học 
- Các hình minh hoạ trang 18, 19 SGK
- Phiếu học tập (Theo cặp)
- Một số quần áo lót phù hợp và không phù hợp với lứa tuổi.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Hoạt động khởi động
* Kiểm tra bài cũ :
- Gọi HS lên bảng trả lời câu hỏi.
+ Nêu đặc điểm của con người ở giai đoạn vị thành niên ? giai đoạn trưởng thành ? giai đoạn tuổi già ?
+ Biết được đặc điểm của con người ở từng giai đoạn có ích lợi gì ?
- 4 HS lên bảng lần lượt trả lời các câu hỏi .
- Không e ngại lo sợ về những biến đổi của cơ thể 
- Nhận xét, cho điểm từng HS
* Giới thiệu bài :
+ Các em đang ở giai đoạn nào của cuộc đời ? Hằng ngày, ai giúp em lựa chọn quần áo và làm vệ sinh cá nhân ?
- GV nêu : Tuổi dậy thì có tầm quan trọng đặc biệt đối với cuộc đời mỗi con người. Nó đánh dấu một bước trưởng thành của con người. Sức khoẻ, thể chất và tinh thần ở giai đoạn này đặc biệt quan trọng. Các em phải làm gì để bảo vệ sức khoẻ và thể chất của mình ở giai đoạn này ? Bài học hôm nay sẽ giúp các em biết điều đó.
- 2-3 HS nêu câu trả lời trước lớp
- HS lắng nghe .
Hoạt động 1 : Những việc nên làm để giữ vệ sinh cơ thể
ở tuổi dậy thì
- G V : Em cần làm gì để giữ vệ sinh cơ thể ?
- GV ghi nhanh các ý kiến của HS lên bảng.
- Tiếp nối nhau trả lời : 
+ Thường xuyên tắm giặt, gội đầu.
+ Thường xuyên thay quần áo lót
+ Thường xuyên rửa bộ phận sinh dục...
- GV nêu: ở tuổi dậy thì bộ phận sinh dục phát triển. ở nữ giới có hiện tượng kinh nguyệt, ở nam giới bắt đầu có hiện tượng xuất tinh. Trong thời gian này, chúng ta cần phải làm vệ sinh sạch sẽ và đúng cách. Các em cùng làm phiếu học tập để tìm hiểu vấn đề này
- Lắng nghe.
- Phát phiếu học tập cho từng nhóm (Lưu ý phát đúng phiếu học tập cho HS nam và HS nữ) và yêu cầu các em tự đọc, tự hoàn thành các bài tập trong phiếu
- GV đi hướng dẫn và giúp đỡ HS gặp khó khăn.
- Gọi HS trình bày. GV đánh dấu vào phiếu to, dán lên bảng và hướng dẫn thêm cho HS về cách vệ sinh bộ phận sinh dục.
- Nhận phiếu và làm bài.
- HS chú ý lắng nghe.
Hoạt động 2: Trò chơi: Cùng mua sắm
- Giới thiệu: chúng ta ai cũng phải sử dụng đồ lót, khi còn bé chúng ta được người lớn lựa chọn cho. Đến tuổi dậy thì, các em có thể tự lựa chọn đồ lót ntn ?
- Chia lớp thành 4 nhóm( 2 nhóm nam, 2 nhóm nữ)
- Gọi các nhóm kiểm tra sản phẩm mình lựa chọn.
+ Tại sao em lại cho rằng đồ lót này phù hợp?
+ Như thế nào là một chiếc quần lót tốt?
+ Có những điều gì cần chú ý khi sử dụng quần lót?
+ Nữ giới cần chú ý điều gì khi mua và sử dụng áo lót?
- Nhận xét, khen ngợi những nhóm HS biết lựa chọn đồ lót tốt và có kiến thức về mua và sử dụng đồ lót.
- Lắng nghe
- Chia nhóm cùng giới. Thảo luận, lựa chọn đồ lót phù hợp.
- Giới thiệu các sản phẩm mình đã lựa chọn.
 + Bộ đồ lót này bằng chất côtton, mềm mại , vừa với cơ thể.
+ Quần lót vừa với cơ thể, chất liệu mềm, thấm ẩm...
+ Khi sử dụng quần lót phải chú ý đến kích cỡ, chất liệu và thay giặt hằng ngày.
+ áo lót phải vừa , thoáng khí, thấm ẩm...
Kết luận: Đồ lót rất quan trọng với mỗi người, nếu đồ lót không phù hợp sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ của con người. Khi mặc đồ lót chúng ta cần lưu ý thay giặt hằng ngày.
Hoạt động 3: Những việc nên làm và không nên làm
để bảo vệ sức khoẻ tuổi dậy thì
- Chia HS thành các nhóm, mỗi nhóm 4 HS
-Yêu cầu HS trao đổi, thảo luận tìm những việc nên làm và không nên làm để bảo vệ sức khoẻ về thể chất và tinh thần ở tuổi dậy thì
- Tổ chức cho HS báo cáo kết quả thảo luận trước lớp.
- 4 HS ngồi 2 bàn trên dưới tạo thành 1 nhóm. Nhận đồ dùng học tập và hoạt động trong nhóm.
- Nhóm hoàn thành phiếu sớm nhất lên trình bày. 
Nên
Không nên
- ăn uống đủ chất
- ăn nhiều rau, hoa quả
- Tăng cường luyện tập thể dục thể thao.
- Vui chơi, giải trí phù hợp
- Đọc truyện, xem phim phù hợp với lứa tuổi.
- Mặc đồ phù hợp với lứa tuổi.
- ăn kiêng khem quá.
- Xem phim, đọc truyện không lành mạnh.
- Hút thuốc lá.
-Tiêm chích ma tuý.
- Lười vận động.
- Tự ý xem phim, tìm tài liệu trên Internet...
Hoạt động kết thúc
- Đưa ra câu hỏi để HS trao đổi và trả lời.
+ Khi có kinh nguyệt nữ giới cần lưu ý điều gì ?
+ Nam giới cần làm gì để giúp đỡ nữ giới trong những ngày có kinh nguyệt ?
Kết luận : Tuổi dậy thì rất quan trọng đối với cuộc đời mỗi con người. Do vậy, các em cần có những việc làm vệ sinh, cách ăn uống, vui chơi hợp lí để đảm bảo sức khoẻ cả về vật chất lẫn tinh thần.
- 2 HS cùng giới trao đổi thảo luận
- Nữ giới cần lưu ý:
+ Không mang vác nặng, ngâm mình trong nước 
+ Ăn uống, ngủ điều độ
+ Dùng và thay băng vệ sinh hằng ngày.
+ Nếu đau bụng phải nói cho người lớn biết.
+ Nam giới cần lưu ý để giúp đỡ nữ giới những công việc nặng nhọc, thông cảm vui chơi cùng nữ giới.
*/ Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
....................................................................................................................................................................................................................................................................................
_____________________________________________________________________
Thể dục
Tiết 8 : đội hình đội ngũ - trò chơi: “ mèo đuổi chuột”
I/ Mục tiêu:
- Ôn để củng cố và nâng cao kĩ thuật động tác đội hình đội ngũ: Quay phải, quay trái, đi đều vòng phải, đi đều vòng trái, đổi chân khi đi đều sai nhịp. Yc động tác đúng kĩ thuật, đúng khẩu lệnh.
- Trò chơi “ Mèo đuổi chuột”. Yêu cầu chơi đúng luật, giữ kỉ luật tập trung chú ý, nhanh nhẹn, khéo léo, hào hứng trong khi chơi.
II/ Địa điểm, phương tiện:
- Trên sân trường, vệ sinh nơi tập.
- 1 còi, kẻ sân cho trò chơi.
III/ Nội dung và phương pháp lên lớp.
Nội dung
định lượng
Phương pháp
1. Phần mở đầu:
- Tập hợp lớp, phổ biến nội dung yêu cầu tiết học. Chấn chỉnh đội ngũ, trang phục tập luện luyện.
-Xoay các khớp, cổ chân, cổ tay, khớp gối, hông.
* Trò chơi tự chọn
2. Phần cơ bản:
a, Đội hình đội ngũ:
- Quay phải, quay trái, đi đều vòng phải, đi đều vòng trái, đổi chân khi đi đều sai nhịp
b, Trò chơi vận động:
- Trò chơi “Mèo đuổi chuột”
3. Phần kết thúc:
- Cho học sinh chạy đều thành một vòng tròn lớn. Sau đó khép thành một vòng tròn nhỏ rồi đứng lại, quay mặt vào tâm.
- Tập động tác thả lỏng.
- G cùng học sinh hệ thống bài.
- G nhận xét, đánh giá kết quả bài học.
6 - 10 phút
18 - 22 phút
10 - 12 phút
7 - 8 phút
4 - 6 phú
x x x x x x x x x x x x x
x x x x x x x x x x x x x
x x x x x x x x x x x x x
* GV
- Lần 1-2 G điều khiển lớp tập có nhận xét sửa chữa động tác sai cho học sinh.
- Chia tổ tập luyện, tổ trưởng điều khiển. G theo dõi, nhận xét, sửa sai
- Tổ chức thi đua giữa các tổ.
- Tập hợp theo đội hình chơi.
- G nêu tên trò chơi, hướng dẫn cách chơi.
- Lớp chơi thử, chơi thật.
- Nhận xét tuyên dương nhóm chơi tốt.
- Đội hình vòng tròn. 
*/Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
.........____________________________________________________________________
An toàn giao thông
Bài 2 : Kỹ năng đI xe đạp an toàn
* Hoạt động 1 : Trò chơi đi xe đạp trên sa bàn 
- GV giới thiệu với HS các tình huống khác nhau về trò chơi đi xe đạp .
* Hoạt đông 2: Thực hành trên sân trường .
- HS thực hành đi xe đạp trên sân trường .
* Củng cố, dặn dò .
Gv nhận xét tiết học .
_________________________________&__________________________________
 * * * * * *

File đính kèm:

  • docxgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_5_tuan_4_nguyen_thi_vi.docx