Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 5 - Tuần 31 - Nguyễn Thị Vi

I. MỤC TIÊU

1.Đọc thành tiếng

- Đọc đúng các tiếng, từ khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ: Rải truyền đơn, bồn chồn, lục đục, rầm rầm, lần sau .

- Đọc chôi chảy được toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả.

- Đọc diễn cảm toàn bài, thay đổi giọng linh hoạt phù hợp với từng nhân vật.

2.Đọc - hiểu

- Hiểu các từ ngữ khó trong bài: Chú giải về bà Nguyễn Thị Định và các từ: Truyền đơn, chớ, rủi, lính mã tà, thoát li, .

- Hiểu nội dung bài: Bài văn nói lên nguyện vọng và lòng nhiệt thành của một phụ nữ dũng cảm muốn làm việc lớn, đóng góp công sức cho cách mạng.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC

- Tranh minh họa trang 126, SGK

- Bảng phụ ghi sẵn câu văn, đoạn văn cần hướng dẫn luyện đọc.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU

 

doc 39 trang cucpham 23/07/2022 3280
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 5 - Tuần 31 - Nguyễn Thị Vi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 5 - Tuần 31 - Nguyễn Thị Vi

Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 5 - Tuần 31 - Nguyễn Thị Vi
Tuần 31
Ngày soạn: 10/4/2010
Ngày giảng: Thứ hai ngày 12 tháng 4 năm 2010
Tập đọc
Tiết 61: Công việc đầu tiên
I. Mục tiêu
1.Đọc thành tiếng
- Đọc đúng các tiếng, từ khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ: Rải truyền đơn, bồn chồn, lục đục, rầm rầm, lần sau ...
- Đọc chôi chảy được toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả.
- Đọc diễn cảm toàn bài, thay đổi giọng linh hoạt phù hợp với từng nhân vật.
2.Đọc - hiểu
- Hiểu các từ ngữ khó trong bài: Chú giải về bà Nguyễn Thị Định và các từ: Truyền đơn, chớ, rủi, lính mã tà, thoát li, ...
- Hiểu nội dung bài: Bài văn nói lên nguyện vọng và lòng nhiệt thành của một phụ nữ dũng cảm muốn làm việc lớn, đóng góp công sức cho cách mạng.
II. Đồ dùng dạy - học
- Tranh minh họa trang 126, SGK 
- Bảng phụ ghi sẵn câu văn, đoạn văn cần hướng dẫn luyện đọc.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Kiểm tra bài cũ
- Gọi 3 HS nối tiếp nhau đọc bài Tà áo dài Việt Nam và trả lời câu hỏi.
- Gọi HS nhận xét bạn đọc bài và trả lời câu hỏi.
- Nhận xét, cho điểm từng HS
2. Dạy - học bài mới
2.1. Giới thiệu bài
- Cho HS quan sát tranh minh hoạ và mô tả những gì vẽ trong tranh.
- Giới thiệu: Người thiếu niên trong tranh chính là bà Nguyễn Thị Định. Bà sinh năm 1920 mất năm 1992. Bà là người phụ nữ Việt Nam đầu tiên được phong Thiếu tướng và giữ trọng trách Phó tư lệnh quân giải phóng miền Nam. Theo trích đoạn hồi kí của bà, chúng ta hiểu được công việc đầu tiên của bà nhé!
2.2. Hướng dẫn luyện đọc, tìm hiểu bài.
a) Luyện đọc	
- Gọi 1 HS đọc toàn bài 
- GV hướng dẫn cách chia đoạn, HS nối tiếp nhau đọc toàn bài (2 lượt). GV chú ý sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS .
- Gọi 1 HS đọc phần Chú giải.
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- Gọi HS đọc toàn bài.
- GV đọc mẫu toàn bài.
- 3 HS nối tiếp nhau đọc bài và lần lượt trả lời từng câu hỏi theo SGK.
- Nhận xét.
- Tranh vẽ một thiếu niên vừa cắp rổ cá vừa rải những mảnh giấy nhỏ trên đường trong lúc tờ mờ sáng.
- Lắng nghe.
- 1 HS đọc, lớp theo dõi đọc thầm theo .
+ HS 1: Một hôm ... không biết giấy gì.
+ HS 2: Nhận công việc ... chạy rầm rầm.
+ HS 3: Về đến nhà ... nghe anh!
- 1 HS đọc thành tiếng cho cả lớp nghe.
- 2 HS ngồi cùng bàn luyện đọc nối tiếp từng đoạn (đọc 2 vòng).
- 1 HS đọc toàn bài trước lớp.
- Theo dõi.
b) Tìm hiểu bài
- Y/c HS đọc đoạn 1,2 TLCH 1,2,3 trong SGK 
+ Công việc đầu tiên anh Ba giao cho chị út là gì?
+ Trâm trạng của chị út như thế nào khi lần đầu tiên nhận công việc này?
+ Những chi tiết nào cho em biết điều đó?
+ Chị út đã nghĩ ra cách gì để rải hết truyền đơn?
+ Qua đoạn 1,2 vừa tìm hiểu ý thứ nhất nói gì ? 
- Y/c HS đọc đoạn còn lại TLCH 4 trong sgk 
+ Vì sao chị út muốn được thoát li?
+ ý thứ 2 nói gì ? 
+ Nội dung chính của bài văn là gì?
+ Ghi nội dung chính của bài
c) Đọc diễn cảm
- Gọi 3 HS nối tiếp nhau đọc toàn bài. HS cả lớp theo dõi, tìm cách đọc hay.
- Tổ chức cho HS đọc diễn cảm đoạn Anh lấy từ mái nhà... không biết giấy gì:
+ Treo bảng phụ có viết đoạn văn.
+ Đọc mẫu.
+ Yêu cầu HS đọc diễn cảm.
- HS làm việc theo cặp .
+ Công việc đầu tiên anh Ba giao cho chị út là đi giải truyền đơn.
+ Chị út hồi hộp, bồn chồn.
+ Chị thấy trong người cứ bồn chồn, thấp thỏm, đêm ngủ không yên, lục đục dậy từ nửa đêm ngồi nghĩ cách giấu truyền đơn.
+ Ba giờ sáng, chị giả đi bán cá như mọi hôm. Tay bê rổ cá, bó truyền đơn giắt trên lưng quần. Chị rảo bước, truyền đơn cứ từ từ rơi xuống đất. Gần đến chợ thì vừa hết, trời cũng vừa sáng tỏ.
1. Tâm trạng của chị út lần đầu tiên nhận công việc 
- HS làm việc cá nhân 
+ Vì chị út rất yêu nước, ham hoạt động, chị muốn làm thật nhiều việc cho cách mạng.
2. Chị út, yêu nước dũng cảm, làm việc cho cách mạng 
+ Bài văn kể về lòng nhiệt thành của bà Nguyễn Thị Định. Bà là một phụ nữ yêu nước, dũng cảm, muốn làm việc lớn, đóng góp công sức cho cách mạng.
- 2 HS nhắc lại nội dung chính.
- 3 HS nối tiếp nhau đọc bài. HS cả lớp theo dõi, sau đó trao đổi để tìm cách đọc hay.
+ Theo dõi, đánh dấu chỗ nhấn giọng, ngắt giọng.
+ 2 HS ngồi cạnh nhau cùng luyện đọc.
- Tổ chức cho HS đọc diễn cảm.
- Nhận xét, cho điểm HS.
3. Củng cố, dặn dò
- Em biết gì về bà Nguyễn Thị Định?
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà học bài và soạn bài Bầm ơi.
- 3 HS thi đọc diễn cảm đoạn văn trước lớp, cả lớp theo dõi, bình chọn bạn đọc hay.
- 2 HS nêu lại.
- HS lắng nghe.
- HS chuẩn bị bài sau.
*/ Rút kinh nghiệm sau tiết dạy : 
Toán
Tiết 151 : Phép trừ
I. Mục tiêu
Giúp HS củng cố về:
- Kĩ năng thực hành phép trừ số tự nhiên, các phân số, các số thập phân.
- Vận dụng phép trừ để giải các bài toán tìm thành phần chưa biết của phép tính, các bài toán có lời văn.
II. Các hoạt động dạy- học chủ yếu
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ
- GV gọi 2 HS lên bảng làm BT 3,4(159 ) 
- GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS.
2. Dạy học bài mới
2.1. Giới thiệu bài
 Trong tiết học toán này chúng ta cùng tìm cách tính chu vi hình tròn.
2.2. Ôn tập về các thành phần và các tính chất của phép trừ
- GV viết lên bảng công thức của phép trừ :
 a - b = c
+ Em hãy nêu tên gọi của phép tính trên bảng và tên gọi của các thành phần trong phép tính đó.
+ Một số trừ đi chính nó thì được kết quả là bao nhiêu ?
+ Một số trừ đi 0 bằng mấy ?
- GV nhận xét câu trả lời của HS, sau đó yêu cầu HS mở SGK và đọc phần bài đọc về phép cộng.
2.3. Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1( 159 ) Tính rồi thử lại( theo mẫu)
- GV yêu cầu HS đọc đề bài toán.
- Muốn thử lại để kiểm tra kết quả của một phép trừ có đúng hay không chúng ta làm như thế nào ?
- GV yêu cầu HS làm bài.
- GV mời HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng
- Gv nhận xét và cho điểm HS.
Bài 2 ( 160 ) Tìm X
- GV yêu cầu HS đọc đề bài toán và tự làm bài.
- GV mời HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
 - GV nhận xét và cho điểm HS.
Bài 3 ( 160 )
- GV yêu cầu HS đọc đề bài toán.
- GV yêu cầu HS tự làm bài.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
3. Củng cố dặn dò
+ Qua tiết học ngày hôm nay các em đã được ôn tập và củng cố những kiến thức gì.
- GV nhận xét giờ học.
- Hướng dẫn HS chuẩn bị bài giờ sau.
- 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp theo dõi nhận xét.
- Nghe và xác định nhiệm vụ của tiết học.
- HS đọc phép tính.
+ a - b = c là phép trừ, trong đó a là số bị trừ, b là số trừ, c là hiệu, a - b cũng là hiệu.
+ Một số trừ đi chính nó thì bằng 0.
+ Một số trừ đi 0 bằng chính nó.
- HS mở SGK trang 159 và đọc bài trước lớp.
- HS đọc đề bài trong SGK.
- Ta lấy hiệu vừa tìm được cộng với số trừ, nếu có kết quả là số bị trừ thì phép tính đúng, nếu không là phép tính sai.
- 3 HS lên bảng làm 3 phần a, b, c của bài, HS cả lớp làm bài vào vở .
- 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở .
- 1 HS nhận xét. Cả lớp theo dõi, thống nhất bài làm đúng như sau:
a, 
 x + 5,84
= 9,16
 x
= 9,16 - 5,84
 x
= 3,32
b, 
 x - 0,35
= 2,55
 x
= 2,55 + 0,35
 x
= 2,9
- 1 HS đọc đề bài toán trước lớp 
- HS cả lớp làm bài vào vở, sau đó 1 HS đọc bài trước lớp để chữa bài, 2 HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau.
Bài giải
Diện tích đất trồng hoa là :
540,8 - 385,5 = 155,3 (ha)
Diện tích trồng lúa và đất trồng hoa là:
540,8 + 155,3 = 696,1 (ha)
Đáp số : 696,1 ha
- 1 HS nêu trước lớp 
- HS lắng nghe.
- HS chuẩn bị bài sau.
*/ Rút kinh nghiệm sau tiết dạy : ......
Mĩ thuật
Tiết 31 : Vẽ tranh: Đề tài ước mơ của em
( GV chuyên soạn và giảng )
Khoa học
Tiết 61 : Ôn tập Thực vật và động vật
I, Mục tiêu
 Giúp HS :
- Tự hệ thống lại các kiến thức về một số hình thức sinh sản của thực vật và động vật.
- Ôn tập lại kiến thức về một số loài hoa thụ phấn nhờ gió, một số loài hoa thụ phấn nhờ côn trùng.
- Nói về một số loài động vật để trứng, một số loài động vật đẻ con.
II. Đồ dùng dạy học
- Phiếu học tập cá nhân.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Hoạt động khởi động
*/ Kiểm tra bài cũ
- GV gọi HS lên bảng trả lời câu hỏi .
+ Nói lên những điều em biết về hổ.
+ Nói lên những điều em biết về hươu.
+ Tại sao khi hươu con mới khoảng 20 ngày tuổi, hươi mẹ đã dạy con tập chạy ?
- Nhận xét, cho điểm HS
- 3 HS lên bảng lần lượt trả lời các câu hỏi .
*/ Giới thiệu bài : Thực vật và động vật đều có khả năng sinh sản để duy trì nòi giống, tạo nên sự cân bằng sinh thái cho Trái Đất của chúng ta. Bài học hôm nay các em cùng ôn lại các kiến thức về sự sinh sản của thực vật và động vật.
Hoạt động chủ yếu
- GV chuẩn bị phiếu học tập cá nhân và phát cho từng HS.
- GV viết các biểu điểm lên bảng.
- GV gọi HS chữa bài
- GV thu bài, kiểm tra việc chữa bài, chấm bài của HS.
- Nhận xét bài làm của HS.
- HS hoàn thành phiếu trong khoảng 15 phút.
- 2 HS ngồi cùng bàn đổi phiếu cho nhau để chữa bài và dựa vào biểu điểm trên bảng để chấm bài cho bạn.
Phiếu học tập
Ôn tập : Thực vật và động vật
1. Chọn các từ trong ngoặc (sinh dục, nhị, sinh sản, nhuỵ) để điền vào chỗ .... trong các câu cho phù hợp.
Hoa là cơ quan sinh sản (1) của những loài thực vật có hoa. Cơ quan sinh dục (2) đực gọi là nhị (3) cơ quan sinh dục cái gọi là nhuỵ (4)
2. Viết chú thích vào hình cho đúng: (1) nhị (2) nhuỵ
3. Đánh dấu x vào cột cho phù hợp:
Tên cây
Thụ phấn nhờ gió
Thụ phấn nhờ côn trùng
Râm bụt
x
Hướng dương
x
ngô
x
4. Chọn các từ, cụm từ cho trong ngoặc (trứng, thụ tinh, cơ thể mới, tinh trùng, đực và cái) để điền vào ... trong các câu sau:
- Đa số các loài vật chia thành hai giống đực và cái (1) con đực có cơ quan sinh dục đực tạo ra tinh trùng (2) con cái có cơ quan sinh dục cái tạo ra trứng (3)
- Hiện tượng tinh trùng kết hợp với trứng gọi là sự thụ tinh (4) hợp tử phân chia nhiều lần và phát triển thành cơ thể mới (5) mang những đặc tính của bố và mẹ.
5 .Đánh dấu x vào cột phù hợp
Tên động vật
Đẻ trứng
Đẻ con
Sư tử
 x 
Chim cánh cụt
 x 
Hươu cao cổ
 x 
Cá vàng
 x 
Biểu điểm:
Câu 1: Mỗi câu đúng được 0,5 điểm
Câu 2: Mỗi chỗ viết đúng được 1 điểm
Câu 3: Mỗi dấu x điền đúng được 0,5 điểm
Câu 4: Mỗi chỗ điền đúng được 0,5 điểm
 ... - GV nhận xét và cho điểm HS, có thể yêu cầu HS nêu quy tắc chia một tổng cho một số.
3. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS về nhà làm các bài tập và chuẩn bị bài sau.
- Lắng nghe và chuẩn bị bài sau.
*/ Rút kinh nghiệm sau tiết dạy : ........
_______________________________________________________________________
Tập làm văn
Tiết 62 : ôn tập về tả cảnh
i. mục tiêu
Giúp HS:
- Ôn tập, củng cố kĩ năng lập dàn ý của bài văn tả cảnh.
- Thực hành kĩ năng trình bày miệng dàn ý của bài văn tả cảnh. Yêu cầu trình bày rõ ràng, tự nhiên.
ii. đồ dùng dạy học
 Bảng lớp viết sẵn 4 đề bài.
iii. các hoạt động dạy học chủ yếu.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ
- Gọi 2 HS trình bày dàn ý một bài văn tả cảnh em đã học trong học kì I.
- Nhận xét bài làm của HS.
2. Dạy - học bài mới
2.11. Giới thiệu bài
 Tiết học hôm nay các em cùng lập dàn ý của bài văn mình đã lập.
2.2. Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1( 134 ) lập dàn ý 
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập
- Gọi HS đọc gợi ý 1
- Em chọn cảnh nào để lập dàn ý?
- Yêu cầu HS tự làm bài. Gợi ý HS cách làm bài:
- 2 HS đứng tại chỗ đọc bài làm của mình.
- HS lắng nghe và xác định nhiệm vụ của tiết học.
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp.
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp.
- 3 đến 5 HS giới thiệu về cảnh mình chọn.
- HS làm bài cá nhân.
+ Em nên chọn cảnh mình đã có dịp quan sát hoặc cảnh rất quen thuộc với mình.
+ Bám sát gợi ý trong SGK để lập dàn ý.
+ Lập dàn ý ngắn gọn bằng các cụm từ, gạch đầu dòng.
+ Cảnh vật em quan sát bao giờ cũng có con người, thiên nhiên xung quanh nên em chú ý miêu tả xen kẽ để cảnh vật thêm đẹp và sinh động hơn.
+ Quan sát bằng nhiều giác quan: thính giác, thị giác, xúc giác...
- Gọi HS trình bày dàn ý của mình. GV cùng HS cả lớp nhận xét, bổ sung.
Bài 2 ( 134 ) trình bày miệng dàn ý 
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.
- Tổ chức cho HS trình bày dàn ý trong nhóm. Gợi ý HS: Em trình bày theo dàn ý đã lập, tránh cầm dàn ý đọc. Với những chi tiết đã quan sát em diễn đạt thành câu cho trọn vẹn, người nghe dễ hiểu.
- GV ghi các tiêu chí đánh giá lên bảng.
+ Bài văn có đủ bố cục không?
+ Các phần có mối liên kết không?
+ Các chi tiết, đặc điểm của cảnh đã được sắp xếp hợp lí chưa?
+ Đó có phải là những cảnh tiêu biểu chưa?
+ Trình bày có lưu loát, rõ ràng không?
- Gọi HS trình bày dàn ý trước lớp.
- Gọi HS nhận xét bạn trình bày theo các tiêu chí đã nêu.
- Nhận xét, chấm điểm HS trình bày tốt.
3. Củng cố - Dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà hoàn chỉnh lại dàn ý của bài văn tả cảnh để chuẩn bị cho tiết kiểm tra viết.
- 2 HS trình bày, HS cả lớp cùng nhận xét, bổ sung.
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp.
- 4 HS ngồi cạnh nhau cùng trình bày dàn ý của mình cho các bạn nghe.
- 3 đến 5 HS trình bày dàn ý trước lớp.
- Nhận xét.
- Lắng nghe và chuẩn bị bài sau.
*/ Rút kinh nghiệm sau tiết dạy :
...................................................................
_______________________________________________________________________
Khoa học
Tiết 62: Môi trường
I. Mục tiêu
Giúp HS:
- Có khái niệm ban đầu về môi trường.
- Nêu được một số thành phần của môi trường địa phương mình đang sống.
II. Đồ dùng dạy học
- Hình minh hoạ trang 128, 129 SGK.
- HS chuẩn bị giấy vẽ, màu.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Hoạt động khởi động
*/ Kiểm tra bài cũ:
- GV yêu cầu HS lên bảng trả lời câu hỏi.
+ Thế nào là sự thụ tinh ở thực vật?
+ Thế nào là sự thụ tinh ở động vật?
+ Hãy kể tên những cây thụ phấn nhờ gió và thụ phấn nhờ côn trùng mà em biết?
+ Hãy kể tên những con vật đẻ trứng và những con vật đẻ con mà em biết.
- Nhận xét, cho điểm HS.
*/ Giới thiệu bài.
+ Môi trường là gì?
- Nêu: Bài học đầu tiên của chủ điểm môi trường và tài nguyên thiên nhiên sẽ giúp các em có thái độ ban đầu về môi trường và biết được một số thành phần của môi trường địa phương nơi mình đang sống. Các em cùng học bài.
- 4 HS lên bảng lần lượt trả lời các câu hỏi.
+ Trả lời theo ý hiểu của mình. Ví dụ: Môi trường là toàn bộ những điều kiện tự nhiên, xã hội trong đó có con người, thực vật, động vật.
Hoạt động 1: Môi trường là gì?
- GV tổ chức cho HS hoạt động trong nhóm theo định hướng:
+ Chia nhóm, mỗi nhóm 4 HS.
+ Yêu cầu HS đọc các thông tin ở mục thực hành và làm bài tập trang 128 SGK.
+ Gợi ý HS: Sau khi đã tìm được thông tin phù hợp với hình hãy trình bày xem môi trường trong hình gồm những thành phần nào.
+ GV đi giúp đỡ từng nhóm.
- Gọi HS đọc các thông tin trong mục thực hành.
- Gọi HS chữa bài tập.
- Gọi HS trình bày về những thành phần của từng môi trường bằng hình trong sgk.
+ Môi trường rừng gồm những thành phần nào?
+ Môi trường nước gồm những thành phần nào?
+ Môi trường làng quê gồm những thành phần nào?
+ Môi trường đô thị gồm những thành phần nào?
- Nhận xét, khen ngợi HS trình bày đúng, lưu loát.
+ Môi trường là gì?
- Kết luận: Môi trường là tất cả những gì có xung quanh chúng ta, những gì có trên Trái Đất hoặc những gì tác động lên Trái Đất này. Trong đó có những yếu tố cần thiết cho sự sống và những yếu tố ảnh hưởng đến sự tồn tại, phát triển của sự sống. Có thể phân biệt: Môi trường tự nhiên gồm các thành phần: Mặt trời, khí quyển, đồi núi, cao nguyên, các sinh vật... Môi trường nhân tạo gồm các thành phần do con người tạo ra như: làng mạc, thành phố, nhà máy, công trường, trường học, công viên, các khu vui chơi, giải trí...
- Hoạt động trong nhóm theo hướng dẫn của GV.
+ HS các nhóm đọc thông tin làm bài tập theo yêu cầu của GV.
- 2 HS tiếp nối nhau đọc thành tiếng cho cả lớp nghe.
- 1 HS chữa bài tập, HS khác nhận xét .
Hình 1.c
Hình 2.d
Hình 3.a
Hình 4.b
- 4 HS tiếp nối nhau lên bảng chỉ vào từng hình minh hoạ để trình bày.
+ Môi trường rừng gồm những thành phần: thực vật, động vật sống trên cạn và dưới nước, không khí, ánh sáng, đất,...
+ Môi trường nước gồm thực vật, động vật sống ở dưới nước như cá, cua, ốc, rong rêu, tảo,.... nước, không khí, ánh sáng, đất,....
+ Môi trường làng quê gồm con người, động vật, thực vật, làng xóm, ruộng đồng, công cụ là ruộng, một số phương tiện giao thông, nước, không khí, đất,....
+ Môi trường đô thị gồm con người, thực vật, động vật, nhà cửa, phố xá, nhà máy....
+ Môi trường là tất cả những gì trên Trái Đất này: biển cả, sông ngòi, ao hồ, đất đai....
Hoạt động 2: Một số thành phần của môi trường địa phương.
- GV tổ chức cho HS thảo luận cặp đôi, trả lời câu hỏi:
+ Bạn đang sống ở đâu ? 
+ Hãy nêu một số thành phần của môi trường nơi bạn sống?
- GV đi giúp đỡ từng cặp HS đảm bảo HS nào cũng được nêu ý kiến của mình.
- Gọi HS phát biểu.
- Nhận xét chung về thành phần của môi trường địa phương.
- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận, trả lời từng câu hỏi của GV.
- 3 HS tiếp nối nhau trình bày.
Hoạt động 3: Môi trường mơ ước
- GV tổ chức cho HS vẽ tranh theo chủ đề: Môi trường mơ ước.
- Gợi ý HS: Em mơ ước mình được sống trong môi trường như thế nào? ở đó có các thành phần nào? Hãy vẽ những gì mình mơ ước.
- GV đi hướng dẫn HS gặp khó khăn.
- Tổ chức cho HS trình bày ý tưởng hoặc tranh vẽ của mình trước lớp.
- Nhận xét chung
Hoạt động kết thúc
- Nhận xét tiết học, khen ngợi những HS hăng hái tham gia xây dựng bài.
- Dặn dò HS về nhà học bài, hoàn thiện bức tranh về môi trường mơ ước và chuẩn bị bài sau.
*/Rút kinh nghiệm sau tiết dạy : .......
_______________________________________________________________________
Thể dục
Tiết 62: Môn thể thao tự chọn
Trò chơi " Chuyển đồ vật"
I. Mục tiêu
- Ôn tâng, phát cầu bằng mu bàn chân. Yêu cầu thực hiện tương đối đúng động tác và nâng cao thành tích.
- Chơi trò chơi "chuyển đồ vật ". Yêu cầu tham gia vào trò chơi tương đối chủ động.
II. Địa điểm-phương tiện.
- Địa điểm: Trên sân trường
- Phương tiện: Kẻ sân chơi trò chơi, cầu đá.
III. Các hoạt động dạy và học
Nội dung
Định lượng
Phương Pháp
1.Phần mở đầu
- GV nhận lớp, phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu bài học.
- Chạy chậm theo địa hình tự nhiên.
- Đứng thành vòng tròn để khởi động các khớp.
2. Phần cơ bản
* Đá cầu
- Ôn tâng cầu bằng mu bàn chân
+ Các tổ tập luyện theo khu vực đã quy định. 
GV biểu dương tổ tập đúng.
- Ôn phát cầu bằng mu bàn chân
+ Các tổ tập luyện theo khu vực đã quy định. 
- Thi giữa các tổ với nhau.
- GV biểu dương tổ tập đúng.
* Chơi trò chơi : "Chuyển đồ vật”
+ GV nhắc lại cách chơi, cho chơi thử.
+ Chơi chính thức.
+ Những người thua phải nhảy lò cò xung quanh các bạn thắng cuộc.
3. Phần kết thúc
- HS tập một số động tác để thả lỏng.
GV cùng HS hệ thống bài
- GV nhận xét đánh giá kết quả bài tập.
- GV giao bài về nhà: Tập đá cầu trúng đích
6 - 10' 
1 - 2' 
1' 
2 - 3'
18 - 22 
14 -16’
3 - 4'
5 -6’
4 - 6'
 X
x x x x x x x
x x x x x x x
x x x x x x x
 X
- GV quan sát và sửa sai, giúp đỡ HS thực hiện chưa đúng
- GV sửa sai cho HS
- GV quan sát, hướng dẫn HS tập còn sai. tuyên dương khen ngợi những HS có ý thức tốt.
 X
*/ Rút kinh nghiệm sau tiết dạy :
...................................................................
_______________________________________________________________________
Sinh hoạt 
Nhận xét tuần 31
I. Mục tiêu
- Nhận xét đánh giá chung tình hình tuần 31.
- Đề ra phương hướng kế hoạch tuần 32.
II. Lên lớp
	1. Các tổ trưởng báo cáo.
	2. Lớp trưởng sinh hoạt.
	3. GV chủ nhiệm nhận xét
* Ưu điểm :Trong tuần vừa qua, một số Hs đã có tiến bộ trong học tập, trong lớp đã chú ý nghe giảng và hăng hái giơ tay phát biểu xây dựng bài: Hoa, Thỉu, Thanh, Yến, Anh 
- Trực nhật vệ sinh gọn gàng, ra vào lớp đúng giờ.
- Đoàn kết, giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ; không ăn quà.
* Nhược điểm: một số Hs còn chưa có ý thức trong học tập; thường xuyên quên vở bài tập ở nhà: Phú, Cù Khánh . 
- Một số em còn nói tục chửi bậy: Thành, Thắng
- Một số Hs còn nói chuyện trong giờ học: Thành, Thanh, Quốc Khánh....
	4. Kế hoạch tuần 32
- Phát huy những ưu điểm và hạn chế những khuyết điểm của tuần trước.
- Kèm HS yếu kém thường xuyên .
- Thực hiện ôn tập tốt để chuẩn bị thi cuối học kì 2.

File đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_5_tuan_31_nguyen_thi_vi.doc