Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 5 - Tuần 27
I. MỤC TIÊU
1. Đọc thành tiếng.
- Đọc đúng các tiếng, từ khó: tranh, lành mạnh, trồng trọt, chăn nuôi, lợn ráy, trang trí, đen lĩnh.
- Đọc trôi chảy được toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở những từ ngữ ca ngợi vẻ đẹp độc đáo của những bức tranh.
- Đọc diễn cảm toàn bài.
2. Đọc - hiểu
- Hiểu các từ ngữ khó trong bài: làng Hồ, tranh tố nữ, nghệ sĩ tạo hình, thuần phác, tranh lợn ráy, khoáy âm dương, lĩnh, màu trắng điệp.
- Hiểu nội dung bài: Ca ngợi những nghệ sĩ dân gian đã tạo ra những vật phẩm văn hoá truyền thống của dân tộc và nhắn nhủ mọi người hãy biết quý trọng, giữ gìn những nét cổ truyền thống của văn hoá dân tộc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Tranh minh họa trang 88 SGK
- Tranh Đông Hồ
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 5 - Tuần 27", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 5 - Tuần 27
Tuần 27 Ngày soạn: 13/3/2010 Ngày giảng: Thứ hai ngày 15 tháng 3 năm 2010 Tập đọc Tiết 53: Tranh làng Hồ ( Theo Nguyễn Tuân ) I. Mục tiêu 1. Đọc thành tiếng. - Đọc đúng các tiếng, từ khó: tranh, lành mạnh, trồng trọt, chăn nuôi, lợn ráy, trang trí, đen lĩnh.... - Đọc trôi chảy được toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở những từ ngữ ca ngợi vẻ đẹp độc đáo của những bức tranh. - Đọc diễn cảm toàn bài. 2. Đọc - hiểu - Hiểu các từ ngữ khó trong bài: làng Hồ, tranh tố nữ, nghệ sĩ tạo hình, thuần phác, tranh lợn ráy, khoáy âm dương, lĩnh, màu trắng điệp. - Hiểu nội dung bài: Ca ngợi những nghệ sĩ dân gian đã tạo ra những vật phẩm văn hoá truyền thống của dân tộc và nhắn nhủ mọi người hãy biết quý trọng, giữ gìn những nét cổ truyền thống của văn hoá dân tộc. II. Đồ dùng dạy học - Tranh minh họa trang 88 SGK - Tranh Đông Hồ III. Các hoạt động dạy và học chủ yếu Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Kiểm tra bài cũ - Gọi 3 HS nối tiếp nhau đọc bài Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân và trả lời câu hỏi. - Gọi HS nhận xét bạn đọc bài. - Nhận xét, cho điểm HS. 2.Dạy - học bài mới 2.1. Giới thiệu bài - Cho HS quan sát tranh minh hoạ và các tranh làng Hồ. - Giới thiệu: Dòng tranh làng Hồ là một nét văn hoá của dân tộc. Chúng ta cùng tìm hiểu về dòng tranh này qua bài tập đọc Tranh làng Hồ. 2.2. Hướng dẫn luyện đọc, tìm hiểu bài a) Luyện đọc - 1 HS đọc toàn bài - GV hướng dẫn cách chia đoạn, 3 HS đọc nối tiếp từng đoạn của bài (2 lượt) GV chú ý sửa lỗi phát âm . - Gọi HS đọc phần Chú giải - Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp - Gọi HS đọc toàn bài. b) Tìm hiểu bài - HS đọc thầm trao đổi , thảo luận TLCH trong SGK - Hãy kể tên một số bức tranh làng Hồ lấy đề tài trong cuộc sống hàng ngày của làng quê Việt Nam? - Giảng: Làng Hồ là một làng nghề truyền thống, chuyên khắc, vẽ tranh dân gian. Những nghệ sĩ dân gian làng Hồ từ bao đời nay đã kế tục và phát huy nghề truyền thống của làng. Thiết tha yêu mến quê hương nên tranh của họ sống động, vui tươi, gắn liền với cuộc sống hàng ngày của làng quê Việt Nam. + Kĩ thuật tạo màu của tranh làng Hồ có gì đặc biệt? + Tìm những từ ngữ ở hai đoạn cuối thể hiện sự đánh giá của tác giả đối với tranh làng Hồ? + Tại sao tác giả biết ơn những người nghệ sĩ dân gian làng Hồ? + Dựa vào phần tìm hiểu bài, em hãy nêu nội dung chính của bài. - Ghi nội dung chính của bài lên bảng. - 3 HS nối tiếp nhau đọc bài và lần lượt trả lời câu hỏi theo SGK. - Nhận xét. - Quan sát - Lắng nghe - 1 HS đọc, lớp theo dõi . - HS đọc bài theo trình tự: + HS 1: Từ ngày còn ít tuổi .... và tươi vui. + HS 2: Phải yêu mến .... gà mái mẹ. + HS 3: Kĩ thuật tranh làng Hồ .... dáng người trong tranh. - 1 HS đọc thành tiếng cho cả lớp nghe. - HS đọc theo bàn. - 1 HS đọc thành tiếng cho cả lớp nghe. - HS trao đổi theo bàn . - Tranh vẽ lợn, gà, chuột........ - Lắng nghe + Màu đen không pha bằng thuốc mà luyện bằng bột than của của rơm nếp, cói chiếu, lá tre mùa thu. Màu trắng điệp làm bằng bột vỏ sò trộn với hồ nếp " nhấp nhánh muôn ngàn hạt phấn ". + Phải yêu mến cuộc đời trồng trọt, chăn nuôi lắm, rất có duyên, kĩ thuật đạt tới sự trang trí tinh tế, là một sự sáng tạo góp phần vào kho tàng màu sắc của dân tộc trong hội hoạ. + Vì các nghệ sĩ đã đem vào cuộc sống một cái nhìn thuần phác, lành mạnh, hóm hỉnh, vui tươi. Những bức tranh làng Hồ với các đề tài và màu sắc gắn với cuộc sống của người dân Việt Nam. + Bài ca ngợi những nghệ sĩ dân gian đã tạo ra những vật phẩm văn hoá truyền thống của dân tộc và nhắn nhủ mọi người hãy biết quý trọng, giữ gìn những nét cổ truyền thống của văn hoá dân tộc. - Kết luận: Yêu mến cuộc đời và quê hương, những nghệ sĩ dân gian làng Hồ đã tạo nên những bức tranh có nội dung sinh động, vui tươi gắn liền với cuộc sống của người dân Việt Nam. Kĩ thuật làm tranh làng Hồ đạt tới mức tinh tế. Màu sắc không phải pha bằng thuốc mà bằng chất liệu thiên nhiên. Các bức tranh thể hiện đậm nét bản sắc văn hoá Việt Nam. Những người tạo nên các bức tranh đó xứng đáng với tên gọi trân trọng: Những nghệ sĩ tạo hình của nhân dân. c) Đọc diễn cảm - Yêu cầu 3 HS đọc nối tiếp toàn bài, nhắc HS theo dõi tìm cách đọc phù hợp. - Tổ chức cho HS đọc diễn cảm đoạn 1. + Treo bảng phụ có viết sẵn đoạn văn. + Hướng dẫn Hs luyện đọc đoạn văn. + Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp. - Tổ chức thi đọc diễn cảm. - Nhận xét cho điểm từng HS. 3. Củng cố dặn dò + Qua bài học ngày hôm nay em biết được thêm điều gì ? - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà học bài và soạn bài Đất nước - 3 HS nối tiếp đọc từng đoạn, HS cả lớp theo dõi, sau đó 1 HS nêu cách đọc, các từ ngữ cần nhấn giọng. - Hs luyện đọc theo hướng dẫn của Gv. - 2 HS ngồi cạnh nhau cùng luyện đọc. - 3 đến 5 HS đọc diễn cảm đoạn văn trên. HS cả lớp theo dõi và nhận xét. - 2- 3 Hs trả lời. - Lắng nghe. - HS chuẩn bị bài sau. */ Rút kinh nghiệm sau tiết dạy : ..................................................................................................... Toán Tiết 131: Luyện tập I. Mục tiêu Giúp HS : - Củng cố cách tính vận tốc (của một chuyển động đều) - Thực hành tính vận tốc theo các đơn vị đo khác nhau. II. Đồ dùng dạy học - Bảng phụ kẻ sẵn nội dung bài tập 2. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Kiểm tra bài cũ. - GV mời 2 HS lên bảng làm các bài tập 2, 3 ( 139 ) - Nêu quy tắc và công thức tính vận tốc, cách viết đơn vị của vận tốc? - GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS. 2. Dạy học bài mới 2.1. Giới thiệu bài Trong tiết học toán này chúng ta cùng làm các bài tập về tính vận tốc. 2.2 Hướng dẫn luyện tập Bài 1( 139 ) - GV yêu cầu HS đọc đề bài toán. - Để tính vận tốc của con đà điểu chúng ta làm như thế nào ? - GV yêu cầu HS tự làm bài. - GV nhận xét và cho điểm HS vừa đọc bài trước lớp. Bài 2 ( 140 ) - GV yêu cầu HS đọc đề bài trong SGK - Bài tập cho biết, yêu cầu chúng ta làm gì ? - GV yêu cầu HS làm bài. Nhắc HS chú ý ghi tên đơn vị của vận tốc cho đúng. - 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp theo dõi nhận xét. - 1 HS nêu, cả lớp theo dõi và nhận xét. - Nghe và xác định nhiệm vụ của tiết học. - 1 HS đọc to đề bài cho cả lớp nghe. - Ta lấy quãng đường của nó chạy chia cho thời gian cần để đà điểu chạy hết quãng đường đó. - HS cả lớp làm bài vào vở, sau đó 1 HS đọc bài làm trước lớp để chữa bài. Bài giải Vận tốc của đà điểu là: 5250 : 5 = 1050 (m/phút) Đáp số : 1050 m/phút - Bài tập cho quãng đường và thời gian, yêu cầu chúng ta tính vận tốc. - 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở . S 130km 147km 210km 1014km t 4 giờ 3 giờ 6 giây 13 phút v 32,5km/giờ 49km/giờ 35m/giây 78m/phút - GV mời HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng lớp. - GV nhận xét cho điểm HS. Bài 3 ( 140 ) - GV yêu cầu HS đọc đề bài toán. + Đề bài cho biết những gì ? + Đề bài yêu cầu chúng ta tính gì ? + Để tính được vận tốc của ô tô chúng ta phải biết những gì ? + Vậy để giải bài toán chúng ta cần: Tính quãng đường đi bằng ô tô. Tính vận tốc ô tô. + GV yêu cầu HS tự làm bài. - GV nhận xét và cho điểm HS. Yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau. Bài 4 ( 140 ) - GV gọi HS đọc đề bài toán. - GV yêu cầu HS tóm tắt đề bài. - Để tính được vận tốc của ca nô ta làm thế nào ? - GV yêu cầu HS làm bài. - GV mời HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng. - GV: vận tốc của ca nô là 24km/giờ nghĩa là thế nào ? - GV nhận xét và cho điểm HS. 3. Củng cố dặn dò + Qua bài học ngày hôm nay các em đã được ôn tập và củng cố những kiến thức nào? - GV nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà ôn lại cách tính vận tốc, làm các bài tập về nhà. - 1 HS nhận xét, nếu bạn làm sai thì sửa lại cho đúng. - 1 HS đọc đề toán trước lớp, HS cả lớp đọc lại đề bài trong SGK. + Quãng đường AB dài 25 km. + Đi từ A được 5km thì lên ô tô. + Ô tô đi nửa giờ thì đến nơi. + Tính vận tốc của ô tô. + Để tính được vận tốc của ô tô cần biết quãng đường đi và thời gian đi bằng ô tô của người đó. + HS cả lớp làm bài vào vở, sau đó 1 HS đọc bài trước lớp để chữa bài. Bài giải Quãng đường đi bằng ô tô là: 25 - 5 = 20 (km) Thời gian đi bằng ô tô là: 1 nửa giờ hay 0,5 giờ hay giờ Vận tốc của ô tô là: 20 : 0,5 = 40 (km/giờ) Đáp số : 40 km/giờ - 1 HS đọc bài toán trước lớp cho HS cả lớp cùng nghe. - 1 HS tóm tắt . - Để tính được vận tốc ca nô chúng ta cần : + Tính thời gian ca nô đi. + Tính vận tốc của ca nô. - 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở . Bài giải Thời gan ca nô đi được 30 km là: 7 giờ 45 phút - 6 giờ 30 phút = 1 giờ 15 phút 1 giờ 15 phút = 1,25 giờ Vận tốc của ca nô đó là: 30 : 1,25 = 24 (km/giờ) Đáp số : 24km/giờ - 1 HS nhận xét, nếu bạn làm sai thì sửa lại cho đúng. - Nghĩa là thông thường mỗi giờ ca nô chạy được 24km. - Hs trả lời. - HS lắng nghe. - HS chuẩn bị bài sau. */ Rút kinh nghiệm sau tiết dạy : .................................................................... Mĩ thuật Tiết 27: vẽ tranh: đề tài môi trường ( GV chuyên soạn và giảng ) _______________________________________________________________________ Khoa học Tiết 53 : Cây con mọc lên từ hạt I. Mục tiêu Giúp HS: - Quan sát và mô tả được cấu tạo của hạt. - Nêu được điều kiện nảy mầm của hạt dựa vào thực tế đã gieo hạt. - Nêu quá trình phát triển của cây thành hạt. II. Đồ dùng dạy học - HS chuẩn bị hạt đã gieo từ tiết trước. - GV chuẩn bị: Ngâm hạt lạc qua một đêm. - Các cốc hạt lạc: khô, ẩm, để nơi quá lạnh, để nơi quá nóng, đủ các điều kiện nảy mầm. III. Các hoạt động dạy và học chủ yếu. Hoạt động dạy Hoạt động học Hoạt động khởi động */ Kiểm tra bài cũ: - GV gọi HS lên bảng trả lời câu hỏi. + Thế nào là sự thụ phấn? + Thế nào là sự thụ tinh? + Hạt và quả hình thành như thế nào? + Em có nhận xét gì về các loài hoa thụ phấn nhờ gió và các loài hoa thụ phần nhờ côn trùng? - Nhận xét, cho điểm HS. */ Giới thiệu bài + Theo em cây con mọc lên từ đâu? - Nêu: Hoa là cơ quan sinh sản của thực vật có hoa. Từ hoa sẽ có hạt. Cây con có thể mọc lên từ hạt hay từ thân, rễ, lá củ ... ) - GV gọi HS đọc đề bài toán và yêu cầu HS tự làm bài. - GV mời 1 HS đứng tại chỗ và đọc bài làm để chữa bài. - GV nhận xét và cho điểm HS. Bài 4 ( 143 ) - GV gọi HS đọc đề bài toán và yêu cầu HS tự làm bài. - GV mời 1 HS đứng tại chỗ và đọc bài làm để chữa bài. - GV nhận xét và cho điểm HS. 3. Củng cố dặn dò + Nêu lại quy tắc, công thức tính thời gian - GV nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà ôn lại và làm các bài tập trong SGK. - 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp theo dõi nhận xét. - 3 HS nêu, cả lớp theo dõi và nhận xét. - Nghe và xác định nhiệm vụ của tiết học. - Bài tập cho biết quãng đường và vận tốc của chuyện động, yêu cầu chúng ta tính thời gian chuyển động và điền vào ô trống trong bảng cho phù hợp - 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở . - 1 HS nhận xét, nếu bạn làm sai thì sửa lại cho đúng. - 1 HS đọc đề toán trước lớp. - Chúng ta lấy quãng đường đó chia cho vận tốc của ốc sên. + Vận tốc của ốc sên đang được tính theo đơn vị là cm/phút. Còn quãng đường ốc sên bò lại tính theo đơn vị mét. - 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở . Bài giải 1,08m = 108cm Thời gian để ốc sên bò hết quãng đường đó là: 108 : 12 = 9 (phút) Đáp số : 9 phút - 1 HS nhận xét, nếu bạn làm sai thì sửa lại cho đúng. - 1 HS đọc đề toán trước lớp. Bài giải Thời gian để đại bàng bay hết quãng đường đó là: 72 : 96 = 3/4 (giờ) 3/4 giờ = 45 phút Đáp số : 45 phút - 1 HS đọc bài làm, HS theo dõi để kiểm tra bài mình. - HS làm bài vào vở, sau đó 1 HS đọc bài làm của mình trước lớp để chữa bài. Bài giải 420m/phút = 0,42km/phút Thời gian để rái cá bơi hết quãng đường đó là: 10,5 : 0,24 = 25 (phút) Đáp số : 25 phút - 1 HS đọc bài làm, HS theo dõi để kiểm tra bài mình. - 1 HS nêu trước lớp . - HS lắng nghe. - HS chuẩn bị bài sau. */ Rút kinh nghiệm sau tiết dạy : ............................................................................................................................................... _______________________________________________________________________ Tập làm văn Tiết 54 : tả cây cối ( Kiểm tra viết ) I. Mục tiêu - Thực hành viết bài văn tả cây cối. - Bài viết đúng nội dung, yêu cầu của đề bài, có đủ 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài. - Lời văn tự nhiên, chân thật, biết cách dùng các từ ngữ miêu tả hình ảnh so sánh để miêu tả cây. Diễn đạt sáng sủa, mạch lạc. II. Đồ dùng dạy học. Bảng lớp viết sẵn đề bài cho HS lựa chọn III. Các hoạt động dạy học chủ yếu 1. Kiểm tra bài cũ Kiểm tra giấy bút của HS. 2. Thực hành viết - Gọi HS đọc 3 đề bài trên bảng. - Nhắc HS: Em đã quan sát, viết đoạn văn tả một bộ phận của cây. Từ các kĩ năng đó, em hãy viết thành bài văn tả cây cối hoàn chỉnh. - HS viết bài. - GV thu bài chấm điểm . 3. Củng cố- Dặn dò - Nhận xét chung về ý thức làm bài của HS. - Dặn HS về nhà chuẩn bị ôn tập giữa kì 2. _______________________________________________________________________ Khoa học Tiết 54 : cây con có thể mọc lên từ một số bộ phận của cây mẹ I. Mục tiêu Giúp HS: - Quan sát và tìm vị trí chồi ở một số cây khác nhau. - Biết một số cây được mọc ra từ bộ phận của cây mẹ. - Thực hành trồng cây bằng một bộ phận của cây mẹ. II. Đồ dùng dạy học. - GV chuẩn bị: ngọn mía, củ khoai tây.... - Thùng giấy có đựng sẵn đất. III. Hoạt động dạy - học chủ yếu. Hoạt động dạy Hoạt động học hoạt động khởi động */ Kiểm tra bài cũ: - GV yêu cầu HS lên bảng trả lời các câu hỏi về nội dung bài 53. + HS 1: Thực hành tách một hạt lạc và nêu cấu tạo của hạt. + HS 2: Mô tả quá trình hạt mọc thành cây + HS 3: Nêu điều kiện để hạt nảy mầm. - Nhận xét, cho điểm HS. */ Giới thiệu bài: + Em đã tìm hiểu xem những loại cây con nào không mọc lên từ hạt. Hãy giới thiệu cho cả lớp cùng biết. + Nhận xét, khen ngợi HS. - Nêu: Tiết học hôm nay các em cùng tìm hiểu về cây con mọc lên từ một bộ phận của cây mẹ. - 3 HS lên bảng thực hiện các yêu cầu . - Tiếp nối nhau giới thiệu. - Nghe và xác định nhiệm vụ của tiết học. Hoạt động 1 :nơi cây con có thể mọc lên từ một số bộ phận của cây mẹ - GV tổ chức cho HS hoạt động trong nhóm theo hướng dẫn: + Chia nhóm, mỗi nhóm 6 HS, chia thân cây, củ cho từng nhóm. + Yêu cầu HS quan sát và tìm xem chồi có thể mọc lên từ vị trí nào của thân cây, củ. - Nhận xét, khen ngợi HS. + Người ta trồng cây mía bằng cách nào? + Người ta trồng hành bằng cách nào? - Nhận xét, khen ngợi HS. - Yêu cầu HS chỉ vào từng hình minh họa trang 110, SGK. và trình bày theo yêu cầu. + Tên cây hoặc củ được minh họa. + Vị trí của chồi có thể mọc ra từ cây củ đó. - Gọi HS trình bày. - Nhận xét HS trình bày. - Hoạt động trong nhóm theo định hướng của GV. + Nhận thân cây, các loại củ để quan sát thảo luận trả lời câu hỏi và ghi ra giấy. + HS đại diện cho các nhóm lên trình bày, HS chỉ rõ vào vật thật nơi chồi mọc ra. + Người ta trồng mía bằng cách chặt lấy ngọn mía khi thu hoạch, lên luống đất, đặt ngọn mía nằm dọc trong những rãnh sau bên luống. Dùng tro, trấu, hoặc đất tơi xốp phủ lên trên. + Người ta trồng hành bằng cách tách củ hành thành các nhánh, đặt xuống đất tơi xốp, ít ngày sau phía đầu của nhánh hành chồi mọc lên, phát triển thành khóm hành. - Lắng nghe, nắm nhiệm vụ học tập. - 6 HS tiếp nối nhau trình bày. Hình 1: Cây mía. Chồi của cây mía mọc ra từ nách lá. Hình 2: Củ khoai tây. Chồi mọc ra từ chỗ lõm của củ. Hình 3: Củ gừng. Chồi mọc ra từ chỗ lõm của củ. Hình 4: Củ hành. Chồi mọc ra từ phía trên đầu của củ. Hình 5: Củ tỏi. Chồi mọc ra từ phía trên đầu của củ. Hình 6: Lá phải bỏng. Chồi mọc ra từ mép lá. - Kết luận: Trong tự nhiên cũng như trong trồng trọt, không phải cây nào cũng mọc lên từ hạt mà một số cây có thể mọc lên từ thân hoặc rễ hoặc lá của cây mẹ. - Lắng nghe Hoạt động 2: Cuộc thi Người làm vườn giỏi - GV yêu cầu HS trao đổi, thảo luận theo cặp về cách trồng một số loại cây có cây con mọc lên từ một số bộ phận của cây mẹ. - GV đi giúp đỡ hướng dẫn HS. - Gợi ý HS: Có thể em chưa nhìn thấy trực tiếp nhưng có thể đã xem trên truyền hình hoặc nghe người khác mô tả cách trồng cây. - Gọi HS trình bày. - Nhận xét, khen ngợi HS. - Nêu: Nghe các bạn mô tả cách trồng như vậy các em có trồng cây được không? chúng ta cùng thực hành trồng cây. - HS thảo luận theo cặp trao đổi, thảo luận về việc trồng cây từ bộ phận của cây mẹ. - 3 đến 5 HS tiếp nối nhau trình bày. Hoạt động 3 : Thực hành trồng cây - GV tổ chức cho HS trồng cây từ bộ phận của cây mẹ ở vườn trường hoặc trong lớp. - Phát thân cây, lá, rễ cây cho HS theo nhóm. - Hướng dẫn HS cách làm đất, trồng cây. - Yêu cầu HS đi rửa sạch tay bằng xà phòng sau khi đã trồng cây xong. - Tổ chức cho HS quan sát sản phẩm của cả lớp. - Dặn HS theo dõi xem cây của nhóm nào mọc chồi trước. - Nhận xét tác phong học tập, làm việc của HS. Hoạt động kết thúc. + Cây con có thể mọc ra từ những bộ phận nào của cây mẹ . - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà học thuộc mục Bạn cần biết và ghi lại vào vở, tìm hiểu về sự sinh sản của động vật, sưu tầm tranh ảnh về các loại động vật khác nhau. */ Rút kinh nghiệm sau tiết dạy : ............................................................................................................................................ ______________________________________________________________________ Thể dục Tiết 54 : Môn thể thao tự chọn Trò chơi " chạy đổi chỗ, vỗ tay nhau " I. Mục tiêu - Ôn tâng cầu bằng đùi, bằng mu bàn chân, chuyền cầu bằng mu bàn chân. Yêu cầu thực hiện tương đối đúng động tác và nâng cao thành tích. - Chơi trò chơi "Chạy đổi chỗ, vỗ tay nhau ". Yêu cầu tham gia vào trò chơi tương đối chủ động. II. Địa điểm-phương tiện. - Địa điểm: Trên sân trường - Phương tiện: Kẻ sân chơi trò chơi, cầu đá. III. Các hoạt động dạy và học Nội dung định lượng phương pháp 1.Phần mở đầu - GV nhận lớp, phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu bài học. - Chạy chậm theo địa hình tự nhiên. - Đứng thành vòng tròn để khởi động các khớp. - Ôn bài thể dục lớp 5: 2 lần8 nhịp 2. Phần cơ bản * Đá cầu - Ôn tâng cầu bằng đùi + Các tổ tập luyện theo khu vực đã quy định. + GV biểu dương tổ tập đúng. - Chuyền cầu bằng mu bàn chân + Các tổ tập luyện theo khu vực đã quy định. + Thi giữa các tổ với nhau. GV biểu dương tổ tập đúng. * Chơi trò chơi : " Chạy đổ chỗ, vỗ tay nhau” + GV nhắc lại cách chơi, cho chơi thử. + Chơi chính thức. + Những người thua phải nhảy lò cò xung quanh các bạn thắng cuộc. 3 Phần kết thúc - HS tập một số động tác để thả lỏng. - GV cùng HS hệ thống bài - GV nhận xét đánh giá kết quả bài tập. - Gv giao bài về nhà: Tập đá cầu 6 - 10' 1 - 2' 1' 2 - 3' 2' 18 - 22 14 -16’ 3 - 4' 6 – 8’ 4 - 5' 4 - 6' X x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x X - GV quan sát và sửa sai, giúp đỡ HS thực hiện chưa đúng. - GV sửa sai cho HS - GV quan sát, hướng dẫn HS tập còn sai. tuyên dương khen ngợi những HS có ý thức tốt. - HS tham gia chơi nhiệt tình. X * Rút kinh nghiệm sau tiết dạy : ............................................................................................................................. Sinh hoạt Nhận xét tuần 27 I. Mục tiêu - Nhận xét đánh giá chung tình hình tuần 27. - Đề ra phương hướng kế hoạch tuần 28. II. Lên lớp 1. Các tổ trưởng báo cáo. 2. Lớp trưởng sinh hoạt. 3. GV chủ nhiệm nhận xét * Ưu điểm :- Trong tuần vừa qua, một số Hs đã có tiến bộ trong học tập, trong lớp đã chú ý nghe giảng và hăng hái giơ tay phát biểu xây dựng bài: Em Yến, Hoa, Thỉu ... - Trực nhật vệ sinh gọn gàng, ra vào lớp đúng giờ. - Đoàn kết, giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ; không ăn quà. * Nhược điểm: - một số Hs còn chưa có ý thức trong học tập; thường xuyên quên vở bài tập ở nhà: Phú, Hùng . - Một số em còn nói những lời chưa hay . - Một số Hs còn nói chuyện trong giờ học: Phú, Hùng . 4. Kế hoạch tuần 28 - Phát huy những ưu điểm và hạn chế những khuyết điểm của tuần trước. - Thực hiện tốt các hoạt động giữa giờ và 15 phút đầu giờ. - Kèm cặp HS yếu kém vào đầu giờ học và giờ ra chơi . - Đánh giá kết quả thi giữa kì 2
File đính kèm:
- giao_an_tong_hop_cac_mon_lop_5_tuan_27.doc