Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 5 - Tuần 25

I. MỤC TIÊU

1. Đọc thành tiếng

- Đọc đúng các tiếng từ khó hoặc dễ lẫn : dập dờn, xoè hoa, sừng sững, xa xa, Sóc Sơn, xâm lược, lưng trừng,.

- Đọc trôi chảy được toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở những từ ngữ miêu tả.

- Đọc diễn cảm toàn bài với giọng trang trọng tha thiết.

2. Đọc - hiểu

- Hiểu các từ ngữ khó trong bài: Đền Hùng, Nam quốc sơn hà, bức hoành phi, ngã Ba Hạc, ngọc phả, chi, đất tổ,.

- Hiểu nội dung bài: Ca ngợi vẻ tráng lệ của đền Hùng và vùng đất tổ, đồng thời bày tỏ niềm thành kính thiêng liêng của mỗi con người đối với tổ tiên.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC

- Tranh minh hoạ trang 67, 68 SGK.

- Bảng phụ ghi sẵn đoạn văn cần hướng dẫn luyện đọc.

 

doc 38 trang cucpham 23/07/2022 3140
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 5 - Tuần 25", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 5 - Tuần 25

Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 5 - Tuần 25
Tuần 25
Ngày soạn:26/2/2010
Ngày giảng: Thứ hai ngày 1 tháng 3 năm 2010 
Tập đọc
Tiết 49: Phong cảnh đền hùng
(Theo Đoàn Minh Tuấn ) 
I. Mục tiêu
1. Đọc thành tiếng
- Đọc đúng các tiếng từ khó hoặc dễ lẫn : dập dờn, xoè hoa, sừng sững, xa xa, Sóc Sơn, xâm lược, lưng trừng,...
- Đọc trôi chảy được toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở những từ ngữ miêu tả.
- Đọc diễn cảm toàn bài với giọng trang trọng tha thiết.
2. Đọc - hiểu
- Hiểu các từ ngữ khó trong bài: Đền Hùng, Nam quốc sơn hà, bức hoành phi, ngã Ba Hạc, ngọc phả, chi, đất tổ,...
- Hiểu nội dung bài: Ca ngợi vẻ tráng lệ của đền Hùng và vùng đất tổ, đồng thời bày tỏ niềm thành kính thiêng liêng của mỗi con người đối với tổ tiên.
II. Đồ dùng dạy - học
- Tranh minh hoạ trang 67, 68 SGK.
- Bảng phụ ghi sẵn đoạn văn cần hướng dẫn luyện đọc.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ
- Gọi HS đọc bài Hộp thư mật và trả lời câu hỏi về nội dung bài.
+ Theo em hộp thư mật dùng để làm gì ?
+ Em hãy nêu nội dung chính của bài ?
- Gọi HS nhận xét bạn đọc bài và trả lời.
- Nhận xét, cho điểm từng HS
2. Dạy - học bài mới
2.1. Giới thiệu bài
- Yêu cầu HS mở SGK trang 67, quan sát tranh, đọc tên chủ điểm và nói suy nghĩ của em về chủ điểm.
- GV cho HS quan sát tranh minh hoạ và giới thiệu. 
2.2. Hướng dẫn luyện đọc, tìm hiểu bài
a) Luyện đọc
- Gọi HS đọc toàn bài 
- GV hướng dẫn HS cách chia đoạn ( 3 đoạn ) HS đọc nối tiếp từng đoạn của bài (đọc 2 lượt). GV chú ý sửa lỗi phát âm, giải thích từ khó, cách ngắt nhịp các câu dài và đọc diễn cảm cho Hs.
- GV dùng tranh minh hoạ trang 68, SGK để giới thiệu về vị trí của đền Hùng.
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp
- Gọi HS đọc toàn bài.
- GV đọc mẫu.
- 4 HS đọc bài nối tiếp và lần lượt trả lời các câu hỏi theo SGK.
- Dùng để chuyển những tin tức bí mật quan trọng 
- Ca ngợi ông Hai Long và những c/ sĩ tình báo hoạt động trong lòng địch 
- Nhận xét.
- HS quan sát và Trả lời.
- Lắng nghe.
- 1 HS đọc trước lớp .
+ HS 1: Đền Thượng ... chính giữa.
+ HS 2: Làng của các vua Hùng ... xanh mát.
+ HS 3: Trước đền Thượng ... soi gương.
- Quan sát, lắng nghe.
- 2 HS ngồi cùng bàn luyện đọc từng đoạn.
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp.
- Theo dõi GV đọc mẫu.
b, Tìm hiểu bài
- Y/ c HS đọc thầm đoạn 1,2 và TLCH 1,2 
+ Bài văn viết về cảnh vật gì ? ở đâu ?
+ Hãy kể những điều em biết về Vua Hùng.
- Giảng: Theo truyền thuyết, Lạc Long Quân phong cho người con trai trưởng làm vua nước Lang, Xưng là Hùng Vương truyền được 18 đời, trị vì 2621 năm, từ năm 2879 trước công nguyên. Đền Hùng nằm ở vị trí sơn thuỷ hữu tình rất nên thơ.
+ Em hãy tìm những từ ngữ miêu tả cảnh đẹp của thiên nhiên nơi đền Hùng.
+ Những từ ngữ đó, gợi cho em thấy cảnh thiên nhiên ở đền Hùng ra sao ?
- Y/ c HS đọc thầm đoạn còn lại và TLCH 3,4 trong SGK 
+ Bài văn đã gợi cho em nhớ đến những truyền thuyết nào về sự nghiệp dựng nước và giữ nước của dân tộc ?
- GV ghi lên bảng các truyền thuyết.
+ Hãy kể ngắn gọn về các truyền thuyết mà em biết.
+ Em hiểu câu ca dao sau như thế nào :
Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba.
+ ý đoạn 3 nói gì ?
+ Dựa vào nội dung tìm hiểu được, em hãy nêu nội dung chính của bài.
- Ghi nội dung chính lên bảng.
- GV giảng thêm :
c, Hướng dẫn đọc diễn cảm
- Yêu cầu 3 HS đọc nối tiếp toàn bài, nhắc HS theo dõi tìm cách đọc phù hợp.
+ Với bài này đọc giọng ntn?
- Tổ chức cho HS đọc diễn cảm đoạn 2.
+ Treo bảng phụ có viết sẵn đoạn văn. 
- Hướng dẫn Hs cách đọc.
+ Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- Tổ chức thi đọc diễn cảm.
- Nhận xét cho điểm từng HS.
3. Củng cố dặn dò
- Nêu ý nghĩa bài văn ?
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà học bài và soạn bài Cửa sông.

- HS trao đổi trong nhóm bàn .
+ Bài văn tả cảnh đền Hùng, cảnh thiên nhiên vùng núi Nghĩa Lĩnh, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ, nơi thờ các vua Hùng, tổ tiên của dân tộc ta.
+ Các vua Hùng là những người đầu tiên lập ra nhà nước Văn Lang, đóng đô ở thành Phong Châu vùng phú thọ, cách đây khoảng 4000 năm.
- Lắng nghe.
+ Những đám hải đường đâm bông rực đỏ, những cánh bướm nhiều màu sắc bay dập dờn, bên trái là đỉnh Ba Vì vòi vọi, bên phải là những dãy Tam Đảo như bức tường xanh sừng sững, xa xa là núi Sóc Sơn, trước mặt là Ngã Ba Hạc, những cành hoa đại, những gốc thông già, giếng Ngọc trong xanh...
1. Cảnh thiên nhiên ở đền Hùng thật tráng lệ, hùng vĩ.
- HS làm việc theo cặp 
+ Những truyền thuyết : Sơn Tinh, Thuỷ Tinh; Thánh Gióng; An Dương Vương; Sự tích trăm trứng; Bánh trưng, bánh giày.
- Nối tiếp nhau kể.
+ Câu ca dao như nhắc nhở mọi người dù đi bất cứ nơi đâu, làm bất cứ việc gì cũng không được quên ngày giỗ Tổ.
+ Câu ca dao luôn nhắc nhở mọi người luôn nhớ đến cội nguồn của dân tộc.
2. Lòng thành kính của người dân đối với các vua Hùng .
* Bài văn ca ngợi vẻ đẹp tráng lệ của đền Hùng và vùng đất Tổ, đồng thời bày tỏ niềm thành kính thiêng liêng của mỗi con người đối với tổ tiên.
- 2 HS nhắc lại nội dung chính. HS cả lớp ghi vào vở.
- 3 HS nối tiếp đọc từng đoạn, HS cả lớp theo dõi, sau đó 1 HS nêu cách đọc.
+ Toàn bài đọc với giọng to vừa phải, nhịp điệu khoan thai, giọng đọc trang trọng, tha thiết.
- Hs luyện đọc theo sự hướng dẫn của Gv.
- 2 HS ngồi cạnh nhau cùng luyện đọc.
- 3 đến 5 HS đọc diễn cảm đoạn văn trên. HS cả lớp theo dõi và nhận xét.
- 1 HS nêu trước lớp .
- Lắng nghe.
- HS chuẩn bị bài sau.
*/ Rút kinh nghiệm sau tiết dạy
...........
_______________________________________________________________________
Toán
Tiết 121: Kiểm tra định kì (giữa học kì 2) 
I. Mục tiêu
Kiểm tra HS về :
- Tỉ số phần trăm và giải các bài toán có liên quan đến tỉ số phần trăm.
- Tính diện tích và thể tích một số hình đã học.
II. Đề kiểm tra .
- GV chép đề lên bảng cho HS làm bài .
Phần 1: Mỗi bài tập dưới đây có kèm theo một số câu trả lời A,B,C,D ( là đáp số kết quả tính ). Hãy khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng .
1) Một lớp học có 13 học sinh nữ và 12 học sinh nam. Tỉ số giữa số HS nữ và số HS của cả lớp đó là: 
 A. 50% C. 52% 
 B. 51% D. 53% 
2) 35% của số 87 là:
 A. 30 C. 45,30
 B. 30,45 D. 3,045 
Phần 2: 
1) Tính diện tích hình tròn biết chu vi C = 6,28 cm 
2) 1 m3 đất nặng 1,75 tấn. Muốn đào một cái bể ngầm hình chữ nhật sâu 3 m rộng 9m, dài 12 m thì phải đào bao nhiêu tấn đất. Nếu dùng xe để chuyên chở đất ấy đi thì phải mất bao nhiêu chuyến xe ? biết rằng trung bình mỗi chuyến xe chở được 4,5 tấn. 
III. Hướng dẫn chấm và đáp án .
Phần 1: ( 2 điểm) 
 Mỗi lần khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng của bài 1,2 được 1 điểm .
1. khoanh vào C 2. Khoanh vào B 
Phần 2: ( 8 điểm ) 
1. ( 3 điểm) 
 Đường kính hình tròn là: 6,28 : 3,14 = 2 ( cm) ( 1 điểm ) 
 Bán kính hình tròn là: 2 : 2 = 1 ( cm) ( 0,5 điểm ) 
 Diện tích hình tròn là: 1 x 1 x 3,14 = 3,14 ( cm2) ( 1 điểm) 
 Đáp số: 3,14 cm2 ( 0,5 điểm) 
2. ( 5 điểm) 
 Thể tích cái bể hình hộp chữ nhật là :
 3 x 9 x12 = 324 ( m3) ( 1,5 điểm) 
 Số tấn đất đào được là : 
 324 x 1,75 = 567 ( tấn ) ( 1,5 điểm) 
 Số chuyến xe cần để chở hết số đất là :
 567 : 4,5 = 126 ( chuyến ) ( 1,5 điểm ) 
 Đáp số: 126 chuyến ( 0,5 điểm ) 
- GV bao quát HS làm bài .
- Thu bài chấm điểm .
IV. Dặn dò.
- Nhận xét tiết kiểm tra .
- Dặn HS về chuẩn bị trước bài sau.
_______________________________________________________________________
Mĩ thuật
Tiết 25 : Thường thức mĩ thhuật
 Xem tranh bác hồ đi công tác
( GV chuyên soạn và giảng )
_______________________________________________________________________
Khoa học
Tiết 49 : ôn tập Vật chất và năng lượng
I. Mục tiêu
Giúp HS:
- Ôn tập và củng cố kiến thức về phần Vật chất và năng lượng
- Rèn kỹ năng về bảo vệ môi trường, giữ gìn sức khoẻ liên quan tới nội dung phần Vật chất và năng lượng.
- Luôn yêu thiên nhiên, có thái độ trân trọng các thành tựu khoa học, có lòng ham tìm tòi, khám phá làm thí nghiệm
II. Đồ dùng dạy học
- Phiếu học tập cá nhân
- Hình minh hoạ 1 trang 101 SGK
III. Các hoạt động dạy và học chủ yếu
Hoạt động dạy
Hoạt động học
*/ Kiểm tra bài cũ
- GV mời 3 HS lên bảng, yêu cầu trả lời về nội dung bài 48.
+ Chúng ta cần làm gì để phòng tránh bị điện giật?
+ Vì sao cần sử dụng điện một cách hợp lý?
+ Em và gia đình đã làm gì để thực hiện tiết kiệm điện ?
- Nhận xét và cho điểm từng HS.
*/ Gv giới thiệu bài.
- 3 HS lên bảng, lần lượt trả lời các câu hỏi.
- Lắng nghe
Hoạt động1: Tính chất của một số vật liệu và sự biến đổi hoá học
- ở phần vật chất và năng lượng em đã được tìm hiểu về những vật liệu nào?
- Nêu: Cuối học kỳ I, các em đã được học về tính chất... Cùng với những bài đầu kì II các em được tìm hiểu về sự biến đổi của các chất và sử dụng năng lượng. Các em cùng làm phiếu học tập để ôn tập và củng cố lại những vấn đề này.
- Gv yêu cầu HS mở Sách bài tập Khoa học, yêu cầu HS tự đọc, hoàn chỉnh các bài tập .
+ Những vật liệu: sắt, gang, thép, nhôm....
- Lắng nghe
- HS làm bài
- Gọi HS trình bày, GV ghi câu trả lời lên bảng.
- GV yêu cầu HS quan sát hình minh hoạ 1 trang 101 SGK và thực hiện các yêu cầu:
+ Mô tả thí nghiệm được minh hoạ trong hình.
+ Sự biến đổi hoá học của các chất xảy ra trong điều kiện nào?
- Nhân xét, kết luận khen ngợi HS hiểu bài, ghi nhớ các kiến thức đã học.
- 1 HS chữa bài.
Đáp án: 1.d ; 2.b; 3. c; 4. b; 5. b; 6. c
- Lắng nghe, nắm nhiệm vụ học tập
- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi thảo luận.
+ Hình a: Thanh sắt để lâu ngày đã hút không khí ẩm nên trên mặt thanh sắt có một lớp sắt gỉ; màu nâu. Sự biến đổi hoá học này xảy ra trong điều kiện nhiệt độ bình thường.
+ Hình b: Cho đường vào trong ống nghiệm, đun dưới ngọn lửa đèn cồn. Trên thành ống nghịêm sẽ đọng lại những giọt nước còn đường thì biến thành than. Sự biến đổi hoá học này xảy ra khi có nhiệt độ cao.
+ Hình c: Cho vôi sống vào nước ta được vôi tôi dẻo quánh, sự biến đổi này xảy ra ở điều kiện nhiệt độ bình thường.
+ Hình d: Vắt chanh lên chiếc mâm đồng ta thấy xuất hiện lớp gỉ đồng màu xanh. 
+ Sự biến đổi hoá học này xảy ra trong đi ...  nào ?
+ Trong trường hợp các số đo theo đơn vị phút và giây lớn hơn 60 thì ta làm như thế nào ?
- GV yêu cầu HS đặt tính và tính.
- GV mời HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
- GV sửa bài , nhận xét cho điểm HS.
Bài 3 ( 134 ) Tính 
- GV yêu cầu HS đọc đề bài .
+ Khi trừ các số đo thời gian có nhiều đơn vị đo ta cần thực hiện như thế nào ?
+ Trong trường hợp số đo theo đơn vị nào đó của số trừ bé hơn số đo tương ứng ở số trừ thì ta làm như thế nào ?
- GV yêu cầu HS làm bài.
- GV mời HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
- GV nhận xét cho điểm HS.
Bài 4 ( 134 ) 
- GV yêu cầu HS đọc đề toán.
+ Cri-xtôn-phơ Cô-lôm-bô phát hiện ra châu Mĩ vào năm nào ?
+ I-u-ri Ga-ga-rin bay vào vũ trụ vào năm nào ?
+ Muốn biết hai sự kiện này cách nhau bao lâu ta làm thế nào ?
- GV yêu cầu HS làm bài.
- GV mời 1 HS đọc bài chữa trước lớp, yêu cầu HS cả lớp theo dõi bài chữa của bạn 
- GV nhận xét và cho điểm HS.
3. Củng cố - dặn dò
- Trong tiết học ngày hôm nay các em đã được ôn tập và củng cố những kiến thức gì?
- GV nhận xét giờ học, dặn dò HS về nhà làm bài tập .
-2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp theo dõi nhận xét.
- 2 HS nêu trước lớp .
- Nghe và xác định nhiệm vụ của tiết học.
- Bài toán yêu cầu chuyển đổi các đơn vị đo thời gian.
- 2 HS lên bảng làm bài, mỗi HS làm một phần. HS cả lớp làm bài vào vở .
- 1 HS đọc đề bài trước lớp .
+ Khi cộng các số đo thời gian có nhiều đơn vị chúng ta cần cộng các số đo theo từng đơn vị.
+ Thì ta cần đổi sang hàng đơn vị lớn hơn liền kề.
- 3 HS lên bảng làm bài, mỗi HS thực hiện một phép tính. HS cả lớp làm bài vào vở .
- HS nhận xét, nếu bạn làm sai thì sửa lại cho đúng.
- Theo dõi bài chữa của GV, đổi vở cho bạn bên cạnh để kiểm tra bài lẫn nhau.
- HS đọc đề và nêu yêu cầu của bài .
+ Khi trừ các số đo thời gian có nhiều đơn vị đo ta cần trừ các số đo theo từng loại đơn vị.
+ Trong trường hợp số đó theo đơn vị nào đó của số trừ bé hơn số đo tương ứng ở số trừ thì ta chuyển đổi một đơn vị hàng lớn liền kề sang đơn vị nhỏ rồi thực hiện phép trừ bình thường.
- 3 HS lên bảng làm bài, mỗi HS thực hiện một phép tính. HS cả lớp làm bài vào vở .
- HS nhận xét, nếu bạn làm sai thì sửa lại cho đúng.
- Theo dõi bài chữa của GV, đổi vở cho bạn bên cạnh để kiểm tra bài lẫn nhau.
- 1 HS đọc bài trước lớp.
+ Cri-xtôn-phơ Cô-lôm-bô phát hiện ra châu Mĩ vào năm 1492.
+ I-u-ri Ga-ga-rin bay vào vũ trụ vào năm 1961.
- Chúng ta phải thực hiện tính trừ 1961 - 1492.
- HS làm bài vào vở 
 Bài giải
Hai sự kiện cách nhau một số năm là : 
 1961 – 1492 = 469 ( năm ) 
 Đáp số : 469 năm 
-Vài HS nêu trước lớp .
- HS lắng nghe.
- HS chuẩn bị bài sau.
*/ Rút kinh nghiệm sau tiết dạy :
...........
_______________________________________________________________________
Tập làm văn
Tiết 50: Tập viết đoạn đối thoại
I. Mục tiêu
Giúp HS:
- Viết tiếp các lời đối thoại theo gợi ý để hoàn chỉnh một đoạn đối thoại trong kịch.
- Biết phân vai đọc lại hoặc diễn thử màn kịch.
II. Đồ dùng dạy học
- Bảng nhóm, bút dạ
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Giới thiệu bài
- Em hãy nhắc lại tên một số vở kịch đã học ở các lớp 4,5.
- Tiết học hôm nay, các em sẽ học cách chuyển một đoạn trong truyện Thái sư Trần Thủ Độ thành một vở kịch bằng cách viết tiếp các lời thoại. Sau đó lớp mình cùng tham gia diễn kịch xem ai có thể trở thành diễn viên.
2. Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1( 77 ) 
- Yêu cầu HS đọc yêu cầu và đoạn trích.
+ Các nhân vật trong đoạn trích là ai?
+ Nội dung của đoạn trích là gì?
+ Dáng điệu, vẻ mặt, thái độ của họ lúc đó như thế nào?
- GVKL 
Bài 2 ( 78 ) 
- Gọi 3 HS đọc yêu cầu, nhân vật, cảnh trí, thời gian, gợi ý đoạn đối thoại.
- Yêu cầu HS làm bài tập trong nhóm, mỗi nhóm 6 HS.
- Gọi nhóm làm vào bảng nhóm dán lên bảng. GV cùng HS nhận xét, sửa chữa, bổ sung.
- Gọi các nhóm khác đọc tiếp lời thoại của nhóm.
- Cho điểm những nhóm viết đạt yêu cầu
Bài 3 ( 78 ) 
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập
- Tổ chức cho HS hoạt động trong nhóm.
- Gợi ý HS: Khi diễn kịch không cần phụ thuộc quá vào lời thoại. Người dẫn chuyện phải giới thiệu màn kịch, nhân vật, cảnh trí, thời gian xảy ra câu chuyện.
- Tổ chức cho HS diễn kịch trước lớp.
- Nhận xét, khen ngợi HS, nhóm HS diễn kịch sinh động, tự nhiên.
3. Củng cố - Dặn dò.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà viết lại đoạn đối thoại vào vở và chuẩn bị bài sau.
- ở Vương quốc tương lai , lòng dân , người công dân số một .
- Lắng nghe xác định nhiệm vụ của bài.
- 2 HS nối tiếp nhau đọc thành tiếng.
+Thái sư Trần Thủ Độ, cháu của Linh Từ Quốc Mẫu, vợ ông.
+ Thái sư nói với kẻ muốn xin làm chức câu đương rằng anh ta được Linh Từ Quốc Mẫu xin cho chức câu đương thì phải chặt một ngón chân để phân biệt với những người câu đương khác. Người ấy sợ hãi, rối rít xin tha.
+ Trần Thủ Độ: nét mặt nghiêm nghị giọng nói sang sảng. Cháu của Linh Từ Quốc Mẫu: vẻ mặt run sợ, lấm lét nhìn.
- 3 HS nối tiếp nhau đọc từng phần bài tập 2.
- 6 HS tạo thành 1 nhóm cùng nhau trao đổi, thảo luận, làm bài tập vào vở. 1 nhóm làm vào bảng phụ.
- 1 nhóm trình bày bài làm của mình. HS cả lớp theo dõi và nêu ý kiến nhận xét.
- Bình chọn nhóm viết lời thoại hay nhất.
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp.
- 6 HS tạo thành 1 nhóm cùng nhau trao đổi, phân vai đọc và diễn lại màn kịch theo các vai:
 + Trần Thủ Độ
 + Phú nông
 + Người dẫn chuyện
- 3 nhóm trình bày trước lớp
*/ Rút kinh nghiệm sau tiết dạy :
.....
_______________________________________________________________________
Khoa học
Tiết 50 : ôn tập Vật chất và năng lượng ( tiết 2 ) 
I. Mục tiêu
Giúp HS:
- Ôn tập và củng cố kiến thức về phần Vật chất và năng lượng
- Rèn kỹ năng về bảo vệ môi trường, giữ gìn sức khoẻ liên quan tới nội dung phần Vật chất và năng lượng.
- Luôn yêu thiên nhiên, có thái độ trân trọng các thành tựu khoa học, có lòng ham tìm tòi, khám phá làm thí nghiệm
II. Đồ dùng dạy học
- Phiếu học tập cá nhân
- Hình minh hoạ 1 trang 101 SGK
III. Các hoạt động dạy và học chủ yếu
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Hoạt động khởi động
* Kiểm tra bài cũ
- 3 HS lần lượt trả lời câu hỏi.
+ Nhôm có tính chất gì?
+ Sự biến đổi hoá học là gì?
+ Thủy tinh có tính chất gì ? 
- Gọi HS nhận xét câu trả lời của bạn .
- GV nhận xét và cho điểm.
* Giới thiệu bài.
Tiết khoa học hôm nay chúng ta tiếp tục đi ôn tập về vật chất và năng lượng.
+ Màu trắng bạc , có ánh kim , có thể kéo thành sợi và dát mỏng 
+ Sự biến đổi từ chất này thành chất khác 
+ Trong suốt , không gỉ , cứng nhưng dễ vỡ .
- Nhận xét câu trả lời của bạn.
- Lắng nghe để xác định nhiệm vụ học tập.
Hoạt động 3 : Các dụng cụ, máy móc sử dụng điện
- GV tổ chức cho HS tìm các dụng cụ, máy móc sử dụng điện dưới dạng trò chơi: "Ai nhanh, ai đúng?"
- Hoạt động theo hướng dẫn của GV.
- Cách tiến hành:
+ GV chia lớp thành 2 đội.
+ Luật chơi: Khi GV hô " bắt đầu" thành viên của đội sẽ lên bảng viết tên dụng cụ hoặc máy móc sử dụng điện sau đó đi xuống, chuyển phấn cho bạn có tín hiệu muốn lên viết tiếp sức.
+ Cuộc thi kết thúc sau 7 phút.
+ GV cùng HS cả lớp tổng kết, kiểm tra số dụng cụ, máy móc sử dụng điện mà mỗi nhóm tìm được.
+ Tổng kết trò chơi, tuyên dương nhóm thắng cuộc.
Hoạt động 4: Nhà tuyên truyền giỏi
- Cách tiến hành:
GV viết tên các đề tài để HS lựa chọn vẽ tranh cổ động tuyên truyền.
1. Tiết kiệm khi sử dụng chất đốt.
2. Tiết kiệm khi sử dụng điện.
3. Thực hiện an toàn khi sử dụng điện.
- Sau khi HS vẽ xong, lên trình bày trước lớp về ý tưởng của mình.
- Thành lập ban giám khảo để chấm tranh, chấm lời tuyên truyền.
Hoạt động kết thúc
+ Chúng ta cần phải làm gì để tiết kiệm điện trong cuộc sống hằng ngày ?
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà hoàn thiện tranh vẽ và chuẩn bị bài sau: mang đến lớp một bông hoa thật.
*/ Rút kinh nghiệm sau tiết dạỵ :
......
_______________________________________________________________________
Thể dục
Tiết 50: Bật cao -Trò chơi "chuyền nhanh, nhảy nhanh"
I. Mục tiêu
- Kiểm tra bật cao. Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng kĩ thuật động tác.
II. Địa điểm, phương tiện
- Địa điểm: Trên sân trường.
- Phương tiện: Chuẩn bị 2 - 4 quả bóng chuyền, 4 chiếc khăn quàng.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
Nội dung
 Định lượng
Phương Pháp
1.Phần mở đầu
- GV nhận lớp, phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu bài học.
- Chạy chậm theo địa hình tự nhiên.
- Đứng thành vòng tròn để khởi động các khớp.
- Chơi trò chơi “ Lăn bóng”
- Ôn bài thể dục lớp 5
2. Phần cơ bản.
- Kiểm tra bật cao:
+ Nội dung kiểm tra: Kiểm tra động tác bật cao.
+ Tổ chức kiểm tra: Kiểm tra làm nhiều đợt, mỗi đợt 3- 4 HS.
+ Cách đánh giá: Tuỳ theo mức độ kĩ thuật và sự tích cực thực hiện động tác của từng HS.
- Trò chơi : "Chuyền nhanh, nhảy nhanh”
+ HS chia tổ tự chơi.
+ Những người thua phải nhảy lò cò xung quanh các bạn thắng cuộc.
3. Phần kết thúc
- HS tập một số động tác để thả lỏng.
- GV công bố kết quả kiểm tra.
- GV yêu cầu HS chuẩn bị cầu đá, bóng đá, cầu lông để học môn thể thao tự chọn.
6 - 10' 
1 - 2' 
1' 
2 - 3'
1’
1'
18 - 22
15'
 4 - 5'
5 '
 X
x x x x x x x
x x x x x x x
x x x x x x x
 X
- GV quan sát cho điểm HS.
- HS thực hiện các động tác bật cao.
- HS tham gia chơi.
 X
*/ Rút kinh nghiệm sau tiết dạy :
....
Sinh hoạt
Nhận xét tuần 25
I. Mục tiêu
- Nhận xét đánh giá chung tình hình tuần 25.
- Đề ra phương hướng kế hoạch tuần 26
II. Lên lớp
	1. Các tổ trưởng báo cáo.
	2. Lớp trưởng sinh hoạt.
	3. GV chủ nhiệm nhận xét
a) Về học tập
- Trong tuần vừa qua một số bạn đã có tiến bộ trong học tập.Tuy nhiên bên cạnh đó còn có rất nhiều bạn còn lười học, thường xuyên bị điểm kém.
- Một số bạn hăng hái phát biểu xây dựng bài: Em Lê Yến, Thỉu, Huyền, Huy, Thanh......
b) Về nề nếp:
- một số Hs chưa có ý thức trực nhật vệ sinh, để lớp học còn bẩn.
- Chưa có ý sắp xếp bàn ghế ngay ngắn .
- Một số em còn chưa hoàn thành nhiệm vụ được giao dọn dẹp xq lớp học .
	 4. Kế hoạch tuần 26
- Thực hiện tốt nề nếp học tập và đội
- Khắc phục tồn tại tuần 25.
- Ôn tập chuẩn bị thi giữa kì 2.

File đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_5_tuan_25.doc