Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 5 - Tuần 20 - Nguyễn Thị Vi

I. MỤC TIÊU

1. Đọc thành tiếng

- Đọc đúng các tiếng, từ khó dễ lẫn: lập nên, lại là, phép nước, lấy làm lo lắm.

- Đọc trôi chảy được toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ. Thay đổi giọng phù hợp với từng nhân vật.

2. Đọc hiểu

- Hiểu các từ khó trong bài: Thái sư, câu đương, kiệu, quân hiệu, xã tắc, Thượng phụ.

- Hiểu nội dung bài: Ca ngợi thái sư Trần Thủ Độ – một người cư xử gương mẫu, nghiêm minh, không vì tình riêng mà làm sai phép nước.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

Tranh minh hoạ trang 15 GK

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU.

 

doc 43 trang cucpham 5580
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 5 - Tuần 20 - Nguyễn Thị Vi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 5 - Tuần 20 - Nguyễn Thị Vi

Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 5 - Tuần 20 - Nguyễn Thị Vi
Tuần 20
Ngày soạn: 2/1/2010
Ngày giảng: Thứ hai ngày 4 tháng 1 năm 2010 
Tập đọc
Tiết 39: Thái sư trần thủ độ
I. Mục tiêu
1. Đọc thành tiếng
- Đọc đúng các tiếng, từ khó dễ lẫn: lập nên, lại là, phép nước, lấy làm lo lắm.
- Đọc trôi chảy được toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ. Thay đổi giọng phù hợp với từng nhân vật.
2. Đọc hiểu
- Hiểu các từ khó trong bài: Thái sư, câu đương, kiệu, quân hiệu, xã tắc, Thượng phụ.
- Hiểu nội dung bài: Ca ngợi thái sư Trần Thủ Độ – một người cư xử gương mẫu, nghiêm minh, không vì tình riêng mà làm sai phép nước.
II. Đồ dùng dạy học
Tranh minh hoạ trang 15 GK
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ
- Gọi 4 HS lên bảng đọc phân vai 2 trích đoạn kịch “ Người công dân số Một ” và trả lời câu hỏi về nội dung bài:
- Nhận xét, cho điểm
2. Dạy bài mới
2.1.Giới thiệu bài
- Em biết gì về Trần Thủ Độ?
- Giới thiệu: Thái sư Trần Thủ Độ sinh năm 1194 mất năm 1264. Ông là người có công lớn trong việc sáng lập ra nhà Trần và lãnh đạo cuộc kháng chiến chống quân Nguyên xâm lược nước ta vào năm 1258. Ông còn là một tấm gương cư xử gương mẫu, nghiêm minh. Bài học hôm nay giúp em hiểu thêm về nhân vật lịch sử này.
2.2. Hướng dẫn luyện đọc, tìm hiểu bài.
a)Luyện đọc
- Gọi 1 HS đọc toàn bài
- GV chia đoạn , Gọi HS nối tiếp đọc bài văn theo đoạn.
- Gọi HS đọc phần chú giải trong SGK.
- Y/ c HS đọc bài theo cặp 
- GV đọc mẫu toàn bài.
- HS đọc theo vai: người dẫn chuyện, anh Thành, anh Lê, anh Mai.
- Lần lượt trả lời câu hỏi.
- Nêu theo sự hiểu biết
- Lắng nghe.
- 1 HS đọc , lớp lắng nghe 
- 3 HS đọc theo trình tự
HS 1: Trần Thủ Độ . ông mới tha cho.
HS 2: Một lần khác  lụa thưởng cho.
HS 3: Trần THủ Độ . cho người nói thật.
-1 HS đọc thành tiếng trước lớp.
- Các cặp đọc sửa lỗi cho nhau .
- Theo dõi.
b) Tìm hiểu bài
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi:
+ Khi có người muốn xin chức câu đường, Trần Thủ Độ đã làm gì?
+ Theo em, Trần Thủ Độ làm như vậy nhằm mục đích gì?
- Giảng: Trần Thủ Độ quyết không vì tình riêng mà làm sai phép nước. Cách xử sự này của ông có ý răn đe những kẻ có ý định mua quan, bán tước.
+ ý đoạn 1 nói lên điều gì ? 
- Yêu cầu HS đọc đoạn 2 
- Yêu cầu HS giải nghĩa các từ: thềm cấm, khinh nhờn, kể rõ ngọn ngành.
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 2 và trả lời câu hỏi:
+ Trước việc làm của người quân hiệu, Trần Thủ Độ xử lí ra sao?
+ Theo em, ông xử lí như vậy là có ý gì?
- Yêu cầu HS đọc đoạn 3.
- Yêu cầu HS giải nghĩa các từ: chầu vua, hạ thần, chuyên quyền, tâu xằng.
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 3 và trả lời câu hỏi:
+ Khi biết có viên quan tâu với vua rằng mình chuyên quyền, Trần Thủ Độ nói thế nào?
+ Những lời nói và việc làm của Trần Thủ Độ cho thấy ông là người như thế nào?
+ ý đoạn 2,3 nói gì ? 
+ Nêu nội dung chính của bài ?
c) Luyện đọc diễn cảm
- GV tổ chức cho HS thi đọc
+ 2 nhóm thi đọc theo vai đoạn 3 
- Nhận xét, tuyên dương nhóm đọc tốt.
3. Củng cố – Dặn dò
- Câu chuyện ca ngợi về điều gì?
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe và chuẩn bị bài “ Nhà tài trợ đặc biệt của Cách mạng ”
- HS đọc thầm, trao đổi theo cặp, trả lời câu hỏi.
+ Khi có người muốn xin chức câu đương, Trần Thủ Độ đã đồng ý, nhưng yêu cầu chặt một ngón chân của người đó để phân biệt với các cầu đương khác.
+ Ông muốn răn đe những kẻ không làm theo phép nước.
- Lắng nghe.
1. Những việc làm nghiêm minh của Trần Thủ Độ 
- 1 HS đọc thành tiếng.
- Giải thích: 
+ Thềm cấm: khu vực cấm trước cung vua.
+ Khinh nhờn: coi thường.
+ Kể rõ ngọn ngành: nói rõ đầu đuôi sự việc.
- Đọc thầm, trao đổi, trả lời câu hỏi.
+ Trước việc làm của người quân hiệu, Trần Thủ Độ không những không trách mà còn thưởng cho vàng, lụa.
+ Ông khuyến khích những người làm đúng theo phép nước.
- 1 HS đọc thành tiếng.
- Giải thích:
+ Chầu vua: vào triều nghe lệnh vua.
+ Chuyên quyền: nắm mọi quyền hành và tự ý quyết định mọi việc.
+ Hạ thần: từ quan lại thời xưa dùng để xưng hô khi nói với vua.
+ Tâu xằng: tâu sai sự thật.
- Đọc thầm, trao đổi, trả lời câu hỏi.
+ Trần Thủ Độ đã nhận lỗi và xin vua ban thưởng cho viên quan dám nói thẳng.
+ Trần Thủ Độ cư xử nghiêm minh, nghiêm khắc với bản thân, luôn đề cao kỉ cương, phép nước.
2. Trần Thủ Độ dám nhận trách nhiệm với những việc làm của mình trước vua 
- Câu chuyện ca ngợi Thái sư Trần Thủ Độ. Ông là một người cư xử gương mẫu, nghiêm minh không vì tình riêng mà làm trái phép nước.
- HS thi đọc theo yêu cầu.
- HS đọc theo vai: người dẫn chuyện, viên quan, vua, Trần Thủ Độ
- 2 HS nhắc lại
*/ Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
...............................................................................................................................................
Toán 
Tiết 96: Luyện tập
I. Mục tiêu
Giúp HS:
- Rèn kĩ năng thực hiện tính chu vi của hình tròn.
II. Đồ dùng dạy học.
Bảng phụ
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ
- GV gọi 1 HS lên bảng làm bài 3 ( 98 )
? Nêu cách tính chu vi hình tròn ? viết công thức tính 
- GV nhận xét, cho điểm HS
2. Dạy bài mới
2.1 Giới thiệu bài
- Trong tiết học toán hôm nay chúng ta cùng làm các bài toán luyện tập về tính chu vi của hình tròn.
2.2. Hướng dẫn luyện tập
 Bài 1( 99 ) Tinh chu vi hình tròn có r 
- GV yêu cầu HS đọc đề bài và tự làm bài vào vở .
- GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS
Bài 2 ( 99 ) 
- GV mời 1 HS đọc đề bài toán.
- Đã biết chu vi của hình tròn em làm thế nào để tính được đường kính của hình tròn?
- Đã biết chu vi của hình tròn, em làm thế nào để tính được bán kính của hính tròn ?
- GV yêu cầu HS cả lớp làm bài
- GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS.
Bài 3 ( 99 )
- GV mời 1 HS đọc đề bài.
+ Tính chu vi của bánh xe như thế nào?
+ Nếu bánh xe lăn một vòng trên đất thì được quãng đường dài như thế nào?
+Tính quãng đường xe đi được khi lăn bánh xe được 10 vòng như thế nào?
- GV yêu cầu HS làm bài.
- GV yêu cầu HS cả lớp nhận xét bài làm của bạn trên lớp.
- GV chữa bài, nhận xét cho điểm HS.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp theo dõi và nhận xét.
- Nghe và xác định nhiệm vụ của tiết học
- HS cả lớp làm bài vào vở, sau đó 1 HS đọc kết quả bài làm.
a) Chu vi của hình tròn là:
9 x 2 x 3,14 = 56,52 ( cm )
b) Chu vi của hình tròn
4,4 x 2 x 3,14 = 27,632 ( dm )
c) Chu vi của hình tròn là:
5/2 x 2 x 3,14 = 15,7 ( cm )
- 1 HS đọc bài
- Lấy chu vi chia cho số 3,14 thì được đường kính của hình tròn.
- Để tính được bán kính của hình tròn ta lấy chu vi chia cho số 3,14 rồi lấy kết quả đó chia tiếp cho 2.
- HS làm vào vở .
a) Đường kính của hình tròn là:
15,7 : 3,14 = 5 ( m )
b) Bán kính của hình tròn là:
18,84 : 3,14 : 2 = 3 ( dm )
- 1 HS đọc đề bài.
+ Chu vi của bánh xe chính là chu vi của hình tròn có đường kính là 0,65 m.
+ Bánh xe lăn trên mặt đất một vòng thì được quãng đường dài đúng bằng chu vi của bánh xe.
+ Lấy chu vi của bánh xe nhân với 10 lần.
- 1 HS lên bảng làm bài.
- HS nhận xét bài của bạn trên bảng.
Bài giải
a) Chu vi của bánh xe đạp đó là:
0,65 x 3,14 = 2,041 ( m )
b) Vì bánh xe lăn 1 vòng thì xe đạp đi được quãng đường đúng bằng chu vi của bánh xe đó. Vậy:
Quãng đường xe đạp đi được khi bánh xe lăn trên mặt đất 10 vòng là:
2,041 x 10 = 20,41 ( m )
Quãng đường xe đạp đi được khi bánh xe lăn trên mặt đất 100 vòng là:
2,041 x 100 = 204,1 (m )
Đáp số: a) 2,041 m
 b) 20,41 m; 204,1 m
Bài 4( 99 ) 
- GV yêu cầu HS đọc đề bài và quan sát kĩ hình trong SGK.
- Chu vi của hình H là gì?
- Vậy để tính được chu vi của hình H chúng ta phải tính được gì trước?
- GV: Để tính chu vi của hình H, chúng ta phải tính nửa chu vi của hình tròn, sau đó cộng với độ dài đường kính của hình tròn.
- GV yêu cầu HS làm bài.
- GV mời HS nêu kết quả, sau đó nhận xét và cho điểm HS.
3. Củng cố – Dặn dò
? Nhắc lại cách tính chu vi hình tròn 
- GV nhận xét tiết học, dặn dò HS về nhà làm bài tập và chuẩn bị bài sau 
- HS đọc đề bài và quan sát hình vẽ.
- Chu vi của hình H chính là tổng độ dài của một nửa hình tròn và độ dài đường kính hình tròn.
- Chúng ta cần đi tìm nửa chu vi của hình tròn.
- HS nghe GV phân tích bài toán.
- HS làm bài
+ Chu vi của hình tròn:
6 x 3,14 = 18,84 ( cm )
+ Nửa chu vi của hình tròn:
18.84 : 2 = 9,42 ( cm)
+ Chu vi của hình H:
9,42 + 6 = 15,42 ( cm )
Khoanh vào D
- Vài HS nêu .
* Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
.............................................................................................................................
______________________________________________________________
Mĩ thuật
Tiết 20 : vẽ theo mẫu : Mẫu vẽ có hai hoặc ba vật mẫu
( GV chuyên soạn và giảng )
______________________________________________________________________
Khoa học
Tiết 39: Sự biến đổi hoá học ( tiếp theo ) 
I. Mục tiêu
 Giúp HS:
- Hiểu thế nào là sự biến đổi hóa học.
- Làm thí nghiệm để biết đựơc sự biến đổi hoá học.
- Phân biệt được sự biến đổi hoá học và sự biến đổi lý học.
- Tham gia một số trò chơi để biết được vai trò của ánh sáng và nhiệt trong biến đổi hoá học.
II. Đồ dùng dạy học
- Giấy, nến, ống nghiệm có sẵn đường kính trắng bên trong, một chai giấm, tăm tre, chén nhỏ - Phiếu học tập
III. Các hoạt động dạy và học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Hoạt động khởi động
- Kiểm tra bài cũ
? Thế nào gọi là sự biến đổi hoá học ? lấy vd về sự biến đổi hoá học 
+ Gv nhận xét và cho điểm HS
- Giới thiệu bài: Thực hành tiếp
- 2 HS nêu 
Hoạt động 3: Vai trò của nhiệt trong biến đổi hoá học
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “ Chứng minh vai trò của nhiệt trong biến đổi hoá học”
+ Chia HS thành các nhóm. Yêu cầu HS chuẩn bị các dụng cụ làm thí nghiệm, đọc kỹ thí nghiệm trang 80 SGK.
+ GV rót giấm vào chén nhỏ cho từng nhóm.
+ Yêu cầu HS trong các nhóm viết bức thư của nhóm mình cho nhóm khác một cách bí mật.
- GV giúp đỡ những nhóm gặp khó khăn.
- Sau khi các nhóm đã viết và gửi thư đến nhóm mình gửi, GV gọi 2 nhóm mang bức thư lên trước lớp và hỏi:
+ Hãy đọc bức thư mà nhóm ... ớp bạn Thuỷ Minh chưa có.
- Gọi các nhóm trình bày.
- GV nhận xét và bổ sung.
- 2 HS đọc nội dung và yêu cầu của bài.
- Việc bếp núc: việc chuẩn bị thức ăn, nước uống, bát đĩa.
- HS thảo luận
+ Liên hoan văn nghệ chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam.
+ Liên hoan văn nghệ tại lớp.
+ Chúc mừng thầy cô nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 và bày tỏ lòng biết ơn đối với thầy cô.
+ Chuẩn bị bánh, kẹo, hoa quả, chén, đĩa . Tâm, Phượng và các bạn nữ.
Trang trí lớp học: Trung, Nam, Sơn.
Ra báo: Thuỷ Minh+ ban biên tập. Cả lớp viết bài, vẽ hoặc sưu tầm.
Các tiết mục văn nghệ: dẫn chương trình – Thu Hương, kịch câm – Tuấn béo, kéo đàn – Huyền Phương, các tiết mục khác.
+ Mở đầu là chương trình văn nghệ. Thu Hương dẫn chương trình, Tuấn Béo ..
+ Gồm 3 phần
I. Mục đích
II. Phân công chuẩn bị
III. Chương trình cụ thể.
- Lắng nghe.
- 1 HS đọc yêu cầu đề bài
- Chia nhóm, nhận đồ dùng dạy học
- Hoạt động nhóm.
- Báo cáo kết quả thảo luận
- Bổ sung
3. Củng cố – Dặn dò
- Lập Chương trình hoạt động có tác dụng gì? Hãy nêu cấu tạo một chương trình hoạt động ?
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
*/ Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
............................................................................................................................................
_______________________________________________________________________
Khoa học
Tiết 40: Năng lượng
I. Mục tiêu
Sau bài học HS:
- Tự làm thí nghiệm đơn giản về: các vật có biến đổi vị trí, hình dạng, nhiệt độ,  là nhờ được cung cấp năng lượng.
- Nêu được một số ví dụ về hoạt động của con người, động vật, phương tiện, máy móc và chỉ ra nguồn năng lượng cho các hoạt động đó.
- Hiểu được bất kì một hoạt động nào cũng cần năng lượng.
II. Đồ dùng dạy học
- Nến, diêm, pin tiểu, một đồ chơi chạy bằng pin tiểu.
- Bảng nhóm.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Hoạt động khởi động
* Kiểm tra bài cũ:
 GV gọi HS lên bảng trả lời câu hỏi .
+ Thế nào là sự biến đổi hoá học? Cho ví dụ.
+ Hãy lấy ví dụ chứng tỏ sự biến đổi hoá học có thể xảy ra dưới tác dụng của nhiệt.
+ Hãy lấy ví dụ chứng tỏ vai trò của ánh sáng trong biến đổi hoá học.
- Nhận xét cho điểm từng HS.
- GV giới thiệu bài: GV chỉ lọ hoa và quyển sách trên bàn và hỏi: 
+ Lọ hoa đang ở vị ví nào trên bàn?
- Gv cầm lọ hoa để xuống bàn HS và hỏi: Lọ hoa đang ở vị trí nào?
+ Tại sao lọ hoa từ trên bàn giáo viên lại có thể nằm trên bàn của bạn A.
- Nêu: Lọ hoa đã thay đổi vị trí do cô có thể dùng tay đặt nó đến vị trí khác. Khoa học giải thích về sự thay đổi vị trí này như thế nào? Các em sẽ tìm thấy câu trả lời trong bài Năng lượng. 
- 3 HS lên bảng lần lượt trả lời các câu hỏi.
- Quan sát và trả lời.
+ Lọ hoa ở phía bên trái của góc bàn.
+ Lọ hoa ở trên bàn học của bạn A.
+ Lọ hoa ở trên bàn học của bạn A là do cô cầm lọ hoa từ bàn giáo viên xuống bàn của bạn A.
- Lắng nghe.
Hoạt động 1: Nhờ cung cấp năng lượng mà các vật có thể
biến đổi vị trí, hình dạng
- GV tiến hành làm từng thí nghiệm cho HS quan sát, trả lời câu hỏi để đi đến kết luận: Muốn làm cho các vật xung quanh biến đổi cần có năng lượng.
- GV kê 1 chiếc bàn ở giữa lớp, chuẩn bị 1 chiếc cặp, 1 ngọn nến, diêm, pin, đồ chơi.
1. Thí nghiệm với chiếc cặp.
+ Chiếc cặp sách nằm ở đâu?
+ Làm thế nào để có thể nhấc nó lên cao?
- Yêu cầu 2 HS nhấc chiếc cặp lên khỏi mặt bàn và đặt vào vị trí khác.
- Chiếc cặp thay đổi vị trí là do đâu?
- Kết luận: Muốn đưa cặp sách lên cao hoặc đặt sang vị trí khác ta có thể dùng tay để nhấc cặp lên. Khi ta dùng tay nhấc cặp là ta đã cung cấp cho cặp sách một năng lượng giúp cho nó thay đổi vị trí.
2. Thí nghiệm với ngọn nến.
- GV đốt cắm ngọn nến vào đĩa.
- Tắt điện trong lớp học và hỏi:
+ Em thấy trong phòng thế nào khi tắt điện?
- Bật diêm, thắp nến và hỏi
+ Khi thắp nến, em thấy gì được toả ra từ ngọn nến?
+ Do đâu mà ngọn nến toả nhiệt và phát ra ánh sáng?
- Kết luận: Khi thắp nến, nến toả nhiệt và phát ra ánh sáng. Nến bị cháy đã cung cấp năng lượng cho việc phát sáng và toả nhiệt.
3. Thí nghiệm với đồ chơi
- GV cho HS quan sát chiếc ô tô khi chưa lắp pin.
- Yêu cầu HS bật công tắc của ô tô đặt xuống bàn và nêu nhận xét.
+ Tại sao ô tô lại không hoạt động?
- Yêu cầu HS lắp pin vào ô tô và bật công tắc, nêu nhận xét
+ Khi lắp pin vào ô tô và bật công tắc thì có hiện tượng gì xảy ra?
+ Nhờ đâu mà ô tô hoạt động, đèn sáng còi kêu?
- Kết luận: Khi lắp pin và bật công tắc ô tô đồ chơi, động cơ quay, đèn sáng, còi kêu. Điện do pin sinh ra đã cung cấp năng lượng làm ô tô chạy, đèn sáng, còi kêu.
- GV hỏi: Qua 3 thí nghiệm, em thấy các vật muốn biến đổi cần có điều kiện gì?
- Yêu cầu HS đọc mục bạn cần biết trang 82 SGK.
- Quan sát GV làm thí nghiệm, trao đổi với bạn ngồi bên cạnh để trả lời câu hỏi:
- HS cả lớp quay mặt về phía chiếc bàn, cùng GV thực hành.
+ Chiếc cặp sách nằm yên ở trên bàn.
+ Có thể dùng tay nhấc cặp hoặc dùng que, gậy móc vào quai cặp rồi nhấc cặp lên.
- 2 HS thực hành.
- Chiếc cặp thay đổi là do tay ta nhấc nó đi.
- Lắng nghe.
- Quan sát và trả lời câu hỏi.
+ Khi tắt điện phòng trở nên tối hơn.
+ Khi thắp nến, nến toả nhiệt và phát ra ánh sáng.
+ Do nến bị cháy.
-Lắng nghe.
- Quan sát, làm thí nghiệm cùng GV, trao đổi và trả lờ câu hỏi.
- Nhận xét: ô tô không hoạt động.
+ Ô tô không hoạt động vì không có pin.
- Nhận xét: ô tô hoạt động bình thường khi lắp pin.
+ Khi lắp pin vào ô tô và bật công tắc, ô tô hoạt động, đèn sáng, còi kêu.
+ Nhờ điện do pin sinh ra điện đã cung cấp năng lượng làm cho ô tô hoạt động.
- Các vật muốn biến đổi thì cần phải được cung cấp năng lượng.
- 2 HS tiếp nối nhau đọc cho cả lớp nghe.
Hoạt động 2: Một số nguồn cung cấp năng lượng cho hoạt động của con người, động vật, phương tiện
- GV yêu cầu HS đọc mục Bạn cần biết trang 83 SGK.
- GV nêu: Em hãy quan sá các hình minh hoạ 3,4,5 trang 83- SGK và nói tên những nguỗn cung cấp năng lượng cho hoạt động của con người, động vật, máy móc.
- GV đi giúp đỡ những HS còn gặp khó khăn.
- Gọi 2 HS khá làm mẫu.
- Gọi HS trình bày.
+ Muốn có năng lượng để thực hiện các hoạt động con người cần phải làm gì?
+ Nguồn cung cấp năng lượng cho các hoạt động của con người được lấy từ đâu?
- Gọi HS đọc mục Bạn cần biết trang 83 SGK
- 2 HS đọc
- Lắng nghe.
- HS thảo luận theo bàn.
- 2 HS làm mẫu.
- HS trình bày.
+ Muốn có năng lượng để thực hiện các hoạt động con người phải ăn, uống và hít thở.
+ Nguồn cung cấp năng lượng cho các hoạt động của con người được lấy từ thức ăn.
- 1 HS đọc bài.
Hoạt động 3: Liên hệ thực tế
- GV tổ chức cho HS liên hệ thực tế về hoạt động của con người, động vật, phương tiện, máy móc và chỉ ra nguồn năng lượng cho các hoạt động đó.
- Chia lớp thành 2 đội: mỗi đội cử ra 2 HS làm trọng tài.
- Hướng dẫn cách chơi: 1 đội nêu 1 hoạt động, đội kia phải chỉ ra được nguồn năng lượng cho hoạt động đó. Sau đó tiếp tục đổi bên.
- Tổ chức HS chơi trong 5 phút.
- Tổng kết cuộc chơi.
- 4 HS lên bảng làm trọng tài
- Lắng nghe GV phổ biến cách chơi.
- HS cả lớp chơi.
Hoạt động kết thúc
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà học thuộc mục Bạn cần biết, ghi lại vào vở và tìm xem con người đã sử dụng năng lượng Mặt trời vào những việc gì.
* Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
...............................................................................................................................................
________________________________________________________________________
 Thể dục
Tiết 40 : Tung và bắt bóng – nhảy dây
I. Mục tiêu
- Ôn tung bóng và bắt bóng bằng hai tay, tung bóng bằng một tay và bắt bóng bằng hai tay, ôn nhảy dây kiểu chụm hai chân. Yêu cầu thực hiện được động tác tương đối chính xác.
- Chơi trò chơi “ Bóng chuyền sáu ”. Yêu cầu biết được cách chơi và tham gia được vào trò chơi.
II. Địa điểm, phương tiện
- Địa điểm: Trên sân trường
- Phương tiện: Kẻ sân chơi trò chơi.
III. Các hoạt động dạy và học
Nội dung
Định lượng
Phương Pháp
1.Phần mở đầu
- GV nhận lớp, phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu bài học.
- Chạy chậm theo địa hình tự nhiên.
- Đứng thành vòng tròn để khởi động các khớp.
- Chơi trò chơi “ Chuyền bóng”
2. Phần cơ bản
- Ôn tung và bắt bóng bằng hai tay, tung bóng bằng một tay và bắt bóng bằng hai tay
- Ôn nhảy dây kiểu chụm hai chân
+ GV chọn một số em nhảy tốt lên biểu diễn
- Chơi trò chơi:"Bóng chuyền sáu”
+ GV nhắc lại cách chơi, cho chơi thử.
+ Chơi chính thức.
+ Những người thua phải nhảy lò cò xung quanh các bạn thắng cuộc.
3 . Phần kết thúc
- HS tập một số động tác để thả lỏng.
- GV cùng HS hệ thống bài
- GV nhận xét đánh giá kết quả bài tập.
- Gv giao bài về nhà: Ôn động tác tung và bắt bóng.
 6 - 10'
 1 - 2'
 1'
2 - 3'
 1’
18 - 22
 8 - 10’
6 – 8’
7- 9’
 4- 6 
X
x x x x x x
x x x x x x
x x x x x x
- GV quan sát và sửa sai, giúp đỡ HS thực hiện chưa đúng.
+ Tập luyện theo khu vực đã quy định. Tổ trưởng chỉ huy tổ của mình.
+ Thi giữa các tổ với nhau.
- GV biểu dương tổ tập đúng.
 X
 X
x x x x x x
x x x x x x
x x x x x x
Sinh hoạt
 NHận xét tuần 20
I. Mục tiêu
- Nhận xét đánh giá chung tình hình tuần 20.
- Đề ra phương hướng kế hoạch tuần 21
II. Lên lớp
	 1. Các tổ trưởng báo cáo.
	2. Lớp trưởng sinh hoạt.
	3. GV chủ nhiệm nhận xét
+ Về học tập: Nhìn chung đã có nhiều cố gắng, học tập có tiến bộ, chữ viết đẹp hơn.
- Trong giờ nhiều em hăng hái giơ tay phát biểu xây dựng bài, chuẩn bị bài chu đáo trước khi đến lớp: Lê Yến, Lương Yến, Huy, Thanh, Thỉu, Hoa ...
- Sinh hoạt 15 phút đầu giờ đúng lịch và nghiêm túc.
+ Về nề nếp đạo đức : đi học đúng giờ, ra vào lớp nghiêm túc.
- Ngoan ngoãn lễ phép. Bên cạnh đó một số em chưa ý thức hay nói tục chửi bậy . 
+ Vệ sinh : + Lớp học sạch sẽ gọn gàng.
 + Vệ sinh sân trường chưa sạch, thiếu ý thức, ăn quà còn vứt rác bừa bãi.
+ Hoạt động đội : Chưa nhanh nhẹn, hoạt động giữa giờ còn lề mề, chưa nghiêm túc, trong hàng còn đùa nhau.
	4. Kế hoạch tuần 21
- Thực hiện tốt nề nếp học tập và đội
- Khắc phục tồn tại tuần 20

File đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_5_tuan_20_nguyen_thi_vi.doc