Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 5 - Tuần 19 - Nguyễn Thị Vi

I/ MỤC TIÊU

1. Đọc thành tiếng

- Đọc đúng các tiếng, từ khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ : Phắc - tuya, Sa-xơ-lu Lô - ba, Phú Lãng Sa, làng Tây, lương bổng .

- Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở những từ ngữ thể hiện tính cách, tâm trạng của từng nhân vật.

- Đọc diễn cảm toàn bài : đúng ngữ điệu các câu kể, câu hỏi, câu khiến, câu cảm, phù hợp với tính cách, tâm trạng của từng nhân vật. Đọc phân vai theo đoạn kịch.

2. Đọc - hiểu

- Hiểu nghĩa các từ ngữ : Anh Thành, phắc-tuya, trường Sa-xơ-lu Lô-ba, đốc học, nghị định giám quốc, Phú Lãng Sa, vào làng Tây, đèn hoa kì, đèn toạ đăng, chớp bóng.

- Hiểu nội dung của bài : Tâm trạng day dứt, trăn trở tìm đường cứu nước, cứu dân của người thanh niên Nguyễn Tất Thành.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC

- Tranh minh hoạ trang 5, SGK.

- Bảng phụ ghi sẵn đoạn thơ cần luyện đọc

 

doc 47 trang cucpham 23/07/2022 6520
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 5 - Tuần 19 - Nguyễn Thị Vi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 5 - Tuần 19 - Nguyễn Thị Vi

Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 5 - Tuần 19 - Nguyễn Thị Vi
Tuần 19
Ngày soạn: 26/12/2009
Ngày giảng : Thứ hai ngày 28 tháng 12 năm 2009
Tập đọc
Tiết 37: Người công dân số một 
I/ Mục tiêu
1. Đọc thành tiếng
- Đọc đúng các tiếng, từ khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ : Phắc - tuya, Sa-xơ-lu Lô - ba, Phú Lãng Sa, làng Tây, lương bổng ...
- Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở những từ ngữ thể hiện tính cách, tâm trạng của từng nhân vật.
- Đọc diễn cảm toàn bài : đúng ngữ điệu các câu kể, câu hỏi, câu khiến, câu cảm, phù hợp với tính cách, tâm trạng của từng nhân vật. Đọc phân vai theo đoạn kịch.
2. Đọc - hiểu 
- Hiểu nghĩa các từ ngữ : Anh Thành, phắc-tuya, trường Sa-xơ-lu Lô-ba, đốc học, nghị định giám quốc, Phú Lãng Sa, vào làng Tây, đèn hoa kì, đèn toạ đăng, chớp bóng...
- Hiểu nội dung của bài : Tâm trạng day dứt, trăn trở tìm đường cứu nước, cứu dân của người thanh niên Nguyễn Tất Thành.
Ii. đồ dùng dạy - học
- Tranh minh hoạ trang 5, SGK.
- Bảng phụ ghi sẵn đoạn thơ cần luyện đọc
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Mở bài 
- GV giới thiệu khái quát nội dung và phân phối môn Tập đọc.
- Yêu cầu HS quan sát tranh minh hoạ chủ điểm và mô tả những gì em nhìn thấy trong tranh vẽ.
- Giới thiệu về chủ điểm
2. Dạy - học bài mới
2.1. Giới thiệu bài
- Bức tranh vẽ cảnh gì ?
- Hai người thanh niên trong tranh minh hoạ là ai ? Một trong số họ là người công dân số một ? Tại sao anh thanh niên lại được gọi như vậy ? Các em cùng tìm hiểu bài tập đọc Người công nhân số một để biết điều đó.
2.2. Hướng dẫn luyện đọc, tìm hiểu bài
a) Luyện đọc
- Gọi 1 HS đọc lời giới thiệu nhân vật, cảnh trí.
- GV đọc diễn cảm trích đoạn vở kịch 
- GV viết lên bảng : phắc-tuya, Sa-xơ-lu Lô-ba , phú lãng xa.
- GV chia đoạn và y/c HS đọc nối tiếp .
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- Gọi HS đọc toàn bài.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.
- Tranh vẽ cảnh hai người thanh niên đang ngồi nói chuyện trong một căn nhà vào buổi tối.
- HS lắng nghe.
- 1 HS đọc .
- HS cả lớp theo dõi và lắng nghe .
- Cả lớp luyện đọc 
- HS đọc nối tiếp theo thứ tự :
+ HS 1 : Nhân vật, cảnh trí.
+ HS 2 : Lê - Anh Thành ... vào Sài Gòn làm gì ?
+ HS 3 : Thành - Anh Lê này ...Sài Gòn này nữa.
+ HS4 :Thành : - Anh Lê ạ .. Đất nước Việt.
- 2 HS ngồi cùng bàn luyện đọc.
- 1 HS đọc, cả lớp đọc thầm theo.
b) Tìm hiểu bài
- Y/c HS đọc thầm đoạn 1 
+ Anh Lê giúp anh Thành việc gì ?
+ Anh Lê giúp anh Thành tìm việc đạt kết quả như thế nào ?
+ Thái độ của anh Thành khi nghe anh Lê nói về việc làm như thế nào ?
+ Theo em, vì sao anh Thành lại nói như vậy ?
+ ý đoạn 1 nói lên gì ?
- Y/c HS đọc đoạn 2,3 .
+ Những câu nói nào của anh Thành cho thấy anh luôn nghĩ tới dân, tới nước ?
+ Em có nhận xét gì về câu chuyện giữa anh Lê và anh Thành.
+ Câu chuyện giữa anh Thành và anh Lê nhiều lúc không ăn nhập với nhau. Hãy tìm những chi tiết thể hiện điều đó và giải thích vì sao như vậy.
+ Theo em, tại sao câu chuyện giữa họ lại không ăn khớp với nhau ?
+ ý thứ 2 của bài ý nói gì ?
- GV giảng, kết luận.
- Phần một của đoạn trích cho em biết điều gì ?
- GV ghi nội dung chính của bài lên bảng.
c, Đọc diễn cảm 
- Chúng ta nên đọc vở kịch này thế nào cho phù hợp với từng nhân vật ?
- Y/c HS luyện đọc phân vai, diễn cảm theo nhóm .
- HS đọc thầm đoạn và trả lời câu hỏi 1 trong sgk .
- Anh Lê giúp anh Thành tìm việc ở Sài Gòn.
- Anh Lê đòi thêm được cho anh Thành mỗi năm hai bộ quần áo và mỗi tháng thêm năm hào.
- Anh Thành không để ý đến công việc và món lương mà anh Lê tìm cho. Anh nói : "Nếu chỉ miếng cơm manh áo thì tôi ở Phan Thiết cũng đủ sống..."
- Vì anh không nghĩ đến miếng cơm manh áo của cá nhân mình mà nghĩ đến dân, đến nước.
1. Anh Lê giúp anh Thành tìm việc làm .
- HS đọc và trao đổi câu hỏi 2,3 trong sgk .
+ Chúng ta là đồng bào, cùng máu đỏ da vàng giống nhau. Nhưng ... anh có khi nào nghĩ đến đồng bào không ?
+ Vì anh với tôi ... chúng ta là công dân nước Việt...
- Câu chuyện giữa anh Lê và anh Thành không cùng một nội dung, mỗi người nói một chuyện khác.
- Anh Lê gặp anh Thành để báo tin được việc làm cho anh Thành nhưng anh Thành lại không nói đến chuyện đó. Anh Thành thường không trả lời vào câu hỏi của anh Lê trong khi nói chuỵên. cụ thể : Anh Lê hỏi : Vậy anh vào Sài Gòn này để làm gì? anh Thành đáp : Anh học trường Sa-xơ-lu Lô- ba ... thì ... anh là người nước nào ?
Anh Lê nói : Nhưng tôi chưa hiểu vì sao anh ... Sài Gòn nữa.
Anh Thành trả lời : Anh Lê ạ ... không phải có mùi, không có khói.
- Vì anh nghĩ đến công ăn, việc làm, miếng cơm, manh áo hàng ngày của bạn còn anh Thành nghĩ đến việc cứu nước, cứu dân.
2. Tâm trạng của anh Thành .
- Phần một của đoạn trích là tâm trạng của người thanh niên Nguyễn Tất Thành day dứt trăn trở tìm con đường cứu nước, cứu dân.
- 2 HS nhắc lại nội dung chính của bài.
+ Người dẫn chuyện : to, rõ ràng, mạch lạc.
+ Giọng anh Thành : Chậm rãi, trầm tĩnh sâu lắng.
+ Giọng anh Lê : hồ hởi nhiệt tình.
- 3 HS tạo thành một nhóm luyện đọc .
- Thi đọc phân vai, diễn cảm theo nhóm.
3. Củng cố - dặn dò 
- Gọi 1 HS nêu ý nghĩa của đoạn trích ? 
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà học và soạn bài 
- 3 nhóm thi đọc diễn cảm phân vai .
- 1 HS nêu.
- HS lắng nghe.
- HS chuẩn bị bài sau.
* Rút kinh nghiệm sau tiết dạỵ: 
.............................................................................................................................
______________________________________________________________
Toán
Tiết 91: Diện tích hình thang
I.Mục tiêu
Giúp HS :
- Hình thành công thức tính diện tích của hình thang.
- Nhớ và biết vận dụng công thức tính diện tích hình thang để giải các bài tập có liên quan.
II. Đồ dùng dạy học
- GV : chuẩn bị bảng phụ và các mảnh bìa có hình dạng như hình vẽ trong SGK.
- HS : chuẩn bị giấy kẻ ô vuông, thước kẻ, kéo.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ
* Gv vẽ một hình thang lên bảng, yêu cầu Hs nêu đặc điểm hình thang :
? Trên bảng cô có hình gì ? Đọc tên hình ?
? Hình thang ABCD này có đặc điểm gì ?
? Hình thang ABCH là hình thang gì ? Vì sao ?
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài
- Các em đã được nhận biết về hình thang. Hôm nay cô sẽ hướng dẫn cách tính diện tích hình thang. 
b. Hoạt động:
*Gv nêu: Hôm trước cô đã yêu cầu các em về chuẩn bị 2 hình thang giống hệt nhau( bằng bìa ). Mời cả lớp để 2 hình thang đó lên bàn ( chuẩn bị kéo ) 
- Các em sẽ làm theo hướng dẫn của GV :
- Lấy M là trung điểm cạnh BC ( Trung điểm là điểm giữa )
- Nối AM, hạ đường cao AH ( đường cao vuông góc với cạnh đáy )
* Gv nêu : Trên tay cô có thêm 1 hình thang bằng hình thang trên bảng ( Gv áp tay vào hình trên bảng để Hs nhận biết )
ề Như vậy cô cũng có hai hình thang giống nhau. Cô trò mình cùng thực hiện như sau :
- Dùng kéo cắt hình tam giác ABM ( cắt theo đường AM )
( Đây là phần còn lại : Gv áp vào hình có trên bảng ) 
+ Bây giờ các em hãy ghép tam giác ABM với hình tứ giác AMCD sao cho đỉnh B của tam giác trùng với đỉnh C của tứ giác, đỉnh M của tam giác trùng với đỉnh M đã cho ban đầu.
? Hình vừa ghép được là hình gì ?
* Đặt tên đỉnh K và nêu đỉnh K trùng với đỉnh A.
* Gv kết luật : Như vậy khi cho hình thang ABCD và điểm M là trung điểm của cạnh BC. Cắt tam giác ABM rồi ghép với hình tứ giác AMCD ta được tam giác ADK.
? Em có nhận xét gì về diện tích của hình thang ABCD và diện tích của hình tam giác ADK.
ề Hình dạng khác nhau nhưng diện tích bằng nhau ( Được học điều này ở lớp dưới
? Nhìn trên hình vẽ hãy so sánh cho cô các độ dài sau :
AB = CK ( Đoạn AB chính là đoạn CK )
AH là chiều cao của tam giác ADK và cũng chính là chiều cao của hình thang ABCD.
? Hãy nêu cách tính diện tích hình tam giác ADK.
Diện tích hình tam giác ADK = 
Mà== 
Vậy diện tích hình thang = 
ề Dựa vào nhận xét trên hãy nêu cách tính diện tích hình thang ?
 - Gv dán quy tắc lên bảng 
- Cô quy ước S là diện tích : a, b là độ dài các cạnh đáy, h là chiều cao.
? Hãy viết biểu thức tính S hình thang
 S = x h 
3. Luyện tập.
Bài 1( 93 )Tính diện tích hình thang 
- áp dụng công thức tính
- GV hướng dẫn, nhận xét, chữa bài
( Phần b gọi Hs lên bảng làm )
Bài 2( 94 ) Tính diện tích hình thang 
- Gv yêu cầu HS làm phần a
- Hs đổi bài làm cho nhau và chấm chéo
- Gv nhận xét, đánh giá bài làm của học sinh.
Bài 3( 94 )
 - Gọi HS đọc y/c bài và làm bài .
- Yêu cầu học sinh nêu cách giải
- GV nhận xét đánh giá bài làm của học sinh và chữa bài.
4, Củng cố dăn dò.
? Muốn tính diện tích hình thang ta làm ntn.
- Gv nhận xét giờ học.
- Nhắc nhở học sinh chuẩn bị bài sau.
- Hình thang ABCD
( Đáy AB // đáy DC ; 2 cạnh bên AD và BC ; Chiều cao AH )
- Là hình thang vuông vì có cạnh bên AH vuông góc với hai đáy AB và HC
- Hs lắng nghe.
- Hs lắng nghe và thực hiện theo hướng dẫn
- Hs kẻ vào cả 2 hình của mình.
- Hs thực hành cắt ghép.
- Hình tam giác 
- Diện tích hình thang ABCD và diện tích hình tam giác ADK bằng nhau.
- HS thực hiện tính
- 1 đến 2 Hs nêu
- 2 - 3 HS nhắc lại
- Hs thực hiện 
- HS đọc yêu cầu
 a) S = = 50 cm2
 b) S = = 84 m2
- Hs thực hiện làm bài
 a) S = ( 4 + 9 ) x 5 : 2 = 32,5 ( cm2) 
 b) S = ( 3 + 7 ) x 4: 2= 20 ( cm2) 
- Học sinh nêu cách giải, Hs khác nhận xét
Bài giải
Chiều cao của hình thang là :
 ( 110 + 90,2 ) : 2 = 100,1 ( m )
Diện tích của thửa ruộng hình thang là
( 110 + 90,2 ) x 100,1 : 2 = 10020,01( m2 )
 Đáp số : 10 020,01 m2
-Vài HS nêu .
- Hs chuẩn bị bài sau.
* Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
..............................................................................................................................................
Mĩ thuật
Tiết 19: Vẽ tranh: Đề tài Ngày tết, lễ hội và mùa xuân
( GV chuyên soạn và giảng )
_______________________________________________________________________
Khoa học
Tiết 37: Dung dịch
I. Mục tiêu
Sau bài học giúp HS:
- Hiểu thế nào là dung dịch.
- Biết cách tạo ra một dung dịch.
- Biết cách tách các chất trong dung dịch ( trường hợp đ ... ..............................
_______________________________________________________________________
Tập làm văn
Tiết 38: Luyện tập tả người
( Dựng đoạn kết bài )
I. Mục tiêu
Giúp HS 
- Củng cố kiến thức về cách viết đoạn kết bài không mở rộng và mở rộng.
- Thực hành viết đoạn kết bài cho bài văn tả người theo kiểu không mở rộng và mở rộng.
II. Đồ dùng dạy học
+ Bảng phụ viết sẵn : Kết bài không mở rộng - Kết bài mở rộng 
 III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ
- Gọi 2 HS đọc 2 đoạn mở bài (làm bài theo hai kiểu) cho bài văn tả người.
- Nhận xét, cho điểm từng HS.
2. Dạy học bài mới
2.1 Giới thiệu bài
- Có những kiểu kết bài nào ?
+ Thế nào là kết bài không mở rộng, kết bài mở rộng ?
- Nhận xét câu trả lời của HS.
- Giới thiệu : Tiết học hôm nay các em cùng thực hành dựng đoạn kết bài cho bài văn tả người.
2.2. Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1( 14) 
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung.
+ Kết bài a và b nói lên điều gì?
+ Kết bài nào có thêm lời bình luận ?
+ Mỗi đoạn tương ứng với kiểu kết bài nào ?
+ Hai cách kết bài này có gì khác nhau .
- Nhận xét câu trả lời của HS.
- Treo bảng phụ và yêu cầu HS đọc 2 kiểu kết bài.
Bài 2 ( 14) Viết hai đoạn kết bài theo hai cách không mở rộng và mở rộng .
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- Em chọn đề bài nào ?
+ Tình cảm của em đối với người đó như thế nào ?
+ Em có suy nghĩ gì về người đó ?
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Gọi 2 HS viết bài vào giấy dán lên bảng, đọc các đoạn kết bài. GV cùng HS cả lớp nhận xét, sửa chữa.
- Cho điểm HS viết đạt yêu cầu.
- Gọi HS dưới lớp đọc đoạn văn của mình.
- Cho điểm HS viết đạt yêu cầu.
3. Củng cố - dặn dò
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS về nhà viết lại kết bài nếu chưa đạt, viết kết bài mở rộng cho các đề văn còn lại và chuẩn bị bài sau.
- 2 HS đọc trước lớp.
+ Kết bài không mở rộng, kết bài mở rộng.
+ Kết bài không mở rộng: Nêu nhận xét chung hoặc nói lên tình cảm của em với người được tả.
+ Kết bài mở rộng : từ hình ảnh, hoạt động của người được tả suy nghĩ rộng ra các vấn đề khác.
- Lắng nghe.
- 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm.
+ Kết bài a : Nói lên tình cảm của bạn nhỏ đối với bà.
+ Kết bài b : Nói lên tình cảm với bác nông dân và công sức lao động của bác.
+ Kết bài b : Bình luận thêm về vai trò của người nông dân đối với việc làm ra hạt gạo, nuôi sống mọi người.
+ Đoạn a tương ứng với kết bài không mở rộng ; đoạn b là kết bài mở rộng.
+ Kết bài b khác với kết bài a ở chỗ ngoài bộc lộ tình cảm của người viết, còn suy luận, liên hệ về vai trò của người nông dân.
- Lắng nghe.
- 1 HS đọc thành tiếng. cả lớp đọc thầm.
+ Đề 1 / b / c / ...
+ Yêu quý / kính trọng / thân thiết / ...
+ Chúng em có hoa thơm, trái ngọt là nhờ bàn tay lao động của ông em./ Tình bạn thật thiêng liêng và cao quý...
- 2 HS viết vào giấy khổ to, HS cả lớp làm vào vở bài tập.
- Đọc bài, nhận xét bài của bạn.
- 3 đến 5 HS đọc đoạn kết bài của mình.
- HS lắng nghe.
- HS chuẩn bị bài giờ sau.
* Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
...............................................................................................................................................
Khoa học
Tiết 38: Sự biến đổi hoá học
I. Mục tiêu
Giúp HS:
- Hiểu thế nào là sự biến đổi hóa học.
- Làm thí nghiệm để biết đựơc sự biến đổi hoá học.
- Phân biệt được sự biến đổi hoá học và sự biến đổi lý học.
- Tham gia một số trò chơi để biết được vai trò của ánh sáng và nhiệt trong biến đổi hoá học.
II. Đồ dùng dạy học
- Giấy, nến, ống nghiệm có sẵn đường kính trắng bên trong, một chai giấm, tăm tre, chén nhỏ
- Phiếu học tập
III. Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Hoạt động khởi động
*/ Kiểm tra bài cũ:
+ GV gọi HS lên bảng trả lời các câu hỏi về nội dugn bài trước.
+ Dung dịch là gì? Cho ví dụ.
+ Hãy nêu sự giống và khác nhau giữa dung dịch và hỗn hợp?
+ Người ta có thể tách các chất trong dung dịch bằng phương pháp nào? Cho ví dụ.
- Nhận xét và cho điểm từng học sinh.
*/ Giới thiệu bài:
+ Em có nhận xét gì về tính chất của các chất trong hỗn hợp và trong dung dịch.
+ Nêu: Có những chất khi hoà tan hay trộn với chất khác thì có sự biến đổi để tạo thành một chất mới có tính chất hoàn toàn khác với tính chất ban đầu. Khoa học gọi hiện tượng đó là gì? Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta trả lời câu hỏi đó.
- 3 HS lên bảng trả lời câu hỏi
- Trong hỗn hợp các chất vẫn giữ nguyên tính chất của nó. Dung dịch có tính chất của chất được hoà tan.
- Lắng nghe.
Hoạt động 1: Thế nào là sự biến đổi hoá học
- GV cho HS hoạt động trong nhóm theo hướng dẫn.
+ Chia nhóm, mỗi nhóm 4 HS, mỗi nhóm chỉ làm 1 thí nghiệm.
+ Yêu cầu HS đọc kỹ mục Thực hành trong SGK trang 78.
+ HS làm thí nghiệm. GV đi hướng dẫn từng nhóm.
+ Gọi 2 nhóm lên báo cáo kết quả.
- Hoạt động nhóm theo hướng dẫn của GV
- Nhóm trưởng nhận đồ dùng học tập
- 2 nhóm lên bảng báo cáo kết quả.
Thí nghiệm
Mô tả hiện tượng
Giải thích hiện tượng
Đốt một tờ giấy
Tờ giấy cháy thành than
Tờ giấy đã bị biến đổi thành một chất khác là than. Than giòn, dễ nát vụn chứ không dai như giấy.
Chưng đường trên ngọn lửa
Đường từ màu trắng chuyển sang màu nâu thẫm có vị đắng. Nếu tiếp tục đun nữa sẽ cháy thành than. Trong quá trình chưng đường có khói bốc lên.
Dưới tác dụng của nhiệt từ ngọn lửa, đường đã bị biến đổi thành một chất khác, không còn vị ngọt ban đầu của đường.
- Giấy có tính chất gì?
- Khi bị cháy, tờ giấy còn giữ được tính chất ban đầu của nó không?
- Hoà tan đường vào nước, ta được gì?
- Đem chưng cất dung dịch đường ta được gì?
- GV nêu: Như vậy dung dịch đường đã bị biến đổi thành một chất khác dưới tác động của nhiệt và nó không giữ được tính chất ban đầu của nó; giấy đã biến đổi thành than khi ta đốt trên ngọn lửa. Hiện tượng đó gọi là sự biến đổi hóa học.
- Sự biến đổi hoá học là gì?
- Kết luận: Hiện tượng chất này bị biến đổi thành chất khác được gọi là sự biến đổi hóa học. Còn nếu các chất trộn lẫn với nhau hay biến đổi sang dạng khác, thể khác mà vẫn giữ nguyên được tính chất của nó được gọi là sự biến đổi lý học.
- Giấy dai.
- Khi bị cháy, tờ giấy biến thành than, không còn tính chất ban đầu của nó.
- Hoà tan đường vào nước ta được dung dịch đường.
- Đem chưng cất dung dịch đường ta được một chất có mầu nâu thẫm, có vị đắng, nếu đun lâu sẽ thành than.
- Lắng nghe
- Sự biến đổi hoá học là sự biến đổi từ chất này thành chất khác.
- Lắng nghe.
Hoạt động 2: Phân biệt sự biến đổi hoá học và sự biến đổi lý học
- Các em hãy quan sát các hình minh họa trang 79 SGK giải thích từng sự biến đổi để xem đâu là sự biến đổi hoá học, đâu là sự biến đổi lý học.
- Tổ chức cho HS hoạt động trong nhóm theo hướng dẫn:
- Trường hợp nào có sự biến đổi hoá học ? 
- Hãy giải thích vì sao lại kết luận như vậy?
- Gọi các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
- Vậy sự biến đổi hoá học có gì khác với sự biến đổi lí học ? 
- Kết luận: Sự biến đổi từ chất này thành chất khác gọi là sự biến đổi hoá học. Các chất đã biến đổi có tính chất hoàn toàn khác tính chất của mỗi chất tạo thành nó.
- Lắng nghe.
- Hoạt động trong nhóm theo hướng dẫn của GV.
Đại diện các nhóm trình bày. 
+ Sự biến đổi hoá học chính là sự biến đổi chất . Còn sự biến đổi lí học chỉ là sự biến đổi về thể , hình dạng của chất mà thôi .
Hoạt động kết thúc
- Lấy ví dụ về sự biến đổi hoá học ? ( đốt cháy một tờ giấy, một khúc gỗ ...) 
- Nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà làm lại thí nghiệm và chuẩn bị bài sau học tiếp.
* Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
............................................................................................................................................
Thể dục
Tiết 38: Tung và bắt bóng Trò chơi 
“ bóng chuyền sáu ”
I. Mục tiêu
- Ôn tung bóng và bắt bóng bằng hai tay, tung bóng bằng một tay và bắt bóng bằng hai tay, ôn nhảy dây kiểu chụm hai chân. Yêu cầu thực hiện được động tác tương đối chính xác.
- Làm quen trò chơi “ Bóng chuyền sáu ”. Yêu cầu biết chơi và tham gia được vào trò chơi.
II. Địa điểm, phương tiện
- Địa điểm: Trên sân trường
-Phương tiện: Kẻ sân chơi trò chơi.
III. Các hoạt động dạy và học
Nội dung
Định lượng
Phương Pháp
1.Phần mở đầu
- GV nhận lớp, phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu bài học.
- Chạy chậm theo địa hình tự nhiên.
- Đứng thành vòng tròn để khởi động các khớp.
2. Phần cơ bản
- Ôn tung và bắt bóng bằng hai tay, tung bóng bằng một tay và bắt bóng bằng hai tay
- GV biểu dương tổ tập đúng.
- Ôn nhảy dây kiểu chụm hai chân
- Chơi trò chơi : "Bóng chuyền sáu”
3. Phần kết thúc
- HS tập một số động tác để thả lỏng.
- GV cùng HS hệ thống bài
- GV nhận xét đánh giá kết quả bài tập.
- Gv giao bài về nhà: Ôn động tác tung và bắt bóng.
6 - 10' 
1 - 2' 
1' 
2 - 3' 
18 - 22
5 -7’
6 – 8’
5 – 6 ’
 X
x x x x x x x
x x x x x x x
x x x x x x x
- GV quan sát và sửa sai, giúp đỡ HS thực hiện chưa đúng.
+ Các tổ tập luyện theo khu vực đã quy định. Tổ trưởng chỉ huy tổ của mình.
+ Thi giữa các tổ với nhau.
+ GV nhắc lại cách chơi, cho chơi thử.
+ Chơi chính thức.
+ Những người thua phải nhảy lò cò xung quanh các bạn thắng cuộc.
- GV quan sát, hướng dẫn HS tập còn sai. tuyên dương khen ngợi những HS có ý thức tốt.
Sinh hoạt
NHận xét tuần 19
I. Mục tiêu
- Nhận xét đánh giá chung tình hình tuần 19.
- Đề ra phương hướng kế hoạch tuần 20.
II. Lên lớp
	1. Các tổ trưởng báo cáo.
	2. Lớp trưởng sinh hoạt.
	3. GV chủ nhiệm nhận xét
- Về học tập: Nhìn chung đã có nhiều cố gắng trong học tập, trong giờ hăng hái phát biểu xây dựng bài, chuẩn bị bài chu đáo trước khi đến lớp như : Em Hoa, Huy,Thanh, Huyền... 
- Về nề nếp : đi học đúng giờ, ra vào lớp nghiêm túc . Truy bài 15 phút đầu giờ có hiệu quả .
- Về đạo đức : Ngoan ngoãn lễ phép với thầy cô giáo và người lớn tuổi .Đoàn kết tốt với bạn bè , không có hiện tượng đánh nhau .
- Vệ sinh cá nhân: sạch sẽ, mặc đồng phục đúng quy định.
- Hoạt động đội : Tập luyện thể dục đúng lịch và theo hiệu lệnh trống
	4. Kế hoạch tuần 20
- Kèm HS yếu kém và phù đạo HS giỏi.
- Khắc phục tồn tại tuần 19.

File đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_5_tuan_19_nguyen_thi_vi.doc