Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 5 - Tuần 13 - Nguyễn Thị Vi

I. Mục tiêu

1. Đọc thành tiếng

- Đọc trôi chảy đợc toàn bài thơ, ngắt nghỉ hơi đúng giữa các dòng thơ, cụm từ, nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả.

- Đọc diễn cảm toàn bài văn, thay đổi giọng đọc phù hợp với từng nhân vật.

2. Đọc - hiểu

- Hiểu đợc các từ khó trong bài: rô bốt, còng tay, ngoan cố,.

- Hiểu đợc nội dung bài: biểu dơng ý thức bảo vệ rừng, sự thông minh và dũng cảm của một bạn nhỏ

- GDBVMT: HS thấy đợc những hành động thông minh, dũng cảm của bạn nhỏ trong việc bảo vệ rừng và nâng cao ý thức BVMT ( TT )

Ii. đồ dùng dạy - học

- Tranh minh hoạ trang 124, SGK

- Bảng phụ ghi sẵn đoạn văn, câu văn cần hớng dẫn luyện đọc

III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu

 

doc 45 trang cucpham 23/07/2022 6360
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 5 - Tuần 13 - Nguyễn Thị Vi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 5 - Tuần 13 - Nguyễn Thị Vi

Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 5 - Tuần 13 - Nguyễn Thị Vi
Tuần 13
Ngày soạn: 7/11/2009 
Ngày giảng : Thứ hai ngày 9 tháng 11 năm 2009 
Tập đọc
Tiết 25: Người gác rừng tí hon
 ( Theo Nguyễn Thị Cẩm Châu ) 
I. Mục tiêu
1. Đọc thành tiếng
- Đọc trôi chảy được toàn bài thơ, ngắt nghỉ hơi đúng giữa các dòng thơ, cụm từ, nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả.
- Đọc diễn cảm toàn bài văn, thay đổi giọng đọc phù hợp với từng nhân vật.
2. Đọc - hiểu
- Hiểu được các từ khó trong bài: rô bốt, còng tay, ngoan cố,....
- Hiểu được nội dung bài: biểu dương ý thức bảo vệ rừng, sự thông minh và dũng cảm của một bạn nhỏ
- GDBVMT: HS thấy được những hành động thông minh, dũng cảm của bạn nhỏ trong việc bảo vệ rừng và nâng cao ý thức BVMT ( TT ) 
Ii. đồ dùng dạy - học
- Tranh minh hoạ trang 124, SGK 
- Bảng phụ ghi sẵn đoạn văn, câu văn cần hướng dẫn luyện đọc
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ 
- Gọi 3 HS đọc thuộc lòng bài thơ Hành trình của bầy ong và trả lời câu hỏi về nội dung bài.
+ Em hiểu câu thơ "đất nơi đâu cũng tìm ra ngọt ngào" như thế nào?
+ Hai dòng thơ cuối bài, tác giả muốn nói đến điều gì về công việc của bầy ong?
+ Nội dung chính của bài thơ là gì?
- Gọi HS nhận xét bạn đọc .
- Nhận xét, cho điểm từng HS.
2. Dạy - học bài mới
2.1. Giới thiệu bài
- Cho HS quan sát tranh minh hoạ và mô tả những gì vẽ trong tranh.
- GV giới thiệu: Bảo vệ môi trường không chỉ là việc làm của người lớn mà trẻ em cũng rất tích cực tham gia, bài tập đọc Người gác rừng tí hon sẽ kể cho các em nghe về một chú bé thông minh, dũng cảm, sẵn sàng để bảo vệ rừng.Các em cùng học bài để tìm hiểu về tình yêu rừng của cậu bé.
2.2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài
a) Luyện đọc
- Gọi 1 hs đọc toàn bài
- Gọi hs đọc nối tiếp 
- Chú ý các lời thoại: 
+ Hai ngày nay đâu có đoàn khách tham quan nào? (băn khoăn)
+ Mày đã dặn lão Sáu Bơ tối đánh xe ra bìa rừng chưa? (thì thào)
+ A lô, công an huyện đây (rắn rỏi)
+ Cháu quả là chàng gác rừmg dũng cảm (dí dỏm)
- Gọi HS đọc phần chú giải
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp
- GV đọc mẫu. 
- 3 HS tiếp nối nhau đọc thuộc lòng bài thơ và trả lời các câu hỏi
- Câu thơ nói đến bầy ong rất chăm chỉ, giỏi giang , đến nơi nào cũng tìm hoa lấy mật 
- Ca ngợi công việc của bầy ong 
- Ca ngợi bầy ong chăm chỉ , cần cù ,làm một côngviệc vô cùng hữu ích cho đời 
- Nhận xét
- Tranh vẽ cuộc nói chuyện giữa một chú bé và chú công an ở rừng. Phía sau là hình ảnh các chú công an đang giải tên tội phạm.
- Lắng nghe
- 1 hs đọc ,lớp đọc thầm theo 
- 3 HS đọc bài nối tiếp theo trình tự :
+ HS1: ba em làm.....ra bìa rừng chưa?
+ HS2: Qua khe lá.....thu lại gỗ
+ HS3: Đêm ấy....chàng gác rừng dũng cảm!
- 1 HS đọc thành tiếng cho cả lớp nghe
- 2 HS ngồi cùng bàn luyện đọc (đọc 2 vòng)
- Theo dõi GV đọc mẫu
b) Tìm hiểu bài 
- GV y/c hs đọc thầm đoạn 1và TLCH1 trong sgk 
+ Theo lối ba vẫn đi tuần rừng, bạn nhỏ đã phát hiện được điều gì?
? đoạn 1 nói gì 
- Y/c hs đọc thầm đoạn 2 để TLCH2 
? Kể lại những việc làm của bạn nhỏ cho thấy: + Bạn là người thông minh
 + Bạn là người dũng cảm
ý đoạn 2 nói gì 
- Y/c hs đọc đoạn còn lại và TLCH3
+ Vì sao bạn nhỏ tự nguyện tham gia bắt bọn trộm gỗ?
 + Em học tập được ở bạn nhỏ điều gì?
- ? ý đoạn 3 nói gì 
+ Em hãy nêu nội dung chính của chuyện.
- Ghi nội dung chính lên bảng
c) Đọc diễn cảm
- Gọi 3 HS tiếp nối nhau đọc toàn chuyện. HS cả lớp theo dõi, tìm cách đọc hay .
- Tổ chức cho HS đọc diễn cảm đoạn 3
+ Đọc mẫu
+ yêu cầu HS luyện đọc
- Hs đọc và suy nghĩ TLCH 
+ Theo lối ba vẫn đi tuần rừng bạn nhỏ phát hiện ra những dấu chân người lớn hằn trên đất. Bạn thắc mắc vì hai ngày nay không có đoàn khách tham quan nào cả. Lần theo dấu chân bạn nhỏ thấy hơn chục cây to bị chặt thành từng khúc dài, bọn trộm gỗ bàn nhau sẽ dùng xe để chuyển gỗ ăn trộm vào buổi tối.
1.Sự nghi ngờ của cậu bé khi nhìn thấy điều lạ
- HS làm việc theo cặp 
+ Những việc làm cho thấy bạn nhỏ rất thông minh: thắc mắc khi thấy dấu chân người lớn trong rừng. Lần theo dấu chân. Khi phát hiện ra bọn trộm gỗ thì lén chạy theo đường tắt, gọi điện thoại báo công an.
 + Những việc làm cho thấy bạn nhỏ rất dũng cảm: chạy đi gọi điện thoại báo công an về hành động của kẻ dấu mặt . Phối hợp với các chú công an để bắt bọ.
2.Những việc làm của bạn nhỏ .
- HS làm việc nhóm 
+ Vì bạn rất yêu rừng, bạn sợ rừng bị tàn phá.
+ Vì bạn có ý thức của một công dân. Tôn trọng và bảo vệ tài sản chung của mọi người.
+ Vì rừng là tài sản chung của mọi người ai cũng phải có trách nhiệm giữ gìn bảo vệ.
+ Vì bạn là người có trách nhiệm với tài sản chung của mọi người.
- Em học tập ở bạn nhỏ:
+ Tinh thần trách nhiệm bảo vệ tài sản chung. Đức tính dũng cảm, sự táo bạo.
+ Sự bình tĩnh, thông minh khi xử trí tình huống bất ngờ.
+ Khả năng phán đoán nhanh, phản ứng nhanh trước tình huống bất ngờ.
3.Kết quả làm việc của bạn nhỏ 
+ Biểu dương ý thức bảo vệ rừng, sự thông minh và dũng cảm của một công dân nhỏ tuổi.
- 2 HS nhắc lại nội dung chính của bài, cả lớp ghi vào vở
- 3 HS đọc tiếp nối nhau đọc ,HS cả lớp theo dõi, sau đó trao đổi để tìm cách đọc hay.
+ Theo dõi và tìm các từ cần nhấn giọng
+ 2 HS ngồi cạnh nhau cùng luyện đọc
- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm
- Nhận xét, cho điểm HS
3. Củng cố dặn dò
- Em học được điều gì từ bạn nhỏ?
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS về nhà học và soạn bài Trồng rừng ngập mặn.
- 3 HS thi đọc diễn cảm đoạn văn trước lớp, cả lớp theo dõi và bình chọn bạn đọc hay
- 1 HS đọc diễn cảm toàn bài
- HS trả lời 
- HS ghi bài
*/Rút kinh nghiệm sau giờ học: 
...............................................................................................................................................
Toán
Tiết 61: Luyện Tập chung
I. Mục tiêu
Giúp HS
- Củng cố về phép cộng, phép trừ, phép nhân các số thập phân.
- Bước đầu biết vận dụng quy tắc nhân một tổng các số thập phân với một số thập phân.
II. Đồ dùng dạy học
- Bảng số trong bài tập 4a, viết sẵn trên bảng phụ.
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Kiểm tra bài cũ
- Gọi 2 HS lên bảng làm BT 2, 3 ( 61) 
? Nêu tính chất kết hợp của phép tính nhân .
- GV nhận xét ghi điểm.
2. Dạy học bài mới
2.1. Giới thiệu bài
- GV: trong giờ học toán này các em cùng làm các bài toán luyện tập về phép cộng, phép trừ, phép nhân các số thập phân.
2.2 Hướng dẫn luyện tập
Bài 1(61) Đặt tính rồi tính 
 - GV yêu cầu HS đọc đề bài và tự làm bài.
- 2 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi nhận xét.
- HS nghe để xác định nhiệm vụ của tiết học
- HS đọc thầm trong SGK.
- 3 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở .
 a) 375,86
 + 29,05
 404,91
 b) 80,475
 - 26,827
 53,648
 c) 48,16
 x 3,4
 19264
 14448
163,744
- Gọi HS nhận xét bài làm trên bảng .
- GV yêu cầu 3 HS vừa lên bảng nêu rõ cách tính của mình.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
Bài 2(61) Tính nhẩm 
- GV yêu cầu HS đọc đề bài.
+ Muốn nhân một số thập phân với 10,100, 1000 ...ta làm thế nào ?
+ Muốn nhân một số thập phân với 0,1; 0,01; 0,001 ...ta làm thế nào ?
-Y/c HS áp dụng qui tắc trên để thực hiện nhân nhẩm.
- GV gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng lớp.
- GVnhận xét và cho điểm HS.
Bài 3 (62) 
- GV gọi 1 HS đọc đề bài.
- GV yêu cầu HS khá tự làm bài, sau đó hướng dẫn HS yếu kém làm bài.
+ Bài toán cho biết gì và hỏi gì ?
+ Muốn tính3,5 kg đường cùng một loại phải trả ít hơn mua 5 kg đường bao nhiêu tiền, em phải biết gì ?
+ Muốn tính được số tiền phải trả cho 3,5 kg đường em phải biết được gì ?
 + Giá của 1 kg đường tính như thế nào ?
- GV gọi HS chữa bài của bạn trên bảng lớp, sau đó nhận xét và cho điểm HS.
Bài 4(62) Tính rồi so sánh giá trị của ( a+b) x c và a x c + b x c 
- GV Yêu cầu HS tự tính phần a
- HS nhận xét bài làm trên bảng của bạn .
- 3 HS lần lượt nêu trước lớp. HS cả lớp theo dõi nhận xét.
- HS đọc thầm đề bài trong SGK.
+ Ta chỉ việc chuyển dấu phẩy của số đó sang bên phải một, hai, ba,.. chữ số.
+ Ta chỉ việc chuyển dấu phẩy của số đó sang bên trái một, hai, ba,.. chữ số.
- 3 HS lên bảng làm bài, mỗi HS làm một phần, HS cả lớp làm bài vào vở.
a) 78,29 x 10 = 782,9
 78,29 x 0,1 = 7,829
b) 265,307 x 100 = 26530,7
 265,307 x 0,01 = 2,65307
c) 0,68 x 10 = 6,8
 0,68 x 0,1 = 0,068
- 1 HS nhận xét bài làm của bạn, 2 HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau.
- 1 HS đọc đề toán trước lớp, HS cả lớp đọc thầm đề bài trong SGK.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở .
Bài giải
 Giá của một cân đường là :
38 500 : 5 = 7700 (đồng)
Số tiền phải trả để mua 3,5 kg đường là
7700 x 3,5 = 26950 (đồng)
Mua 3,5 kg đường phải trả ít hơn mua 5 kg đường là :
38 500 - 26950 = 11550 (đồng)
Đáp số : 11550 đồng
Bài giải
3,5 kg ít hơn 5 kg là :
5 - 3,5 = 1,5 (kg)
Giá tiền 1 kg đường là :
38 500 : 5 = 7700 (đồng)
Số tiền phải trả để cho 3,5 kg đường ít hơn số tiền phải trả 5 kg là :
7700 x 1,5 = 11550 (đồng)
Đáp số : 11550 đồng
- 1 HS nhận xét bài làm của bạn, HS cả lớp theo dõi và tự kiểm tra bài của mình.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm vở .
a
b
c
(a+b) x c
a x c + b x c
2,4
3,8
1,2
(2,4 +3,8 ) x 1,2
= 6,2 x 1,2 = 7,44
 2,4 x 1,2 + 3,8 x 1,2 
 = 6,88 + 4,56 = 7,44
6,5
2,7
0,8
(6,5 + 2,7) x 0,8
= 9,2 x 0,8 = 7,36
 6,5 x 0,8 + 2,7 x 0,8
 = 5,2 + 2,16 = 7,36
- GV gọi HS chữa bài của bạn trên bảng lớp.
- Hãy so sánh giá trị của hai biểu thức (a+b) x c và a x c + b x c.
- Vậy khi thay chữ bằng số thì giá trị của biểu thức (a+b) x c và a x c + b x c như thế nào so với nhau ?
GV viết lên bảng (a+b) x c = a x c + b x c
- Muốn nhân 1 tổng các số tp ta làm ntn ?
- GV kết luận : Khi có một tổng các số thập phân nhân với một số thập phân, ta có thể lấy từng số hạng của tổng nhân với từng số đó rồi cộng các kết quả lại với nhau.
b) GV yêu cầu HS vận dụng quy tắc vừa học để làm bài.
- GV chữa bài và cho điểm HS.
3. Củng cố dặn dò
? Muốn nhân 1 tổng các số TP ta làm ntn .
- GV tổng kết tiết học, dặn dò HS về nhà làm các bài tập và chuẩn bị bài sau.
- 1 HS nhận xét,nếu bài làm của bạn sai thì sửa lại cho ... đó sang bên trái một chữ số.
- Ta đều chuyển dấu phẩy của số thập phân đó sang bên trái hai chữ số.
- HS đọc đề toán trước lớp, HS cả lớp đọc thầm đề toán trong SGK.
- 1 HS lên bảng làm bài. HS cả lớp làm bài vào vở .
Bài giải
Số tấn gạo đã lấy đi là :
537,25 : 10 = 53,27 (tấn)
Số tấn gạo còn lại trong kho là :
537,25 - 53,27 = 483,525 (tấn)
 Đáp số : 483,525 tấn 
- 2 HS nêu trước lớp .
 - HS lắng nghe.
- HS chuẩn bị bài sau bài sau. 
*/Rút kinh nghiệm sau tiết học.
..............................................................................................................................................
_______________________________________________________________________
Tập làm văn
Tiết 26 : luyện tập tả người
(Tả ngoại hình)
I. Mục tiêu
- Củng cố kiến thức về đoạn văn
- Viết đoạn văn tả ngoại hình của một người mà em thường gặp dựa vào dàn ý đã lập.
Ii. đồ dùng dạy - học
HS chuẩn bị dàn ý bài văn tả một người mà em thường gặp.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ
- Chấm dàn ý bài văn tả người mà em thường gặp
- Nhận xét bài làm HS 
2. Dạy - học bài mới
2.1 Giới thiệu bài: 
 Tiết học trước các em đã lập dàn ý bài văn tả một người mà em thường gặp. Tiết học hôm nay các em chuyển một phần dàn ý thành đoạn văn tả người
- 5 HS mang vở để GV chấm bài tập ở nhà.
- HS nghe và xác định nhiệm vụ của tiết học.
2.2. Hướng dẫn làm bài tập
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.
- Gọi HS đọc phần Gợi ý.
- yêu cầu HS đọc phần tả ngoại hình trong dàn ý sẽ chuyển thnàh đoạn văn.
- Gợi ý : Đây chỉ là một đoạn văn miêu tả ngoại hình nhưng vẫn phải có câu mở đoạn văn. Phần thân đoạn nên đủ, đúng, sinh động ...
- Yêu cầu HS tự làm bài. GV đi giúp đỡ những HS gặp khó khăn.
- Gọi HS làm ra giấy, dán lên bảng, đọc đoạn văn, GV cùng HS cả lớp nhận xét, sửa chữa để có đoạn văn hoàn chỉnh.
- Gọi HS dưới lớp đọc đoạn văn mình viết. GV chú ý sửa lỗi diễn đạt, dùng từ (nếu có) cho HS
- Nhận xét cho điểm HS làm đạt yêu cầu.
- 1 HS đọc thành tiếng cho cả lớp cùng nghe.
- 4 HS nối tiếp nhau đọc phần tả ngoại hình.
- 2 HS viết bài vào giấy khổ to, HS cả lớp làm bài vào vở.
- Nhận xét, bổ sung cho bạn.
- 3 đến 5 HS đọc đoạn văn của mình.
3. Củng cố - dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà viết đoạn văn nếu chưa đạt và xem lại hình thức trình bày một lá đơn.
*/ Rút kinh nghiệm sau tiết học.
...............................................................................................................................................
_______________________________________________________________________
Khoa học
Tiết 26: Đá vôi
I. mục tiêu
- Kể được một số vùng núi đá vôi, hang động ở nước ta.
- Nêu được ích lợi của đá vôi.
- Tự làm thí nghiệm để phát hiện ra tính chất của đá vôi.
II. Đồ dùng dạy- học
- HS sưu tầm các tranh ảnh về hang, động đá vôi.
- Hình minh họa SGK trang 54.
- Một số hòn đá, đá vôi nhỏ, giấm đựng trong các lọ nhỏ, bơm tiêm.
III.Các hoạt động dạy - học chủ yếu
Hoạt động dạy
Hoạt động dạy
Hoạt động khởi động
*/ Kiểm tra bài cũ: GV gọi 3 học sinh lên bảng trả lời câu hỏi . 
+ Hãy nêu tính chất của nhôm và hợp kim của nhôm?
+ Nhôm và hợp kim của nhôm dùng để làm gì?
+ Khi sử dụng những đồ dùng bằng nhôm cần lưu ý điều gì?
- GV nhận xét cho điểm từng học sinh.
- Gọi HS giới thiệu tranh ảnh về các hang động mà mình sưu tập được.
*/ Giới thiệu: ở nước ta có rất nhiều hang động, núi đá vôi. Đó là những vùng nào? đá vôi có những tính chất và ích lợi gì? chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay.
- 3 Hs lên bảng trả lời các câu hỏi
- 3 đến 5 Hs giới thiệu tranh ảnh mà mình sưu tầm.
- Lắng nghe.
Hoạt động 1: Một số vùng núi đá vôi ở nước ta
-Yêu cầu học sinh quan sát hình minh họa trang 54 SGK, đọc tên các vùng núi đá vôi đó.
? Em còn biết vùng nào nước ta có nhiều đá vôi và núi đá vôi.
- Kết luận: ở nước ta có rất nhiều vùng núi đá vôi và hang động, di tích lịch sử.
- 3Hs nối tiếp nhau đọc.
-Tiếp nối nhau kể những địa danh mà mình biết.
+) Động Hương Tích ở Hà Tây.
+) Vịnh hạ Long ở Quảng Ninh.
+) Hang động Phong Nha Kẻ Bàng ở Quảng Bình.
+) Núi Ngũ Hành Sơn ở Đà Nẵng.
+) Tỉnh Ninh Bình có nhiều dãy đá vôi.
- Lắng nghe.
Hoạt động 2: Tính chất của đá vôi
-Tổ chức cho Hs hoạt động theo nhóm, cùng làm thí nghiệm như sau:
*) Thí nghiệm 1:
+) Giao cho mỗi nhóm một hòn đá cuội và hòn đá vôi.
+) Yêu cầu: Cọ xát 2 hòn đá với nhau, quan sát cọ xát và nhận xét.
+) Gọi một nhóm mô tả hiện tượng và kết quả thí nghiệm kết quả nhóm khác bổ sung.
*) Thí nghiệm 2:
+) Dùng kim tiêm hút giấm trong lọ.
+) Nhỏ giấm vào trong hòn đá vôi và hòn đá cuội.
+) Quan sát và mô tả hiện tượng xẩy ra.
- Qua 2 thí nghiệm trên, em thấy đá vôi có những tính chất gì?
- Kết luận: Qua thí nghiệm trên chứng tỏ: Đá vôi không cứng lắm có thể làm vỡ vụn. Trong giấm chua có a xít, đá vôi có tác dụng với a xit tạo ra một số chất khác và khí các bô níc bay lên tạo thành bọt, có những tính chất như vậy nên đá vôi có nhiều ích lợi trong đời sống.
- 4 Hs ngồi 2 bàn trên dưới tạo thành 1 nhóm cùng làm thí nghiệm theo hướng dẫn.
*) Thí nghiệm 1:
 +) Khi cọ xát 1 hòn đá cuội vào 1 hòn đá vôi thì có hiện tượng: Chỗ cọ xát hòn đá vôi bị mài mòn, chỗ cọ xát hòn đá cuội có mầu trắng, đó là vụn của đá vôi.
+) Kết luận: Đá vôi mềm hơn đá cuội.
- Làm thí nghiệm theo hướng dẫn.
+) Hiện tượng: Trên hòn đá vôi có sủi bọt và có khói bay lên, trên hòn đá cuội không có phản ứng gì, giấm bị chảy đi.
- Đá vôi không cứng lắm, dễ bị mòn, khi nhỏ giấm vào thì sủi bọt.
- Kết luận.
Hoạt động 3: ích lợi của đá vôi
-Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi và trả lời câu hỏi:
+ Đá vôi được dùng để làm gì?
- Gọi HS trả lời câu hỏi. GV ghi nhanh lên bảng.
- Kết luận: Có nhiều loại đá vôi. Đá vôi có nhiều ích lợi trong đời sống. Đá vôi được dùng để lát đường, xây nhà, nung vôi, sản xuất xi măng, ...
- 2HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận câu hỏi.
-Tiếp nối nhau trả lời.
Đá vôi dùng để: Nung vôi, lát đường, xây nhà, sản xuất xi măng, làm phấn viết, tạc tượng, tạc đồ lưu niệm.
- Lắng nghe.
Hoạt động kết thúc
- Muốn biết một hòn đá có phải là đá vôi hay không, ta làm thế nào?
- Nhận xét câu trả lời của HS.
- Nhận xét tiết học, khen ngợi học sinh hiểu biết, tích cực tham gia xây dựng bài.
- Dặn học sinh về nhà học thuộc mục bạn cần biết, ghi vào vở và chuẩn bị bài sau.
- Muốn biết một hòn đá có phải là đá vôi hay không ta có thể cọ xát vào hòn đá khác hoặc nhỏ lên đá vài giọt giấm và a-xit loãng.
- HS ghi bài.
*/ Rút kinh nghiệm sau tiết học .
...............................................................................................................................................
_______________________________________________________________________
Thể dục
Tiết 26: Động tác nhảy - Trò chơi “ chạy nhanh theo số”
I/ Mục tiêu
- Học động tác nhảy. Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng động tác.
- Ôn 6 động tác đã học.
- Chơi trò chơi : "Chạy nhanh theo số ". Yêu cầu chơi đúng luật và tự giác, tích cực.
II/ Địa điểm phương tiện
- Địa điểm: Trên sân trường. Vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn tập luyện.
- Phương tiện: Chuẩn bị một còi, bóng và kẻ sân chơi trò chơi.
III/ Nội dung và phương pháp lên lớp
Nội dung
Định lượng
Phương Pháp
1.Phần mở đầu
- GV nhận lớp, phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu bài học.
- Chạy chậm theo địa hình tự nhiên.
* Chơi trò chơi " Nhóm 3 nhóm 7
2. Phần cơ bản
- Ôn tập 6 động tác vươn thở, tay, chân, vặn mình, toàn thân, thăng bằng. 
- Học động tác nhảy
 - Ôn 6 động tác thể dục đã học
- Chơi trò chơi : "Chạy nhanh theo số
3 Phần kết thúc
- HS chơi trò chơi hoặc tập một số động tác để thả lỏng.
- GV cùng HS hệ thống bài
- GV nhận xét đánh giá kết quả bài tập.
- Giao bài tập về nhà: Ôn 7 động tác của bài thể dục phát triển chung, ghi lại cách chơi của trò chơi : " Chạy nhanh theo số".
6 - 10'
1 - 2'
1 - 2'
18 - 22
1 - 2 lần
2 x 8 nhịp
 3 - 4 lần
2 x 8 nhịp
 3 - 4 lần
2 x 8 nhịp
4 - 5'
1 - 2 lần
 1 - 2 lần
4 - 6'
2'
2'
1 - 2'
GV
x x x x x x x x x x x
x x x x x x x x x x x
x x x x x x x x x x x
+ Lần đầu, GV làm mẫu và hô nhịp.
+ Lần sau cán sự vừa làm mẫu và hô nhịp cho lớp tập.
- GV nêu tên động tác, sau đó làm mẫu vừa giải thích động tác để cho HS tập theo.
- Những lần tập đầu, GV hô chậm từng nhịp sao cho HS tập tương đối tốt mới chuyển sang tập nhịp khác
- GV sửa sai cho HS
+ Cả lớp thực hiện giữa sự chỉ đạo của GV
+ Chia nhóm thực hiện
+ Báo cáo kết quả trình diễn
+ GV nhận xét, đánh giá.
+ GV nhắc lại cách chơi, cho chơi thử.
+ Chơi chính thức.
+ Những người thua phải nhảy lò cò xung quanh các bạn thắng cuộc.
*GV
x x x x x x x x x x x
x x x x x x x x x x x
x x x x x x x x x x x
x x x x x x x x x x x
*/Rút kinh nghiệm sau tiết học: 
..............................................................................................................................................
_______________________________________________________________________
Sinh hoạt
Nhận xét tuần 13
I/ Mục tiêu:
- Học sinh nhận thấy được ưu nhược điểm của tuần qua và đề ra phương hướng hoạt động cho tuần tới.
II/ Nội dung:
1. Cán sự nhận xét.
2. Giáo viên nhận xét:
A, ưu điểm: 
- Đi học đều, đúng giờ, sinh hoạt 15 phút đầu giờ đúng lịch, mặc đồng phục đúng quy định.
- Vệ sinh cá nhân sạch sẽ.
- Học và làm bài trước khi đến lớp, trong giờ hăng hái giơ tay phát biểu xây dựng bài như bạn : Thanh, Yến, Tuyết, Huyền ..
- Chăm ngoan, đoàn kết giúp đỡ bạn bè như bạn : Huy, Yến, Thỉu ...
B, Tồn tại:
- Một số em còn đi học muộn, trong giờ sinh hoạt 15 phút đầu giờ chưa nghiêm túc, mặc đồng phục chưa gọn gàng.
- Vệ sinh chung chưa sạch, đặc biệt là vệ sinh sân trường .
- Về nhà nhiều em không chịu học thuộc bài ở nhà, không làm bài tập trước khi đến lớp, quên đồ dùng, trong giờ học còn nói chuyện riêng và làm việc riêng như bạn: Phú, Khánh , Hùng... 
III/ Phương hướng tuần tới.
- Phát huy ưu điểm.
- Khắc phục tồn tại.
- Phát động phong trào thi đua tuần học tốt chào mừng Ngày 20- 11 

File đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_5_tuan_13_nguyen_thi_vi.doc