Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 5 - Tuần 10 - Nguyễn Thị Vi

Hoạt động dạy

1. Giới thiệu bài:

- Gv nêu mục tiêu tiết học và cách gắp thăm.

2. Kiểm tra bài tập đọc:

- Cho Hs lên bảng gắp thăm đọc và trả lời 1 đến 2 câu hỏi về nội dung bài đọc.

- Cho điểm trực tiếp từng Hs.

3. Hướng dẫn làm bài tập

- Gv gọi Hs đọc yêu cầu của bài tập.

? Em đã được học những chủ điểm nào.

? Hãy đọc tên các bài thơ và tác giả của bài thơ ấy.

 - Yêu cầu Hs tự làm bài. Gợi ý Hs có thể mở vở ghi ra để ghi nội dung chính của từng bài.

 - Gọi Hs lên dán bài làm ở giấy khổ to lên bảng.

- Nhận xét, sửa chữa.

 - Gv kết luận lời giải đúng.

4. Củng cố - dặn dò:

- Gv cùng HS hệ thống bài.

- Hướng dẫn Hs học bài ở nhà và chuẩn bị bài sau.

- Gv nhận xét tiết học.

 

doc 34 trang cucpham 4560
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 5 - Tuần 10 - Nguyễn Thị Vi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 5 - Tuần 10 - Nguyễn Thị Vi

Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 5 - Tuần 10 - Nguyễn Thị Vi
Tuần 10
Ngày soạn: 17/10/2009
Ngày giảng :Thứ hai ngày 19 tháng 10 năm 2009
Tiếng việt
Tiết 19: Ôn tập ( Tiết 1)
I. Mục tiêu:
* Kiểm tra đọc lấy điểm
- Nội dung: Các bài tập đọc từ tuần 1 đến tuần 9.
- Kĩ năng đọc thành tiếng: đọc trôi chảy, phát âm rõ tốc độ tối thiểu 120 chữ/ phút.
- Trả lời được 1- 2 câu hỏi về nội dung bài đọc, hiểu ý nghĩa của bài tập đọc.
* Lập được bảng thống kê các bài thơ theo các chủ điểm đã học.
II. Đồ dùng dạy học:
- Phiếu ghi sẵn các bài tập đọc từ tuần 1 đến tuần 9.
- Phiếu kẻ sẵn bảng ở bài tập 2 trang 95 SGK.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Giới thiệu bài :
- Gv nêu mục tiêu tiết học và cách gắp thăm.
2. Kiểm tra bài tập đọc:
- Cho Hs lên bảng gắp thăm đọc và trả lời 1 đến 2 câu hỏi về nội dung bài đọc.
- Cho điểm trực tiếp từng Hs.
- HS nghe xác định mục tiêu
- Lần lượt từng Hs gắp thăm bài (5 Hs) về chỗ chuẩn bị, gọi Hs lần lượt thực hiện.
3. Hướng dẫn làm bài tập
- Gv gọi Hs đọc yêu cầu của bài tập.
? Em đã được học những chủ điểm nào.
? Hãy đọc tên các bài thơ và tác giả của bài thơ ấy.
 - Yêu cầu Hs tự làm bài. Gợi ý Hs có thể mở vở ghi ra để ghi nội dung chính của từng bài.
 - Gọi Hs lên dán bài làm ở giấy khổ to lên bảng.
- Nhận xét, sửa chữa.
 - Gv kết luận lời giải đúng.
4. Củng cố - dặn dò:
- Gv cùng HS hệ thống bài.
- Hướng dẫn Hs học bài ở nhà và chuẩn bị bài sau.
- Gv nhận xét tiết học.
- Các chủ điểm: Việt Nam Tổ quốc em; Cánh chim hoà bình; Con người với thiên nhiên.
- Sắc màu em yêu (Phạm Đình Ân)
- Bài ca về trái đất (Định Hải)
- 2 Hs làm bài vào giấy khổ to, Hs dưới lớp làm vào vở.
- Hs báo cáo kết quả.
- HS ghi bài
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy :
..............................................................................................................................................
_______________________________________________________________________
Toán
Tiết 46: Luyện tập chung
I/ Mục tiêu.
- Giúp học sinh củng cố về chuyển phân số thập phân thành số thập phân. Đọc số thập phân.
- So sánh số đo độ dài viết dưới dạng một số dạng khác nhau.
- Giải bài toán liên quan đến “Rút về đơn vị” hoặc “tỉ số”
II/ Hoạt động dạy học.
Hoạt động dạy 
Hoạt động học 
A. Bài cũ:
- Gọi học sinh chữa bài 3,4 ( 48) 
- Nhận xét và cho điểm.
B. Bài mới:
1/ Giới thiệu bài:
2/ Hướng dẫn luyện tập:
- 2 Học sinh chữa bài.
- Nhận xét, bổ sung.
Bài 1 ( 48) Chuyển các PSTP thành số TP, rồi đọc các số TP đó 
- Yêu cầu học sinh đọc và tự làm bài.
- Yêu cầu học sinh nhận xét bài làm trên bảng.
- G chỉ từng số thập phân vừa viết vừa yêu cầu học sinh đọc.
- Nhận xét và cho điểm từng học sinh
a, = 12,7 ( Mười hai phẩy bảy )
b, = 0,65 (Không phẩy sáu mươi lăm)
c, = 2,005 (Hai phẩy không không năm)
d, = 0,008 (Không phẩy không không tám)
Bài 2 ( 49 ) Những số nào bằng 11,02 km
- G yêu cầu học sinh đọc đề bài và tự làm bài.
- Yêu cầu học sinh báo cáo kết quả bài làm.
?Hãy giải thích vì sao các số đo trên đều bằng 11,02km
a, 11,20km > 11,02km
b, 11,02km = 11,020km ( Khi viết thêm chữ số 0 vào tận cùng bên phải phần thập phân của một số thập phân thì số đó không thay đổi)
c, 11km20m = 11km = 11,020km.
Vậy các số đo ở b, c, d bằng 11,02 km
Bài 3( 49 ) Viết số TP thích hợp vào chỗ chấm 
- Yêu cầu học sinh tự làm bài, sau đó gọi học sinh đọc bài của mình trước lớp rồi nhận xét và cho điểm.
a, 4m85cm = 4,85m.
b, 72ha = 0,72km2
Bài 4 ( 49 ) 
- Gọi học sinh đọc đề toán.
? Bài toán cho biết gì?
? Bài toán hỏi gì?
? Biết giá tiền của của một hộp đồ dùng không đổi, khi ta gấp số hộp đồ dùng cần mua lên một số lần thì số tiền sẽ thay đổi như thế nào?
? Có thể dùng những cách nào để giải bài toán này?
- Gọi 2 học sinh lên bảng làm theo 2 cách.
- 1 hs đọc 
- Bài toán cho biết mua 12 hộp đồ dùng hết 180 000đồng.
- Mua 36 hộp đồ dùng thì hết bao nhiêu tiền.
- Thì số tiền phải gấp lên bấy nhiêu lần.
- Có thể dùng cách giải bằng 2 cách:
+ Rút về đơn vi.
+ Tìm tỉ số
Tóm tắt
 12 hộp: 180 000đồng.
36 hộp:.......đồng ?
Bài giải
Cách 1:
 Giá tiền của một hộp đồ dùng là:
 180 000 : 12 = 15 000( đồng)
 Mua 36 hộp như thế phải trả số tiền là:
 15 000 x 36 = 540 000 ( đồng)
 Đáp số: 540 000 đồng.
Cách 2:
 36 hộp gấp 12 hộp số lần là:
 36 : 12 = 3 ( lần)
Số tiển phải trả để mua 36 hộp đồ dùng là:
 180 000 x 3 = 540 000 ( đồng)
 Đáp số: 540 000 đồng.
- Gọi học sinh nhận xét và nêu rõ đâu là bước giải rút về đơn vị, đâu là bước giải tìm tỉ số.
- Học sinh nêu
3/ Củng cố dặn dò:
- Tóm nội dung.
- Nhận xét tiết học
- Học và chuẩn bị bài sau
 * Rút kinh nghiệm sau tiết day:
........................................................................................................................................
______________________________________________________________________
Khoa học
Tiết19: Phòng tránh tai nạn giao thông đường bộ
A, Mục tiêu
Sau bài học, học sinh có khả năng.
- Nêu một số nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông và một số biện pháp an toàn giao thông.
- Có ý thức chấp hành đúng luật giao thông và cẩn thận khi tham gia giao thông.
B, Đồ dùng dạy - học.
- Tranh ảnh thông tin liên quan đến bài học.
C, Các hoạt động dạy - học.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
I. Kiểm tra bài cũ
- Khi có nguy cơ bị xâm hại, em sẽ làm gì ? 
- Em cần làm gì để phòng tránh bị xâm hại?.
- Giáo viên nhận xét cho điểm.
II. Dạy bài mới.
1, Giới thiệu bài.
- Giáo viên giới thiệu và ghi bảng.
2, Tìm hiểu bài.
*Hoạt động 1: Nguyên nhân gây tai nạn giao thông .
- Yêu cầu học sinh quan sát các hình 1, 2, 3, 4 T40 Sgk tìm ra những việc làm của người vi phạm của người tham gia giao thông ở từng hình.
- Gọi đại diện các cặp trả lời.
? Theo em nguyên nhân nào dẫn đến tai nạn giao thông đó 
? Qua những vi phạm về giao thông đó em có nhận xét gì .
- Giáo viên nhận xét kết luận.
- Kết luận: Một trong những nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông đường bộ là do lỗi tại người tham gia giao thông không chấp hành đúng luật như: lấn chiếm vỉa hè, đi xe đạp hàng 3, chở hàng cồng kềnh...
*Hoạt động 2: Những việc làm để thực hiện an toàn giao thông 
Bước 1: làm việc theo cặp
- Giáo viên yêu cầu
- Quan sát, giúp đỡ học sinh thảo luận.
Bước 2: Làm việc cả lớp.
- Gọi một số học sinh trình bày kết quả thảo luận.
? Em hãy nêu những biện pháp an toàn giao thông.
 = > Chốt kết quả đúng.
III. Củng cố dặn dò.
? Em đã làm gì để bảo đảm an toàn giao thông.
- Nhận xét giờ học.
- 2 em học sinh trả lời.
+ Hét to để mọi người giúp đỡ, chạy thật nhanh đến chỗ có người ...
+ Không ra đường một mình khi đã muộn , không đi nhờ xe người lạ ....
- HS nghe xác định mục tiêu 
- Học sinh thảo luận theo cặp trả lời, giải thích vì sao.
- Đại diện cặp nói.
+ Phóng nhanh vượt ẩu, lái xe khi say rượu , bán hàng không đúng nơi quy định ... 
+ Tai nạn giao thông xảy ra hầu hết là do sai phạm của những người tham gia giao thông 
- Nhận xét.
- 2 học sinh ngồi cạnh nhau cùng quan sát các hình 5, 6, 7 (41) phát hiện những việc cần làm đối với người tham gia giao thông qua từng hình.
+ Hình 5: Thể hiện việc học sinh được học về luật giao thông đường bộ.
+ Hình 6: Một bạn học sinh đi xe đạp sát lề đường bên phải có đội mũ bảo hiểm.
+ Hình 7: Người đi xe máy đi đúng phần đường...
- Đại diện các cặp trả lời.
- Học sinh nối tiếp nêu: Thực hiện đúng luật giao thông, đi sát lề đường bên phải, trẻ em qua đường cần có người lớn đi kèm ...
- 2 hs trả lời 
- HS ghi bài 
* Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
...........................................................................................................................................
______________________________________________________________________
Đạo đức
Tiết 10: Tình bạn (tiết 2)
I/ Mục tiêu.
- HS cần biết ai cũng có bạn bè và trẻ em có quyền tự do kết giao bạn bè.
- Thực hiện đối xử tốt với bạn bè xung quanh trong cuộc sống hàng ngày.
- Thân ái, đoàn kết với bạn bè xung quanh.
II/ Đồ dùng dạy học.
- Bài hát: Lớp chúng ta đoàn kết.
- Đồ dùng hoá trang.
III/ Hoạt động dạy học.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Giới thiệu bài :
- GV gt bài, ghi bảng
2. Hoạt động:
Hoạt động 1: Đóng vai (Bài tập 1, sgk )
*MT: HS biết ứng xử phù hợp trong các tình huống bạn mình làm điều sai
*CTH: - GV chia nhóm 4, giao nhiệm vụ cho các nhóm thảo luận và đóng vai các tình huống của bài 
- Lắng nghe
- các nhóm thảo luận và chuẩn bị đóng vai
- Gọi các nhóm lên đóng vai
- Y/c các nhóm và lớp thảo luận:
? Vì sao em lại ứng xử như vậy khi thấy bạn làm điều sai? Em có sợ bạn giận khi khuyên ngăn bạn không?
? Em nghĩ gì khi bạn khuyên ngăn không cho em làm điều sai trái? Em có giận có trách bạn không?
? em có nhận xét về cách ứng xử trong khi đóng vai của các nhóm? Cách ứng xử nào là phù hợp( hoặc chưa phù hợp)? Vì sao?
- 2 nhóm lên đóng vai, lớp theo dõi, nhận xét,TLCH của gv
+ Là bạn phải biết đoàn kết, đùm bọc nhau...
+ Không
+ Không tự ái, cảm ơn bạn đã giúp mình nhận ra lỗi
+ Hs nhận xét, nêu ý kiến của mình
*KL: Cần khuyên ngăn, góp ý khi thấy bạn làm điều sai trái để giúp bạn tiến bộ. Như thế mới là người bạn tốt
- lắng nghe
Hoạt động 2: Tự liên hệ
*MT: HS biết tự liên hệ về cách đối xử với bạn bè
*CTH: - GV y/c hs tự liên hệ
- GV gọi 1 số hs lên trình bày
- Gv khen, kl: Tình bạn đẹp không phải tự nhiên đã có mà mỗi người chúng ta cần phải cố gắng vun đắp giữ gìn
- HS trao đổi theo nhóm 2
- 3 hs trình bày, lớp theo dõi, nhận xét
- Lắng nghe
Hoạt động 3: Hát, kể chuyện, đọc thơ, đọc ca dao, tục ngữ về chủ đề tình bạn(BT3)
*MT:Củng cố bài
*CTH; - Gọi hs trình bày theo từng nội dung
- Nhận xét, khen, giới thiệu thêm 1 số câu chuyện, bài hát cho hs nghe
3. Nhận xét, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học
 - Dặn dò chuẩn bị bài sau
- Hs trình bày
- Lớp theo dõi, nhận xét, tuyên dương
- Học bài, chuẩn bị bài sau “ Kính già yêu trẻ”.- HS ghi bài
*/ Rút kinh nghiệm sau tiết dạy .
................................................................................................................................. ... ổng nhiều số thập phân ta làm tượng tự như tính tổng hai số thập phân.
- Yêu cầu cả lớp cùng đặt tính và thực hiện tính
- Học sinh nghe và tóm tắt, phân tích ví dụ.
- Tính tổng 27,5 + 36,75 + 14,4.
- Trao đổi và tìm cách thực hiện tính.
- 1 học sinh lên bảng làm
- Học sinh nêu cả lớp theo dõi và thống nhất:
* Đặt tính sao cho các dấu phẩy thẳng cột, các chữ số ở một hàng thẳng cột với nhau.
* Cộng như cộng với các số tự nhiên.
* Viết dấu phẩy vào tổng thẳng cột với dấu phẩy của các số hạng
b) Bài toán:
- G nêu bài toán: người ta uốn sợi dây thép thành hình tam giác có độ dài các cạnh lần lượt là 8,7 dm; 6,25dm; 10dm. Tính chu vi của hình tam giác đó?
? Em hãy nêu cách tính chu vi của hình tam giác?
- Yêu cầu học sinh làm bài toán trên.
- Chữa bài trên bảng lớp, sau đó hỏi học sinh: ? Em hãy nêu cách tính tổng 8,7 + 6,25 + 10.
- G nhận xét
- Học sinh nghe và phân tích bài toán.
- Muốn tính chu vi của hình tam giác ta tính tổng độ dài các cạnh.
- 1 học sinh lên bảng làm, lớp làm vào giấy nháp.
Bài giải
Chu vi hình tam giác là:
8,7 + 6,25 + 10 = 24,95 ( dm)
Đáp số: 24,95 dm
- Học sinh nêu lớp nhận xét.
3. Luyện tập thực hành.
Bài 1 ( 51) Tính 
- Yêu cầu học sinh tính tổng của nhiều số thập phân
- 4 học sinh lên bảng làm bài
a) b) c) d)
- Gọi học sinh nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
? Khi viết dấu phẩy ở kết quả chúng ta lưu ý điều gì?
- Nhận xét và cho điểm,
- Học sinh nhận xét cả về cách đặt tính và kết quả.
- Dấu phẩy phải thẳng hàng với các dấu phẩy của các số hạng
Bài 2 ( 52)Tính rồi so sánh giá trị của( a+b) +c và a+( b+c) 
- Yêu cầu học sinh đọc đề bài.
- G yêu cầu học sinh tính giá trị của hai biểu thức ( a + b ) + c và a + ( b + c) trong từng trường hợp
- Học sinh đọc thầm đề bài trong sgk.
- 1 học sinh lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở ô li
a
b
c
( a + b ) + c 
a + ( b + c)
2,5
6,8
1,2
( 2,5 + 6,8 ) + 1,2 = 10,5
2,5 +( 6,8 + 1,2) = 10,5
1,34
0,52
4
( 1,34 + 0,52 ) + 4 = 5,86
1,34 + ( 0,52 + 4 ) = 5,86
- G cho học sinh chữa bài trên bảng.
? Hãy so sánh giá trị của biểu thức ( a + b ) + c với giá trị của biểu thức a + ( b + c) khi a = 2,5; b = 6,8; c = 1,2
? Hãy so sánh giá trị của biểu thức ( a + b ) + c với giá trị của biểu thức a + ( b + c) khi a = 1,34; b = 0,52; c = 4.
? Vậy giá trị của biểu thức ( a + b ) + c như thế nào với giá trị của biểu thức a + ( b + c) khi ta thay các chữ bằng một bộ số?
- GV viết lên bảng 
( a + b ) + c = a + ( b + c)
? Em đã gặp biểu thức trên khi học tính chất nào của phép cộng các số tự nhiên?
? Em hãy phát biểu tính chất kết hợp của phép cộng các số tự nhiên?
? Theo em phép cộng các số thập phân có tính chất kết hợp không? Vì sao?
- Yêu cầu học sinh nêu tính chất kết hợp của phép cộng các số thập phân?
- Giá trị của biểu thức đều bằng 10,5
- Giá trị của biểu thức đều bằng 5,86
- Giá trị của hai biểu thức bằng nhau.
- Tính chất kết hợp của phép cộng ta cũng có: ( a + b ) + c = a + ( b + c)
- Khi cộng một tổng hai số với số thứ ba thì ta có thể cộng số thứ nhất với tổng của hai số còn lại
- Cũng có tính chất kết hợp như phép cộng số tự nhiên.
- Khi cộng một tổng hai số với số thứ ba thì ta có thể cộng số thứ nhất với tổng của hai số còn lại
Bài 3 ( 52) Sử dụng t/c giao hoán và t/c kết hợp để tính 
- Yêu cầu học sinh đọc đề toán.
- Học sinh đọc yêu cầu của bài
a) 12,7 + 5,89 + 1,3
= 12,7 + 1,3 + 5,89
= 14 + 5,89 
= 19,89
( Sử dụng tính chất giao hoán )
c) 5,75 + 7,8 + 4,25 + 1,2
= ( 5,75 + 4,25 ) + ( 7,8 + 1,2 )
= 10 + 10 
= 20 
( Sử dụng tính chất giao hoán )
b) 38,6 + 2,09 + 7,91
= 38,6 + ( 2,09 + 7,91)
= 38,6 + 10
= 48,6
( Sử dụng tính chất kết hợp )
d) 7,34 + 0,45 + 2,66 + 0,05
= ( 7,34 + 2,66) + ( 0,45 + 0,05)
= 10 + 0,5
= 10,5
( Sử dụng tính chất giao hoán )
- Gọi học sinh nhận xét bài của bạn
- Yêu cầu 4 học sinh làm bài và giải thích cách làm
- Học sinh nhận xét đúng hay sai
3. Củng cố dặn dò
- Tóm nội dung.
- Nhận xét tiết học và dặn dò về nhà
- Học và chuẩn bị bài sau
*/ Rút kinh nghiệm sau tiết dạy 
...............................................................................................................................................
_______________________________________________________________________
Tiếng việt
Tiết 20 : Kiểm tra ( Chính tả và tập làm văn )
I.Mục tiêu
- Rèn cho học sinh cách viết một bài văn tả cảnh hay, đầy đủ bố cục của bài .
- Rèn cho hs viết chính tả đẹp , đúng .
II.Các hoạt động dạy học .
1.GV chép đề lên bảng , phân tích đề bài .
2.Yêu cầu hs nhắc lại dàn ý bài văn tả cảnh .
3.Yêu cầu cả lớp làm bài – GV bao quát lớp .
4.GV thu bài chấm .
III.Dặn dò .
- Yêu cầu HS về nhà ôn luyện chuẩn bị bài sau .
_______________________________________________________________________
Khoa học
 Tiết 20 : Ôn tập Con người và sức khoẻ
A, Mục tiêu:
Sau bài học, học sinh có khả năng.
- Xác định giai đoạn tuổi dậy thì trên sơ đồ sự phát triển của con người kể từ lúc mới sinh.
- Vẽ hoặc viết sơ đồ cách phòng tránh bệnh sốt rét, sốt xuất huyết, viêm não, viêm gan A, Nhiễm HIV/AIDS.
B, Đồ dùng dạy – học.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
I/ Kiểm tra bài cũ
- Chúng ta cần làm gì để thực hiện an toàn giao thông?.
- Tai nạn giao thông để lại những hậu quả gì?.
- Giáo viên nhận xét ghi điểm.
II/ Dạy bài mới.
1. Giới thiệu bài.
2. Nội dung.
*Hoạt động 1 : Ôn tập về con người 
- Giáo viên phát phiếu học tập cho học sinh.
- Yêu cầu học sinh tự hoàn thành phiếu.
- Gọi học sinh nhận xét bài làm trên bảng của bạn.
- Giáo viên tổ chức thảo luận để ôn lại kiến thức.
+ Hãy nêu đặc điểm tuổi dậy thì ở nam giới?.
+ Hãy nêu đặc điểm tuổi dậy thì ở nữ giới?.
+ Hãy nêu sự hình thành một cơ thể người?.
+ Em có nhận xét gì về vai trò của người phụ nữ?.
*Hoạt động 2: Cách phòng tránh một số bệnh 
- Giáo viên hướng dẫn học sinh tham khảo các sơ đồ phòng tránh bệnh viêm gan A ở trang 43 Sgk .
- Giáo viên phân công hoặc cho các nhóm chọn ra một bệnh để vẽ sơ đồ về cách phòng chống bệnh đó.
- Gọi từng nhóm học sinh lên trình bày.
- Nhận xét tuyên dương nhóm làm tốt.
III/ Củng cố dặn dò:
? Trong tiết học hôm nay, các em đã được ôn tập những nội dung gì?.
- Nhận xét giờ học, dặn dò chuẩn bị bài sau.
- 2 - 3 em lên bảng trả lời.
- HS nghe xác định mục tiêu tiết học
- Làm việc cá nhân.
- Nhận phiếu học tập.
- 1 học sinh làm bài trên bảng lớp, cả lớp làm vào phiếu cá nhân.
- Học sinh nhận xét.
- Học sinh dưới lớp đổi phiếu nhận xét bài cho nhau.
- ....Bắt đầu từ khoảng 13 – 17 tuổi.
- ở nữ giới....từ 10 – 15tuổi.
- Cơ thể người được hình thành từ sự kết hợp giữa trứng của người mẹ và tinh trùng của người cha...
- Người phụ nữ có thể làm được tất cả công việc của nam giới trong gia đình, ngoài xã hội. Ngoài ra phụ nữ còn...
- Trò chơi: “Ai nhanh ai đúng”.
- Quan sát.
- Học sinh hoạt động theo nhóm 4.
- Mỗi nhóm cử 2 học sinh lên trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ xung.
- 2 hs nêu
- HS ghi bài
*/ Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thể dục
Tiết 20: trò chơi: “Chạy nhanh theo số”
I/ Mục tiêu:
- Học trò chơi : " Chạy nhanh theo số". Yêu cầu học sinh nắm được cách chơi
- Ôn 4 động tác của bài thể dục đã học. Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng động tác.
II/ Địa điểm, phương tiện:
- Trên sân trường, vệ sinh nơi tập.
- 1 còi và kẻ sân cho trò chơi.
III/ Nội dung và phương pháp lên lớp.
Nội dung
Định lượng
Phương pháp
1. Phần mở đầu:
- Tập hợp lớp, phổ biến nội dung yêu cầu tiết học. 
- Chạy nhẹ trên sân, rồi đi thường, hít thở sâu, xoay các khớp.
- Chơi trò chơi " Làm theo hiệu lệnh"
2. Phần cơ bản:
a) Ôn 4 động tác thể dục đã học
b) Trò chơi: "Chạy nhanh theo số"
3. Phần kết thúc:
- Tập một số động tác thả lỏng.
- G cùng học sinh hệ thống bài.
- G nhận xét, đánh giá kết quả bài học.
- Giao bài về nhà: Tập 4 động tác của bài thể dục phát triển chung đã học.
6 - 10 
18 - 22
10 - 12 
2 x 8 nhịp
4 - 5
4 - 6 
x x x x x x x x x x x x x
x x x x x x x x x x x x x
x x x x x x x x x x x x x
* GV
- G hô nhịp cho học sinh tập, nhận xét sửa sai. Tập liên hoàn các động tác.
- Chia tổ tập luyện, tổ trưởng điều khiển. G theo dõi, nhận xét, sửa sai
- Tổ chức thi đua giữa các tổ.
- G nêu tên trò chơi, Giới thiệu cách chơi, Tổ chức cho học sinh chơi thử, sau đó chơi chính thức. Nhận xét và giải thích thêm cách chơi.
x x x x x x x x x x x x x
x x x x x x x x x x x x x
x x x x x x x x x x x x x
x x x x x x x x x x x x x
* GV
* Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
Sinh hoạt
Nhận xét tuần 10
 I/ Mục tiêu:
- Học sinh nhận thấy được ưu nhược điểm của tuần qua và đề ra phương hướng hoạt động cho tuần tới.
II/ Nội dung:
1. Cán sự nhận xét.
2. Giáo viên nhận xét:
A, ưu điểm: 
- Đi học đều, đúng giờ, hoạt động 15 phút đầu giờ đúng lịch, mặc đồng phục đúng quy định.
- Vệ sinh cá nhân sạch sẽ.
- Học và làm bài trước khi đến lớp, trong giờ hăng hái giơ tay phát biểu xây dựng bài.
- Chăm ngoan, đoàn kết giúp đỡ bạn bè.
B, Tồn tại:
- Trong giờ truy bài 15 phút đầu giờ chưa nghiêm túc, mặc đồng phục chưa gọn gàng.
- Vệ sinh chung chưa sạch,chưa chịu nhặt rác . 
- Về nhà nhiều em không chịu học thuộc bài ở nhà, không làm bài tập trước khi đến lớp, quên đồ dùng, trong giờ học còn nói chuyện riêng và làm việc riêng.
- Còn một vài em nói tục chửi bậy.
III/ Phương hướng tuần tới.
- Phát huy ưu điểm.
- Khắc phục tồn tại.
- Phát động phong trào thi đua tuần học tốt chào mừng 20 – 10 .
Giáo dục quyền và bổn phận trẻ em
Chủ đề 4: Trường học

File đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_5_tuan_10_nguyen_thi_vi.doc