Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 4 - Tuần 22

I/ Mục tiêu:

- Kiến thức: hát lời 1, bài: “Thiếu nhi thế giới liên hoan”.

- Kỹ năng: Rèn kỹ năng hát đúng, rõ lời, hòa giọng.

- Thái độ: Giáo dục tinh thần đoàn kết, đấu tranh cho hòa bình.

II/ Chuẩn bị:

- Giáo viên : sách giáo khoa, tranh sách giáo khoa minh họa.

- Học sinh : Sách giáo khoa, tìm hiểu bài.

III/ Hoạt động dạy và học:

Các hoạt động của thầy Các hoạt động của trò

1. Ổn định: (1)

2. Bài cũ: (4) Ôn tập.

- 4 học sinh hát cá nhân.

- Nhận xét – tuyên dương.

3. Bài mới: Thiếu nhí thế giới liên hoan (T1)

_ Giới thiệu bài: Hôm nay, chúng ta học hát bài “Thiếu nhi thế giới liên hoan” (t1) -> Giáo viên ghi tựa. (1) Hát

_ 4 học sinh hát

- Hoạt động 1: Tìm hiểu bài. (8)

Học sinh nắm tên tác giả, nội dung bài hát.

Phương pháp : đàm thoại.

_ Hoạt động cả lớp.

_ Nhạc và lời bài hát?

_ Nhịp của bài hát?

_ Nội dung của bài hát

-> Giáo viên treo tranh gọi học sinh lên mô tả tranh: 5 bạn nắm tay nhau ca hát tượng trưng cho 5 châu trên thế giới, hai con chim bồ câu là biểu tượng của hữu nghị.

* Kết luận: Nhắc lại nội dung của bài hát. _ Lưu Hữu Phước.

_ Nhịp 2/4

_ Dù thực dân đế quốc gây chiến tranh hòng gieo hận thù giữa các dân tộc, giữa các màu da, nhưg thiếu nhi thế giới vẫn nắm tay nhau đoàn kết cho hòa bình.

_ 2 học sinh nhắc lại.

- Hoạt động 2 : Hướng dẫn học sinh tập hát (20)

Học sinh nắm lời bài hát, hát đúng nhịp, giọng.

Phương pháp: Thực hành. _ Hoạt động cá nhân.

_ Giáo viên hát mẫu 1 lần bài hát. _ Học sinh lắng nghe.

_ Cho học sinh đọc lời bài hát _ Học sinh đọc lời bài hát.

+ Lưu ý: Các dấu luyến, giới, thiếu _ Học sinh lắng nghe.

_ Giáo viên hướng dẫn hát từng câu. _ Học sinh hát theo.

_ Giáo viên hướng dẫn hát + vỗ tay theo nhịp. _ Học sinh hát + vỗ tay theo nhịp.

_ Giáo viên uốn nắn sửa sai. _ Học sinh hát tập thể.

_ Hát theo nhóm

_ Hát cá nhân.

* Kết luận: Giáo viên nhận xét.

4/ Củng cố:

- Thi hát cá nhân

- Thi hát theo nhóm

- Nêu nội dung bài hát

- Nhận xét

- GDTT: đoàn kết, gắn bó tạo nên sức mạnh. - Học sinh hát cá nhân

- Các nhóm thi hát

- Học sinh nêu

 

doc 56 trang cucpham 25/07/2022 2740
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 4 - Tuần 22", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 4 - Tuần 22

Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 4 - Tuần 22
TUẦN 22:	
Tiết 43: 	Thứ hai ngàytháng.năm	 
TẬP ĐỌC
THỢ RÈN
	Khánh nguyên
Giảm tải: Bỏ câu hỏi 4
I/ Mục tiêu:
Kiến thức: Học sinh hiểu.
Từ ngữ và cách diễn đạt: chân mặt bự, tu ừng ực, thở qua tai như diễn kịch.
Nội dung: Nghề thợ rèn tuy vất vả, khó nhọc, nhưng đáng tự hào và có niềm vui riêng.
Kỹ năng: Rèn kỹ năng đọc diễn cảm, trôi chảy, mạch lạc.
Thái độ: Thấy được sự vất vả, khón học của người thợ rèn.
II/ Chuẩn bị: 
Giáo viên : SGK, VBT , tranh minh họa SGK
Học sinh : SGK, VBT, tìm hiểu bài. 
III/ Hoạt động dạy và học:
Các hoạt động của thầy
Các hoạt động của trò
1. Ổn định: (1’)
2. Bài cũ: (4’) Bắt giặc lái Mĩ
Yêu cầu học sinh độc bài và TLCH
+ Dân quân ta đi bắt giặc lái Mĩ vớ I vũ khí gì và với quyết tâm ra sao?
Nêu giọng đọc cả bài?
Nêu đạiý?
Chấm điểm – nhận xét.
3. Bài mới: Thợ rèn
_ Giới thiệu bài: Thợ rèn là 1 nghề nặng nhọc, vất vả nhưng có niềm vui riêng các em hiểu điều đó qua bài: “Thợ rèn”.(1’).
Hát
 _ 1 học sinh 
_ 1 học sinh 
_ 1 học sinh 
_ Học sinh lắng nghe.
Hoạt động 1: Đọc mẫu.
Nắm giọng đọc toàn bài.
Tiến hành : 
_ Giáo viên đọc mẫu lần 1
_ Học sinh lắng nghe
_ 1 học sinh đọc to, lớp đọc thầm tìm từ khó.
_ 1 học sinh đọc chú giải.
* Kết luận: Đọc như sách giáo khoa 
_ Học sinh nhắc lại.
Hoạt động 2: Tìm hiểu bài kết hợp luyện đọc (23’)
Hiểu nội dung bài, đọc đúng giọng.
Phương pháp : Thảo luận., trực quan, thực hành.
_ Hoạt động nhóm, cá nhân.
_ Khổ 1 + 2
_ 1 học sinh đọc.
+ Tìm những từ ngữ, hình ảnh cho thấy nghề thợ rèn thật vất vả, khó nhọc?
-> Giáo viên treo tranh/SGK
+ Thở qua tai?
_ Suốt 8 giờ chân than mặt bụi, 2 vai trần bóng nhẫy mồ hội, thở qua tai _ Học sinh kết hợp mô tả, chỉ tranh. 
_ Ý nói rất mệt.
_ Luyện đọc từ: Nhọ lưng, nhọ mũi, quệt, bóng nhẫy.
_ Học sinh luyện đọc từ khó. 
_ Luyện đọc đoạn: Nhấn giọng ở các từ ngữ vui, hóm hỉnh.
_ Học sinh luyỵ©n đọc khổ 1 và khổ 2. 5 – 6 em.
Ý 1: Nghề thợ rèn là nghề nặng nhọc, vất vả.
_ Khổ 3: 
_ 1 học sinh đọc.
+ Những chi tiết nào cho thấynghề thợ rèn thật vui nhộn, hóm hỉnh?
_ Nhọ lưng, nhọ mũi, nước tu ừng ực, râu mọc bằng than, mọc lên bằng thích, vui như diễn kịch.
_ Tu ừng ực?
_ Uống nhiều, 1 cách tự nhiên thoải mái vì khát.
_ Nghề thợ rèn vất vả nhưng đáng yêu tại sao?
_ Vì đó là nghề khỏe, vui, có ích cho xã hội.
Ý 2: Người thợ rèn lúc nào cũng vui nhộn, hóm hỉnh.
_ Luyện đọc từ: diễn kịch, râu
_ Học sinh luyện đọc từ khó
_ Luyện đọc khổ 3: Ngắt nhịp ¾
_ Học sinh luyện đọc khổ thơ 3 + 4 -> 5 học sinh 
* Kết luận: Đại ý: Bài thơ diễn tả nghề thợ rèn, 1 nghề tuy vất vả nhưng rất đáng qúy, đáng trọng.
4/ Củng cố: (4’)
_ Học sinh đọc cả bài
_ 2 học sinh đọc
_ Nêu đại ý.
_ 3 học sinh 
_ Em học được gì qua bài học này?
_ Thấy được nghề thợ rèn vất vả nhưng cao qúy.
_ GDTT: Yêu qúy nghề thợ rèn vất vả, quý trọng sản phẩm làm ra.
5/ Dặn dò: (1’)
Đọc bài + TLCH?SGK, thuộc đại ý.
Chuẩn bị bài: Nghệ nhân bát tràng.
Nhận xét tiết học.
Tiết 106: 	 
TOÁN
LUYỆN TẬP CHUNG.
Giảm tải: Bỏ BT7/140
I/ Mục tiêu:
Kiến thức: Củng cố các kiến thức về tính chu vi, diện tích hình vuông, hình chữ nhật, cách đổi đơn vị đo diện tích.
Kĩ năng: Rèn kỹ năng tính chu vi, diện tích, đổi đơn vị đo chính xác.
Thái độ: Giáo dục học sinh tính chính xác khoa học.
II/ Chuẩn bị: 
Giáo viên : SGK, VBT, bảng phụ.
Học sinh : SGK, VBT, bảng con, tìm hiểu bài.
III/ Hoạt động dạy và học:
Các hoạt động của thầy
Các hoạt động của trò
1. Ổn định: (1’)
2. Bài cũ: (4’) Diện tích hình vuông
Nêu quy tắc và công thức tính diện tích hình vuông?
Sửa bài 3,4/138
Bài 3: 2 học sinh lên bảng
Tóm tắt: Hình vuông có P = 208m. S= ?
Bài 4: 1 học sinh lên bảng giải.
_ Chấm điểm – Nhận xét
3/ Bài mới: (30’) Luyện tập chung.
_ Giới thiệu: Hôm nay chúng ta học bài “Luyện tập chung” (1’)
Hát
_ 2 học sinh nêu
Cạnh hình vuông:
208 : 4 = 52 (m)
Diện tích hình vuông
52 x 52 = 2704 (m2)
ĐS: 2704 m2
Cạnh tờ giấy màu vàng: 
20 : 4 = 5 (cm)
Diện tích giấy màu vàng
5 x 5 = 25 (cm2)
Chu vi tờ giấy màu đỏ:
20 x 2 = 40 (cm2)
cạnh tờ giấy màu đỏ:
40 : 4 = 10 (cm)
Diện tích tờ giấy màu đỏ:
10 x 10 = 100 (cm2)
ĐS: 25cm2, 100cm2.
_ Học sinh lắng nghe.
Hoạt động 1: Ôn kiến thức.(5’)
Nhớ lại kiến thức đã học.
Phương pháp : Đàm thoại.
_ Hoạt động cả lớp.
1m2 = ? dm2
_ 1 học sinh : 1m2 = 100 dm2
1 m2 = ? cm2
_ 1 học sinh : 1 m2 = 10.000 cm2
+ Nêu cách tính chu vi hình chữ nhật?
_ 1 học sinh nêu: (a+b)x2 (cùng đơn vị đo)
+ Nêu cách tính diện tích hình chữ nhật?
+ Nêu cách tính chu vi hình vuông?
+ Nêu cách tính diện tích hình vuông?
* Kết luận: Nhắc lại cách tính P và S hình chữ nhật, hình vuông.
_ 1 học sinh nêu: a x b
_ 1 học sinh nêu a x 4
_ 1 học sinh nêu: a x a
_ Học sinh nhắc lại.
Hoạt động 2 : Luyện tập. (23’)
Khắc sâu hơn kiến thức đã học.
Phương pháp: Thực hành 
_ Hoạt động cá nhân.
_ Bài 1: Điền số thích hợp vào ô trống.
_ Học sinh làm bảng con.
_ Bài 2: Điền vào ô trống (theo mẫu) 
_ Học sinh điền vào vở1 em làm bảng phụ – sửa bài.
_ Bài 3: Điền số thích hợp vào ô trống.
_ Tương tự bài 3.
_ Bài 4: Tóm tắt
_ Học sinh đọc yêu cầu
Hình chữ nhật; a = 64m, b = 50m. cứ 100m2 = 60 kg thóc. Thửa ruộng thu? Kg thóc.
_ Học sinh tóm tắt
giải
Diện tích thửa ruộng
64 x 50 = 3200 (m2)
Số lần 3200 gấp 100 là:
3200 : 100 = 32 (lần)
Số kh thóc thửa ruộng thu hoạch được:
32 x 60 = 1920 (kg)
ĐS: 1920 kg thóc.
Gợi ý: Muốn tìm số kg thóc thửa ruộng thu hoạch được, đầu tiên em phải làm gì?
* Kết luận: Giáo viên nhận xét, bổ sung.
4/ Củng cố: (4’)
_ Nêu công thức, quy tắc tính S, P
_ 3 học sinh nêu
_ Chấm vở nhận xét.
5/ Dặn dò: (1’)
Học kỹ quy tắc, công thức tính P, S hình vuông, hình chữ nhật.
Làm bài 5/139
Chuẩn bị: Phân số
Nhận xét tiết học.
Tiết 22 	 
ĐỊA LÝ
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG.
Giảm tải: Bỏ câu hỏi 3 (ý 2)
I/ Mục tiêu:
Kiến thức: Giúp học sinh trình bày được những đặc điểm tiêu biểu của Đà Nẵng. Xác định đúng vị trí của Đà Nẵng trên bản đồ Việt Nam.
Kỹ năng: Rèn cho học sinh kỹ năng chỉ bản đồ, trình bày.
Thái độ: Giáo dục học sinh lòng tự hào, yêu qúy Đà Nẵng.
II/ Chuẩn bị: 
Giáo viên : SGK, bản đồ tự nhiên Việt Nam, tranh ảnh sản xuất công nghiệp Đà Nẵng.
Học sinh : SGK, tìm hiểu bài.
III/ Hoạt động dạy và học:
Các hoạt động của thầy
Các hoạt động của trò
1. Ổn định: (1’) Hát
2. Bài cũ: (4’) Thành phố Huế.
Thiên nhiên và các công trình kiến trúc ở Huế có gì đặc biệt?
Huế đã làm gì để phát triển ngành du lịch?
Đọc bài học
Chấm điểm – nhận xét.
3/ Bài mới: Thành phố Đà Nẵng.
Giới thiệu bài: Hôm nay, chúng ta tìm hiểu về: “Thành phố Đà Nẵng” -> ghi tựa (1’)
Hát
_ 1 học sinh nêu.
_ 1 học sinh đọc.
_ Học sinh lắng nghe.
Hoạt động 1: Đà Nẵng – Thành phố cảng (4’)
Đà Nẵng là thành phố cảng.
Phương pháp : Thảo luận, trực quan.
_ Hoạt động nhóm.
_ Giáo viên treo bản đồ Việt Nam
_ Học sinh quan sát.
_ nêu vị trí TP Đà Nẵng? Chỉ vị trí trên bản đồ?
_ Đà Nẵng nằm trên bờ Nam vũng Đà Nẵng – 1 vũng biển rộng kín đáo, được tạo bởi đèo Hải Vân phía Bắc và bán đảo Sơn Trà phía Nam (chỉ trên bản đồ).
_ Vị trí của Đà Nẳng có thuận lợi gì cho việc xây dựng hải cảng?
_ cảng sông nằm gần cửa sông Hàn, suốt ngày tàu nhỏ ra vào tấp nập. Cảng biển đón trong và ngoài nước đổ hàng vào miền trung.
Hoạt động 2 : Đà Nẵng là trung tâm công nghiệp, nơi du lịch, nghĩ mát (14’).
Học sinh nắm được Đà Nẵng là trung tâm công nghiệp, khu du lịch nghỉ mát.
Phương pháp: Thảo luận, trực quan.
_ Hoạt động nhóm.
_ Giáo viên cho học sinh quan sát tranh về những cơ sở sàn xuất công nghiệp của Đà Nẵng.
_ Học sinh quan sát tranh.
_ Kể tên các ngành công nghiệp của Đà Nẵng và giải thích tại sao nơi đây lại phát triển mạnh nghề chế biến ca, tôm đông lạnh?
_ Sản suất thiết bị ươm tơ, đóng tàu đánh cá, vật liệu xây dựng sành sứ, thủy tinh, chế biến thực phẩm. Vì có nhiều bãi biển, tôm cá phong phú.
_ Đà Nẵng có những thuận lợi gì để trở thành nơi du lịch nghỉ mát?
_ Có nhiều bãi tắm đẹp, hấp dẫn khách du lịch.
* Kết luận: Đà Nẵng là trung tâm công nghiệp, là nơi du lịch nghỉ mát.
_ Học sinh nhắc lại.
4/ Củng cố: (4’)
_ Nêu bài học
_ 3 học sinh đọc bài học.
_ Nêu tên những cảng khu nghỉ mát ven biển miền Trung mà em biết?
_ Học sinh nêu.
_ Nhận xét.
5/ Dặn dò: (1’)
Học thuộc bài, TLCH/SGK.
Chuẩn bị: Ôn tập.
Nhận xét tiết học.
Tiết 21: 	 
HÁT
THIẾU NH THẾ GIỚI LIÊN HOAN.
 Lưu Hữu Phước
I/ Mục tiêu: 
Kiến thức: hát lời 1, bài: “Thiếu nhi thế giới liên hoan”.
Kỹ năng: Rèn kỹ năng hát đúng, rõ lời, hòa giọng.
Thái độ: Giáo dục tinh thần đoàn kết, đấu tranh cho hòa bình.
II/ Chuẩn bị: 
Giáo viên : sách giáo khoa, tranh sách giáo khoa minh họa.
Học sinh : Sách giáo khoa, tìm hiểu bài.
III/ Hoạt động dạy và học:
Các hoạt động của thầy
Các hoạt động của trò
1. Ổn định: (1’)
2. Bài cũ: (4’) O ...  bài.
III/ Hoạt động dạy và học:
Các hoạt động của thầy
Các hoạt động của trò
1. Ổn định: (1’)
2. Bài cũ: Nước đối với đời sống thực vật?(4’)
Nêu vai trò của nước đối với đời sống thực vật?
Tại sao muốn tăng năng suất cây trồng thì phải tưới tiêu hợp lý?
Đọc bài học
Chấm điểm – nhận xét
3. Bài mới: Nước đối với đời sống thực vật (30’)
Gtb : Động vật rất cần có nước để sống tồn tại và páht triển chúng ta được tìm hiểu qua bài “Nước đối với đời sống động vật -> ghi tựa”. (1’)
Hát
_ 1 học sinh nêu.
_ 1 học sinh nêu
_ 1 học sinh đọc
_ Nhận xét
_ Học sinh lắng nghe
Hoạt động 1: Vai trò của nước (13’) 
Học sinh nắm vai trò của nước đối với đời sống động vật.
Phương pháp : Thảo luận 
_ Hoạt động nhóm.
_ Nước có vai trò như thế nào đối với trọng lượng của động vật?
_ Nước chiếm phần lớn trọng lượng động vật và một trong những thành phần chính cấu tạo nên cơ thể.
_ Kể ra vai trò của nước đối với hoạt động sống bên trong cơ thể động vật?
_ Nhờ có nước, cơ thể hấp thụ được chất dinh dưỡng hòatan lấy từ thức ăn và tạo thành chất cần thiết cho sự sống của động vật cần cho việc thải chất thừa độc hại. Nếu mất 1/5 lượng nước cơ thể -> chết.
_ Nêu ví dụ chứng tỏ điều đó?
_ Thiếu nước do bệnh tiêu chảy hoặc mất máu.
* Kết luận: Nước có vai trò quan trọng trong mọi hạot động sống của động vật.
_ Học sinh nhắc lại.
Hoạt động 2: Nhu cầu của nước (15’)
Biết được nhu cầu của nước đối với động vật.
Phương pháp : Thảo luận.
_ Hoạt động nhóm.
_ Người ta chia động vật thành mấy nhóm? Là những nhóm nào?
_ 3 Nhóm: Nhóm sống trong nước, nhóm ưa ẩm, nhóm ưa khô.
_ Kể tên 1 số động vật thuộc nhóm ưa ẩm, ưa khô?
_ Ưa ẩm: ốc sên, cóc ếch
_ Ưa khô: Rắn, kỳ nhông
_ Học sinh quan sát + chỉ tranh.
_ Giáo viên treo tranh cho học sinh quan sát các con vật thuộc từng nhóm + gọi học sinh chỉ tranh
_ Động vật giúp ích gì cho nhà nông?
_ Hạn chế sự sinh sôi nảy nở của sâu bọ có hại.
_ Biết được nhu cầu về nước và độ ẩm của động vật sẽ giúp ích gì cho nhà nông?
_ Chủ động chăm sóc vật nuôi cho uống nước, giữ chuồng trại sạch sẽ,..
* Kết luận: Biết nhu cầu về nước của động vật để chủ động chăm sóc vật nuôi, hạn chế sâu bọ có hại phát triển.
Học sinh nhắc lại.
4/ Củng cố : (4’)
_ Đọc bài học/sách giáo khoa.
_ 3 học sinh đọc bài học
_ nêu vai trò của nước đối với đời sống động vật?
_ 1 học sinh nêu
_ GDTT: Chăm sóc vật nuôi, cho uống nước đầy đủ,
5/ Dặn dò : (1’)
Học thuộc bài học + TLCH/SGK
CB : Bài chất khoáng đối với đời sống thực vật.
Nhận xét tiết học
TIẾT 110	TOÁN
SO SÁNH 2 PHÂN SỐ CÓ MẪU SỐ BẰNG NHAU.
I/ Mục tiêu:
Kiến thức: Biết so sánh các phân số có mẫu số bằng nhau.
Kỹ năng: Rèn kỹ năng so sánh đúng, chính xác.
Thái độ: Giáo dục học sinh tính chính xác, khoa học.
II/ Chuẩn bị:
	_ Giáo viên: sách giáo khoa, vở bài tập, bảng phụ.
	_ Học sinh : sách giáo khoa, vở bài tập, tìm hiểu bài, bảng con.
III/ Hoạt động dạy và học:
Các hoạt động của thầy
Các hoạt động của trò
1. Ổn định: (1’)
2. Bài cũ: Phân số bằng nhau (4’)
Nêu tính chất của phân số?
Sửa bài tập 4/147. gọi 2 học sinh lên bảng sửa.
Chấm điểm – nhận xét
3. Bài mới: So sánh 2 phân số bằng nhau.
Gtb : ghi tựa.
Hát
_ 1 học sinh nêu.
_ 2 học sinh lên bảng sửa
_ Lớp nhận xét bằng bảng đúng, sai (Đ, S).
_ Nhận xét
_ Học sinh nhắc lại.
Hoạt động 1: Tìm hiểu bài(12’) 
Nắm được cách so sánh các phân số có mẫu số bằng nhau.
Phương pháp : Đàm thoại, trực quan.
_ Học sinh quan sát.
_ Giáo viên vẽ sẵn 4 hình tròn vào bảng phụ.
_ Yêu cầu học sinh chia mỗi hình tròn làm 8 phần, biểu thị phần gạch xiên của mỗi hình (như sách giáo khoa) -> ghi phân số tương ứng.
_ Học sinh chia theo yêu cầu của giáo viên.
5/8 , 3/8 , 4/8 
_ Đơn vị ở đây là 4 hình tròn bằng nhau, mẫu số cùng là 8 nên mỗi phần cũng bằng nhau.
_ So sánh: 5/8 > 3/8 , 3/8 < 4/8 , 4/8 = 4/8
_ Yêu cầu học sinh so sánh các phân số đó
* Kết luận: Các phân số có cùng mẫu số thì
Phân số nào có tử số lớn hơn thì lớn hơn.
Phân số nào có tử số bé hơn thì bé hơn
Nếu phân số có tử số bằng nhau thì bằng nhau.
_ Học sinh nhắc lại.
_ So sáanh phân số với đơn vị:
có ¾ qủa cam so với 1 qủa cam thì như thế nào?
_ ¾ qủa cam bé hơn 1 qủa.
=> Giáo viên dùng trực quan
Vậy ¾ so với 1 như thế nào?
¾ < 1
_ Phân số bé hơn 1 thì tử số như thế nào so với mẫu số?
_ Tử số < mẫu số.
_ Học sinh nêu ví dụ về phân số bé hơn 1?
2/5 < 1 , 7/8 < 1
_ Tử số > mẫu số thì phân số thế nào? Nêu ví dụ?
_ Phân số > 1
VD: 5/4 > 1 , 7/3 > 1
_ Tử số bằng mẫu số thì phân số như thế nào? Nêu ví dụ?
_ Bằng nhau bằng 1
VD : 4/4 = 1 , 5/5 = 1
_ Số tự nhiên 5 viết dưới dạng phân số ra sao?
5 = 5/1 , 7 = 7/1
* Kết luận: Phân số lớn hơn 1 khi tử số ? mẫu số
_ Phân số < 1 khi tử số < mẫu số
_ Phân số = 1 khi tử số bằng mẫu số.
_ Học sinh nhắc lại
Hoạt động 2: Luyện tập (18’)
Học sinh vận dụng làm đúng các bài tập.
Phương pháp : Thực hành.
_ Hoạt động cá nhân.
Bài 1: Điền dấu, điền từ (So sánh 2 phân số cùng mẫu số)
_ Học sinh tự làm 2 học sinh nêu miệng kết qủa.
Bài 2: điền dấu > , < , =
_ Học sinh làm bảng con.
Bài 3: điền số
_ Học sinh làm bảng con.
Bài 4: Viết số đo dài dưới dạng phân số thập phân (theo mẫu)
Gợi ý: Đọc lại bảng đơn vị đo độ dài.
5dm=5/10m , 15cm=15/100m , 27dm=27/10m , 125cm=125/100m
_ Hai đơn vị đo độ dài gấp (hoặc kém) nhau bao nhiêu lần?
_ 2 học sinh lên bảng sửa
_ Nhận xét
4/ Củng cố : (4’)
_ Nêu cách so sánh 2 phân số có cùng mẫu số?
_ 2 học sinh nêu
_ Thi đua: Giải bài 5/VBT
_ 2 dãy cử đại diện thi đua.
135 cây
Tóm tắt
Nhãn 
Xoài
Cam
Giải
Tổng số phần bằng nhau
1 + 2 + 6 = 9 (phần)
Số cây nhãn:
135 : 9 = 15 (cây)
Số cây xoài:
15 x 2 = 30 (cây0
Số cây cam:
30 x 3 = 90 (cây)
ĐS: 15 cây, 30 cây, 90 cây.
_ Nhận xét tuyên dương.
5/ Dặn dò : (1’)
Học kỹ bài + làm bài 2, 4/148, 149
CB : Tỉ số.
Nhận xét tiết học
TIẾT 22 
KỂ CHUYỆN
ALI-BA BA VÀ 40 TÊN CƯỚP (PHẦN 2)
I/ Mục tiêu:
Kiến thức: Học sinh nắm được ý nghĩa truyện. Nắm được nội dung phần 2. Camxim tham lam, lóa mắt trước kho vàng nên đã bị trả giá bằng cái chết.
Kỹ năng: Rèn kỹ năng kể chuyện mạch lạc, trôi chảy, ngôn ngữ thích hợp.
Thái độ: Giáo viên học sinh lối sống chăm chỉ, làm việc tốt.
II/ Chuẩn bị:
	_ Giáo viên: sách giáo khoa, tranh minh họa.
	_ Học sinh : sách gíao khoa, tìm hiểu truyện.
III/ Hoạt động dạy và học:
Các hoạt động của thầy
Các hoạt động của trò
1. Ổn định: (1’)
2. Bài cũ: Alibaba..phần 1 (4’)
Cho học sinh kể chuyện
Nêu ý nghĩa truyện.
GV nhận xét – ghi điểm 
3. Bài mới: A li ba ba và 40 tên cướp (phần 2)
Gtb : ghi tựa.
Hát
_ 2 học sinh kể lại .
_ 2 học sinh 
_ Học sinh lắng nghe.
Hoạt động 1: Kể chuyện (5’)
Học sinh cảm thụ được nội dung câu chuyện.
Phương pháp : kể chuyện + trực quan.
_ Hoạt động cá nhân.
_ Giáo viên kể toàn bộ câu truyện
_ Học sinh lắng nghe
_ Tranh minh họa
* Kết luận: Nắm sơ lược nội dung chuyện.
_ Học sinh sắm vai đọc lại chuyện.
Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung chuyện -> kể chuyện (23’)
Học sinh nắm nội dung chuyện -> kể lại chuyện theo gợi ý.
Phương pháp: Tảho luận + Thực hành.
_ Hoạt động nhóm.
Phần 1: Caxim vào xào huyệt bọn cướp.
_ Caxim đã có ý nghĩ và hành động gì khi biết đường đến kho của?
_ Caxim quyết định đi vào đó.
_ KHi ở trong hang, tại soa hắn không nhớ nổi câu thần chú?
_ Lóa mất vì của cải ngổn ngang, Caxim quên mất câu thần chú khi quyết định quay ra.
_ Hãy diễn tả thái độ của hắn khi biết mình bị giam chặt trong hang?
_ Hoảng sợ, kinh hãi, tức giận, tuyệt vọng.
_ Hắn đã trả giá cho tính tham lam như thế nào?
_ Bị phanh thây làm 6 mãnh.
Phần 2: Alibaba hết lòng vì anh
_ Alibaba đã làm gì trước cái chết của Caxim? Tại sao bác lại khuyên giải vợ Caxim không nên khóc than?
_ Alibaba tìm đến tận hang tìm anh. Bác bí mật đem thi hài Caxim về, với thái độ mềm mỏng Alibaba bgăn chặn được tiếng khóc kinh động của vợ Caxim giải quyết thỏa đáng tương lai cho mụ.
Phần 3: Moóc – gan bộc lộ tài tháo vát
_ Moóc gan đã hết lòng vì chủ như thế nào?
_ Chị loan tin Caxim bệnh nặng, liên tục mua nhiều liều thuốc mạnh cho chủ bí mật nhờ ông già Múttapha khâu 6 mảnh xác Caxim. Vì thế không ai hay biết gì về cái chết bi thảm của Caxim.
_ Giáo viên gọi học sinh kể lại chuyện theo từng đoạn
_ Học sinh kể chuyện theo từng đoạn.
* Kết luận: nêu ý nghĩa/sách giáo khoa.
_ 3 học sinh đọc ý nghĩa.
4/ Củng cố : (4’)
_ Cho học sinh kể lại cả chuey65n
- 1 học sinh kể
_ nêu ý nghĩa
- 1 học sinh nêu
GDTT: Không nên ví qúa tham lam, sống vì tiền sẽ không đảm bảo được tính mạng.
5/ Dặn dò : (1’)
Học thuộc ý nghĩa + tập kể cả chuyện (phần 1) 
CB : A-li-ba ba và 40 tên cướp phần 3.
Nhận xét tiết học 
Ngày tháng năm
Ngày tháng năm
KHỐI TRƯỞNG
PHÓ HIỆU TRƯỞNG

File đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_4_tuan_22.doc